Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ hai:  Mười tâm thù thắng

kinh ba la mật

Bấy giờ, đức Như Lai hiện ở trong đôi môi đẹp như trái tần bà phóng ra luồng hào quang rực rỡ, chói sáng gọi là Thành Tựu Thọ Quang Thể Tướng Quang Minh, với trăm ngàn ức a tăng kỳ quang minh làm quyến thuộc, chiếu soi mười phương tất cả thế giới tận hư không vô biên tế, vô chướng ngại.

Hiển hiện Như Lai các thứ tự tại, khai ngộ vô lượng những chúng Bồ Tát, chấn động hằng hà sa quốc độ, diệt trừ mọi thống khổ của chúng sanh, phá tan các đường dữ, bủa che tất cả cung điện của ma vương, phơi bày tất cả Như Lai giáng sanh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, thuyết pháp Đại Thừa giáo hóa chúng sanh nhẫn đến thị hiện Niết Bàn.

Trưởng giả Diệu Nguyệt thấy đức ThếTôn hiển hiện thần biến quảng đại khiến tất cả chúng hội, chư Đại Bồ Tát, chư tỳ kheo, tỳ kheo ni, chư cận sự nam, cận sự nữ cùng hết thảy Trời, Rồng, Quỷ, Thần v.v… đều sanh ḷng hoan hỷ chẳng thể nghĩ bàn. Diệu Nguyệt bèn cởi xâu chuỗi ngọc báu nơi cổ ḿnh mà cúng dường nơi chân Phật, đảnh lễ đức Phật và nói kệ khen ngợi như vầy:

Lành thay đức ThếTôn
Con được làm thân người
Lại được nghe mật pháp
Của chư Phật ba đời
Thế Tôn là tối thắng
Sư tử trong ḍng Thích
Thật là đại y vương
Đủ phương thuốc nhiệm mầu
Dứt hẳn khổ sanh tử
Giúp hết thảy chúng sanh
Xa ĺa ba đường ác
Chứng cái vui Niết Bàn
Nơi cơi Phật thanh tịnh
Nay con chuyên một ḷng
Luôn xưng niệm danh hiệu
Đức Phật A Di Đà
Nguyện cùng các chúng sanh
Văng sanh nước Cực Lạc.

Trưởng giả Diệu Nguyệt lại quán sát tâm niệm của đại chúng, những vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ và Trời, Rồng, Quỷ, Thần. Biết tâm niệm của đại chúng vẫn c̣n nghi ngờ, chưa hiểu thấu lời dạy của Như Lai, nên trưởng giả đi đến trước Phật, chắp tay cung kính thưa:

– Bạch đức Thế Tôn, nay con do nơi năng lực vĩ đại của Bổn Nguyện đức Phật A Di Đà mà được tham dự pháp hội nầy, được đích thân nhận lănh lời giáo huấn của Như Lai. Cho nên, con sẵn sàng đặt trọn tín tâm nơi Như Lai, nơi giáo pháp vi diệu hi hữu nầy.

Nhưng các chúng sanh vào thời kỳ chánh pháp diệt tận th́ các căn lành cạn mỏng, phước đức thiếu kém, tri kiến bị si mê che lấp, kinh điển tuy c̣n sót ít nhiều nhưng chẳng có ai hiểu đúng lời Phật dạy. Do đó làm sao tin nhận giáo nghĩa uyên áo, bí mật nầy để thẳng bước tiến tu, mau thành Phật Trí.

Hôm nay, con thay v́ hiện tiền đại chúng cũng như tất cả thiện nam, tín nữ trong thời vị lai mà khẩn cầu đức Thế Tôn giải thích cho chúng con được rơ.

