Tử Niệm ( Phần 1 ) – Thích Nữ Minh Tâm

Tử Niệm - Suy ngiệm về cái chết

Lời mở đầu:

Thực sự, tôi không biết tác giả tài liệu “Tử Niệm” này là ai. Hơn mười năm trước, rất tình cờ may mắn, tôi nhận được tập tài liệu này do Sư Cô Tâm Thường trao lại.

Ngày đó, tôi cũng không quan tâm lắm những gì trong tập tài liệu này mặc dù tôi đã đọc nó vài ba lần để tìm hiểu xem tác giả muốn nói cái gì. Với số tuổi còn trẻ, tôi chưa hề nghĩ tới một ngày nào đó mình sẽ già và sẽ chết cả. Cái Chết, đối với tôi sao xa lạ quá. Tuy nhiên, với bản tánh rất kính trọng tư tưởng Thánh Hiền và các bậc thạc đức, cũng như rất quí sách vở, tôi đã tự nhủ lòng là sẽ cố gắng soạn lại và in tập tài liệu này ra để gọi là chia sẻ tư tưởng với tác giả.

Ngày nay, tuổi đời chồng chất, tôi đã thấm hiểu một phần giáo lý nhà Phật qua định lý thực tiễn nhất, tàn khốc nhất của thân phận con người. “Chết” là qui luật, “Chết” là một sự thực không ai có thể phủ nhận hay chối bỏ, chạy trốn, “Chết” là trạm dừng chân cuối cùng của vạn loại chúng sanh trong một kiếp sống.

Vậy, nếu đã không chối bỏ được, chúng ta nên can đảm đối diện nó, nhìn tha(`ng vào nó như tác giả “Tử Niệm” đã làm, để từ đó, chúng ta sẽ tìm đúng cho mình một định hướng ro’ rệt.

Mời qúi vị cùng tôi đi vào lộ trình Sanh Tử.

Suy Nghiệm Về Cái Chết

Đối với hạng người thông thường, cái Chết không bao giờ có thể là một đề tài hấp da^’n; dầu để thảo luận hay để thuyết trình. Chết là một cái gì buồn thảm. thê lương, ảm đạm, là áp bức, là cái gì thật sự giết chết mọi niềm vui; chỉ có thể thích hợp làm đầu đề cho những câu chuyện giữa đám tang chay.

Hạng người thông thường co rút trở vào nằm bên trong cái Ta của mình, luôn luôn đi tìm dục lạc, luôn luôn rượt bắt chạy theo những gì kích thích và thỏa mãn dục vọng, mà không bao giờ dừng chân lại để bình tĩnh ngồi xuống và nghiêm chỉnh suy ga^’m rằng chính những thú vui vật chất và những thỏa mãn dục vọng kia rồi sẽ phải chấm dứt ngày nào.

Nếu lời khuyên nhủ sáng suốt không đủ năng lực để thúc giục người thiếu suy tư, người mãi mê chạy theo dục lạc ngũ trần, nên dừng bước lại để khảo sát rành mạch và nhận định rằng Thần Chết có thể đến với bất luận ai, vào bất cứ lúc nào, thì chỉ đến khi dưới mái nhà của chính họ, cái chết đột ngột đến và mang theo một người thân yêu; chỉ đến chừng ấy, họ mới bừng tỉnh dậy từ trong giấc mộng êm đềm của dục lạc, và sững sờ chợt thấy mình bỗng nhiên đứng trước sự thật trắng trợn, phũ phàng và khắc nghiệt của kiếp nhân sinh. Chỉ đến chừng ấy, họ mới mở bừng mắt ra và mới bắt đầu tự hỏi “Tại sao có những hiện tượng oái oăm như vậy? Tại sao không ai tránh được cái chết? Tại sao có những cuộc ra đi đau lòng cướp theo đời sống và mọi niềm vui của kiếp sống?

Đối với phần đông chúng ta, có một lúc nào đó, cảnh tượng chết chóc khêu gợi cho chúng ta những tư tưởng thâm diệu nhất và những câu hỏi sâu xa nhất: “Đời sống có giá trị nào; sống có ích gì nếu những thân hình đẹp đẽ và một thời có khả năng thực hiện nhiều công trình vĩ đại giờ đây chỉ còn là một xác chết lạnh teo, nằm trãi dài cứng đơ như một vật vô tri vô giác? Đời sống có gía trị nào, sống có ích gì, nếu cặp mắt kia có lần sáng tỏ trong niềm vui, có lần rực rỡ trong tình yêu, giờ đây đã mãi mãi nhắm lại, im lìm không linh động?”

