Tử Niệm ( Phần 3 ) – Thích Nữ Minh Tâm

Tử Niệm - Suy ngiệm về cái chết

Mãnh lực hùng mạnh đã đem lại sự đổi thay trong kiếp sống này, sẽ bảo đảm kiếp sống càng may mắn hơn sau khi thể xác hiện tại họai diệt. Đó là kết quả mà người hành thiện có thể vững tâm trông chờ trong giờ phút lâm chung. Lo âu và sợ sệt một cái chết khủng khiếp ắt không đến với người tạo nghiệp thiện. Hơn nữa, khi ta theo do’i tỉ mỉ tác động của định luật Vô Thường trong phần thể xác và tâm linh của chính ta và của người khác, chúng ta sẽ bắt đầu quen thuộc mật thiết với sự biến đổi đến để cái chết không còn là một cái gì vô ky` luật, bất thường, hay không tự nhiên. Chừng ấy, đối với chúng ta, cái chết chỉ là một trường hợp đổi thay nữa thêm vào vô số những tiến trình biến đổi đã xảy ra dài dài xuyên qua suốt kiếp sống của chúng ta. Cái chết sẽ đến như một điều đã được trông chờ; một điều phải xảy ra, thích ứng thuận chiều với những gì đã xảy ra trước kia. Với người đã chân chánh suy niệm như thế về sự chết, cái chết không còn là một mối lo âu hay sợ sệt nữa. Vui vẻ và không lo sợ, người ấy sẽ đối diện với hiện tượng chết một cách bình tĩnh và mạnh dạn.

Chúng ta có thể khảo sát cái chết dưới một khía cạnh khác nữa. Đó là khía cạnh của định luật Phát Sanh Do Điều Kiện, rất gần với Định Luật Vô Thường. Những vật cấu tạo không những do nhiều yếu tố phối hợp mà cũng do nhiều yếu tố tạo điều kiện để phát sanh và hiện hữu. Và khi những yếu tố tạo điều kiện ấy chấm dứt, vật được cấu tạo, tức vật được được điều kiện hóa để hiện hữu đương nhiên cũng chấm dứt. Đó là định luật Phát Sanh Do Điều Kiện, và định luật này được diễn tả bằng nhiều danh từ tổng quát:

“Khi cái này hiện hữu, cái kia hiện hữu,

Khi cái này phát sanh, cái kia phát sanh

Khi cái này không hiện hữu, cái kia không hiện hữu

Khi cái này chấm dứt, cái kia chấm dứt.”

Nguyên tắc này rất phổ thông, dầu áp dụng vào bất luận trường hợp nào, tác động của tiến trình Sống và Chết cũng nằm trong phạm vi định luật ấy. Sợi dây xích của những yếu tố tạo điều kiện cho đời sống bao gồm 12 vòng khoen (Nidànas) có tên chung là Paticca Samupàda – Tùy thuộc Phát Sanh hay Thập Nhị Nhân Duyên. Một sự hiểu biết thấu đáo về 12 vòng khoen này rất quan trọng. Trong Kinh Maha Nidàna Sutta của bộ Trường Hàm (Dighà Nikàya), Đức Phật dạy Đức nanda như sau:

“Vì không hiểu biết thấu đáo giáo lý này, chúng sanh sống trong cảnh rối loạn như tơ vò.”

Công thức Tùy Thuộc Phát Sanh được trình bày như sau:

“Do Vô Minh tạo điều kiện, Hành phát sanh

Do Hành tạo điều kiện, Thức phát sanh

( Danh, Sắc, . . . ai, Thủ, Hữu, . . . Lão, Tử phát sanh )

Đây là một tiến trình mãi mãi diễn tiến vô cùng tận. Do đó có những lời như sau:

” Nhiều lần lập đi lập lại, người thiểu trí đi tái sanh

Nhiều lần lập đi lập lại, sanh đến rồi tử dến

Nhiều lần lập đi lập lại, người khác đưa chúng ta xuống mồ.”

Định luật này nói thì dễ mà rất khó hiểu. Đây là giáo lý cao siêu thâm diệu nhất mà Đức Phật đã truyền dạy. Chỉ có bằng cách thường xuyên gia công suy tư, chúng ta mới thấu đạt được ý nghĩa sâu xa của pháp này. — đây không giải thích đầy đủ 12 vòng khoen, tuy nhiên để đánh tan một vài quan niệm lầm lạc liên quan đến sự chết, chúng ta phải quan sát tận tường vòng khoen đầu tiên là Vô Minh, thứ nhì là Hành, và thứ ba là Thức; bởi vì 2 vòng khoen đầu tiên đưa đến chết và tái sanh .

