Bây giờ, có sự liên hệ nào giữa sự hiểu biết định luật pháp Phát Sanh Do Điều Kiện và thái độ của ta trước cái chết? Chúng ta thông suốt thấu đáo rằng chính y Chí Muốn Sống tác hành từ kiếp này sang kiếp khác; chúng ta có thể lãnh hội ro’ ràng hơn rằng kiếp này và kiếp kế đó chỉ nằm trong một luồng trôi chảy liên tục của đời sống; và kiếp sống sau đó cũng dường thế ấy.
Người đã nhận thức rằng đời sống chỉ là một diễn tiến liên tục, không hơn không kém, thì không còn lý do nào để âu sầu, lúc chết cũng như khi còn sống. Sanh và Tử là những giai đoạn của một tiến trình duy nhất – tiến trình của sự cố bám, tiến trình hậu quả của y Chí Muốn Sống. Cái Chết chỉ là một đổi thay của sự vật mà ta bám vào. Người đã thông hiểu định luật Phát Sanh Do Điều Kiện sẽ nhận thức rằng chính Sanh đưa đến Tử, và chính Tử đưa đến Sanh trở lại, trong vòng luân hồi dài đăng đa(`ng. Người hiểu biết như thế ấy không còn bị viễn ảnh của cái chết làm xáo trộn.
Sự lãnh hội minh mẫn về định luật Phát Sanh Do Điều Kiện sẽ soi tỏ tầm quan trọng của một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa. Đó là cái chết dưới mắt của người đã thông tỏ định luật. Nó hoàn toàn tùy thuộc nơi khía cạnh nào mà ta nhìn đời sống. Thí dụ như nhà kia chỉ có một cái cổng, đó là cổng ra hay cổng vào. Đối với người đứng ngoài ngo’ đó là cổng vào. Người trong nhà trái lại, xem đó là cổng ra, nhưng đối với cả hai, đó chỉ là một cái cổng được nhìn từ hai vị trí khác nhau như Dakke viết: “Chết chỉ là một cái nhìn trở lại vào đời sống và Sanh chỉ là cái nhìn tiến tới sự chết.”
Trong thực tế, Sanh và Tử chỉ là những giai đoạn khác nhau của một tiến trình cố bám không gián đoạn. Chết là sự ra đi, đối với những ai mà người chết bỏ lại phía sau, mà chết cũng là sự bước vào đối với thân nhân của những gia đình mới mà người chết tái sanh vào. Tùy theo phương cách mà ta nhìn, nó là chết hay là sanh.
Quán sát nó như một tiến trình chết ắt chúng ta không thể ở trong vị trí để nhìn nó như một tiến trình sanh; và nếu chúng ta nhìn nó như một tiến trình sanh, ắt chúng ta không thể quán sát nó như một tiến trình chết. Như vậy, chúng ta không thể phối hợp hai diễn biến Sanh và Tử trong tâm như dính liền trong một tiến trình.
Vì lẽ chúng ta không thể nhận thấy ro’ ràng sự mật thiết dính liền giữa hai diễn biến; sự phối hợp Sanh với Tử và Tử với Sanh, cho nên ta bị dắt da^’n đến ảo ảnh, hay ít ra, đến tham vọng có thể được cái này (Sanh) mà không có cái kia (Tử). Chúng ta muốn sanh mà không muốn tử.
Đó là điều không thể có được. Bám vào đời sống tức là bám vào cái chết. Điều nổi bật trong đời sống là cố bám, đeo níu, và hậu quả hợp lý của sự cố bám là cái chết theo định luật Phát Sanh Do Điều Kiện. Nếu ta muốn tránh chết, ta phải tránh sống, ta phải áp dụng định luật Phát Sanh Do Điều Kiện theo chiều ngược, và điều này chỉ có thể thực hiện được nếu ta từ bỏ ý muốn cố bám, ý muốn đeo niú. Đừng nên luyến ái đời sống.
Nếu chúng ta lầm lạc luyến ái những sự vật của đời sống, ta có thể hưởng được hạnh phúc trong thời gian ngắn; nhưng rồi, những sự vật mà ta luyến ái và bám víu vào sẽ hư hoại và biến tan – và chắc chắn nó phải hư hoại và biến tan – đúng theo định luật Vô Thường rất hùng mạnh, tác thành phối hợp với định luật rất hùng mạnh khác là định luật Phát Sanh Do Điều Kiện – và đến chừng ấy, chính những gì đem lại hạnh phúc sẽ trở thành nguyên nhân tạo sầu muộn.
Trong niềm thất vọng sâu xa và trong sự chán chường ghê tởm, ta sẽ nhận thấy rằng những nguồn lạc thú trần gian chỉ là nguồn sầu muộn. Ta sẽ đồng ý với một nhà thơ vô danh: “Những ngọt bùi của thế gian chỉ là những cay đắng trá hình.” Thú vui luyến ái càng lớn lao, nỗi sầu muộn khi phải dứt bỏ càng to tát. Đó có phải là đau khổ chăng? Điều này có làm cho ta đau khổ và chán chường không? — Ngày hôm nay phấn khởi chạy theo một bóng ma, qua hôm sau từ bỏ cuộc rượt bắt với lòng ghê tởm lạ thường.
