Khoảng cách, xa hay gần, không phải là một trở ngại làm cho nhân không thể trở thành quả. Nhân gieo ở một nơi có thể trổ quả ở một nơi xa xôi khác. Phần trên đã có thể nhắc đến trường hợp Đức Phật quở rầy Tỳ Khưu Sati vì vị này cho rằng theo lời dạy của Đức Phật có cái thức chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Thức Nối Liền chứa đựng toàn thể tiềm năng tích tụ từ những quá khứ. Do đó, trong khi thừa hưởng những đặc tính của cha mẹ mới, thai bào cũng thừa hưởng những cảm giác và kinh nghiệm qúa khứ của người lâm chung. Nếu không vậy, làm sao ta có thể giải thích được một người mà không có những đặc tính giống như của cha mẹ? Nếu không vậy, làm sao ta có thể giải thích hiện tượng 2 đứa trẻ sanh đôi, cùng cha mẹ, cùng trưởng thành trong những điều kiện như nhau mà tâm tánh, mặt mày cũng như trí não v.v. lại khác nhau?
Đến đây, chúng ta đã khảo sát cái chết dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Bất luận dưới khía cạnh nào mà ta nhìn cái chết, ta cũng thấy rằng chết là một phần cố hữu, dính liền với tiến trình sống. Cái chết cũng tựa hồ như sự vỡ bễ của một cái bóng đèn điện. Khi bóng đèn bể thì ánh sánh tắt, nhưng luồng điện vô hình va^’n còn đó và nếu ta gắn vào một cái bóng mới, ắt ánh sáng sẽ xuất hiện trở lại. Cùng thế ấy, có sự liên tục trong luồng trôi chảy của đời sống. Sự tan vỡ của thể xác, không có nghĩa là giòng nghiệp đã chấm dứt. Nghiệp lực sẽ phát hiện trở lại trong một cơ thể mới. Hình ảnh cái bóng đèn điện và luồng điện giúp cho ta có một ý niệm về sự tái sanh chớ không hoàn toàn giống như đời sống. Trong khi một đằng, bóng đèn mới không thể tự nhiên tự đặt vào luồng điện, đằng khác, nếp sống của một người, bản chất tâm linh của người ấy, tánh chất hành động của người ấy v.v. đủ mạnh để tạo điều kiện cho một thức tái sanh, cùng một bản chất phát hiện tức khắc, dựa theo nguyên tắc, cái gì giống nhau thu hút la^’n nhau. Như vậy, người chết được thu hút đến một môi trường sinh sống, tốt hay xấu, mà chính người ấy tạo nên cho mình bằng tư tưởng, lời nói, và hành động, bởi vì kiếp sống tương lai tùy thuộc nơi bản chất của những yếu tố ấy. Trong mỗi khoảnh khắc, chúng ta đang xây dựng cho tương lai chúng ta. Vậy chúng ta phải thận trọng trong từng khoảnh khắc.
Nếu chúng ta có thể hình dung được khoảng cách bao la của quá khứ, và nếu ta nghĩ đến tương lai vô cùng tận, chúng ta sẽ thấy rằng cái hiện tại mà đến nay chúng ta cho là quan trọng, không còn tầm quan trọng ấy nữa. Nếu chúng ta hình dung chuỗi dài vô tận những kiếp sống quá khứ và nếu ta tưởng tượng chuỗi dài mù mịt những kiếp sống tương lai, bao nhiêu lần sanh và tử trong quá khứ vô tận, và bao nhiêu lần sanh và tử còn phải trãi qua trong tương lai; ắt chúng ta phải không còn sợ nữa; chúng ta không thể còn sợ một cái chết đơn độc trong chuỗi dài vô tận những cái chết và những cái sanh. Những phát hiện và những tan biến cấu thành tiến trình sống vô tận trong vòng luân hồi.