Mười hai vòng khoen này, chúng ta phải hiểu ro’ như vậy, không tiêu biểu suông một sự liên tục nối tiếp của nhân và quả, không phải là một lằn ngang trên đó liên tục nối tiếp những hành động và phản ứng của hành động. Gọi là chuỗi dài nhân và quả là sai, bởi vì đây không phải là một chuỗi dài bao gồm nhân và quả nối tiếp nhau theo thứ tự thời gian một cách chính xác. Nói cách khác, Thập Nhị Nhân Duyên không phải là chuỗi dài những yếu tố liên tục nối tiếp yếu tố trước là Nhân sanh yếu tố sau là Quả. Có một vài yếu tố, không phải là tất cả, đồng phát sanh cùng một lúc và mối tương quan giữa yếu tố này với yếu tố kia là điều kiện (duyên) thay vì là nguyên nhân. i~ếu tố này tạo điều kiện cho yếu tố kia phát sanh, chớ không phải là yếu tố này là nguyên nhân sanh ra yếu tố kia. Có tất cả 24 phương cách để tạo điều kiện trong mối tương quan giữa yếu tố này với yếu tố khác. Mỗi yếu tố được tạo duyên để phát sanh và trở lại tạo duyên cho một yếu tố khác phát sanh. Nhiều yếu tố này vừa tác động cùng một lúc, vừa tác động một cách độc lập.

Sau đây là một vài nhận xét về vòng khoen đầu tiên, Vô Minh (vijja). Nói rằng Vô Minh là vòng khoen đầu tiên không phải xác nhận Vô Minh là nguyên nhân đầu tiên của kiếp sinh tồn. Đức Phật quả quyết rằng nguyên nhân đầu tiên, nguồn gốc cùng tột của vạn vật không thể nghĩ đến: “Này chư Tỳ Khưu, giòng sinh tồn quả thật là vô thỉ; không thể tìm ra một khởi điểm.”

Bertrand Russel viết: “Không có lý do nào để giả định thế gian này có một khởi điểm. y niệm chủ trương rằng sự vật phải có một khởi điểm thật sự phát sanh do trí tưởng tượng nghèo nàn của chúng ta.”

Vậy nói về con người, Vô Minh không phải là nguồn gốc sơ khởi của sự vật mà là yếu tố do đó phát sanh đau khổ trong tiến trình sinh tử. Tất cả 12 yếu tố đều là những yếu tố liên tục tiếp diễn. Chỉ khi nào có sự suy tư sâu xa, chúng ta mới thật sự lãnh hội chân lý này; tức thật sự hiểu biết rằng không thể nhận thức được khởi điểm của tiến trình vô tận này.

Vòng khoen đầu tiên Vô Minh là gì? Vô Minh là không hiểu biết những thực tại căn bản và chánh yếu của kiếp sanh tồn tức là thực tại về sự đau khổ hay bất điều hoà; thực tại về sự chấm dứt đau khổ hay bất điều hoà; và thực tại về con đường da^’n đến chấm dứt đau khổ hay bất điều hoà. Nói một cách khác, Vô Minh là không hiểu biết pháp mà chính Đức Phật gọi là Bốn Chân Lý Cao Siêu Thâm Diệu: Tứ Diệu Đế. Vô Minh lúc nào cũng là một cái duyên tai hại. Khi bị những duyên hay điều kiện như vậy chi phối thì chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào tất cả mọi người và tất cả mọi việc.

“Chính Vô Minh da^’n đến cuộc hành trình ảm đạm thê lương, rày đây mai đó – quanh quẩn sinh tử, tử sinh vô cùng tận. Nhưng với người hiểu biết, không còn một kiếp sống tương lai.”

Vòng khoen thứ nhì là Hành. Hành có nghĩa là những hành động cố ý, có ý muốn làm, có tác ý. Danh từ Pàli là Sankhàra. Công thức Thập Nhị Nhân Duyên trình bày như sau: ” Tuỳ thuộc nơi Vô Minh, Hành phát sanh.” Điều này có nghĩa là sự kiện không hiểu biết những thực tại căn bản và chánh yếu của kiếp sanh tồn trở thành yếu tố tạo điều kiện để có những hành động có tác ý của con người. Đúng theo giáo lý của Đức Phật, chỉ có sự hiểu biết và chứng ngộ Tứ Diệu Đế mới có thể giúp con người thấy được thực tướng của sự vật. Trong tình trạng Vô Minh, không hiểu biết Tứ Diệu Đế, không thấy được thực tướng của sự vật, tức không thấy được sự vật đúng theo thực tại của sự vật, con người có những hành động khác nhau. Những hành động có tác ý (Hành) ấy không phải chỉ là kết quả đơn giản và nhất thời của Vô Minh, một lần rồi hết. Vô Minh tiếp tục mãi mãi tạo điều kiện cho Hành phát sanh, ngày nào kiếp sinh tồn còn tiếp diễn. Những hành động có tác ý, hay những năng lực tinh thần này thật đa diện. Trong Thập Nhị Nhân Duyên, danh từ Hành đồng nghĩa với Nghiệp hay tác ý tạo nghiệp. Hai vòng khoen đầu tiên, Vô Minh và Hành thuộc về kiếp sống quá khứ. Tám vòng khoen kế đó từ Thức đến Hữu thuộc về hiện tại; còn Sanh và Lão Tử thuộc về kiếp sống tương lai.

Xem tiếp

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Phần 6