Chính tôi được nghe như thế nầy: Một thuở nọ, đức Phật kết hạ tại núi Kỳ Xà Quật, gần thành Vương Xá với chúng đại tỳ kheo một muôn hai ngh́n người.
Đó là các vị trưởng lăo Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Tu Bồ Đề, La Hầu La, Phú Lâu Na, A Nan, A Nan Đà, Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Gia Du Đà La v.v…
Lại có tám muôn vị Đại Bồ Tát khắp mười phương cùng đến tham dự. Đó là các ngài: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Diệu Âm Bồ Tát, Đại Cường Tinh Tấn Dơng Mănh Bồ Tát, Đà La Ni Tự Tại Công Đức Lâm Bồ Tát, Trang Nghiêm Vương Bồ Tát… tất cả đều có năng lực thâm nhập vô lượng tam muội môn, tổng tŕ môn, giải thoát môn, đă chứng pháp thân, đắc ngũ nhăn, biện tài vô ngại, thần thông du hư, biến hiện đủ loại thân tướng khắp các quốc độ để cứu vớt chúng sanh.
Lại có vô lượng Đại Phạm Thiên Vương, Tự Tại Thiên Vương, Đế Thích Thiên Vương, Đâu Suất Thiên Vương, Đao Lợi Thiên Vương cùng vô số quyến thuộc dự hội.
Lại có Long Vương, Khẩn Na La Vương, Càn Thát Bà Vương, A Tu La Vương, Ca Lâu La Vương… cùng vô số quyến thuộc câu hội.
Lại có quốc mẫu Vi Đề Hy hoàng thái hậu và vua A Xà Thế cùng hoàng tộc, quần thần câu hội.
Lại có hơn năm trăm vị Trưởng Giả cư sĩ của thành Vương Xá cùng vô số quyến thuộc câu hội.
Tất cả đại chúng đều cung kính cúi lạy dưới chân Phật, rồi lui ngồi một bên.
Lúc bấy giờ, trong hàng ưu bà tắc có một vị trưởng giả tên là Diệu Nguyệt, trú ngụ tại thành Vương Xá, từng quy y Tam Bảo và thọ tŕ năm giới cấm, cùng đến dự pháp hội.
Vị trưởng giả này từ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp quá khứ từng gần gũi thừa sự cúng dường vô lượng vô biên muôn ức hằng hà sa đức Phật, y theo chánh pháp tu hành. Hiện tại làm thân cư sĩ, vợ con đông nhiều, nhà cửa nguy nga, kho đụn đầy rẫy.
Tuy ở giữa cảnh ràng buộc mà vẫn trưởng dưỡng tâm trí giải thoát. Tuy hưởng dụng ngũ dục thế gian, nhưng vẫn hoài băo đại nguyện độ sanh của chư Đại Bồ Tát. Tuy ở trong chốn bùn lầy dơ bẩn mà vẫn sẵn sàng xả ly thân mạng tài sản, quyến thuộc để gieo trồng hạt giống Bồ Đề. Tuy ở trong căn nhà lửa chập chùng hiểm nạn mà vẫn thực hành tuệ giác vô lậu, hết ḷng thương tưởng chúng sanh như con một, thể hiện pháp thí oán thân b́nh đẳng.
Trưởng giả Diệu Nguyệt từ trong đại chúng bước ra, đi nhiễu quanh đức Phật ba ṿng. Rồi đến trước Như Lai, chắp tay qú xuống, gối bên hữu chấm sát đất, cung kính bạch với đức Phật rằng:
– Hi hữu ThếTôn! Hi hữu ThếTôn! Được làm thân người là khó như con rùa gặp bộng cây nổi, nhưng được gặp Phật ra đời c̣n khó gấp muôn phần. Gặp Phật ra đời đă khó, nhưng được nghe chánh pháp lại c̣n khó gấp muôn phần. Được nghe chánh pháp đă khó, nhưng làm thế nào để nương theo giáo nghĩa tu tập lại c̣n khó gấp vô lượng phần.