Bạch đức Thế Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế th́ tại sao hôm nay đức ThếTôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện văng sanh Cực Lạc quốc độ ở Tây phương ?
Khi ấy, đức Thích Ca mỉm cười, giơ cao cánh tay hữu, lấy bàn tay xoa trên đỉnh đầu của trưởng giả Diệu Nguyệt, mà nói lời nầy:

– Hay thay! Hay thay! Diệu Nguyệt cư sĩ, đây là pháp khó tin, khó hiểu bậc nhất mà Như Lai chưa từng nói. Đây là pháp tối thượng Nhất Thừa, chứa đựng vô lượng vô biên ư nghĩa vi diệu mà Như Lai đợi đến đúng lúc, đúng thời mới ban cho, tựa như hoa Ưu Đàm Bát La mấy muôn ngàn năm mới nở một lần.

Đây là tạng Pháp bí mật của chư Phật ba đời, ví như viên bảo châu trên búi tóc Luân vương không thể khinh xuất giao cho người khác. Mà Như Lai chỉ truyền giao cho bất cứ chúng sanh nào quyết chí hoàn thành địa vị Thiên Nhân Sư, tiếp nối hạt giống Bồ Đề.

Nầy Diệu Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát tâm hiện tiền của chúng sanh th́ thấy rơ bản chất của cái tâm ấy gọi là tâm thể. Tâm thể ấy vốn không có h́nh dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian.

Do vì tâm thể nhơ bẩn mà chúng sanh măi luân chuyển trong ba cơi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do v́ tâm thể ấy trở nên thanh tịnh mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A La Hán… nhẫn đến địa vị Phật Đà.

Bởi duyên với các pháp ác mà tâm thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, a tu la nhẫn đến ch́m trôi triền miên bất tận nơi những cơi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà tâm thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền v.v…

Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt mà biến hiện đủ loại h́nh tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền năo để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế măi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.

Nầy Diệu Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật chính là Pháp Thân Viên Măn Chu Biến Nhất Thiết Xứ, là Phật tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết Bàn.

Là phương tiện vi diệu bậc nhất, thường cải biến hết thảy sở y và sở hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với bản tánh vô lậu, giải thoát.

Cho nên, nếu chúng sanh nào đem tâm thể của ḿnh mà duyên với danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật th́ tâm thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như Lai. Do vậy, tự nhiên thấy ḿnh ở trong thế giới Cực Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam Mô A Di Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A Di Đà cùng chư vị thánh chúng.

Nầy Diệu Nguyệt cư sĩ, ngươi ở nơi ư nghĩa ấy phải nên hiểu rơ như thế!

Pháp môn Niệm Phật chính là chuyển biến cái tâm thể của chúng sanh bằng cách không để cho tâm thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v…

Mà chỉ đem tâm thể ấy duyên măi với danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A Di Đà, thấy ḿnh sanh vào cơi nước CựcLạc, thân ḿnh ngồi trên ṭa sen báu, nghe Phật và Bồ Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh…

Lại nữa Diệu Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật th́ uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho tâm thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ Phần Pháp Thân, âm thầm ứng hợp với Bi Trí Trang Nghiêm của Phật – nhưng chưa thể đắc tam minh, lục thông, vô lượng đà ra ni, vô lượng tam muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất Thiết Chủng Trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ tŕnh Như Thật Đạo.

Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đă nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đă đúc ra h́nh dạng của viên gạch; nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư ră, chịu được nắng chói mưa sa th́ cần phải đưa vào ḷ lửa nung đốt một hạn kỳ.

Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đă đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải văng sanh tịnh độ, lănh thọ sự giáo hóa của Phật và thánh chúng cho tới khi thành tựu Vô Sanh Pháp Nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.
Thí dụ như việc khắc họa h́nh tượng.

Tuy đă dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên h́nh dáng con người; nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tai, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc…

Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đă phát khởi tín tâm dũng mănh và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cơi Ta Bà th́ vẫn bị luân chuyển v́ Định Tuệ c̣n non kém, quả đức chưa hoàn măn. Cần phải văng sanh Cực Lạc thế giới, cận kề Phật và thánh chúng, thành tựu vô lượng ba la mật thâm nhập tam muội tổng tŕ môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rải nơi Bồ Đề đạo tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng Chánh Giác, chuyển pháp luân vô thượng.

