Bạch Thế Tôn! Khi con thành tựu quả A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề rồi, chỉ dùng một thứ âm thanh mà thuyết pháp, nhưng nếu chúng sinh nào học theo Thanh văn thừa, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết giáo pháp của Thanh văn; nếu chúng sinh nào tu học theo Duyên giác thừa, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết giáo pháp của Duyên giác; nếu chúng sinh nào tu học Vô thượng Đại thừa, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết giáo pháp Đại thừa, thuần nhất không pha tạp.
“Nếu chúng sinh nào tu tập các pháp hỗ trợ Bồ-đề, muốn đạt đến giác ngộ, khi nghe thuyết pháp rồi liền buông xả được tài vật, thực hành bố thí.
“Nếu chúng sinh nào lìa bỏ mọi công đức, mong cầu sự khoái lạc trong hai cõi trời người, khi nghe thuyết pháp rồi liền được thọ trì giới luật.
“Nếu chúng sinh nào đe dọa lẫn nhau, gây sự sợ sệt cho nhau, trong lòng nhiều tham ái, sân hận, khi nghe thuyết pháp rồi liền nảy sinh tình cảm thân thiết sâu đậm với nhau.
“Nếu chúng sinh nào ưa thích làm việc giết hại, khi nghe thuyết pháp rồi liền được tâm bi.
“Nếu chúng sinh nào thường bị những sự tham lam, keo kiệt, ganh ghét, đố kỵ che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền tu tập tâm hỷ.
“Nếu chúng sinh nào tướng mạo đẹp đẽ, thân không tật bệnh, tham đắm hình sắc nên sinh lòng buông thả, giải đãi, khi nghe thuyết pháp rồi liền được tâm buông xả.
“Nếu chúng sinh nào bị lửa dâm dục thiêu đốt trong lòng nên thường buông thả, giải đãi, khi nghe thuyết pháp rồi liền quán xét sự nhơ nhớp, không trong sạch.
“Nếu chúng sinh nào tu học giáo pháp Đại thừa, bị tâm xáo động ngăn che, khi nghe thuyết pháp rồi liền đạt được phép quán thân niệm xứ.(1)
“Nếu chúng sinh nào thường tự khoe mình giỏi biện luận tranh cãi, trí huệ sáng suốt nhanh lẹ, khi nghe thuyết pháp rồi liền rõ biết sâu sắc pháp mười hai nhân duyên.(2)
“Nếu chúng sinh nào nghe biết ít ỏi, kiến giải hẹp hòi, lại tự cho mình là giỏi biện luận, khi nghe thuyết pháp rồi liền đạt được các môn đà-la-ni, rõ biết là các pháp không thể đoạt được, không thể mất đi.
“Nếu có chúng sinh nào ngập trong tà kiến như núi lớn, khi nghe thuyết pháp rồi liền hiểu được nghĩa không rất sâu của các pháp.
(1) Thân niệm xứ: Một trong Bốn niệm xứ, xem chú giải ở trang 99.
(2) Mười hai nhân duyên (Thập nhị nhân duyên): Xem chú giải trang 66.
“Nếu chúng sinh nào bị tri giác che lấp, khi nghe thuyết pháp rồi liền được hiểu sâu pháp môn Vô tướng.
“Nếu chúng sinh nào bị những ý nguyện không trong sạch che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền hiểu sâu pháp môn Vô tác.(1)
“Nếu chúng sinh nào trong tâm không thanh tịnh, khi nghe thuyết pháp rồi, tâm liền được thanh tịnh.
“Nếu chúng sinh nào bị nhiều trần duyên che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền được hiểu rõ rằng tâm Bồ-đề không hề hoại mất.(2)
“Nếu chúng sinh nào bị sân hận che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền rõ biết tướng chân thật, riêng được thọ ký.
“Nếu chúng sinh nào trong tâm bị sự ỷ lại che lấp, khi nghe thuyết pháp rồi liền thấu hiểu rằng các pháp không có chỗ để nương dựa, ỷ lại.
“Nếu chúng sinh nào bị ái nhiễm che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền nhanh chóng rõ biết các pháp vốn thanh tịnh không cấu nhiễm.
“Nếu chúng sinh nào đánh mất tâm lành, khi nghe thuyết pháp rồi liền hiểu thấu được Tam-muội Nhật quang.
“Nếu chúng sinh nào làm theo các nghiệp của ma, khi nghe thuyết pháp rồi liền nhanh chóng rõ biết được pháp thanh tịnh.
