Tử Niệm ( Phần 4 ) – Thích Nữ Minh Tâm

Tử Niệm - Suy ngiệm về cái chết

Vòng khoen thứ ba là Thức (Vinnàna). Công thức Thập Nhị Nhân Duyên trình bày:” Tùy thuộc nơi Hành, Thức phát sanh.” Thức ở đây có nghĩa là Thức tái sanh hay Thức nối liền. Như vậy đúng theo tinh thần của công thức này, đời sống tâm linh của một người trong hiện tại do nơi những hành động tốt hay xấu, tức nghiệp thiện hay bất thiện của người ấy trong quá khứ tạo điều kiện để phát sanh. Nói cách khác, luồng tâm của một người trong kiếp hiện tại tùy thuộc nơi nghiệp của người ấy đã tạo trong qúa khứ. Công thức này vô cùng quan trọng bởi vì có liên quan đến sự nối liền hai kiếp sống, quá khứ và hiện tại, và do đó liên quan đến sự tái sanh. Vì lẽ ấy, vòng khoen này được gọi là Patisandhi Vinnàna, Thức nối liền hay Thức tái sanh. Ta có thể ngạc nhiên vì sao những hành động trong qúa khứ lại tạo điều kiện để tái sinh trong hiện tại. Khoa học dựa trên những dữ kiện trong kiếp sống hiện tại để giải thích hiện tượng Sanh. Nhà sinh lý học nói rằng do sự phối hợp của cha và mẹ nên có sinh sản. Theo Phật Giáo, nếu chỉ có 2 yếu tố ấy ắt không đủ để tạo điều kiện cho sự sanh vì hai yếu tố này thuần túy vật chất. Trong một hệ thống tâm vật lý, một sự phối hợp danh sắc gọi là con người nếu phát sanh từ hai yếu tố hoàn toàn vật chất mà không có yếu tố tinh thần nào thì quả là không hợp lý. Đức Phật dạy rằng có một yếu tố thứ 3, thêm vào hai yếu tố thuần túy vật chất của cha và mẹ, và cũng cần thiết như 2 yếu tố trên. i~ếu tố thứ 3 ấy là Patisandhi Vinnàna, Thức Tái Sanh. Trong một cây đèn, nếu chỉ có dầu và tim không, ắt không thể có ánh sáng. Ta có thể dùng một loại tim đèn thượng hạng, hay ta có thể ngâm cái tim vào cả một thùng dầu, nhưng nếu chỉ có tim đèn và dầu, ắt không bao giờ có ánh sáng. . . cho đến lúc có một tia lửa từ bên ngoài đưa vào. Chỉ đến chừng ấy dầu và tim đèn mới bắt đầu tạo nên ngọn lửa và do đó có ánh sáng. Chúng ta đã ghi nhận rằng hành động trong quá khứ là những năng lực thật sự, những năng lực tinh thần nghiệp quá khứ phóng thích những năng lực, và các năng lực này đủ mạnh để tạo điều kiện cho một chúng sanh tái sanh vào cảnh giới thích ứng với bản chất của những hành động quá khứ đã được thực hiện. Những năng lực này tạo nên cái được gọi là Patisandhi Vinnàna, Thức Tái Sanh; yếu tố thứ 3 của Thập Nhị Nhân Duyên. i~ếu tố có nhiều tiềm lực này phối hợp với 2 yếu tố vật chất để tạo điều kiện cho thai bào phát sanh và nảy nở một cách tự nhiên trong lòng bà mẹ. Cũng như giấc ngủ không làm trở ngại nào cho sự liên tục sinh hoạt, hoạt động của thể xác, do nguyên tắc liên tục sinh tồn bên trong; cùng thế ấy, cái chết không gây trở ngại nào cho sự liên tục sinh tồn của một chúng sanh, vì Chết chỉ là tiếp tục sống trong một kiếp sống mới, cùng trong một cảnh giới hay một cảnh giới thích ứng khác, do nơi ý chí muốn sống còn lại, với nguyên vẹn năng lực, vào lúc thể xác chấm dứt hoạt động và bắt đầu tan rã. Và như vậy, dòng sinh tồn, tiến trình sống va^’n liên tục tiếp diễn. Trong khi ấy năng lực của Nghiệp Lực quá khứ uốn nắn hình thức thích ứng trong một cảnh giới sinh tồn thích ứng. Gieo hột trên đất ắt có cây mọc lên. Tuy nhiên chỉ hột và đất không, mặc dầu có sự tiếp xúc hột và đất, sẽ không tạo nên cây, phải có những yếu tố khác phát xuất từ bên ngoài mà ta không trông thấy được, như ánh sáng, không khí, ẩm độ, nhiệt độ v.v. phải có sự phối hợp của đầy đủ tất cả những yếu tố ấy tạo điều kiện cho cái cây mọc lên. Nói về sự tái sanh của một người hay một chúng sanh, yếu tố vô hình từ bên ngoài ấy là nghiệp lực cuối cùng lúc một người lâm chung, hay để diễn đạt một cách khác, là năng lực tái tạo của ý chí muốn sống.