Diệu Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được văng sanh Cực Lạc th́ không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là bất thối chuyển.

Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ trí lực, mười tám pháp bất cộng, năm nhăn, sáu thông, vô lượng đà ra ni, vô số tam muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại… đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng: Văng sanh đồng ư nghĩa với thành Phật v́ văng sanh tức là thành Phật.

Muốn văng sanh Cực Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu chính là biểu tướng của Pháp Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy. Và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa. V́ ngay nơi danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật luôn luôn chứa đựng vô lượng vô biên công đức, vô lượng vô biên diệu dụng, vô lượng vô biên quang minh, tướng hảo, uy lực … không thể nghĩ bàn.

Diệu Nguyệt trưởng giả lại thưa rằng:

– Bạch đức Thế Tôn, tuy con đă thấu triệt nghĩa lư thâm diệu của pháp Niệm Phật, nhưng vẫn khẩn cầu đức Thế Tôn thương xót mà rộng chỉ bày thêm để hết thảy chúng sanh nơi đời vị lai được mọi điều lợi ích. Bạch đức Thế Tôn, phải niệm Phật như thế nào mới gọi là đắc pháp? Phải dấy khởi những tâm thái nào mà tu tập mới được văng sanh Cực Lạc?

Đức Phật dạy rằng:

– Nầy Diệu Nguyệt cư sĩ, thế nào là niệm Phật chân chánh? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết ḿnh chắc chắn văng sanh th́ người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ổn Tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. B́nh Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm

1. Thế Nào Gọi Tín Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, Tín Tâm nghĩa là ḷng tin chân thật, tha thiết, bền vững. Là nhân tố quyết định thành Phật, là nhân tố quyết định thâm nhập cảnh giới Đại thừa. Bởi v́ sao? V́ ḷng tin là mẹ đẻ của tất cả công đức vô lậu, ḷng tin là cửa ngơ nhiệm mầu đưa chúng sanh về nơi kho báu Phật Pháp. Cho nên, việc trưởng dưỡng Tín Căn vẫn là điều thiết yếu nhất trong hết thảy mọi môn tu.

Trước hết là phải đặt trọn ḷng tin chân thật vào Lư Nhân Quả một cách sâu chắc, kiên cố, và không hề nảy sanh một ư tưởng hoặc một hành vi trái ngược với Lư Nhân Quả. Phải thấy hoạt dụng của Lư Nhân Quả dung thông ba đời, đó là quá khứ, hiện tại, vị lai, rơ ràng như những đường chỉ dọc ngang trên ḷng bàn tay.

Tin rằng kiếp sống thế gian là vô thường, mạng người ngắn ngủi như hơi thở ra vào, tất cả các pháp hữu vi đều là huyễn hóa, không có chủ tể, niệm niệm sanh diệt không ngừng, từng sát na biến hoại chẳng nghỉ, tất cả đều đưa tới khổ năo, vô minh và trói buộc.

Tin rằng sáu nẻo luân hồi thật là nguy hiểm chướng nạn, sơ sẩy chỉ trong ư niệm cũng đủ đưa chúng sanh trầm luân cả ngh́n muôn ức kiếp. Một lần sa lạc vào ba đường dữ th́ không biết đến lúc nào mới thoát khỏi.

Tin rằng Phật Pháp chính là đạo giải thoát an vui, đạo của Trí Tuệ, đạo của Từ Bi, đạo diệt khổ, đạo cứu vớt chúng sanh chẳng chừa một hạng loại nào cả, đạo của Phật Tri Kiến, có đủ phương thuốc nhiệm mầu trừ diệt tất cả các thứ bịnh tật của chúng sanh. Tin rằng Tam Bảo là chỗ về nương của muôn loài, là ngọn đèn phá tan mọi hắc ám, là con thuyền đưa chúng sanh qua thấu bờ bên kia.

