Đối với ta, sự vật có vẻ như là một thực thể đơn thuần, đó là do tính cách kém hoàn hảo của giác quan chúng ta – sự thấy, sự nghe v.v. chí đến sự suy nghĩ. Khoa học đã xác nhận rằng giác quan không thể hướng da^’n ta một cách chắc chắn, không sai lạc. Một thực thể trường tồn, không biến đổi, chỉ là một khái niệm, chỉ là một danh từ, một cái tên mà không có hiện hữu trong thực tế. Đại Đức Nagasena muốn giải thích cho vua Milinda biết đặc tính cấu thành của vạn hữu, nên hỏi Vua đi đến bằng gì, đi bộ hay đi xe. Vua đáp bằng xe.
“-Tâu Đại Vương, nếu Ngài đến bằng xe, xin Đại Vương vui lòng nói ro’, phải cái gọng là xe không; phải cái thùng là xe không, phải cái roi là xe không…?
-Bạch Đại đức, những thứ đó không phải là cái xe.
-Tâu Đại Vương, như vậy cái nào là cái xe thực?
Như vậy, bằng lối tha(`ng thắn phân tích, bằng cách phân chia ra từng thành phần cấu tạo nên cái gọi là xe, Đại Đức Nagasena thành công thuyết phục vua Milinda rằng “dầu nhà vua có nói sao đi nữa thì va^’n không có cái gì đơn thuần gọi là xe cả mà chỉ có những thành phần ráp nối lại với nhau.
Cùng thế ấy, “chúng sanh”, “con người’, “tôi”, chỉ là những danh từ, những chữ không tương ứng chính xác với một cái gì đơn thuần, nguyên vẹn, thực sự, hiện hữu. Không có cái gì như một thực thể đơn thuần, hiện hữu trong thực tế mà có thể gọi như vậy. Trong ý nghĩa cùng tột, chỉ có năng lực luôn luôn biến đổi. Tuy nhiên danh từ sankhàra không phải chỉ liên quan đến vật chất và tánh chất của vật chất – được gọi là Sắc (rùpa) – mà cũng bao hàm luôn phần tinh thần, tâm và tánh chất của tâm – được gọi là danh (namà). Do đó, tâm cũng là một sự phối hợp, giống như thể xác là một sự phối hợp.
Nói rằng tâm là sự phối hợp của nhiều tư tưởng không có nghĩa rằng những tư tưởng ấy đồng thời hiện hữu, cùng tồn tại trong một lúc như những thành phần của cái xe. Đây là sự nối tiếp liên tục của những chập tư tưởng cũng gọi là sát na tâm; một tiến trình không gián đoạn của những tư tưởng – khi là những tư tưởng sân hận, lúc là những tư tưởng phiền não, sau đó có thể là những tư tưởng từ bi, phục vụ v.v., một sự nối tiếp liên tục không gián đoạn, vô cùng tận. Mỗi chập tư tưởng phát sanh, tồn tại rồi hoại diệt, nhường chỗ cho một chập khác, những chập tư tưởng liên tục nối tiếp nhau, chập này đến chập kia, vô cùng nhanh chóng đến đỗi ta có một cảm tưởng như có một cái gì đơn thuần, nguyên vẹn, không biến đổi, gọi là cái “Tâm “; nhưng trong thực tế, không có cái gì trường tồn bất biến mà chỉ có sự trôi chảy của những chập tư tưởng kế tiếp nối đuôi nhau, có thể sánh với sự trôi chảy của một dòng sông. Từng giọt nước kế tiếp nối đuôi nhau và trôi chảy nhanh chóng đến đỗi ta có cảm tưởng như có một cái gì nguyên vẹn, một thực thể không biến đổi gọi là con sông; nhưng đó chỉ là một cảm tưởng, một ảo tưởng. Trong thực tế, dòng sông luôn luôn trôi chảy, luôn luôn biến đổi. Cùng thế ấy, không có một cái gì là một thực thể nguyên vẹn không đổi thay gọi là cái tâm mà chỉ có sự nối tiếp của những chập tư tưởng, một dòng tư tưởng phát sanh rồi hoại diệt. Nếu tôi nói rằng buổi sáng tôi băng qua con sông và buổi chiều tôi băng trở lại, cũng qua con sông ấy; trên thực tế có phải tôi băng qua và băng trở lại cũng một con sông ấy không? Con sông mà tôi băng qua buổi sáng và con sông mà tôi băng qua buổi chiều có phải là một không? Nước sông mà tôi băng qua buổi sáng có phải nước sông mà tôi băng qua buổi chiều không? Vậy nước buổi sáng hay nước buổi chiều là con sông; hay có hai con sông, con sông buổi sáng và con sông buổi chiều; và nếu buổi trưa mà tôi có băng ngang con sông, lại còn có một con sông buổi trưa nữa chăng?