Có cần phải nghi ngờ gì về tiềm năng của nghiệp quá khứ để tạo nên kiếp sinh tồn hiện tại không? Có còn hoài nghi tại sao những hành động trong một kiếp sống lại có thể tạo điều kiện cho tâm thức phát sanh trong một kiếp khác không? Nếu có, ta hãy bình tâm suy tư về bản chất đa diện và không ngừng nghỉ của hành động, hãy nghĩ tới trạng thái đặc biệt của đời sống, nghĩ tới đặc chất của một cá nhân trong một khoảnh khắc của kiếp sinh tồn. Khi đã nắm vững, đầy đủ và trọn vẹn, thực tại của bản chất đa diện và không ngừng nghỉ của những hoạt động của con người, ta hãy tự nêu lên câu hỏi: i hay Cái gì đưa đến thúc đẩy các hoạt động ấy? Ta sẽ thấy rằng hành động của con người do trăm ngàn ý muốn và bám viú, tham dục và luyến ái, mà nếu phăng lên mãi đến mức cùng tột, đó là y Muốn Sống.

y Chí Muốn Sống ấy, dầu ta gọi nó bằng danh từ nào, cũng là yếu tố thúc đẩy tất cả hành động. Chúng ta ăn, làm việc, tranh đấu, thâu nhận, chúng ta tiến bộ, thù hận, thương yêu, âm mưu, thảo kế họach, chúng ta thất vọng v. v. tất cả những điều ấy chỉ là để cho chúng ta có thểsống. Chí đến nghe ý muốn tự quyên sinh, mặc dầu thoáng nghe hình như mâu thua^’n, cũng phát sanh do y Chí Muốn Sống; sống không bị vấn vương trong rối loạn và thất vọng. Chúng ta hãy xét hậu quả chồng chất của hàng trăm hàng ngàn hành động của chúng ta, trong mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây, và nhiều năm như thế, thực hiện dưới sự thúc đẩy của lòng ham muốn. Tất cả những hành động bằng thân, khẩu, ý, ấy là Nghiệp; tất cả là những năng lực được phóng thích; tất cả là những năng lực có khả năng tạo tác. Quả thật khó tưởng tượng rằng khi mà kiếp sống hiện tại chấm dứt, bao nhiêu năng lực hiện hữu ấy cũng sẽ chấm dứt cùng một lúc. Vào bất luận lúc nào, luôn luôn sẽ còn lại một số năng lực đáng kể của nghiệp tích tụ. Những năng lực hay sức mạnh ấy chứa đựng những tiềm năng thu hút cái điều kiện đưa đến tái sanh trong một kiếp sống mới. Những năng lực hay sức mạnh ấy đủ mạnh để tạo điều kiện sống trở lại, khi mà cái thể xác cùng sinh hoạt chung với nó không còn hoạt động nữa. Vậy đó là nghiệp lực cuối cùng chấm dứt một kiếp sống của người lâm chung; hay nói cách khác, đó là năng lực tái tạo của y Chí Muốn Sống. Tóm lại, y Chí Muốn Sống tạo điều kiện để có thể sống trở lại. Bây giờ ta sẽ thấy tại sao nghiệp lực chấm dứt kiếp sống của người lâm chung trở thành yếu tố thứ 3 thuộc về tâm linh, phối hợp với 2 yếu tố vật chất là tinh trùng và minh châu của cha và mẹ để tạo điều kiện cho hiện tượng sanh trong tương lai.