Tin rằng tất cả các pháp đều do tâm thể của ḿnh tạo ra. Từ ba đời mười phương chư Phật nhẫn đến tứ thánh, lục phàm, đều do cái tâm thể lưu xuất và biến hiện. Tin rằng cơi Cực Lạc cũng chỉ do tâm thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra, cùng tương ứng với Bổn Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ Tát, thánh chúng và tin rằng đức A Di Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật phát khởi lên.

Tin rằng mỗi mỗi chúng sanh đều có đủ năng lực lănh thọ giáo pháp Như Lai, bất cứ hữu t́nh nào cũng có năng lực hoàn thành địa vị Nhất Thiết Chủng Trí như chư Phật.

Tin rằng bản nguyện của Phật A Di Đà là chân thật, rốt ráo, là tối thắng. Và Ngài không hề bỏ sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác v.v…

Tin rằng pháp niệm Phật văng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người, v́ rời môn tu này th́ mọi người, mọi loài không thể giải thoát, nếu phế bỏ môn tu này th́ chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào khác để tế độ hết thảy hữu t́nh đúng như bản thệ, đúng như bản nguyện.

Diệu Nguyệt phải phát khởi tín tâm như vậy mà niệm Phật.

2. Thế nào Gọi Là Thâm Trọng Tâm ?

Nầy Diệu Nguyệt, Thâm Trọng Tâm nghĩa là đem tấm ḷng sâu xa và cẩn trọng mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.

Trong quá khứ vô lượng vô biên na do tha vi trần kiếp, chư Phật v́ thương xót chúng sanh mà xả bỏ đầu, mắt, tay, chân, thân mạng, tài sản, quyến thuộc… để t́m cầu chánh pháp, tu Bồ Tát đạo, giáo hóa muôn loài, làm cho ai nấy đều được lợi ích.

Đời đời kiếp kiếp, chư Phật hằng theo dơi và thương tưởng đến mỗi một chúng sanh, luôn luôn t́m cách nhổ bật gốc rễ tham ái, đập tan gông cùm sanh tử, làm khô cạn biển khổ vô minh, măi phát tâm quảng đại, tâm kim cang, tâm vô phân biệt mà rọi sáng lối về cho mọi hữu t́nh. Vì thế mà người niệm Phật phải phát khởi cái tâm chí sâu xa và cẩn trọng để tưởng niệm, cảm mộ ân đức ấy.

Nhưng chư Phật muốn tế độ tất cả chúng sanh th́ cũng phải lấy chánh pháp làm phương thuốc hữu hiệu trị dứt những bịnh tham ái, dùng chánh pháp làm thuyền bè đưa chúng sanh qua đến bờ giác ngộ, dùng chánh pháp làm tuệ kiếm chặt đứt mọi trăn trói phiền năo, làm ngọn đuốc dẫn dắt ra khỏi đêm dài vô minh, làm chất đề hồ chữa lành mọi thứ sanh, già, bịnh, chết, ưu, bi, khổ, năo, dùng chánh pháp làm đôi mắt cho chúng sanh nh́n rơ Thật Tướng.

Người niệm Phật phải biết cảm mộ ân đức cao dày của chánh pháp, phải luôn luôn báo đáp ân đức ấy bằng cách đọc tụng kinh điển Đại Thừa và giảng nói cho kẻ khác, khuyên bảo mọi người quy y, bố thí, tŕ giới, thiền định khiến sao cho chánh pháp được lưu hành rộng khắp nhân gian, ai nấy đều được hưởng dụng cam lồ vị.