Lại còn một định luật nữa mà nếu người nào hiểu biết nó cũng thấu đạt được dễ dàng cái chết. Đó là định luật của sự Trở Thành (Hữu), một yếu tố của pháp Phát Sanh Tùy Thuộc, một vòng khoen của Thập Nhị Nhân Duyên. Theo Phật Giáo, định luật của sự Trở Thành, cũng như định luật của sự biến đổi (Vô Thường), luôn luôn tác động và chi phối sự vật trên thế gian. Trong khi định luật Vô Thường nói rằng tất cả đều phải biến đổi, không có cái gì tồn tại vững bền, định luật Trở Thành dạy rằng mọi vật đều luôn luôn đổi mới trong một tiến trình liên tục diễn tiến, luôn luôn trở thành một cái gì mới. Cha(`ng những tất cả đều biến đổi mà bản chất của sự biến đổi ấy là một tiến trình của sự trở thành một cái gì khác; dầu tiến trình ấy dài hay ngắn. Vắn tắt, ta có thể nói: ” Không có cái gì tồn tại, tất cả đều luôn luôn trở thành.” Sự vật không bao giờ ngưng trở thành. Cây non luôn luôn trôi chảy theo một tiến trình để trở thành cây già và cằn cỗi. Không có điểm thời gian nào trong đó có vật gì không đang trở thành một cái gì khác. Trong một bài thuyết trình, bà Rhys Davids nói: “Trong mọi trường hợp, vừa khi có một khởi điểm là cũng bắt đầu, ngay tại lúc ấy, một sự chấm dứt. ”
Nếu đứng trên bờ nhìn ra biển cả, ta thấy những lượn sóng tiếp nối nhau dậy lên rồi tàn xuống. Một lượn sóng nổi nhô lên rồi rơi trở xuống và tan biến trong một lượn sóng kế đó, mỗi lượn trở thành một lượn khác. Ta có thể nhận thức rằng toàn thể thế gian cũng chỉ giống như thế ấy – trở thành và trở thành. Nếu quan sát một cái nụ cho đến khi nó trở thành hoa, ta sẽ lấy làm ngạc nhiên mà thấy rằng trong từng khoảnh khắc, điều kiện của hoa lúc nào cũng như cũ, không có gì khác . . . Cho đến khi trước mắt ta, nụ trở thành hoa. Mặc dù cái nụ luôn luôn đang trở thành, đang tiến dần đến trạng thái hoa, mắt thường của ta không thể phân biệt. Tiến trình dần dần diễn tiến, mỗi giai đoạn phát sanh rồi tan biến trong giai đoạn kế một cách đều đặn mà mắt ta không thể trông thấy, đó là một sự trở thành. Trước tiến trình ấy, nếu chúng ta thử nhắm mắt lại – thí dụ như ta nhìn cái nụ ngày hôm nay và ngày mai trở lại nhìn – chừng ấy ta mới có thể thấy sự biến đổi. Chừng ấy ta dùng những danh từ khác nhau như “cái nụ” và “cái hoa” để chỉ hai giai đoạn riêng biệt, thay vì dùng danh từ “tiến trình” hay danh từ “trở thành”.
Nếu ta nhìn một trẻ sơ sanh, và nhìn như vậy trong suốt 10 năm, ta sẽ không thấy gì đổi thay. Một em bé sanh ra lúc 10 giờ, đến 11 giờ rồi 12 giờ, cũng không có gì thay đổi. Trong mỗi lúc ta không thấy gì khác biệt giữa em bé vào lúc này với em bé trong lúc trước. Một điều kiện âm thầm tan biến trong điều kiện kế đó mà giác quan ta không thể nhận thấy. Đó là một sự trở thành, một tiến trình trở thành, luôn luôn diễn tiến. Ta hãy thử nhắm mắt trước tiến trình này và chỉ thấy em bé mỗi tháng một lần thôi. Chỉ đến chừng ấy ta mới thấy sự thay đổi. Chỉ đến chừng ấy ta mới phải dùng đến những danh từ như “trẻ sơ sinh”, thay vì những danh từ như “sự trở thành” hay “tiến trình “.
Nếu nghĩ rằng ta có thể tỉ mỉ quan sát tiến trình của thời gian, hãy thử xem có thể nào ta phân biệt ro’ ràng thời quá khứ, thời hiện tại, thời vị lai giống như trong văn phạm không? Theo quan điểm triết học của Phật Giáo, thời gian là một tiến trình liên tục diễn tiến, mỗi khoảnh khắc thời gian tan biến trong khoảnh khắc kế đó và cấu thành một sự liên tục không gián đoạn. Không thể có một lằn ranh phân chia, gạch ngang một cách chính xác để phân đôi một bên là quá khứ, một bên là hiện tại và tương lai. Với hiện tại cũng vậy, không thể phân chia chính xác. Trong khoảnh khắc mà ta nói: “đây là hiện tại “thì cái hiện tại ấy đã trôi qua và tan biến trong quá khứ, trước khi ta dứt lời. Hiện tại luôn luôn trôi vào quá khứ, trở thành quá khứ và tương lai luôn luôn trở thành hiện tại. Mọi vật đều đang trở thành. Đó là tiến trình của tất cả mọi sự vật, một sự trôi chảy không gián đoạn và vô cùng tận. Chính vì chúng ta không thấy được sự liên tục ấy nên chúng ta mới dùng những danh từ khác nhau để chỉ những giai đoạn khác nhau của tiến trình và sự trở thành.