Những ý tưởng tương tợ, chúng ta không nên xua đuổi hay đè nén. Nếu chúng ta bình tâm suy ga^’m một cách sáng suốt, những tư tưởng có tánh cách tìm hiểu như thế ấy, cuối cùng chúng ta sẽ mở rộng được những khả năng vĩ đại cố hữu của tâm trí con người để thâu nhận và lãnh hội những chân lý cao siêu nhất.

Theo đường lối suy tư của người con Phật, “Chết” không phải là một đề tài phải la^’n tránh hay xua đuổi, mà là cái chìa khóa để mở cánh cửa đưa vào những gì được xem là bí ẩn của cuộc đời. Chính nhờ hiểu biết cái Chết, mà ta hiểu được sự Sống; bởi vì hiểu theo một chiều hướng, Chết là một phần trong tiến trình Sống. Theo một lối hiểu khác, Sống và Chết là hai giai đoạn tận cùng của một tiến trình, hai đầu của một luồng trôi chảy, và nếu hiểu biết đầu này, thì cũng hiểu được đầu kia. Do đó, khi hiểu ý nghĩa và mục tiêu của sự chết, ta cũng hiểu được ý nghĩa và mục tiêu của kiếp nhân sinh. Chính nhờ gia công suy niệm về sự Chết mà một ngày nào đó, tư tưởng mạnh mẽ sẽ đến với ta để làm mềm dịu đi những quả tim chai đá nhất để thắt chặt dây thân ái giữa người nầy với người kia; để phá tan những hàng rào giai cấp, đa(`ng vị, và san bằng những ranh giới chủng tộc giữa những người cùng sống trên một thế gian; cùng chịu chung một số phận là phải chết.

Cái Chết có khả năng san bằng rất vĩ đại. Tự cao tự đại vì sanh trưởng trong một gia đình giàu sang, quyền quí; ngã mạn vì địa vị ăn trên ngồi trước, kiêu căng vì nhiều tiền lắm của, quyền thế . . .tất cả đều phải nhường cho ý nghĩa về cái chết không thể tránh. Cái chết có khả năng đàn áp tất cả. Chính sắc thái “san bằng ” của sự Chết đã gợi cảm hứng cho một nhà thơ:

“Nào ấn tín, nào áo mão cân đai,

Tất cả đều phải sụp đổ,

Và trong đám cát bụi, tất cả đều ngang nhau,

Dưới những nhát cuốc, những lưỡi xuổng.”

Chính nhờ suy niệm về sự Chết mà ta có thể tiêu diệt tánh tự cao ngã mạn. Chính nhờ suy niệm về sự Chết mà ta tìm lại được thế quân bình cho cái tâm qúa đỗi chao động của ta. Chính nhờ suy niệm về sự Chết mà ta có thể tăng cường, làm cho vững chắc, và lèo lái cái tâm vô cùng bất định của ta lúc vẩn vơ theo chiều này, lúc buông trôi theo hướng khác, không biết đi về đâu, không nhắm một múc tiêu nào. Không phải không có lý do mà Đức Phật hằng nhắc nhở hàng môn đệ của Ngài nên suy niệm về cái chết với lời lẽ vô cùng khẩn thiết. Lối suy niệm này được gọi là ” Maranànusati bhavana” (gom tâm an trụ và suy niệm về sự Chết). Người nào muốn thực hành pháp môn này phải ghi nhận trong tâm, không phải chỉ trong những lúc ngồi tham thiền mà từng giây từng phút, luôn luôn không lúc nào quên. “Maranam bhavasati” là một trong những đề mục cổ điển được trình bày rành mạch trong sách Thanh Tịnh Đạo (Visudhi Magga) và sách này ghi nhận ro’ ràng muốn gặt hái đầy đủ kết qủa, hành giả phải thực hành pháp này theo đường lối chân chánh, nghĩa là với tâm niệm (Sati), với sự nhận thức về tánh cách gấp rút của pháp này (Samvega) và với sự hiểu biết minh ma^’n (Nana).

