Hãy Đổi Lấy Tài Sản Tâm Linh

hãy đổi lấy tài sản tâm linh

Tài sản Tâm Linh, theo định nghĩa của kinh điển sách vở, là: tánh xác tín, đức hạnh, linh thức, sự tỉ mỉ chu đáo, sự uyên bác kiến thức, lòng rộng lượng và trí minh mẫn.

Nói cho dễ hiểu đơn giản hơn, tài sản tâm linh tượng trưng cho phẩm chất nội tại mà chúng ta cố công bồi đắp xây dựng; và tài sản bên ngoài – tiền bạc và vật chất – dù dồi dào sung mãn đến đâu đi chăng nữa cũng không thể nào có được bẩy ông chủ cai quản tốt đẹp như thế .

Phật đã dạy rằng ngày hôm nay, tài sản vật chất đó là của ta, nhưng ngày mai nó có thể đã thuộc về người khác mất rồi. Ta đã luân hồi lưu chuyển vô lượng kiếp số xa xưa thì cũng đã từng ấy biết bao lần những tài sản vật chất đó vô thường trôi nổi lúc ở trong tay ta, lúc ở tay người. Ngay cả những vật gắn cứng xuống đất như mảnh vườn hoa lan kia, cũng không thể nào thay đổi được định luật Vô Thường đang chi phối vũ trụ và con người. Có đó rồi mất đó, vạn vật không bao giờ dừng lại đứng yên không thay đổi, mà trong từng sát na, vạn hữu hàm linh luôn sanh sanh, diệt diệt, biến hóa không ngừng.

Tuy nhiên, dù khi bạn sử dụng óc minh mẫn để phán đoán suy xét và phát triển chính con người mình, chính bản thân mình, để thấu triệt rằng mớ tài sản vật chất kia thực không chắc chắn, không độc lập, bạn cũng không nên để mặc cho tài sản của bạn trở thành vô dụng, không thu thập được kết quả gì.

Đức Phật dạy chúng ta nên biết sử dụng trồng tỉa hoa mầu trên mảnh đất màu mỡ của chúng ta để gặt hái thâu lượm được hoa lợi. Nói rõ ràng cụ thể hơn, có nghĩa là một khi chúng ta đặt cọc một miếng đất nào, chúng ta phải nên gieo trồng hạt giống ngay. Nếu miếng đất bị bỏ hoang không khai phá, thì chính phủ sẽ không biết nó thuộc về tài sản của chúng ta và nó sẽ bị trưng thu ngay. Có thưa kiện ra toà thì chúng ta cũng thua cuộc vì không có đủ bằng chứng là mảnh đất đó được chính tay chúng ta chăm sóc trồng trọt.

Cũng thế, số tài sản vật chất bên ngoài đó là phương tiện giúp chúng ta đào sâu vào công cuộc trồng tỉa hạt giống tâm linh trên mảnh đất nội tâm sung mãn của chúng ta. Phương tiện vật chất đầy đủ đó sẽ được sử dụng triệt để ngõ hầu khai phá phát triển được bẩy biểu tượng tốt đẹp nội tại; và đó chính là Tài Sản Tâm Linh giá trị trường cửu nhất cuả con người.

dịch theo tài liệu “Trading Outer Wealth for Inner Wealth”

của Hòa Thượng Ajaan Sao (Thái Lan)

“Tham thiền có nghĩa là ta đi vào những hang ngách hoang liêu của hồn và trí; những nơi mà trước kia ta chưa bao giờ bén mãng đến. ”

 

Xem thêm:

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Phần 6

Phần 7

Phần 8

Phần 9

Phần 10

Phần 11

Phần 12

Phần 13

Phần 14

Phần 15

Phần 16

Phần 17

Phần 18