Chính Thức Tái Sanh hay Thức Nối Liền này là nòng cốt cho một sự phối hợp danh sắc, tâm vật chất mới. Năng lực ấy là hậu quả phát sanh do những hành động có tác ý trong quá khứ. Khoa học xác nhận rằng năng lực không thể tan biến mất tiêu, mà có thể trở thành một hình thức năng lực khác. Tại sao những năng lực hùng mạnh của nghiệp quá khứ, do ai Dục thúc đẩy và y Chí Muốn Sống bồi dưỡng còn tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ trong một kiếp sống mới, mặc dầu ở trong một cảnh giới khác hay bằng một phương cách khác?

Chúng ta có thể tự hỏi, cái gì đi từ kiếp sống này qua một kiếp khác? Có phải nghiệp lực hay năng lực của hành động, hay là hậu quả của những năng lực ấy đi? Hay chính cái tâm đi? Câu trả lời là một chữ “Không” quả quyết. Không có cái gì chuyển đi từ nơi này sang nơi khác. Nhưng năng lực của những hành động trong quá khứ thật là hùng mạnh và có thể tự biểu hiện, và biểu hiện ảnh hưởng của nó từ một nơi xa xôi. Khoảng cách không bao giờ là một trở ngại cho Nghiệp Lực. Trong Kinh Nàha Tanha Sankhàya Suttanta của bộ Trung Hàm (Majjhi nea Nikàya), Đức Phật mạnh mẽ quở rầy Tỳ khưu Sati vì vị này nói rằng “theo giáo lý Đức Phật, chính cái tâm chuyển đi từ kiếp nầy sang kiếp khác”.

Không cần có sự tiếp xúc giữa tâm và vật chất để tâm có thể ảnh hưởng đến vật chất. Trong bài diễn văn nói về khoa học tâm linh, Sir William Crooke nói: “Kinh nghiệm đã chứng minh rằng bằng cách vận dụng ý chí mạnh mẽ, tâm có thể tác động như một đòn ba^’y tinh thần để ảnh hưởng đến sự vật.”

Khi vật mà năng lực ấy tác động ở một nơi xa xôi, trong cảnh giới khác cha(`ng hạn, chúng ta chỉ dùng một hình dung ngôn từ để nói rằng cái nghiệp chuyển đi hay năng lực tinh thần ấy chuyển sang. Đã nhiều lần và bằng nhiều hình ảnh khác nhau, Đức Phật dạy rằng không có cái gì đi hay chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Đó chỉ là tiến trình của một điều kiện hay duyên, ảnh hưởng đến một điều kiện khác. Năng lực hậu quả của nghiệp do những hành động quá khứ tạo nên có một sức mạnh hùng hậu đến mức độ có thể tạo điều kiện cho một thai bào phát sanh trong một thế gian khác, cùng với một tâm thức.

Một điểm quan trọng khác cần phải ghi nhớ. Thức Tái Sanh chỉ phát sanh khi đứa bé chưa sanh. Ta có thể nói rằng khi đứa bé còn nằm trong lòng mẹ, tâm thức chỉ hiện hữu một cách tiêu cực (trong trạng thái Bhananga); bởi vì lúc ấy, đứa bé chỉ là một phần trong cơ thể người mẹ, và không có sự sống riêng biệt, độc lập, cũng chưa tiếp xúc với thế gian bên ngoài. Tuy nhiên, khi đứa bé lọt lòng mẹ, có một kiếp sinh tồn riêng biệt, chừng ấy ta có thể nói rằng bản chất Bhananga của trạng thái thai bào lần đầu tiên nhường chỗ cho một tiến trình tâm thức đầy đủ gọi là Vithi Citta (lộ trình tâm).

Xem tiếp

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Phần 6