Suy luận như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây, mỗi khoảnh khắc đều có một con sông khác biệt. Như vậy thì đâu là cái gì trọn vẹn mãi mãi tồn tại gọi là con sông? Phải chăng lòng sông hay bờ sông là con sông? Bây giờ chúng ta nhận thức rằng không có cái gì mà chúng ta có thể chỉ và nói “Đây là con sông “. Con sông chỉ tồn tại như một danh từ. Bằng một cách qui ước và để được tiện lợi trong sự thông cảm với nhau, chúng ta đồng ý gọi là con sông những giọt nước riêng biệt nối tiếp nhau trôi chảy vô cùng tận. Cái Tâm cũng y hệt như thế. Tâm chỉ là một luồng trôi chảy của những tư tưởng nối tiếp vô cùng tận. Qúi vị có thể nào chỉ riêng một tư tưởng đang thoáng qua và nói “đây là cái tâm của tôi”, “đây là cái tâm thường còn và không biến đổi của tôi “, có thể được vậy chăng? Một ý tưởng sân hận đối với người kia phát sanh đến tôi, nếu tư tưởng ấy là cái tâm thường còn và không biến đổi của tôi thì làm sao trong một lúc khác lại có những tư tưởng thân hữu cũng đến với người ấy lại phát sanh nơi tôi? Còn nếu tư tưởng thân hữu này cũng là cái tâm thường còn và không biến đổi của tôi thì ra tôi có đến hai cái tâm thường còn và không biến đổi, và hai cái tâm đối nghịch nhau. Nếu tự đặt ra những câu hỏi dài dài theo chiều hướng này, ta sẽ đi đến kết luận là không có một cái gì tương tự như cái tâm bất di bất dịch mà chỉ có một danh từ, một phương tiện để diễn đạt sự liên tục nối tiếp của những tư tưởng. Cái xe, con sông, danh sắc, tất cả đều là những phối hợp, những sự cấu thành. Tự nó, ngoài sự phối hợp, không có xe, không có sông, hay danh sắc gì hết. Không có gì tự nó có đặc tánh vững bền, ổn định, không có gì thích ứng với thực tại, không có gì thường tồn, không biến đổi, không có phần tinh thần nào như một thực thể vĩnh cữu trường tồn, gọi là linh hồn.
Như vậy, nếu thể xác hay Sắc chỉ là một danh từ để diễn đạt sự phối hợp của những yếu tố luôn luôn biến đổi và cũng thế ấy, Tâm hay Danh chỉ là một danh từ để diễn đạt dòng trôi chảy của những tư tưởng liên tục nối tiếp thì sự phối hợp Tâm – vật lý – danh sắc – gọi là con người, không thể là một đơn vị nguyên vẹn thường còn không biến đổi; chỉ là một danh từ, một phương tiện qui ước. Vậy khi chúng ta nói cái xe di chuyển hay một người đi, điều này chỉ đúng theo hình dung, hay chỉ đúng một cách qui ước; bởi vì chúng ta đồng ý với nhau dùng những ngôn từ ấy để diễn đạt những điều như vậy, và bởi vì xuyên qua giác quan, chúng ta thấy có cái xe đang di chuyển và một người đang đi. Trong thực tế và theo ý nghĩa cùng tột, chỉ có sự di chuyển; chỉ có sự đi; do đó, sách Thanh Tịnh Đạo ghi nhận:
“Không có người hành động, chỉ có hành động;
Ngoài sự chứng nghiệm, không có người chứng nghiệm.
Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn luôn trôi chảy,
Đó là quan kiến thực tiễn và chơn chánh.”
