Tenzin Palmo sinh ra tại căn nhà truyền thống lịch sử Woolmers Park ở Hertfordshire. Đúng ra đó là một thư viện nổi tiếng. Không phải vì Tenzin thuộc dòng dõi qúy tộc nên cô được sanh ra ở đó; mà bởi vì đúng vào ngày sanh của cô 30 tháng 6 năm 1943, nhà độc tài Đức quốc xã Hitler Luftwaffe đã tấn công Luân Đôn trong trận Đệ Nhị Thế Chiến. Những bệnh viện đều trở thành hầm trú ẩn, cứu thương, và tạm cư.
Khi mới sanh ra, Tenzin trông rất xấu xí, không có tóc, không có lông mi, và cả móng tay nữa; nhưng người mẹ vẫn cưng yêu đứa bé gái và âu yếm đặt tên con là Diane.
Tenzin lớn lên trong cửa tiệm bán cá của gia đình số 72 đường Old Bethnal Green Road, khu London East End. Ngày nay, khu phố này không còn nữa; nhưng vào thập niên 40, khu phố này rất đông đúc, chật hẹp, và ám khói.
Tenzin kể lại:
“Từ bé, tôi đã có cảm giác rất mạnh mẽ là nơi này không thích hợp với tôi. Ngay bây giờ, tôi vẫn có các cảm giác là Anh Quốc không phải là đất sống của tôi.”
Cha của Tenzin, ông George Perry, là chủ của cửa hàng bán cá. Ông là một người nhỏ con, và lớn hơn vợ ông đến 20 tuổi; vì thế, ông rất cưng chìu vợ con. Ông hay lui tới những trường đua ngựa, nuôi chó, và các nhà hát kịch. Năm Đại Thế Chiến thứ I, ông gia nhập quân đội, và khi tàn chiến tranh, ông trở về với căn bịnh viêm phế quản nặng. Làm việc trong cửa hàng bán cá vừa ướt vừa lạnh, căn bệnh quái ác đó đã tàn phá cơ thể ông và ông đã chết lúc 57 tuổi khi Tenzin chỉ mới lên 2.
Tenzin kể lại rằng:
– “Thật đau buồn vì tôi không biết gì về cha tôi; nhưng tôi nghe nói lại rằng ông là một người rất tử tế và dễ thương. Tôi nhớ là người ta nói rằng mẹ tôi trẻ hơn cha tôi đến 20 tuổi, và bà thường đi khiếu vũ với các bạn nhẩy của bà. Cha tôi luôn khuyến khích mẹ tôi vui hưởng tuổi xuân của bà. Ông thường dọn đồ ăn sẵn để dành cho bà mỗi lần bà đi chơi khuya về. Tôi biết là cha tôi rất muốn có đứa con gái vì ông đã có hai đứa con trai với người vợ trước. Nhưng đối với tôi, ông chỉ còn trong tấm ảnh mà thôi.”
Khi cha của Tenzin mất, mẹ của Tenzin, bà Lee Perry, một người nội trợ, phải vất vả lắm mới nuôi nổi hai con, Tenzin và anh trai của cô, Mervyn lớn hơn cô 6 tuổi.
Mẹ của Tenzin là một phụ nữ vui tánh, lạc quan, phóng khoáng, và giúp đỡ Tenzin trong mọi hoàn cảnh suốt cả cuộc đời bà. Họ rất thương yêu và gần gũi nhau.
– “Mẹ tôi thật đáng yêu. Tôi vô cùng tôn trọng bà.” Tenzin nói.”Mẹ tôi đã làm việc rất vất vả và luôn luôn để ý đến ý kiến hay tư tưởng mới lạ. Bà là người có đầu óc tân tiến, cởi mở. Khi bà gặp cha tôi, ông đã sống ly thân nhưng chưa ly dị. Mẹ tôi không cho điều đó là quan trọng và đã sống với cha tôi và có 2 con với ông.
Thời bấy giờ, việc một ngườI phụ nữ lấy một người đàn ông chưa ly dị vợ là một sự kiện khó chấp nhận. Nhưng đến khi cha tôi ly dị người vợ trước rồi, mẹ tôi cũng không công khai kết hôn với ông; vì bà thích tự do và độc lập của riêng mình.”
Dù lớn lên trong một môi trường ồn ào, náo nhiệt của dân cư vùng đông Luân Đôn với bản tánh dí dỏm, khôi hài của họ; và dù ngay cả khu East End là một thị trấn đáng yêu, dễ sống, Tenzin Palmo, ngay từ hồi còn bé, đã là một cô bé thích sống yên tĩnh và đầy nội tâm. Tenzin cũng có bạn nhưng không hề dẫn bạn về nhà chơi.
Cô nói: “Tôi không bao giờ quan tâm về chuyện bạn bè cả. Tôi biết có một cái gì khác mà tôi cần phải làm hơn. Tôi chỉ thích ngồi yên lặng và đọc sách. Tôi nhớ là các thầy giáo của tôi thường cho tôi mượn sách. Các bạn tôi thì không bao giờ được như vậy.”
Tenzin rất chú tâm đến những gì liên quan đến phương Đông, mặc dầu lúc bấy giờ, đối với người dân Anh và gia đình Tenzin, Đông Phương là một cái gì hoàn toàn xa lạ.
– “Tôi đã bỏ nhiều thì giờ một mình ngồi vẽ các cô gái Nhật Bản duyên dáng xinh tươi trong tà áo kimono. Tôi còn nhớ từng chi tiết nhỏ nhặt tôi đã vẽ họ. Khi người Trung Hoa đầu tiên đến khu vực West End mở tiệm ăn, tôi đã năn nỉ mẹ tôi dẫn tôi đến đó để xem mặt mũi người phương Đông thế nào.” Và cô nói rằng: “Nhất là đối với giới nữ tu và tông phái Thiền, tôi cảm thấy có một cái gì hấp dẫn, lôi cuốn tôi không thể giải thích được.” “Tôi rất thích các dòng tu kín.