Thí dụ như một hành giả trẻ tuổi không nhận thức được mạnh mẽ rằng cái Chết có thể đến với mình bất luận lúc nào, mà xem đó là một diễn biến chỉ xảy ra lúc tuổi già, trong một tương lai xa xôi thì tức nhiên công trình suy niệm về sự Chết của hành giả sẽ kém phần minh bạch, kém năng lực, và như vậy, không da^’n đến thành công.

Về hiệu năng của công trình suy niệm về cái Chết này, chúng ta có thể nhận thức xuyên qua đoạn sau của sách Thanh Tịnh Đạo:

“Vị đệ tử đã gia công thực hành đề mục suy niệm về sự Chết luôn luôn giác tỉnh, không tìm thỏa thích trong bất luận hình thức sinh tồn nào; từ bỏ mọi khát vọng đeo níu theo đời sống, chế ngự mọi hành động bất thiện, thoát ra mọi ham muốn về những điều cần thiết cho đời sống, tri kiến của hành giả về đặc tính vô thường của vạn pháp trở thành kiên cố; hành giả nhận thức bản chất đau khổ và vô ngã của kiếp sinh tồn, và trong giờ phút lâm chung, hành giả không sợ sệt, va^’n luôn luôn giữ tâm niệm an lạc, luôn luôn tự chủ, tự kềm chế lấy mình. Cuối cùng, nếu trong chính kiếp sống này, hành giả không chứng ngộ được Niết Bàn, thì sau khi chết, hành giả cũng sẽ tái sanh vào nhàn cảnh.

Chúng ta thấy rằng suy niệm về sự Chết không những thanh lọc tâm, làm cho tâm trở nên vi tế và thanh cao hơn, mà còn làm cho cái Chết mất đi phần đáng kinh sợ, và trong khoảnh khắc cực kỳ long trọng, lúc mà con người cố bám víu lấy hơi thở cuối cùng, giúp cho hành giả đương đầu với hoàn cảnh một cách bình tĩnh và mạnh dạn. y nghĩ về sự Chết không bao giờ làm cho tâm hành giả chao động. Hành giả đã chuẩn bị và sa(‘n sàng đối phó với diễn biến mà phần đông xem là đáng kinh sợ này. Chính con người như thế ấy mới có thể tuyên bố một cách chắc chắn: “Này Tử Thần, còn đâu là nọc độc của ngươi?”

Trong bộ nguttara Nikàyà, Đức Phật dạy:

“Này chư Tỳ Khưu, có mười ý niệm mà nếu chúng ta làm cho nó tăng trưởng, nếu ta hết lòng chú trọng đến nó sẽ đem lại kết quả lớn lao, đem lại nhiều lợi ích trọng đại để đưa chúng ta vào Niết Bàn, để chấm dứt trong Niết Bàn. ”

Một trong 10 ý niệm ấy là “Sự Chết”. Suy niệm về cái Chết và những hình thức phiền não khác như tuổi già, bệnh tật . . . là một khởi điểm thuận lợi trong cuộc lắng tâm khảo sát dai da(`ng và cuối cùng da^’n đến thực tại. Đó là những điều đã xảy đến với Đức Phật. Có phải chăng cảnh tượng một người già nua lụm cụm, và tiếp theo đó, cảnh tượng một xác chết, đã thúc giục Thái Tử Sĩ Đạt Ta từ bỏ đời sống vương giả, xa lìa cha già, vợ đẹp, con thơ và một tương lai huy hoàng rực rỡ để dấn thân vào cuộc hành trình gian lao kham khổ tìm Chân Lý, một cuộc hành trình đã chấm dứt vô cùng vẻ vang trong đạo quả giác ngộ và hạnh phúc Niết Bàn.