Khoa sinh lý học dạy rằng, cơ thể con người luôn luôn trãi qua một tiến trình biến đổi và tất cả những tế bào cấu thành con người sẽ hoàn toàn đổi mới trong vòng 7 năm. Theo Phật giáo, lúc nào cũng có sự biến đổi trong cơ thể. Không có hai khoảnh khắc kế tiếp nào mà cơ thể con người không đổi mới. Phân tách đến mức cùng tột, đó là luồng trôi chảy của những nguyên tử hay những loại đơn vị vật chất khác nhau luôn luôn phát sanh và hoại diệt. Như vậy, cơ thể chúng ta luôn luôn đang chết và đang sống trở lại, chính cùng trong một kiếp sống này. Cái chết tạm thời xảy ra trong mỗi khoảnh khắc trong kiếp sống của chúng ta.
Sách Thanh Tịnh Đạo dạy rằng: “Trong ý nghĩ cùng tột, kiếp sống của chúng sanh vô cùng ngắn ngủi. Chúng sanh chỉ sống trong thời gian của một chập tư tưởng; và sách này tiếp theo: “Tựa hồ như bánh xe lăn trên mặt đất, trong mỗi điểm thời gian, vòng bánh xe chỉ chấm dứt ở một điểm. Cùng thế ấy, kiếp sống của chúng sinh chỉ tồn tại trong khoảnh khắc của một chập tư tưởng, hay như ta thường gọi, một sát na tâm. Khi chập tư tưởng ấy chấm dứt, chúng ta nói rằng chúng sanh ấy chấm dứt.”
Như vậy ta thấy rằng trong khoảnh khắc của kiếp sống, chúng ta đang chết và đang tái sanh. Sự vật đã vậy, tại sao ta lại sợ một cái chết riêng biệt nào? Tại sao ta lại sợ một khoảnh khắc đánh dấu sự chấm dứt một kiếp sống? Trong khi vô số cái chết liên tục xảy đến ta; trong khi ta chết trong mỗi khoảnh khắc, tại sao ta lại sợ riêng một cái chết đặc biệt nào? Vì mê muội, không phân biệt được bản chất của cái chết tạm thời trong mỗi khoảnh khắc nên chúng ta lo sợ một cái chết đặc biệt xảy đến vào phút cuối cùng của kiếp sống này, ở đây, nhất là vì ta không thấy được cái gì sẽ xảy đến sau đó, và cũng vì chúng ta không biết được rằng giây phút cuối cùng của kiếp sống này chỉ là một trong vô số những khoảnh khắc chết và sống trở lại tiếp theo đó.
Không phải tiến trình của đời sống chỉ tiếp diễn trong khoảng thời gian của kiếp sống này mà thôi. Tiến trình ấy tiếp tục diễn tiến mà không có sự gián đoạn, từ kiếp sống này sang kiếp kế tiếp và luôn trong kiếp sau nữa, bởi vì luồng tâm tiếp tục trôi chảy. Chập tâm cuối cùng của một kiếp sống – gọi là “cutti citta” hay “tử tâm” – tạo điều kiện cho chập tâm đầu tiên của kiếp sống kế đó – gọi là Patisandhi Vinnãna. Tiến trình từ khoảng chập tâm chết (Cuti citta) phát sanh rồi tan biến vào chập tâm kế tiếp là Thức Nối Liền (Patisandhi Vinnàna) diễn tiến một cách đều đặn, không bị gián đoạn. Sự khác biệt duy nhất giữa Thức Nối Liền và các loại tâm khác là thay vì biểu hiện ở cùng một nơi, như các loại tâm kia, thức này biểu hiện ở một nơi khác. Khoảng cách không phải là trở ngại cho nhân trở thành quả. Đời sống là tiến trình luyến ái và thay đổi này đưa đến một trở thành mới. Luyến ái luôn luôn tiềm ẩn bên trong con người. Luyến ái đưa đến trở thành. Cái gì là nguyên nhân sanh ra luyến ái? Nơi nào có khát khao, nơi ấy có luyến ái. Chính khát vọng, ham muốn, ái dục, ý chí muốn sống, được gọi là Tanhà là nguyên nhân đưa đến trở thành. Cái nghiệp lực do Tanhà hay ai Dục tạo nên cũng giống như ngọn lửa. Ngọn lửa ấy luôn luôn bừng cháy và luôn luôn tìm nhiên liệu để cháy. Ngọn lửa ấy luôn luôn chạy theo những điều kiện mới để duy trì sự