Dù đă phát nguyện quy y Tam Bảo, nhưng người trực tiếp khai sanh tánh mạng tuệ giác ở nơi ta chính là thiện tri thức, gồm có thánh tăng, phàm tăng, sư trưởng và các bạn đồng tu, đồng học.

Thiện tri thức là cửa ngơ xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ làm cho chúng sanh đi vào Như Thật Đạo.

Thiện tri thức là cỗ xe xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ đưa tất cả chúng sanh tới Như Lai địa.

Thiện tri thức là thuyền bè xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ vận chuyển tất cả chúng sanh đến bờ giác.

Thiện tri thức là ngọn đèn xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ khiến chúng sanh có được ánh sáng Phật Tri Kiến.

Thiện tri thức là con đường xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ dẫn dắt chúng sanh vào cửa thành Niết Bàn.

Thiện tri thức là cây đuốc xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ làm cho chúng sanh thấy rơ con đường yên lành hay hiểm trở.

Thiện tri thức là chiếc cầu xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ tiễn đưa chúng sanh qua khỏi chỗ hiểm ác.

Thiện tri thức là lọng che xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ làm cho chúng sanh che núp dưới bóng râm đại từ mát mẻ.

Thiện tri thức là cặp mắt xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ khiến chúng sanh nhận rơ Pháp tánh.

Thiện tri thức là thủy triều xu hướng Nhất Thiết Trí, v́ làm cho chúng sanh đầy đủ nước Đại Bi.

Kế đó, là ân đức của cha mẹ, chín tháng cưu mang, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, quần áo chăn màn, nuôi con khôn lớn, suốt đời tận tụy, đến chết chưa nguôi.

Và cuối cùng là ân đức của chúng sanh, cung ứng ẩm thực, y dược, tọa cụ, văn tự, tri kiến, bảo hộ…

Do vậy, người niệm Phật phải lấy tâm chí sâu xa, cẩn trọng mà cảm mộ ân đức thiện tri thức, cha mẹ, chúng sanh v.v…

Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.

3. Thế Nào Gọi Là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm ?

Nầy Diệu Nguyệt, Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm nghĩa là dấy động cái tâm chí như thế nầy: Không riêng ǵ bản thân mà cầu xuất ly Ta Bà loạn trược, khổ năo. Trái lại, phải nguyện v́ hết thảy chúng sanh khắp ba cơi sáu đường mà cầu văng sanh Cực Lạc, chóng thành tựu Phật đạo để tế độ quần mê. Tại sao vậy? V́ muốn có cái quả đức siêu việt tối thượng th́ phải phát khởi cái tâm chí quảng đại, dũng mănh.

Người Niệm Phật nếu đem cái tâm thái hời hợt, hẹp ḥi, yếu hèn, chỉ riêng v́ giải thoát bản thân, th́ chẳng bao lâu sẽ chiêu cảm cái quả báo nhỏ bé, nông cạn, tầm thường, không xứng hợp với bản hoài chư Phật, chẳng tương ứng cùng bản nguyện vĩ đại Bi Trí Viên Măn của Phật A Di Đà.

Cho nên khó được tiếp dẫn về nơi cơi nước Tây phương.

Lại nữa, người niệm Phật c̣n phải đem tất cả công đức thực hành sáu ba la mật, bốn nhiếp pháp, bốn vô lượng tâm hoặc ba mươi bảy phẩm trợ đạo… mà hồi hướng khắp anh em, cha mẹ, bằng hữu, chư thiên, chư tiên, bốn loại chúng sanh kẻ oán người thân đều được an trụ trong hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật.

4. Thế Nào Gọi Là Xả Ly Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, phải phát khởi cái tâm thái ĺa bỏ tất cả. Sao gọi là ĺa bỏ? Ĺa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đăi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật; như thế gọi là ĺa bỏ.

Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ư vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rơ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ư thức tự biết ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là ĺa bỏ.

Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.

Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.

Lìabỏ bố thí, tŕ giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.

Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.