(1) Vô tác: Các pháp đều do nhân duyên hợp thành nên nói là không có người tạo tác, vì bản thân người tạo tác cũng chỉ là một trong các nhân duyên.
(2) Tâm Bồ-đề không hề hoại mất: tánh Phật của mỗi chúng sinh dù trôi lăn trong sinh tử cũng không hề hoại mất, chỉ cần trừ dứt mọi phiền não là có thể tự nhiên hiển lộ.
“Nếu chúng sinh nào bị các luận thuyết tà vạy che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền được hiểu sâu chánh pháp nhiều lợi ích.
“Nếu chúng sinh nào bị phiền não che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết phép lìa phiền não.
“Nếu chúng sinh nào đi theo các đường ác, khi nghe thuyết pháp rồi liền được hồi tâm chuyển hướng.
“Nếu chúng sinh nào ở trong giáo pháp Đại thừa mà lại ngợi khen xưng tán cho rằng các tà pháp là tốt đẹp nhiệm mầu, khi nghe thuyết pháp rồi liền đối với tà pháp sinh tâm thối chuyển mà được sự hiểu biết chân chánh.
“Nếu có Bồ Tát nào chán lìa chốn sinh tử, khi nghe thuyết pháp rồi liền sinh tâm vui thích ngay trong sinh tử.
“Nếu chúng sinh nào không rõ biết những địa vị tốt lành, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết các pháp về địa vị tốt lành.
“Nếu chúng sinh nào thấy người khác làm điều thiện không vui thích, sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, khi nghe thuyết pháp rồi liền được tâm tùy hỷ.
“Nếu những chúng sinh nào thường trái nghịch, mâu thuẫn với nhau, khi nghe thuyết pháp rồi liền được sáng suốt không ngăn ngại.
“Nếu chúng sinh nào làm các nghiệp ác, khi nghe thuyết pháp rồi liền thấu hiểu rằng các nghiệp ác đều phải chịu quả báo.
“Nếu chúng sinh nào thường sợ sệt đại chúng, khi nghe thuyết pháp rồi liền hiểu thấu được Tam-muội Sư tử tướng.
“Nếu chúng sinh nào bị bốn ma che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền nhanh chóng được Tam-muội Thủ lăng nghiêm.
“Nếu chúng sinh nào không thấy được ánh sáng của các cõi Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền hiểu thấu được đủ các Tam-muội Trang nghiêm quang minh .
“Nếu chúng sinh nào nặng lòng yêu ghét, khi nghe thuyết pháp rồi liền được tâm buông xả.
“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được sự sáng suốt của pháp Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Pháp tràng tướng.
“Nếu chúng sinh nào lìa bỏ trí huệ sáng suốt, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Pháp cự.
“Nếu chúng sinh nào bị sự ngu si mê ám che lấp trong tâm, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Nhật đăng quang minh.
“Nếu chúng sinh nào không có biện tài luận thuyết, khi nghe thuyết pháp rồi liền được đủ mọi công đức biện luận ứng đối.
“Nếu chúng sinh nào quán xét các sắc hòa hợp không có sự bền chắc, cũng như bọt nước, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Na-la-diên.
“Nếu chúng sinh nào trong tâm rối loạn không yên, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kiên lao quyết định.
“Nếu chúng sinh nào muốn thấy được tướng đỉnh đầu của Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Tu-di tràng.
“Nếu chúng sinh nào buông bỏ tâm nguyện, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kiên lao.
“Nếu chúng sinh nào tu tập thối lui, mất các thần thông, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kim cang.
“Nếu chúng sinh nào đối với đạo tràng Bồ-đề sinh tâm nghi hoặc, khi nghe thuyết pháp rồi liền thấu rõ được Đạo tràng Kim cang.
“Nếu chúng sinh nào đối với tất cả các pháp không có tâm chán lìa, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kim cang.
“Nếu chúng sinh nào không biết được tâm ý người khác, khi nghe thuyết pháp rồi liền biết được.
“Nếu chúng sinh nào đối với căn tánh không phân biệt được lanh lợi hay ngu độn, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết.
“Nếu chúng sinh nào không hiểu được ngôn ngữ của đủ mọi loài, khi nghe thuyết pháp rồi thấu hiểu được Tam- muội Âm thanh.
“Nếu chúng sinh nào chưa được Pháp thân, khi nghe thuyết pháp rồi liền được rõ biết phân biệt các thân.