Bởi vì sao? Theo chỗ con xét nghĩ th́ trong tám muôn bốn ngàn pháp mầu mà Như Lai đă chỉ dạy nhằm đưa hết thảy chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, phải có một pháp mầu cứu vớt những hạng chúng sanh tội khổ, mê đắm, xấu ác. Hôm nay con phụng vị hết thảy chúng sanh tội khổ nơi thời Mạt Pháp, cũng như phụng vị các bậc trưởng giả, cư sĩ, bà la môn, sát đế lợi, thủ đà la tại thành Vương Xá nầy mà khẩn cầu đức Thế Tôn rủ ḷng thương xót ban cho chúng con một cách thức tu hành thật dễ dàng để giải thoát, một con đường thật vắn tắt để hoàn thành Phật Trí.
Như đức Thế Tôn từng chỉ dạy, đời Mạt Pháp các chúng sanh trong cơi Diêm Phù Đề cang cường, ngỗ nghịch, tâm tạp, nghiệp nặng, mê đắm ngũ dục, không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết cung kính sư trưởng, không thực ḷng quy y Tam Bảo, thiếu năng lực thọ tŕ năm giới cấm, làm đủ mọi chuyện tệ ác, phỉ báng thánh nhân v.v… Cho nên con suy gẫm như thế này: phải có một môn tu thật giản đơn, thật tiện lợi nhất, dễ dàng nhất để tất cả những chúng sanh kia khỏi đọa vào các đường ác, chấm dứt luân chuyển sanh tử khắp ba cơi, được thọ dụng pháp lạc, sớm bước lên địa vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vì sao như vậy? Sau khi Như Lai diệt độ khoảng một ngàn năm trở đi, đó là thời kỳ chánh pháp cuối cùng, các kinh điển dần dần ẩn mất, chúng sanh căn cơ hạ liệt, ám độn, ngă chấp sâu dày, tâm tưởng thô trệ, tà kiến lan tràn, say sưa làm các nghiệp ác để tự vui.
Do đó tự nhiên chiêu cảm động đất, đói kém, tật dịch, binh đao, băo lụt, mất mùa, gió băo, thời tiết viêm nhiệt bức năo. Thánh nhân lại không xuất hiện. Tuổi thọ giảm dần. Nếu ai phát khởi tâm chí tu hành cũng không thể tu tập các môn Giới Luật, Thiền Định, Trí Tuệ, Giải Thoát vô lậu. Không thể tu tập Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, Tứ Chánh Cần. Không thể tu tập Tứ Vô Lượng Tâm, không thể tu tập sáu Ba La Mật, hoặc là Bố Thí Ba La Mật, nhẫn đến Trí Huệ Ba La Mật, không thể tu tập bằng các phương tiện của Quán Trí để ngộ nhập Phật Tri Kiến. Không thể chứng đắc Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán.
Không thể chứng nhập Sơ Thiền nhẫn đến Tứ Thiền. Không thể chứng nhập Niết Bàn diệu tâm. Không thể vào sâu vô lượng tam muội, thần thông du hí của chư Bồ Tát, nhẫn đến không thể thâm nhập cảnh giới thù thắng trang nghiêm của chư Phật, hoặc rải cỏ nơi đạo tràng, đánh rền trống pháp hàng phục ma quân.
Vì lư do như vậy mà đệ tử chúng con xét nghĩ nên phát khởi Vô Thượng Bồ Đề Tâm. Khẩn cầu đức ThếTôn chỉ dạy giáo pháp nhiệm mầu, mong lợi lạc hết thảy tội khổ chúng sanh ở thời kỳ cuối cùng của Chánh Pháp.