Khuynh hướng e ngại của con người thông thường mỗi khi nhắc đến vấn đề chết chóc, thì tình trạng bỡ ngỡ, không vui thích tự nhiên phát sinh, thúc giục con người thông thường ngẩng mặt làm ngơ mỗi khi có ai đề cập đến sự Chết, đều do bản tánh yếu ớt của conngười; đôi khi vì sợ sệt, lắm lúc do ái dục, nhưng luôn luôn vì Vô Minh. Khuynh hướng la^’n tránh không muốn hiểu biết cái Chết cũng tương tợ như khuynh hướng e ngại của một người, mặc dầu nghe trong mình có điều gì bất thường va^’n không muốn nhờ bác sĩ chẩn bịnh; vì sợ bác sĩ tìm ra một chứng bệnh mà mình không muốn có. Chúng ta phải học và phải biết gía trị của sự cần thiết phải đối phó với thực tế. Tình trạng an toàn luôn luôn nằm trong Chân Lý. Chúng ta hiểu biết hoàn cảnh của chúng ta càng sớm chừng nào càng được an toàn chừng đó; bởi vì chỉ đến chừng đó, chúng ta mới có thể hành động, bước những bước tiến cần thiết để cải thiện những hoàn cảnh ấy. Thành ngữ “— đâu mà dốt nát là hạnh phúc thì làm người sáng suốt là điên khùng” không thể áp dụng ở đây. Sống mà không suy tưởng đến sự Chết là sống trong thiên đường của người điên. Sách Thanh Tịnh Đạo có dạy:

“Bấy giờ khi một người thật sự là trí tuệ thì điều mà người ấy luôn luôn phải làm là “Suy Niệm về Cái Chết ” với tất cả năng lực hùng mạnh.”

Đã hiểu biết tại sao tất cả năng lực hùng mạnh của ta phải đặt vào công trình suy niệm về cái chết, ta hãy bước vào chính những suy tưởng ấy. Câu hỏi đầu tiên mà một tâm hồn suy tư nêu lên cho mình là: “Nguyên nhân của sự chết là gì? Do đâu ta chết?”

Thử hỏi một nhà sinh lý học “Chết là gì?”, vị ấy sẽ trả lời rằng đó là sự ngừng hoạt động của cơ thể. Khi cơ thể của một người ngừng ha(`n mọi hoạt động, ta nói rằng người ấy chết. Hỏi, cái gì làm cho cơ thể ngưng ha(`n hoạt động, quí vị sẽ được trả lời rằng, nguyên nhân kề cận nhất là sự ngưng đập của trái tim. Tại sao tim ngưng đập? Vì chứng bệnh của phần nào đó trong hệ thống cơ thể đã làm ngừng ha(`n hoặc làm yếu đi, gây ra tình trạng chết mòn cho một bộ phận khác của cơ thể và cuối cùng tạo ra một gánh nặng quá cho trái tim – bộ phận duy nhất bơm máu nuôi cơ thể. Vậy cuối cùng, trái tim ngừng đập vì chứng bệnh của bộ phận kể trên. Hỏi nhà sinh lý học, cái gì gây ra chứng bệnh ấy? a^~ng ta nói bịnh là một tình trạng hoạt động bất thường của một bộ phận nào trong cơ thể, và có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh như vi trùng, như nếp sống bất kể nguyên tắc vệ sinh, hoặc nữa như tai nạn . . . Mỗi nguyên nhân kể trên có thể gây xáo trộn cho một bộ phận nào trong cơ thể và do đó gây bệnh. Hỏi nhà sinh lý học, cái gì làm cho vi trùng phát sanh, cái gi làm cho ta có nếp sống ngoài những nguyên tắc vệ sinh và cái gì tạo nên tai nạn. Đáp: ” Tôi không biết, tôi không thể nói”.