Bây giờ có sự liên hệ nào giữa sự phân tích thân và tâm tỉ mỉ công phu như vậy với cái Chết? Mối liên hệ như sau:
Khi sự phân tích tỉ mỉ và công phu ấy khám phá rằng không có một con người mà chỉ có một tiến trình; không có người hành động mà chỉ có hành động; chúng ta đi đến kết luận rằng không có người chết mà chỉ có tiến trình của sự chết. Di chuyển là một tiến trình. Đi là một tiến trình. Chết cũng là một tiến trình. Không có một nhân vật hay một nguyên lực ẩn núp phía sau tiến trình di chuyển hay tiến trình đi; cùng thế ấy, không có một nhân vật hay một nguyên lực ẩn núp phía sau tiến trình chết. Nếu chúng ta có thể giữ quan kiến của mình càng ngày càng đúng hơn, theo đường lối của vi diệu pháp, chúng ta sẽ càng ngày càng giảm bớt luyến ái vào sự vật và càng ngày chúng ta càng giảm bớt tự mình đồng hóa với hành động mình. Và như vậy, dần dần chúng ta vươn mình lên đến mức độ lãnh hội được quan kiến – rất khó thấu đạt – rằng kiếp sống này chỉ là một tiến trình. Đó là sự nhận thức tối đại tối trọng, là sự chứng ngộ vô cùng cao thượng mà con người mê muội có thể đạt đến. Ro’ thật là sáng suốt. Ro’ thật là giác ngộ. Quả thật là một khám phá kỳ diệu có tánh cách thần khải, và khi nhận thức như vậy, bao nhiêu lo âu, bao nhiêu sợ sệt liên quan đến sự chết tan biến mất. Đó là điều rất thuận lý. Khi ánh sáng phát sanh thì đêm tối tan biến; cùng thế ấy, ánh sáng của tri kiến đánh tan đêm tối của vô minh, của lo âu và sợ sệt. Với sự chứng ngộ chân lý, với tri kiến, bao nhiêu lo âu và bao nhiêu sợ sệt được thấy là trống rỗng vô căn cứ. Nói thì rất dễ. Thấu triệt được mới là khó. Tại sao khó thấu đạt đượcđiều này? Là bởi vì chúng ta có thói quen mãi đi theo đường xưa lối cũ. Chúng ta suy tưởng theo những lằn xếp quen thuộc. Trong cuộc hành trình theo dòng tư tưởng, chúng ta nhắm mắt đưa chân theo những đường mòn quen thuộc, cùng với những dấu hiệu sai lạc bên đường, và chúng ta e ngại, chúng ta không đủ nghị lực để băng rừng phá buị, vạch ra con đường mới. Chính chúng ta từ chối không chịu nhận lãnh những lợi ích của một quan kiến chân chánh (Sammà ditthi – chánh kiến), tập tục cố hữu, tự đồng hóa mình với hành động của mình, là môi trường để làm sanh sôi nẩy nở niềm tin sai lầm; ngờ rằng có một “tự ngã”, một cái “ta” nằm dưới hay phía sau những hành động và những tư tưởng của ta. Đó là điểm chánh yếu quan trọng da^’n dắt ta lầm đường lạc nẻo. Đó là điều làm cho ta không thể nhận định được rằng cảm giác về một cái “Ta” nằm bên trong ta không phải gì khác hơn là một luồng tâm thức luôn luôn thay đổi và không bao giờ tồn tại y hệt trong hai khỏanh khắc kế tiếp.
Như Giáo sư W. James nói: “Chính những tư tưởng, tự nó là người tư tưởng”. Trong sự mê muội, chúng ta ôm ấp niềm tin rằng chính luồng tâm thức ấy là dấu hiệu chứng tỏ sự hiện hữu của một cái linh hồn vừa tế nhị vừa huyền ảo. Đó chính là phản ứng của cái tâm trước đối tượng. Trong khi đi, chúng ta không nhận định được rằng chỉ có một tiến trình đi, ngoài ra không có gì khác; không có một người xem như một thực thể đơn thuần, nguyên vẹn không biến đổi. Chúng ta ôm ấp ảo tưởng rằng có cái gì bên trong chúng ta để điều khiển hành động đi. Khi suy tư chúng ta ôm ấp ảo tưởng rằng có cái gì suy tư bên trong chúng ta. Chúng ta không nhận định được rằng đó chỉ là một tiến trình của sự suy tưởng, không có cái gì khác. Không có pháp môn nào ngoài pháp môn suy niệm sâu xa (tham thiền) theo những lời chỉ da^’n của Kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthàna Sutta) mà có thể da^’n dắt chúng ta thoát ra khỏi những quan kiến sai lầm (miccha ditthi – tà kiến).