Trưởng giả Diệu Nguyệt vừa dứt lời thưa thỉnh th́ bỗng đại địa chấn động mănh liệt. Khắp hư không, hoa mạn đà la, hoa ma ha mạn đà la, hoa mạn thù sa, hoa ma ha mạn thù sa tuôn rắc như mưa. Từ phương Tây, xuất hiện vô lượng vô số hằng hà sa đám mây ngũ sắc, mây chiên đàn hương, mây y phục cơi trời, mây âm nhạc cơi trời, mây hoa sen báu trắng bạch v.v… Trong những đám mây ấy phát ra tiếng sấm lớn, đồng một lúc chầm chậm bay về, nhóm lại phía trên đỉnh núi Kỳ Xà Quật. Tất cả đại chúng đều vui mừng, hớn hở, tự biết ấy là điềm lành chưa từng có.
Bấy giờ, quốc mẫu Vi Đề Hy hoàng thái hậu từ trong đại chúng, bước ra trước Phật đảnh lễ xong, bèn chắp tay thưa:
– Bạch đức Thế Tôn, v́ duyên cớ ǵ mà hiện điềm lành nầy?
Liền khi ấy, đức Như Lai từ nơi tướng lông trắng chặng giữa chân mày phóng ra hào quang chiếu khắp vô lượng vô biên vi trần số thế giới mười phương mà nói lời nầy:
– Lành thay! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân! Nay ta v́ lời thưa thỉnh của ưu bà tắc Diệu Nguyệt và của ưu bà di Vi Đề Hy, lại nương theo bổn nguyện của vô lượng vô số bất khả thuyết chư Phật mà tuyên dương giáo nghĩa bí mật vi diệu tối thắng đệ nhất nhằm cứu độ hết thảy chúng sanh ở trong thời kỳ Phật Pháp cuối cùng.
Giáo nghĩa nầy, chư Phật quá khứ đă nói, chư Phật hiện tại đang nói, và chư Phật vị lai sẽ nói. Tất cả chúng sanh đời Mạt Pháp sẽ nương nơi giáo nghĩa này mà được giải thoát rốt ráo, măi măi xa ĺa các đường ác, hiện đời an ổn, sau khi mạng chung đuợc sanh về cơi Phật, chứng ngôi vị Bất Thối, dần dần tu tập cho đến khi đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Nầy cư sĩ Diệu Nguyệt, hăy chăm chú lắng nghe, ta sẽ v́ ông mà nói:
Diệu Nguyệt! Tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung th́ các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rơ ràng.
Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng th́ bay lên hóa sanh nơi các cơi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện th́ tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của ḿnh mà sanh về tịnh độ.
Chúng sanh nào t́nh ít, tưởng nhiều th́ vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.
Chúng sanh nào t́nh và tưởng bằng nhau th́ sẽ phát sanh vào cơi người. Bởi v́ sao như vậy? Bởi tưởng là thông sáng, t́nh là mê tối. Nếu t́nh và tưởng ngang bằng nhau th́ không bay lên và cũng không đi xuống.
Chúng sanh nào t́nh nhiều, tưởng ít th́ sẽ lạc vào bàng sanh, nhẹ th́ làm chim bay, nặng th́ làm thú chạy.
Chúng sanh nào có bảy phần t́nh và ba phần tưởng sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.
Chúng sanh nào có chín phần t́nh và một phần tưởng th́ sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ th́ vào nơi địa ngục hữu gián, nặng th́ sẽ đọa vào ngục Đại A Tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần t́nh ấy c̣n kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại Thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch th́ sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô Gián ở khắp mười phương.
Nầy Diệu Nguyệt cư sĩ! Trong thời kỳ Chánh Pháp diệt tận, chúng sanh nơi cơi Diêm Phù Đề t́nh nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn t́m cách cứu trừ khổ năo cho các hạng chúng sanh kia.
Các đức Như Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc thánh giả, hiền nhân mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn là nhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về t́nh, nhẹ về tưởng.
Chư Phật đã dùng Phật nhăn quán sát khắp mười phương, thấy rơ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát na tâm sanh diệt ấy, th́ không có pháp nào hơn là pháp Niệm Phật.