Nếp sống khổ hạnh, giản dị, những buổi cầu nguyện không dứt và lời thề dâng trọn đời cho hạnh phúc mọi người thực sự làm tôi rung động và ngưỡng mộ. Có lần một người bán hàng thực phẩm đã hỏi tôi sau cùng muốn làm gì, tôi trả lời không do dự “Làm nữ tu”. Bà ta phá lên cười và nói rằng tôi sẽ đổi ý khi tôi lớn lên. Tôi nghĩ thầm “Bà lầm rồi”; nhưng lúc đó, tôi không hiểu là tôi muốn trở thành nữ tu tôn giáo nào.”
Còn vài sự kiện khác thường nữa như Tenzin Palmo luôn luôn nghĩ là mình đã sanh lầm làm con gái. “Người lớn nói với tôi rằng thân thể con người sẽ thay đổi khi họ trưởng thành, và tôi rất thích thú khi suy tưởng tôi sẽ thành con trai khi tôi lớn lên”
Ngay từ tấm bé, Tenzin là một đứa trẻ yếu đuối, ốm đau luôn. Cô sanh ra đã bị dị dạng; xương sống bị vặn vẹo về phía trái và do đó, cả cơ thể lệch hẳn đi, không ngay thẳng. Năm cô độ vài tháng tuổi, cô bị viêm màng não, nằm bịnh viện chữa khỏi độ ít lâu, sau lại bị đau lại.
Cứ vài tháng, cô lại vào nhà thương chữa trị; một tuần độ 3, 4 lần đi điều trị dược liệu pháp. Tenzin ốm yếu bịnh hoạn luôn đến nỗi nhà trường tài trợ cho cô bé được đi dưỡng bịnh ở một vùng ven biển để dưỡng sức.
– “Không một ai có thể tìm ra nguyên do xác đáng, nhưng cứ một năm độ 2, 3 lần, tôi lại bị những cơn sốt cao độ quật ngã và chứng bịnh đau đầu kinh khủng lại hành hạ tôi kịch liệt. Sau này, khi lớn lên, tôi tự biết đó là quả báo của những
kiếp trước của tôi, bởi vì những căn bịnh đó từ từ biến mất theo thời gian và nhất là tôi không hề bị bịnh nặng lúc tôi ở trong động tuyết.”
túc cho lắm; vì sau khi cha cô qua đời, mẹ cô không biết quản lý cửa hàng cá nên bị người anh họ gạt sạch tiền. Nợ nần ngập lụt đầu, mẹ Tenzin phải làm việc cật lực ngày đêm mới xoay sở nổi qua ngày và trả nợ. Mặc dù mất cha và sống thiếu thốn như vậy, anh em Tenzin vẫn vui vẻ an ổn trong tình thương của mẹ và tuổi thơ anh em họ êm đềm trôi qua.
Cô học rất giỏi, nhất là về môn Anh văn, Lịch sử, và những môn trắc nghiệm tâm lý hay trí thông minh; nhưng cô kể lại rằng cô vẫn không thích thú các môn học này bởi vì cô biết chúng không ích lợi gì cho mục dích cô đã chọn.
Mẹ của Tenzin, bà Lee Perry, là một người sùng đạo và rất tin về thuyết linh hồn có thực sau khi chết.
Hàng tuần vào tối thứ tư, lúc 8 giờ, những người hàng xóm thưỡng tụ tập tại nhà của Tenzin để cầu cơ gọi hồn. Cô kể lại:
– “Chúng tôi thường ngồi quanh một cái bàn tròn bằng gỗ rất nặng, và người ngồi ở giữa sẽ là người cầm cơ để chuyển đạt lại những gì người chết nói. Tôi nhớ có một đêm nọ, mẹ tôi đùa nói là những người chết không có sức mạnh đâu và họ đánh cá với nhau xem ai thắng.
Họ mời bà chủ tiệm tạp hóa rất nặng ký ngồi lên bàn và họ yêu cầu người chết nhấc bàn lên. Thật dễ sợ, cái bàn gỗ nặng nề và người phụ nữ mập mạp đó như được bàn tay vô hình nào đó nhấc bổng lên một cách nhẹ nhàng và từ từ di động xung quanh căn phòng.”
Từ những buổi cầu cơ đó, mẹ con chúng tôi thường nói chuyện với nhau về thế giới vô hình bên kia. Có nhiều người sợ không dám nói, thâm chí không dám nghĩ đến cái “Chết”; nhưng đối với chúng tôi, “Chết” là một cái gì tự nhiên và tất yếu sẽ xảy đến cho mọi người.
Xem tiếp:
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 1: CUỘC GẶP GỠ
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 2: NƠI KHÔNG THÍCH HỢP
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 3: Buổi Bình Minh
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 4: Bước Đầu Tiên
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 5: Vị Đạo Sư
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 6: Cô Đơn Và Đau Khổ
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 7: LAHOUL
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 8: Động Tuyết Sơn
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 9: Đối Diện Tử Thần
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 10: Các Vị Đạo Sư Du Già
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 11: Con Đường Của Người Phụ Nữ
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 12: Xuất Động
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 13: Thực Hiện Ước Mơ
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 14: Vị Đạo Sư
Trong Động Tuyết Sơn – Chương 16: Một Hang Động Ẩn Tu Có Cần Thiết Không?