Ngày nào nhờ gia công tham thiền như vậy, chúng ta dứt bỏ được quan kiến sai lầm mà Đức Phật đã nhiều lần lập đi và nhắc lại, quan kiến mà làm méo mó sự xét đoán và làm mù mờ mọi nhận định về sự vật của chúng ta; chừng ấy, chúng ta mới có thể phát huy tri kiến minh ma^’n và chỉ có trí huệ ấy mới rọi sáng và cho ta thấy ro’ thực tướng của sự vật. Chỉ đến chừng ấy ánh sáng Chân Lý mới bật sáng để cho ta thấy rằng không có ai đang chết mà chỉ có một tiến trình của sự chết, cũng như không có ai đang sống mà chỉ có tiến trình của sự sống. Gia công thực hành suy niệm theo đường lối này có nghĩa là dần dần dứt bỏ một thói quen không tốt đã ăn sâu vào đời sống chúng ta là tự đồng nhất với tiến trình hành động, bằng thân, khẩu hay bằng ý, và do đó, dần dần thay vào bằng thói suy niệm về lý Vô Ngã (natta). N’ étain mama, cái này không phải của tôi. Suy niệm thường xuyên như vậy sẽ đưa đến sự cởi mở dần dần, nới rộng mối dây thắt chặt chúng sanh vào cái “ta”, cái “tự ngã”. Khi mà chúng ta đã chấm dứt, không còn ôm ấp ảo kiến về cái “ta”, khi mà chúng ta đã hòan toàn vượt ra khỏi mọi luyến ái đeo níu theo những ảo tưởng tương tợ, chừng ấy chúng ta có thể vui vẻ và không lo sợ, đối diện với hiện tượng Chết một cách mạnh dạn và bình tĩnh.
Chúng ta vừa thấy rằng những đường lối suy luận về định luật Nghiệp Báo và định luật Cấu Thành có thể cho ta một quan niệm chân chánh về sự chết và có thể giúp ta đối diện với hiện tượng chết với một thái độ thích nghi như thế nào. Còn một định luật nữa mà nếu được hiểu biết thấu đáo, cũng có thể giúp ta như vậy. Đó là định luật Vô Thường (nicca). Đây là yếu tố quan trọng nằm phía sau Đế thứ nhất của Tứ Diệu Đế, chân lý về sự đau khổ. Chính vì có biến đổi, vì không có ổn định, không có cái gì thường còn trong sự vật và trong bất luận vật gì trong thế gian nên có đau khổ, hỗn loạn, không điều hoà trong co’i tạm này. Nguyên tắc biến đổi này được trình bày minh bạch trong câu “anicca vata sankhàn” tất cả các vật cấu tạo đều không bền vững. Trong thế gian này không có cái gì ổn định hay bất động. Dầu ta có muốn hay không, thời gian va^’n biến đổi tất cả sự vật. Trên thế gian này không có cái gì có thể chặn đứng thời gian và không có cái gì có thể tồn tại mãi mãi. Không có sự bền vững, sự ổn định, sự thường còn, bất luận ở đâu trên thế gian này. Luật Vô Thường chi phối toàn thể thế gian này. Vậy, dầu thuộc về tinh thần, dầu là vật chất, tất cả đều tạm bợ, nhất thời và luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi có thể nhanh chóng hay chậm chạp; sự biến đổi có thể dễ hay khó nhận thấy; dễ hay khó tri giác; nhưng chắc chắn có biến đổi. Chúng ta đang sống trong một thế gian luôn luôn biến đổi và trong lúc ấy, chính chúng ta cũng không ngừng biến đổi.