hiện hữu của mình. Đến khi thể xác này tan rã, năng lực, ái dục mà chưa được tiêu thụ ấy, nghiệp lực tích tụ còn lại ấy, tìm bám vào một nhiên liệu khác và tìm một nơi khác để duy trì sự hiện hữu của mình. Đó là tiến trình trôi chảy “bám viú”, “trở thành”, vô cùng tận mà ta gọi là đời sống. Bây giờ ta hãy quan sát cái sự vô lý của người lâm chung khi cái chết chấm dứt kiếp sống hiện tại để một kiếp sống mới bắt đầu, tức khắc sau đó. Sức khỏe của người sắp chết thực là mỏng manh, không đủ để tạo cho mình một tư tưởng đúng theo ý muốn. Người ấy không thể chọn lựa, không thể tự tạo cho mình loại tư tưởng mà mình muốn. Vì lẽ ấy, một vài ấn tượng mạnh mẽ mà trong kiếp sống hiện tại hay trong một kiếp quá khứ những diễn biến cảm kích đã gây nên, chen lấn để phát hiện trong tâm người sắp chết, không có cách gì cưỡng lại. Chập tư tưởng này có tên là Maranà Sannjanana, phát sanh liền trước chập cuối cùng – cutti citta – và có thể xếp vào một trong ba loại. Trước tiên, đó có thể là một ý nghĩ về hành động nào trong đời sống mà người sắp chết mạnh mẽ nhớ đến. Kế đó là một hành động đã cảm kích mạnh mẽ trong qúa khứ mà bây giờ người lâm chung nhớ lại xuyên qua một biểu tượng; như người kia lấy trộm tiền trong một hộc tủ, đến lúc lâm chung, có thể người ấy thấy hộc tủ. Thứ ba là một hành động cảm kích mạnh mẽ trong qúa khứ có thể được nhớ lại bằng một dấu hiệu hay một chỉ da^’n nào khác, chỉ thấy cảnh giới mà người sắp chết sẽ tái sinh vào. Thí dụ như người sát nhân thấy lửa địa ngục, người hiền lương đạo đức nghe tiếng nhạc thiều ca trổi tán thán cảnh đẹp thiên giới .v.v. Trường hợp này gọi là Gati Nimita, dấu hiệu của cảnh giới sắp đến. Ba loại “đối tượng của ý “, hay pháp ấy mà người chết không thể chọn lựa cho mình được gọi là dấu hiệu của sự chết. Mỗi loại trường hợp, rất mạnh và phát hiện rành mạch trong tâm của người sắp chết. Liền sau đó phát sanh chập tư tưởng cuối cùng; “tử tâm hay sát na tâm” chấm dứt một kiếp sống. Loại tư tưởng cuối cùng của đời người này thật vô cùng quan trọng vì chính nó tạo nên bản chất của kiếp sống tương lai, cũng giống như tư tưởng nào của ta mạnh nhất trước khi đi ngủ nghỉ sẽ phát hiện trở lại khi ta vừa tỉnh giấc. Không có năng lực ngoại lai nào tạo nên điều ấy cho ta một cách độc đoán. Chính ta tự tạo cho ta, một cách tự nhiên, vô ý thức. Hành động tốt hay xấu trog đời tạo điều kiện cho chập tư tưởng cuối cùng phát sanh là hành động vô cùng quan trọng. Nghiệp tạo nên do hành động ấy gọi là Garuka Kamma, “Trọng Nghiệp”. Trong phần lớn các trường hợp, chính hành động nào ta thường làm sẽ trở lại lúc ta lâm chung. Những tư tưởng thường lập đi lập lại trong đời sẽ trở nên mạnh mẽ lúc ta lâm chung. Nghiệp ấy gọi “Thường Nghiệp”
Trong các xứ Phật giáo, người ta thường tạo cơ hội cho người sắp chết dâng vải may y đến chư Tăng hoặc người ta tụ hội lại tụng kinh bên giường người bệnh. Tinh thần của những hành động ấy là giúp cho người lâm chung tự tạo cho mình chập tư tưởng cuối cùng, theo cận nghiệp (asanna kamma); nhưng nếu năng lực của thói quen quá nặng thì dầu chính vị sư giới đức trong sạch nhất, tụng những thời kinh linh nghiệm nhất cũng không thể ngăn cản ý nghĩ mạnh mẽ ấy bỗng nhiên phát hiện trở lại trong tâm người lâm chung.
Trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra. Nếu vài hành động và tư tưởng cuối cùng của người sắp chết thật là xấu, mặc dù trong lúc bình thường khỏe mạnh, người ấy hiền lương đạo đức, thì chính nghiệp xấu tạo nên vào phút cuối cùng này đủ mạnh để ngăn cản Thường nghiệp phát sanh. Như trường hợp Hoàng Hậu Malika của Vua Pasenadi xứ Kosala. Trãi qua suốt kiếp sống, bà đã tạo rất nhiều nghiệp tốt, nhưng bất hạnh thay vào giờ phút lâm chung, tư tưởng liên quan đến một hành động bất thiện bỗng nhiên phát hiện trong tâm bà; vì lẽ ấy, bà phải tái sanh vào cảnh khốn cùng, nhưng chỉ trong 7 ngày mà thôi và hậu quả của những nghiệp tốt mà bà đã tạo trong kiếp sống không mất mà chỉ tạm thời bị ngưng lại bắt đầu trổ qủa lành giúp bà được giải thoát.
Còn một loại nghiệp thứ tư có thể làm nguyên nhân cho chập tư tưởng cuối cùng phát sanh. Loại nghiệp này trổ sanh khi không có ba loại nghiệp trước. Trong trường hợp này, một trong số những nghiệp tích trữ có thể chen lấn và phát hiện vào đúng lúc. Đây là Kattata Kamma “Nghiệp Tích Trữ”; khi tư tưởng cuối cùng phát sanh, một loạt những chập tư tưởng cũng theo dính liền. Tiến trình tâm cuối cùng này được gọi là Maranasanna Janana. Tiến trình tâm này cũng diễn tiến giống như các tiến trình khác trong đời sống, nhưng thay vì có 7 chập janana như thông thường, ở đây chỉ có 5. Trong giai đoạn này, người sắp chết hiểu biết hoàn toàn dấu hiệu lâm chung. Kế đó, đến giai đoạn tâm ghi nhận (tadalambana- đăng ký), trong lúc này dấu hiệu lâm chung được nhận diện. Tâm này được khởi phát trong 2 chập và diệt. Sau đó là Tử Tâm (cuti citta). Cái chết bắt đầu khi tâm này chấm dứt. Đó là cái gì xảy ra trong kiếp sống hiện tại.
Bây giờ ta hãy xem cái gì xảy ra trong kiếp sống kế tiếp đó. Lúc bấy giờ những điều kiện sơ khởi đã được chuẩn bị và sa(‘n sàng đón nhận một chúng sanh mới. Có mầm mống của một người cha và một người mẹ. Như đã giải thích phần trên, bây giờ phải có một yếu tố thứ ba, yếu tố tâm linh, để hợp đủ tam nguyên, ba điều kiện cần thiết để một thai bào có sự sống phát khởi. i~ếu tố thứ ba ấy là Thức-Nối-Liền (Patisandhi Vinnàna) phát sanh trong kiếp sống kế đó, vào một nơi thích nghi ở tử cung bà mẹ. Đời sống phát sanh trong lòng mẹ khi cả ba điều kiện này tiếp giáp nhau. Không có một khoảng thời gian trống, không có sự ngưng trệ của giòng tâm bất tận. Tức khắc sau khi Tử Tâm của người lâm chung chấm dứt, Thức Tái Sanh liền khởi phát trong một kiếp sinh tồn khác. Không có gì di chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống kế đó; chí đến chập tư tưởng cuối cùng cũng không di chuyển, mà chỉ tạo điều kiện cho một trạng thái tiêu cực gọi là Bhananga. Vào lúc sanh – đánh dấu một kiếp sống riêng biệt- do sự tiếp xúc với thế gian bên ngoài bhananga mở đường cho tâm thức (lộ trình tâm). Từ lúc sanh trở đi, lại có sự hoạt động trở lại do lòng ham muốn thúc đẩy, dưới hình thức này hay khác. Như vậy, luồng sống diễn tiến do lòng ham muốn thúc đẩy và do lòng ham muốn tạo nguyên nhân.
Xem tiếp