Hôm trước hứng chí bao nhiêu, qua hôm sau thất vọng bấy nhiêu. Bao lâu nữa, chúng ta còn cho phép lục căn và lòng tự ái của chúng ta đùa giỡn và nhồi chúng ta lên xuống như một quả bóng, bằng thế này hay thế khác? Nếu ta đi xuyên qua cuộc sống mà không luyến ái, không bám víu, có phải là hứng thú hơn bao nhiêu, hãnh diện hơn bao nhiêu, chu toàn hơn bao nhiêu và sáng suốt hơn bao nhiêu không? Nếu có điều bất hạnh đến với ta, nó sẽ đến. Nếu đau ốm đến với ta, nó sẽ đến.
Chúng ta không thể thay đổi kiếp diễn biến của sinh tồn; nhưng chắc chắn chúng ta có thể thay đổi thái độ của mình đối với chúng. đây định luật Vô Thường và định luật Phát Sanh Do Điều Kiện hổ trợ chúng ta. Sợ hãi và sầu muộn sẽ trở thành hy vọng và thỏa thích. Đối với người có một đời sống an lành, nhìn đời với tâm bình thản, cái chết không còn là một sợ hãi, một kinh hoàng. Hoan hy` và không lo sợ, người ấy có thể đối diện với hiện tượng chết một cách mạnh dạn và bình tĩnh.
Bây giờ ta hãy xét qua trường hợp của hai nhân vật đã bị sầu muộn tràn ngập vì cái chết của người thân.
Trước tiên là trường hợp của Pantacarà; chồng bà chết vì rắn cắn. Trên đường về quê, bà quá đuối sức để có thể đem 2 con – một mới sanh và một lên một tuổi – băng qua sông. Bà để bé lớn lại bờ này, cố gắng lội nước bồng trẻ sơ sanh qua bên kia. Lên bờ, bà đặt trẻ xuống đất rồi trở lại đem anh nó qua. Lúc bà ra giữa dòng, một con ó từ không trung sà đáp xuống xớt bé mới sinh mang đi mà nó ngỡ là miếng thịt. Thấy vậy, bà hớt hãi quơ tay la um xùm để đuổi con chim. Bên kia, trẻ lên một tưởng mẹ kêu vội vã chạy đến phía bà, liền bị dòng nước cuốn phăng đi và chìm mất.
Còn lại trơ trọi một mình, Pantacarà vừa khóc vừa than, vừa tiếp tục về quê nhà như đã định cùng đi với chồng và hai con mà nay cái chết đã cướp mất người trước kẻ sau. Tình cờ có người làng từ xa đi lại, bà hỏi thăm thì lại hay vừa rồi cơn bão đã làm sập nhà cửa, cha mẹ và anh bà đều chết vì tai nạn đó. Người đồng hương đưa tay chỉ làn khói xa tận chân trời kia, và cho biết đấy là hỏa táng 3 nạn nhân xấu số ấy.
Bà thất vọng, tinh thần suy sụp đến độ không còn biết gì nữa. Bà chạy như điên, áo quần tơi tả và rơi mất mà bà cha(`ng hay. Cái chết đã lan dần tâm não, chua xót, buốt đau. Được khuyên nên đi tìm Đức Phật, bà vội vã đến và đãnh lễ Ngài. Khi nghe bà trình bày thảm cảnh của mình, Đức Phật bảo: ” Này Pantacarà, chớ nên phiền muộn. Đây không phải là lần đầu tiên mà con khóc cái chết của một người chồng, đây không phải là lần đầu tiên con khóc cái chết của con con, của cha, của mẹ, của anh .
Cũng như hôm nay, xuyên qua những kiếp sinh tồn của vòng luân hồi, đã có vô số lần con khóc cái chết của những người chồng, những người con, vô số lần con khóc cái chết của những bậc cha mẹ và anh. Nước mắt con đã rơi còn nhiều hơn là nước trong bốn biển.” Khi Đức Phật nói những lời an ủi đầy trí tuệ như vậy, Pantacarà dần dần suy giảm cơn đau, cuối cùng, khi Ngài giảng xong, bà đã đắc quả Tu Đà Hoàn.
Cái gì đã làm tan nỗi sầu của Pantacarà? Đó là sự nhận thức sâu sắc tánh cách phổ thông của cái chết. Bà ta đã nhận thức rằng, bà đã sống qua vô số những kiếp sống, bà đã xa lìa mất mát những người thân kẻ yêu vô số lần và chết chỉ là cái gì phải trở đi trở lại luôn luôn, cái gì đã lập đi lập lại với bà bao nhiêu lần trong quá khứ.