“Nếu chúng sinh nào không thấy được thân Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Bất huyễn.
“Nếu chúng sinh nào thường phân biệt các duyên, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô tránh.
“Nếu chúng sinh nào đối với việc thuyết giảng chánh pháp sinh lòng nghi hoặc, khi nghe thuyết pháp rồi liền đối với việc thuyết giảng chánh pháp được tâm thanh tịnh.
“Nếu chúng sinh nào khởi lên hạnh tà vạy không tin nhân quả, khi nghe thuyết pháp rồi liền rõ biết phép tùy thuận nhân duyên.
“Nếu chúng sinh nào đối với một cõi Phật thế giới khởi tâm cho là thường tồn, khi nghe thuyết pháp rồi liền khéo phân biệt được vô lượng cõi Phật.
“Nếu chúng sinh nào chưa trồng các căn lành, khi nghe thuyết pháp rồi liền được đủ các Tam-muội Trang nghiêm.
“Nếu chúng sinh nào không thể phân biệt được các ngôn ngữ, khi nghe thuyết pháp rồi liền thấu hiểu phân biệt được đủ các Tam-muội Ngôn âm.
“Nếu chúng sinh nào chuyên tâm cầu được tất cả trí huệ, khi nghe thuyết pháp rồi liền được không còn phân biệt Tam-muội Pháp giới.
“Nếu chúng sinh nào thối chuyển trong chánh pháp, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kiên cố.
“Nếu chúng sinh nào không rõ biết pháp giới, khi nghe thuyết pháp rồi liền được trí huệ sáng suốt.
“Nếu chúng sinh nào buông bỏ lời thệ nguyện trước đây, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Bất thất.
“Nếu chúng sinh nào thường phân biệt các đạo, khi nghe thuyết pháp rồi liền thấu rõ một đạo, không có chỗ phân biệt.
“Nếu chúng sinh nào tìm cầu trí huệ, muốn được rộng lớn như hư không, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam- muội Vô sở hữu.
“Nếu chúng sinh nào chưa được đầy đủ các phép ba-la- mật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được trụ yên trong các phép ba-la-mật.
“Nếu chúng sinh nào chưa được đầy đủ Bốn pháp thâu nhiếp, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Diệu thiện nhiếp thủ.
“Nếu chúng sinh nào thường phân biệt Bốn tâm vô lượng, khi nghe thuyết pháp rồi liền được tâm bình đẳng, chuyên cần, tinh tấn.
“Nếu chúng sinh nào chưa được đầy đủ Ba mươi bảy pháp hỗ trợ Bồ-đề, khi nghe thuyết pháp rồi liền được trụ yên trong Tam-muội Xuất thế.
“Nếu chúng sinh nào để mất chánh niệm và trí huệ giải thoát, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Đại hải trí ấn.
“Nếu chúng sinh nào trong tâm nghi hoặc chưa sinh khởi pháp nhẫn nhục, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam- muội Chư pháp quyết định, vì chỉ có một tướng pháp duy nhất.
“Nếu chúng sinh nào quên mất những pháp đã nghe, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Bất thất niệm.
“Nếu chúng sinh nào đối với tất cả các sự thuyết pháp đều không thấy vui thích, khi nghe thuyết pháp rồi liền được mắt huệ thanh tịnh, dứt hết mọi sự nghi ngờ.
“Nếu chúng sinh nào đối với Tam bảo chẳng sinh khởi lòng tin, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Công đức tăng trưởng.
“Nếu chúng sinh nào khao khát mong cầu mưa pháp, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Pháp vũ.
“Nếu chúng sinh nào đối với Tam bảo sinh tâm cho là đoạn diệt, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Chư bảo trang nghiêm.
“Nếu chúng sinh nào không làm các nghiệp trí huệ, không chuyên cần, tinh tấn, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Kim cang trí huệ.
“Nếu chúng sinh nào bị các phiền não trói buộc, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Hư Không Ấn.
“Nếu chúng sinh nào chấp rằng thật có cái ta và vật của ta, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Trí ấn.
“Nếu chúng sinh nào không rõ biết những công đức đầy đủ của Như Lai, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam- muội Thế gian giải thoát.
“Nếu chúng sinh nào trong đời quá khứ chưa từng cúng dường Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được đủ mọi phép thần túc biến hóa.