Một cấu tạo vật (sankhàra cũng được gọi là hữu lậu) là sự phối hợp của nhiều yếu tố, và những yếu tố ấy luôn luôn biến đổi. Chúng ta đã được biết như vậy xuyên qua phần trước; vậy vật cấu tạo không phải chỉ là sự phối hợp của nhiều yếu tố. Vật cấu tạo là sự phối hợp luôn luôn biến đổi của những yếu tố luôn luôn biến đổi, bởi vì chính sự phối hợp tự nó cũng đổi thay. Bởi có sự biến đổi nên có tăng có trưởng, có hư có hoại. Tăng trưởng đưa đến hư hoại cũng vì có biến đổi. Tại sao những cánh hoa tươi đẹp tưng bừng nở tung ra để rồi tàn rụi ? Đó là do định luật Vô Thường. Chính định luật này đã làm cho sức khỏe mạnh của thời niên thiếu dần dần nhường chỗ cho sự ươn yếu của tuổi già. Cũng do ảnh hưởng của định luật này, những công trình kiến trúc kiên cố và cao vòi vọi chọc trời hôm nay sẽ phải trở nên cũ ky’ và một ngày xa xôi nào đó sẽ phải sụp đổ. Chính sắc thái này của định luật Vô Thường, tiến trình của sự tan rã, làm cho sắc phải lạt phai, kim phải rỉ sét, gỗ phải mục nát. Vì suy niệm như vậy mà Thi hào Gray viết ra những vần thơ khi đứng nhìn một phần mộ trong vòng thành một ngôi nhà ở vùng quê:
” Sự rực rỡ của vinh quang, sự vẻ vang của quyền thế
Tất cả các điều tốt đẹp ấy, tất cả những gì mà tài sản tạo nên
Đều như nhau, đi đến giờ phút không thể tránh
Con đường vinh quang chỉ đưa đến nấm mồ.”
Đôi khi tác động của định luật Vô Thường không lộ ra ngoài cho ta thấy; chí đến những vật xem hình như rất kiên cố và vững bền, như núi đá cha(`ng hạn. Khoa học đã chứng minh điều này. Dầu những hòn núi đá khổng lồ đi nữa, cũng phải tiêu mòn và tan rã với thời gian – một ngàn, hai ngàn, nhiều ngàn năm về sau. Nơi mà hiện nay là ao hồ rộng lớn có thể trước kia, trong một qúa khứ xa xôi, là một vùng đồi núi. Sự vật phát sanh tự nhiên phải hoại diệt (u+~ppajjitra nirujjhanti): đã phát sanh chúng phải hoại diệt. Đức Phật dạy như vậy. Nhiều chu kỳ trước đây, trái đất với mặt trăng là một. Ngày nay quả điạ cầu va^’n còn hơi ấm và có sự sống nhưng mặt trăng đã lạnh và hết sự sống. Và chính qủa địa cầu này cũng vậy. Khoa học tiên đoán rằng một ngày nào đó địa cầu cũng sẽ mất dần nhiệt độ và khô cằn dần; và trong nhiều chu kỳ sắp tới sẽ không còn sinh vật trên quả địa cầu nữa. Trái đất sẽ thành một hành tinh chết, một mặt trăng khác. Đây là một trong nhiều trường hợp mà tác động của định luật Vô Thường không lộ ra hiển nhiên bên ngoài. Đức Phật cũng có dạy rằng đời sống của quả địa cầu sẽ chấm dứt một ngày kia.
Định luật Vô Thường làm cho sự vật hoại và diệt. Cùng một thế ấy, định luật này cũng có thể làm cho sự vật trưởng thành, tăng trưởng và tiến hóa. Cái hột trở thành cây con, cây con trở thành cây to, nụ trở thành hoa. Tuy nhiên, một lần nữa luôn luôn có sự biến đổi trong tiến trình trở thành. Không có gì ngừng biến đổi. Không có gì không luôn luôn trở thành một cái gì khác, và trưởng thành phải đưa đến hư hoại. Cây phải rụi, hoa phải tàn. Đó là một chu kỳ bất tận; một vòng lẩn quẩn không bao giờ chấm dứt. Sanh rồi diệt, hợp rồi tan, mọc rồi lặn, và sự việc như thế đã gợi cảm cho nhà thơ Shelley:
“Thế gian này đến thế gian khác, tiếp tục xoay vần
từ lúc thành hình đến khi tan rã.
Không khác nào những giọt nước trên dòng sông,
lóng lánh nổ tung và tan biến .”