Lìa bỏ từ, bi, hỷ, xả mà niệm Phật.

Lìa bỏ không, vô thường, vô ngă mà niệm Phật.

Lìa bỏ Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến mà niệm Phật.

Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.

Lìa bỏ ngă và ngă sở.

Lìa bỏ luôn cả ư tưởng cầu mong văng sanh, chí nguyện độ sanh, ư hướng thành Phật mà niệm Phật.

Niệm Phật với tâm Xả Ly như thế, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

5. Thế Nào Gọi Là An Ổn Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật phải phát khởi tâm chí bất động, kiên cố, không thoát chuyển. Do đó gọi là An Ổn Tâm.

Mình an trụ nơi Bồ Đề tâm, cũng phải giúp người khác an trụ Bồ Đề tâm nên tâm được an ổn. Ḿnh rốt ráo xa rời giận hờn tranh căi, cũng phải khiến người khác nhẫn nhục nhu ḥa nên tâm được an ổn. Ḿnh buông bỏ pháp phàm phu điên đảo, cũng phải đưa người khác tới địa vị thánh giả siêu việt nên tâm được an ổn. Ḿnh siêng tu thiện căn vô lậu thú hướng Niết Bàn, cũng phải khiến người khác hủy diệt hết mạng lưới hữu lậu trói buộc nên tâm được an ổn.

Mình đang sanh ra tại nhà Phật, cũng phải dẫn dắt người khác vượt thoát hố hầm dục lạc trở về bảo sở nên tâm được an ổn. Mình thâm nhập pháp chân thật không tự tánh, cũng nên giúp người khác chê chán huyễn tướng lầm mê nên tâm được an ổn.

Mình cảm ứng Trí Tạng vô tận của Như Lai, cũng khiến người khác thâm nhập Pháp Giới B́nh Đẳng nên tâm được an ổn.

Niệm Phật với tâm thái an ổn như vậy, mới gọi là chân chính niệm Phật.

6. Thế Nào Gọi Là Đà Ra Ni Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật phải phát khởi tâm chí nắm giữ tất cả các thiện pháp, đồng thời che lấp tất cả các ác pháp. Đó gọi là Đà Ra Ni Tâm. Như là:

Tín Tâm Đà Ra Ni, v́ đặt trọn ḷng tin thuần phác, trong suốt, nơi bản nguyện của đức Phật A Di Đà cùng sự hộ niệm của chư Phật ở mười phương.

Chánh Kiến Đà Ra Ni, v́ đúng như thật quán sát khéo léo tất cả các pháp đang diễn biến trong tâm và ngoài thân.

Tư Duy Đà Ra Ni, v́ thường xuyên thấu triệt thể tánh của tất cả các pháp sinh khởi trong từng sát na hoại diệt.

Cảm Ứng Đà Ra Ni, v́ luôn luôn thâm nhập tất cả bản nguyện chư Phật.

Hỷ Lạc Đà Ra Ni v́ an trụ nơi lực tiếp dẫn chư Phật và thánh chúng.

Tam Thế Đà Ra Ni, v́ tự an nhiên giữa cảnh tượng của nhân quả tương tục trong ba đời, cũng như thông suốt nghĩa lư Phật pháp của Tam thế chư Phật.

Tam Muội Đà Ra Ni, v́ an trụ trong danh hiệu bất tư nghị nên nghe thấy điều phi pháp mà tâm chẳng loạn, sống nơi cảnh loạn trược mà không trôi lăn.

Niệm Phật với đà ra ni như vậy, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

7. Thế Nào Gọi Là Hộ Giới Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật phải luôn luôn an trụ nơi giới luật, và hằng phát tâm hộ tŕ giới luật. Ấy là:
Giới chẳng bỏ Bồ Đề tâm, chẳng quên Bồ Đề nguyện.