“Nếu chúng sinh nào với một môn pháp giới mà suốt vô lượng kiếp trong đời vị lai cũng không diễn nói hết, khi nghe thuyết pháp rồi liền có thể giảng giải, diễn nói tất cả các pháp cũng đồng như một pháp giới.
“Nếu chúng sinh nào đối với tất cả các kinh Tu-đa-la(1)
(1) Tu-đa-la (Sūtra), dịch nghĩa là khế kinh, pháp bổn, chỉ chung những kinh điển do Phật thuyết dạy để chúng sinh vâng làm theo nhằm đạt đến sự giải thoát. Vì thế mà khởi đầu bằng “như thị ngã văn” để xác tín đó chính là lời do Phật đã từng nói ra, ngài A-nan nghe và thuật lại; rồi kết thúc bằng “hoan hỷ phụng hành” để nhấn mạnh là kinh chỉ có giá trị khi người nghe “vui vẻ vâng làm theo”. Nếu không thực hành theo lời Phật dạy thì dù có đọc tụng bao nhiêu kinh điển cũng không thể đạt được sự giải thoát.
“Nếu chúng sinh nào lìa bỏ Sáu pháp hòa kính, khi nghe thuyết pháp rồi liền được thấu rõ Tam-muội Chư pháp.
“Nếu chúng sinh nào đối với các các pháp môn giải thoát sâu xa không thể nghĩ bàn thường không chuyên cần tinh tấn, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Sư tử du hý.
“Nếu chúng sinh nào muốn phân biệt vào kho pháp của Như Lai, khi nghe thuyết pháp rồi, phân biệt vào được kho pháp Như Lai chẳng cần nghe theo ai khác.
“Nếu chúng sinh nào đối với đạo Bồ Tát không chuyên cần tinh tấn, khi nghe thuyết pháp rồi liền được trí huệ, cần hành tinh tấn.
“Nếu chúng sinh nào chưa từng được thấy các kinh Bổn sinh,(1) khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Nhất thiết tại tại xứ xứ.
“Nếu chúng sinh nào việc tu hành chưa rốt ráo, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Thọ ký.
“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ Mười sức của Như Lai, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô hoại.
(1) Kinh Bổn sinh (Jātaka): Kinh nói về những tiền thân và hạnh nguyện của đức chưa thể phân biệt tuyển chọn, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Chư pháp bình đẳng thật tướng.
Phật khi còn tu tập đạo Bồ Tát. Những kinh Bổn sinh được biết đến nhiều nhất là 547 bài nằm trong Tiểu bộ kinh (Khuddaka-nikāya) của kinh điển Nguyên thủy.
“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ Bốn pháp không sợ sệt, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô tận ý.
“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ các pháp không chung cùng(1) của Phật, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Bất cộng pháp.
“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ những kiến giải không ngu si, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam- muội Nguyện cú.
“Nếu chúng sinh nào chưa giác ngộ được hết thảy các pháp trong Phật pháp, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Tiển bạch vô cấu tịnh ấn.
(1) Các pháp không chung cùng của Phật: tức Thập bát bất cộng pháp (十八不共法 – Sanskrit: aṣṭādaśa āveṇikā buddha-dharmāḥ – Mười tám pháp không chung cùng). Các pháp này chỉ Phật Thế Tôn mới đạt được, hàng Thanh văn, Duyên giác không thể đạt được, nên gọi là không chung cùng (bất cộng). Mười tám pháp này bao gồm:
- Thân vô thất (Thân không lỗi)
- Khẩu vô thất (Miệng không lỗi)
- Niệm vô thất (Ý tưởng không lỗi)
- Vô dị tưởng (Không có ý tưởng xen tạp)
- Vô bất định tâm (Không có tâm xao động)
- Vô bất tri dĩ xả (Chẳng phải không biết chuyện đã bỏ).
- Dục vô diệt (Sự dục không diệt)
- Tinh tấn vô diệt (Sự tinh tấn không diệt)
- Niệm vô diệt (Ý tưởng không diệt)
- Huệ vô diệt (Trí huệ không diệt)
- Giải vô diệt (Giải thoát không diệt)
- Giải thoát tri kiến vô diệt (Giải thoát tri kiến không diệt)
- Nhất thiết thân nghiệp tùy trí huệ hành (Hết thảy nghiệp của thân tùy theo trí huệ mà thi hành).
- Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí huệ hành (Hết thảy nghiệp của miệng tùy theo trí huệ mà thi hành).