Trường hợp thứ hai là bà Kisàgotami. Bà Kisàgotami đã lãnh hội được điều này nhờ nghĩ đến cái chết xảy ra cho vô số người xung quanh. Khi đứa con yêu qúi nhất của bà chết đi, không để cho ai hỏa táng, bà ôm con vào lòng đi tìm cách cứu sống. Bà nghe lời hướng da^’n đi đến Đức Phật, Ngài bảo bà đi xin một ít hạt cải trắng ở nhà nào không có người chết. Hạt cải thì có mà không có nhà nào mà không có người chết. Bà đi cùng khắp, tiếng “chết” được lập đi lập lại khắp nơi, bấy giờ bà mới nhận ra tánh cách phổ cập của nó, bà bèn trở về bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, trước kia con ngỡ rằng chỉ có mình con đau khổ vì mất người thân, nay con hiểu rằng ai cũng có lần đau khổ như con, và số người chết còn cao hơn số người đang sống nhiều. ” Sau khi nghe Đức Phật giảng dạy, bà chứng sơ quả.
Ta hãy so sánh 2 trường hợp trên với trường hợp của ông Bàng Long u+~ẩn. a^~ng làm nghề nông nhưng đã quán triệt cái chết đến mức tòan hảo. a^~ng luôn luôn suy niệm: ” Cái chết có thể đến với ta bất luận lúc nào”. a^~ng lại hướng da^’n cả gia đình có thói quen suy niệm như vậy.
Ngày kia, người con trai đang cày ruộng với ông bị rắn cắn chết. a^~ng a(`m thi hài đứa con đến để dưới gốc cây, đắp lại, rồi tiếp tục công việc. Khi gặp người quen đi qua, ông nhắn về nhà bảo trưa ấy chỉ đem một phần cơm và nhang đèn hoa quả. Trong nhà ngầm hiểu, đem ra các thứ cần dùng rồi cùng nhau lo hỏa táng người thân. Trời Đế Thích thấy vậy, bèn hóa dạng người bộ hành đến hỏi, có phải là mọi người đang thui nướng một con gì phải không? Được trả lời không phải, gia đình đang hỏa táng đứa con. Đế Thích hỏi:
_ Chắc đây là đứa con ngỗ nghịch?
_ Không phải đâu. Đây là đứa con rất yêu qúi của chúng tôi.
_ Tại sao không thấy ai khóc cả?
Người cha đáp:
_ Con người rời bỏ cái vỏ mong manh này khi đời sống trôi qua; cũng như con rắn thường làm, nó lột da cũ bỏ đi. Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người qúa cố. Vậy tại sao tôi phải âu sầu phiền muộn? Con tôi nó đã hoàn tất đoạn đường mà nó phải trãi qua.
Bà mẹ nói:
_ Không ai mời mọc, nó đến cũng không ai đuổi xô, nó vội ra đi. Đến như thế nào, nó đi như thế ấy. — đây cái gì làm cho ta phải buồn thảm. Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người qúa cố. Vậy tại sao tôi phải phiền muộn? Con tôi nó đã hoàn tất đoạn đường mà nó phải trãi qua.
o~m gái cũng nói:
_ Dầu tôi có nhịn ăn và khóc than cả ngày, điều đó có đem lại cho tôi lợi ích nào không? Than ôi, nó chỉ làm cho thân bằng quyến thuộc tôi càng thêm bất hạnh. Không có lời ta thán nào làm động lòng đến người qúa cố. Vậy tại sao tôi phải ưu sầu phiền muộn? nh tôi đã hòan tất đoạn đường mà anh tôi phải trãi qua.
Người vợ đáp:
_ Cũng giống như trẻ con, khóc và đòi chụp lấy cho được mặt trăng trên trời, cũng thế ấy, con người than khóc cái chết của người thân kẻ yêu. Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người qúa cố. Vậy tại sao tôi phải ưu sầu phiền muộn? Chồng tôi đã hoàn tất đoạn đường mà anh ấy phải trãi qua.
Người giúp việc đáp:
_ Một cái lọ đã bể, ai có thể ráp lại như cũ? Than khóc chỉ hoài công. Không có lời ta thán nào làm động lòng đống tro tàn của người qúa cố. Vậy tại sao tôi phải ưu sầu phiền muộn? Chủ tôi đã hoàn tất đoạn đường mà ông ấy phải trãi qua.
Câu chuyện gia đình Bàng Long u+~ẩn thực sự khó người nào sánh kịp; tuy nhiên đó là một trợ duyên giúp chúng ta phải cố công suy tầm và triệt để quán chiếu tánh cách Vô Thường của vạn vật và nhân sinh qua cái Chết để không bị nó chi phối qúa mãnh liệt khiến phải chiụ đau khổ luân hồi để từ đó chúng ta sẽ thong dong bước vào lộ trình Sanh Tử.
Chân thành cảm niệm công đức Đạo hũu Trần mạnh Hùng (pd Tuệ Cường) đã tận tâm giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành những tác phẩm dịch thuật từ ba năm qua và phổ biến lên mạng lưới internet trang bachhac.net website..
Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho quí đạo hữu bồ đề tâm kiên cố, tinh tấn tu hành, vạn sự viên thông.
Nguyện hồi hướng công đức Pháp thí này đến pháp giới chúng sanh đều tròn thành Phật đạo.
Tỳ Khưu Ni Thích Nữ Minh Tâm
Xem tiếp