Giới tự nhiên xa ĺa các phép học của Thanh Văn, Duyên Giác không tham đắm Niết Bàn vắng lặng mà bỏ rơi chúng sanh.
Giới hân ngưỡng Đại Thừa, vui thích tu hành theo tất cả pháp học Bồ Tát đạo.

Giới đem hết thảy thiện căn hồi hướng quả vị Chánh Đẳng Giác, mong cầu Phật trí, Vô Sư Trí.

Giới nơi tất cả Phật pháp vô sở đắc.

Giới chẳng dính mắc tất cả thiện sự hữu vi.

Giới khiến cho diệu pháp được tồn tại lâu dài, làm cho hết thảy chúng sanh an trụ nơi Chánh Kiến.

Giới khéo léo tư duy tất cả hành nghiệp chúng sanh và khiến chúng sanh trưởng dưỡng ư hướng giải thoát.

Giới trang nghiêm tự tâm đồng thời trang nghiêm mười phương quốc độ của chư Phật.

Giới chư căn Luật nghi, như Tỳ Kheo giới, Bồ Tát giới, ngũ giới tại gia v.v…

Niệm Phật với tâm hộ tŕ các giới luật kể trên, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

8. Thế Nào Gọi Là Ba La Mật Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật phải phát động tâm chí tu tŕ những thứ ba la mật sau đây:

Thí ba la mật, v́ xả bỏ tất cả sở hữu trong thân cũng như ngoài thân, không lẫn tiếc.

Giới ba la mật, v́ thanh tịnh các cơi Phật.

Nhẫn ba la mật, v́ an trụ nơi lực dụng của bản nguyện.

Tinh tấn ba la mật, v́ tất cả chướng duyên chẳng có thể làm thối chuyển tín tâm.

Thiền định ba la mật, v́ chuyên nhất nhớ tưởng một cơi Phật, một danh hiệu Phật.

Bát Nhă ba la mật, v́ đúng như thật mà quán sát tất cả tướng trạng và thể tánh của các pháp không rời nhau.

Tín ba la mật, v́ thường xuyên an trụ nơi Phật lực bất tư nghị.

Nguyện ba la mật, v́ đầy đủ những hạnh nguyện của Phổ Hiền.

Lực ba la mật, v́ hân hoan thể hiện tất cả năng lực tự tại của danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật.

Pháp ba la mật, v́ sẵn sàng xả thân cho Chánh Pháp, cho Bồ Tát đạo.

Niệm Phật với những thứ ba la mật ấy mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

9. Thế Nào Gọi Là Bình Đẳng Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật phải luôn luôn thực hiện tâm thái b́nh đẳng, không phân biệt, không ngăn ngại. Nghĩa là:

Tự tha b́nh đẳng, v́ luôn mở rộng tuệ nhăn để nhận hiểu ḿnh và người đều b́nh đẳng trước lực nhiếp thọ của chư Phật, chư Bồ Tát.

Chủng loại b́nh đẳng, v́ thường quán sát mười phương thế giới các loại chúng sanh từ sắc thân, h́nh trạng, tướng mạo, tộc tánh, thọ lượng, tri kiến, ư hành, sở ư… mà không khởi tâm phân biệt, đối đăi, ái thủ hoặc yếm hoạn.

Chúng sanh giới b́nh đẳng, v́ liên tục mở bày pháp giới trí trụ vô động tế, mà tự tại giữa những huyễn hóa biến dị của các loại hữu t́nh nơi ba cơi thế gian.

Pháp giới b́nh đẳng, vì thường xuyên an trụ nơi vô tướng khép vào pháp tướng, không móng khởi tâm sợ sệt trước thời gian vô cùng, không gian vô tận. Tự tại giữa một sát na như vô lượng vô biên đại kiếp. An nhiên giữa các cực vi đầu sợi lông, cũng như du hí mười phương trần sát hằng hà sa các quốc độ.