Diệu Nguyệt cư sĩ! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đủ ḷng tin th́ chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi th́ hiện tiền chiêu cảm được y báo và chánh báo của Phật A Di Đà ở cơi Cực Lạc. Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ Đẳng tam muội của đức A Di Đà được Phật tiếp dẫn về tịnh độ Tây Phương; vĩnh viễn xa ĺa các đường ác, không c̣n luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị Bất Thối Chuyển. Từ lúc ấy nhẫn đến về sau vượt qua Thập Địa, chứng Vô Thượng Giác.
Diệu Nguyệt nên biết, đây thật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất mà chư Phật dùng để cứu độ khắp hết thảy chúng sanh. Đây thật là môn tu thích đáng khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết Bàn tại thế, thành Phật trong một đời.
Đây là môn tu đại oai lực, đại phước đức mà chư Phật giúp chúng sanh vượt thắng thân phàm phu mà thâm nhập cảnh giới chơn thường.
Đây là môn tu đại Bát Nhã, đại Thiền Định mà chư Phật dùng làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sanh qua thấu bờ bên kia, không c̣n sanh già bịnh chết, hoàn toàn hưởng dụng pháp lạc.
Đây là môn tu đại trang nghiêm, đại thanh tịnh mà chư Phật dùng để đưa hết thảy chúng sanh vào giới luật, nhiếp chúng sanh vào oai nghi, an ổn khoái lạc.
Đây là một môn tu đại nhu ḥa, đại nhẫn nhục mà chư Phật giúp hết thảy chúng sanh tự tại giữa khổ và vô thường mà thành tựu Tri Kiến Phật.
Đây là môn tu đại Bồ Đề, đại siêu việt mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp hết thảy chúng sanh thành Phật như Phật ngay trong một kiếp.
Đây là môn tu đại từ bi, đại dũng mănh mà chư Phật dùng để giúp chúng sanh có được cái tâm bằng tâm chư Phật, có được cái nguyện bằng nguyện chư Phật, mau chóng vượt qua địa vị phàm phu và tự chứng pháp thân từng phần.
Lại nữa, trong quá khứ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp nhẫn lại đến nay, chư Phật cũng chỉ dùng một pháp Niệm Phật nầy để độ khắp chúng sanh. Trong hiện tại cũng có vô lượng vô biên hằng hà sa chư Phật ở mười phương cũng đang thuyết giảng giáo nghĩa Niệm Phật nầy để rộng cứu vớt chúng sanh.
Trong đời vị lai, tất cả chư Phật nếu muốn cứu vớt hết mọi chúng sanh th́ cũng phải do nơi pháp Niệm Phật này. Do đó mà Như Lai bảo rằng Niệm Phật là vua của tất cả các Pháp.
Này Diệu Nguyệt cư sĩ, hãy một ḷng tin nhận lời dạy của Như Lai. Hăy ghi nhớ kỹ lời dạy của Như Lai. Hãy thực hành theo lời dạy của Như Lai, và hăy chứng đắc pháp nhẫn tối tôn, tối diệu, đệ nhất nầy mà Như Lai đă ban cho.
Vì sao vậy? Vì pháp của Như Lai là chân thật, là giải thoát, là an vui, là thuận theo sở cầu, sở nguyện của mọi chúng sanh.
Vì pháp của Như Lai là vắng lặng, không dính mắc, vô cấu nhiễm, thuận theo t́nh và tưởng của chúng sanh mà vẫn giúp chúng sanh thành tựu địa vị Phật Đà, không bị hư hoại, cho nên chẳng cần phải chán ghét ĺa bỏ thế gian, ở trong chỗ ràng buộc mà tâm vẫn tự tại, thọ dụng pháp lạc; và sau khi lâm chung được sanh về cơi Phật A Di Đà.
Xem tiếp:
Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ nhất: Duyên Khởi
Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ hai: Mười tâm thù thắng
Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ ba: Niệm Phật công đức
Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ tư Xưng tán danh hiệu
Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ năm Quán Thế Âm Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông
Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ sáu: Năng lực bất tư nghị của danh hiệu Phật
Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ bảy: Khuyến phát niệm Phật và đọc tụng chân ngôn