Chắc như vậy, đến đây nhà sinh lý học không thể giúp ta hiểu biết thêm về cái chết, bởi vì câu hỏi đã vượt ra ngoài phạm vi sinh lý học, và đã vào lãnh vực phẩm hạnh của con người, lãnh vực đạo đức. Hai người cùng ở trong một môi trường có vi trùng. Tại sao đôi khi người có sức kháng bệnh kém lại không nhiễm độc mà người mạnh hơn lại phải bệnh? Ba người cùng đi ngang qua một đoạn đường trơn trợt. Tại sao một người té bể đầu, một người chỉ bị thương tích sơ sài, còn người thứ ba lại không việc gì? Đó là những câu hỏi mà ta không thể trông đợi nhà sinh lý học giải đáp một cách rành mạch; bởi vì công việc của ông ta là nghiên cứu về cơ thể con người. Ta cũng không thể trông đợi một lời giải đáp thỏa đáng ở một nhà tâm lý học, vì ngành chuyên môn của ông ta là nghiên cứu về cái tâm của con người. Ta phải tìm câu trả lời ở xa hơn ngoài phạm vi của các nhà sinh tâm lý học. Chính nơi đây mà tâm lý học Phật Giáo trở thành hấp da^’n. Chính nơi đây mà định lý Nghiệp Báo – cũng gọi là Định Luật Nhân Quả hay Hành Động và phản ứng của hành động – đặc biệt thu hút bộ óc khảo sát và tìm hiểu. Chính nơi đây Lý Nghiệp Báo đặt chân vào và giải đáp các câu hỏi khác nữa. Sau đó chính Lý Nghiệp Báo quyết định tại sao người này nhiễm độc, còn người kia không nhiễm. Chính Lý Nghiệp Báo quyết định tại sao ba người cùng đi qua đoạn đường trơn trợt mà hậu quả xảy đến cho mỗi người lại khác nhau. Do Nghiệp Báo, mỗi người đi vào cuộc đời như thế nào, thích ứng với điều mình đáng phải được như thế, không nhiều hơn cũng không kém hơn. Hoàn cảnh của mỗi người trong đời sống, cùng với những phần vui buồn khác nhau, nhiều hay ít, chỉ là hậu quả của những hành động thiện hay bất thiện trong qúa khứ. Như vậy ta thấy rằng Nghiệp Báo là kế toán viên rất chính xác. Mỗi người thêu dệt màn lưới số phận của mình. Mỗi người là một kiến trúc sư xây dựng tương lai cho mình. Và như Đức Phật dạy trong bộ nguttara Nikàya:

“Chúng sanh là chủ nhân của hành động mình. Và hành động là cái thai bào từ trong ấy chúng sanh được sanh ra. Chúng sanh bị trói buộc bằng sợi dây hành động của mình. Hành động là nơi nương tựa. Bất luận hành động nào mà chúng sanh thực hiện, thiện hay bất thiện, chúng sanh cũng là kẻ thừa kế của những hành động ấy.”

Hành động có nhiều loại. Cùng thế ấy, phản ứng của hành động cũng có nhiều loại. Do đó, có nhiều nguyên nhân khác nhau đưa đến cái chết cho nhiều người khác nhau trong nhiều trường hợp khác nhau. Mỗi nguyên nhân có một hậu quả riêng biệt. Mỗi hành động gây một phản ứng riêng biệt. Đó là một định luật vĩnh cữu, không bao giờ thay đổi.

Khi Nghiệp Báo được đề cập đến như một định luật, ta không nên nghĩ rằng có một quốc gia hay một chính quyền ban hành ra luật ấy; điều này hàm xúc ý nghĩa rằng cũng không có một người ban hành ra định luật ấy. Gọi Nghiệp Báo là một định luật vì đây là một tiến trình của hành động luôn luôn diễn tiến theo đúng như vậy. Hành động như thế nào sẽ phải tạo nên hậu quả như thế nấy; đúng như vậy, không sai chạy. Bản chất bất di dịch ấy cũng được gọi là định luật. Cũng trong ý nghĩa này mà ta gọi định luật hấp da^’n lực tức định luật theo đó một trái xoài rụng từ trên cây rơi xuống đất. Gọi như vậy không có nghĩa là có một quyền lực hay một nhân vật ngoại lai tối thượng nào điều khiển, làm cho trái xoài lìa cây phải rơi xuống đất mà chính là bản chất của sự vật, trọng lượng của trái xoài và sức hút của trái đất làm cho trái xoài rơi rụng. Một lần nữa, đây là tiến trình bất di dịch của hành động. Trong lãnh vực đạo đức, giữa người và người, định luật nhân quả cũng tác động cùng một thế ấy, và được gọi là định luật Nghiệp Báo (Kamma Vipàka).

Định luật này không tùy thuộc vào quyền lực độc đoán nào từ bên ngoài mà nằm trong chính bản chất của sự vật, theo đó hành động như thế nào phải đưa đến hậu quả như thế nấy. Do đó, sự kiện sanh hay
tử của con người cũng như sự kiện một cái cây mọc lên rồi tàn rụi, không phải là hậu quả của một quyền lực ngoại lai, nó cũng không phải là sự may rủi suông. Không có cái gì gọi là may rủi. Thế gian không thể do sự may rủi, vô trật tự chi phối. Điều này không thể tưởng tượng được. Mỗi hoàn cảnh và điều kiện là giai đoạn hậu quả của hoàn cảnh và điều kiện trước đó; nhưng ta thường có thói quen đổ hết cho sự may rủi mỗi khi không tìm ra được nguyên nhân.