Không tánh bình đẳng, v́ luôn luôn ức niệm ḿnh được sản sanh từ nhà Như Lai, được Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng, thấy rơ nhất thiết pháp Không, đắc Hư Không Hạnh vô ngại, giải ngộ và cảm ứng Tánh Không B́nh Đẳng nơi hết thảy tứ sanh cửu hữu.

Phật độ b́nh đẳng, v́ hằng quán tưởng các cơi Thường Tịch Quang, Thật Báo Trang Nghiêm, hoặc Phương Tiện Hữu Dư v.v… đều không ngăn ngại nhau, không riêng khác, tuy an lập Hoa Tạng Thế Giới Hải mà chẳng rời Tự Tâm, Thật Tế Trụ Địa vô phương sở, vô trụ xứ… tùy theo tâm lượng và sở nguyện của chúng sanh mà hiển hiện như hoa đốm, như tiếng vang, như bọt sóng, như bóng nước, như cầu vồng, như huyễn nhân kể chuyện mộng.
Tín tâm b́nh đẳng, v́ tín tâm vốn khởi nguyên từ Bát Nhă đức, từ trí tạng quảng đại, từ Phổ Nhăn thanh tịnh thông suốt cả ba đời nên được thu nhiếp trong bản nguyện vô lượng đức, vô biên lực dụng của chư Phật.

Niệm Phật với những tâm b́nh đẳng nêu trên, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.

10. Thế Nào Gọi Là Phổ Hiền Tâm?

Phổ nghĩa là không bỏ rơi chúng sanh, Hiền nghĩa là chẳng xa cách quả vị Chánh Đẳng Giác. Phổ Hiền Tâm là tâm rộng lớn như hư không, luôn mong cầu độ thoát hết thảy chúng sanh.

Tâm vô biên như pháp tánh luôn hân ngưỡng, thừa sự và cúng dường chư Phật.

Tâm vô lượng, thọ trì tất cả Phật pháp chẳng quên mất.

Tâm vô hạn vì được Phật lực hộ trì nên chẳng bỏ Bồ Đề hạnh.

Tâm thí xả hết thảy, vì sẵn sàng buông ĺa tất cả sở hữu, dẫu là pháp vô sở đắc. Tâm nghĩ nhớ đạo Nhất Thiết Trí trước hết, v́ ham thích mong cầu tất cả Phật pháp.

Tâm vô tận công đức trang nghiêm v́ học hỏi tất cả hạnh nguyện Bồ Tát.

Tâm kiên cố như kim cang v́ tất cả bạch tịnh pháp đều chảy vào.

Tâm như Tu Di sơn v́ tất cả ác ngôn đều nhẫn thọ.

Tâm Bát Nhă ba la mật cứu cánh, v́ khéo quán sát tất cả pháp vô sở hữu.

Tâm đại hùng, đại lực để niệm Phật bất thối chuyển.

Tâm đại uy nghi vô tận công đức trang nghiêm, vì tùy thuận bản nguyện lực.

Tâm vô cấu nhiễm thường thanh tịnh Phật quốc độ để thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

Tâm tinh tấn như tượng vương khéo điều phục dă thú, để sớm viên măn hạnh nguyện Phổ Hiền.

Người niệm Phật siêng năng trưởng dưỡng Phổ Hiền tâm như vậy mới được gọi là niệm Phật chân chánh, thường được chư Phật hộ niệm, hiện đời luôn thấy Phật cùng y báo trang nghiêm của cơi CựcLạc.

 

Xem tiếp:

Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ nhất: Duyên Khởi

Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ hai:  Mười tâm thù thắng

Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ ba: Niệm Phật công đức

Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ tư Xưng tán danh hiệu

Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ năm Quán Thế Âm Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông

Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ sáu: Năng lực bất tư nghị của danh hiệu Phật

Kinh Niệm Phật Ba La Mật – Phẩm thứ bảy: Khuyến phát niệm Phật và đọc tụng chân ngôn