Không có quyền lực độc đoán nào tạo nên những sự biến đổi ấy. Khuynh hướng đổi thay dính liền, cố hữu trong sự vật. Định luật Vô Thường không những chỉ nói rằng sự vật phải biến đổi mà còn xác nhận rằng tánh cách đổi thay chính là bản chất của sự vật. Ta có thể nghĩ đến bất luận vật nào, vật đó cũng là một phương cách biến đổi và một diều kiện biến đổi. Vô Thường hay biến đổi, là một giả thuyết đã được chấp nhận một giả định đem lại kết quả tốt đẹp của nhà khoa học. Một trong những nhiệm vụ kỳ diệu nhất, cũng là một niềm hãnh diện mạnh mẽ nhất của nhà khoa học là đánh tan ý niệm về sự ổn định, vững bền, bất di dịch và không đổi thay trong thế gian hữu cơ. Chúng ta đã có nghe đề cập đến hạt nguyên tử, – giả định là một thực thể đơn thuần, không thể phân chia – mà ngày nay đã được chứng minh là sự phối hợp của nhiều năng lực. Trong khi nhà khoa học áp dụng định luật Vô Thường vào lãnh vực vật thể và chia chẽ các đơn vị ra làm nhiều thành phần thì Đức Phật đã áp dụng cũng định luật ấy vào trọn vẹn guồng máy phức tạp “Danh Sắc”, Tâm – vật chất, và chia chẽ cái được xem là đơn vị chúng sanh ra làm 5 nhóm thành phần gọi là Ngũ u+~ẩn (panca khandha). Đức Phật đã đi xa hơn nữa và giải thích tại sao ngũ uẩn không ổn định, vững bền, mà chỉ tồn tại nhứt thời; tại sao ngũ uẩn tan rã, và tại sao những uẩn mới phát sinh liền theo đó và nối tiếp cái đã qua. Mỗi sự vật đều tác động qua 3 giai đoạn sanh, trụ, dị, diệt. Tư tưởng cũng phải trãi qua 3 giai đoạn kể trên.
Khi Đức Phật đề cập đến 4 thành phần chính yếu cấu tạo thế gian (Tứ Đại) và dạy rằng 4 thành phần này cũng bị định luật Vô Thường chi phối, Ngài xác nhận rằng thể xác của con người cũng do tứ đại cấu thành chắc chắn phải chiụ ảnh hưởng của định luật Vô Thường.
Như vậy tấm thân nhỏ bé này là gì? Đức Phật hỏi ” Có chăng một cái gì trong ấy mà ta có thể nói “đây là tôi hay của tôi ” không? Không, quả thật không có gì hết.
Càng sớm hiểu biết tác động của định luật Vô Thường, ta càng có thể thọ hưởng những lợi ích của sự biến đổi ấy, và càng có thể uốn nắn thuận chiều nếp sống của ta; những hành động bằng thân, khẩu, và ý của ta, và gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp. Người nào hiểu biết sự tác động tế nhị của định luật Vô Thường này cũng hiểu biết phần tâm linh, “Danh” có thể đổi thay như thế nào do những hành động cố ý. Dầu có đi sâu vào ác nghiệp như thế nào, con người bất thiện cũng hiểu rằng cái ác, cái bất thiện (akusala) không phải là một trở ngại bất di bất dịch không thể vượt qua, bởi vì một cái tâm bất thiện cũng có thể đổi thay. Do định luật Vô Thường, tốt có thể trở thành xấu, mà xấu cũng có thể trở thành tốt. Người ấy biết rằng, bằng cách thường xuyên suy niệm về điều thiện; tâm thiện sẽ phải dần dần phát sanh. Suy niệm thường xuyên về điều thiện sẽ làm phát sanh khuynh hướng thiện trong tâm, và một khi những khuynh hướng thiện phát sanh, tức nhiên những khuynh hướng bất thiện phải chấm dứt. Khi tư tưởng và khuynh hướng của người ấy biến đổi từ xấu ra tốt, và tâm của người ấy đã thấm nhuần những khuynh hướng tốt, lời nói và hành động của người ấy đương nhiên cũng trở nên tốt hơn. Với giới đức càng ngày càng trong sạch, tâm càng dễ an trụ vào định; tâm định càng mạnh, càng dễ thành tựu trở nên cao siêu. Như vậy cái bất thiện bên trong người kia đã dần dần trở thành thiện. Người xấu trở nên tốt. Bằng những hành động cố ý, chúng ta có thể nương theo định luật Vô Thường, để thành đạt những lợi ích cao thượng nhất. Con người trước kia xấu, bây giờ trở thành tốt, theo ý nghĩa cao đẹp nhất của danh từ. Một người tốt luôn luôn an vui. Người tốt không bao giờ sợ chết, vì không lo sợ những gì có thể xảy ra sau kiếp sống này. Một người như thế được mô tả trong Kinh Pháp Cú:
“Người làm điều thiện thỏa thích trong thế giới này,
Thỏa thích trong thế gian kế.
Trong cả hai thế gian, người hành thiện sống thỏa thích.”
Xem tiếp