Đến đây đủ hiểu rằng chính Nghiệp là nguyên nhân của sự chết, hay nói cách khác, ta chết đi là do Nghiệp. Chúng ta cũng hiểu rằng không có một quyền lực ngoại lai nào uốn nắn cái Nghiệp theo ý muốn riêng hay theo sự tùy hứng của mình. Nó là hậu quả của chính hành động ta. “i~adisam vapate bìjain, tàdisam harate phalain.” gieo giống nào, chúng ta sẽ gặt giống nấy. Nghiệp không phải là cái gì phát xuất từ một cái hộp đóng kín của quá khứ. Nghiệp luôn luôn tác động, luôn luôn sinh hoạt chứ không phải bất di dịch. Bằng hành động, chúng ta luôn luôn góp phần vào sự luôn luôn trở thành của Nghiệp. Do đó, tương lai không phải chỉ do quá khứ tạo nên. Hiện tại cũng góp phần tạo điều kiện cho tương lai. Nếu sợ cái chết trong tương lai, tại sao ta không tận dụng cái hiện tại một cách sáng suốt để bảo đảm một tương lai tốt đẹp? Một đằng là sợ chết lại không làm gì để bảo đảm một tương lai nhiều may mắn hạnh phúc, thì như vậy có phải chăng hoặc là điên cuồng, hoặc là mê muội, hôn trầm? Người trang nghiêm trì giới, không làm tổn hại đến ai và giúp đỡ mọi người mỗi khi có thể làm được; thực hành đúng theo giáo pháp, chắc chắn là người đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai. “Giáo pháp bảo vệ chắc chắn hơn hết những ai sống theo đúng giáo pháp “. Và sự hành trì đúng theo giáo pháp được thực hành dễ dàng nhờ suy niệm về cái chết. Cái chết không làm kinh sợ người đã được giáo pháp bảo vệ như thế ấy. Không sợ hãi và vui vẻ, người được giáo pháp bảo vệ sẽ bình tĩnh và can đảm đối đầu với hiện tượng Chết.

Một cánh cửa khác mà sự hiểu biết về sự Chết có thể mở cho ta là định luật cấu hợp (sankhàra). Theo định luật này, mỗi sự vật đều do nhiều sự vật khác phối hợp và chính những sự vật khác này cũng không thể tồn tại riêng rẽ như một thực thể đơn thuần, độc lập. Sankhàra là một danh từ Pàli, có nghĩa là một cấu hợp tạo thành nhóm, một phối hợp, một sự tập hợp lại. Danh từ này phát nguyên từ chữ căn “Kar” có nghĩa là “làm ra” và tiếp đầu ngữ “San”là “chung lại”. Sankhàra là “chung lại làm ra” hoặc “cùng chung lại xây dựng” hay “cùng phối hợp chung lại”. Đức Phật dạy rằng: “Trên thế gian này tất cả đều là những tập hợp cấu thành.” Như vậy có nghĩa là không có cái gì tự nó có thể tồn tại mà phải bao gồm nhiều sự vật khác. Trên thế gian này, không có cái gì tự nó có sự hiện hữu , tự nó tồn tại riêng rẽ độc lập, mà tất cả đều do sự phối hợp, sự cấu thành, bao gồm nhiều sự vật khác. Mọi sự vật, từ hòn núi khổng lồ đến hạt cải tí tẹo đều là sự phối hợp của nhiều sự vật khác. Và những sự vật khác này tự nó cũng là sự phối hợp của nhiều sự vật khác nữa. Không có gì là một đơn vị riêng lẻ. Không có gì là một thực thể đơn thuần, dầu nhỏ dầu lớn. Dầu là mặt trăng mặt trời hay hạt cát, không có gì là một thực thể đơn thuần. Mỗi vật đều là một sankhàra, một vật cấu tạo, mỗi vật đều là một cấu thành, một phối hợp.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Phần 4

Phần 5

Phần 6