- Nhất thiết ý nghiệp tùy trí huệ hành (Hết thảy nghiệp của ý tùy theo trí huệ mà thi hành).
- Trí huệ tri quá khứ thế vô ngại (Trí huệ biết đời quá khứ không ngại.)
- Trí huệ tri vị lai thế vô ngại (Trí huệ biết đời vị lai không ngại.)
- Trí huệ tri hiện tại thế vô ngại (Trí huệ biết đời hiện tại không ngại.)
“Nếu chúng sinh nào chưa đạt được đầy đủ trí huệ rõ biết tất cả, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Thiện liễu.
“Nếu chúng sinh nào chưa được thành tựu hết thảy Phật sự, khi nghe thuyết pháp rồi liền được Tam-muội Vô lượng bất tận ý.
“Tất cả những chúng sinh như vậy, khi được nghe con thuyết pháp rồi, mỗi người đều đạt được sự tin hiểu.
“Có những vị Bồ Tát trong tâm chơn chất ngay thẳng, không có sự dua nịnh, cong vạy, khi nghe thuyết pháp rồi liền được tám mươi bốn ngàn pháp môn, tám mươi bốn ngàn phép tam-muội, bảy mươi lăm ngàn môn đà-la-ni.
“Lại có vô lượng vô biên a-tăng-kỳ các vị Đại Bồ Tát tu tập theo giáo pháp Đại thừa, khi nghe con thuyết pháp rồi cũng đạt được vô lượng công đức như vậy, dừng trụ an ổn nơi địa vị không còn thối chuyển.
“Cho nên, các vị Đại Bồ Tát vì muốn được đủ mọi sự trang nghiêm tốt đẹp bền chắc mà phát khởi đại nguyện không thể nghĩ bàn, lấy việc tăng trưởng tri kiến không thể nghĩ bàn để làm sự trang nghiêm tốt đẹp.
“Vì lấy ba mươi hai tướng tốt(1) để trang nghiêm nên theo đó mà được tám mươi vẻ đẹp.
“Vì lấy âm thanh nhiệm mầu để trang nghiêm nên tùy theo chỗ thích nghe thuyết pháp của mỗi chúng sinh mà khiến cho tất cả người nghe pháp đều được đầy đủ tri kiến.
(1) Ba mươi hai tướng tốt: Xem chú giải ở trang 88.
“Vì lấy tâm để trang nghiêm nên được các tam-muội, không sinh lòng thối chuyển.
“Vì lấy niệm để trang nghiêm nên không quên mất bất cứ môn đà-la-ni nào.
“Vì lấy tâm để trang nghiêm nên có thể phân biệt được các pháp.
“Vì lấy niệm để trang nghiêm nên hiểu rõ được hết thảy nghĩa lý nhiều như những hạt bụi nhỏ.
“Vì lấy tâm lành để trang nghiêm nên được thệ nguyện kiên cố, tinh tấn bền chắc, theo đúng như chỗ phát nguyện mà đạt đến sự giải thoát.
“Vì lấy tâm chuyên nhất để trang nghiêm nên lần lượt vượt lên các địa vị tu chứng.(1)
“Vì lấy việc bố thí để trang nghiêm nên tất cả những thứ cần dùng của mình đều có thể buông xả.
“Vì lấy việc trì giới để trang nghiêm nên khiến cho tâm lành trong trắng, thanh tịnh không cấu nhiễm.
“Vì lấy đức nhẫn nhục để trang nghiêm nên đối với chúng sinh trong lòng không có sự chướng ngại.
“Vì lấy đức tinh tấn để trang nghiêm nên hết thảy các pháp phụ trợ(2) đều được thành tựu.
“Vì lấy thiền định để trang nghiêm nên ở trong hết thảy các tam-muội đều được sức tự tại không ngăn ngại.
(1) Các địa vị tu chứng: chỉ Mười địa vị tu chứng của hàng Bồ Tát, tức Thập địa hay Thập trụ. Xem chú giải ở trang 108.
(2) Hết thảy các pháp phụ trợ: Chỉ ba mươi bảy phẩm hỗ trợ Bồ-đề, hay Tam thập thất đạo phẩm, cũng gọi là Tam thập thất trợ đạo pháp. Xem chú giải ở trang 107.
“Vì lấy trí huệ để trang nghiêm nên rõ biết mọi thói tật phiền não.
“Vì lấy lòng từ để trang nghiêm nên một lòng nhớ nghĩ đến hết thảy chúng sinh.
“Vì lấy lòng bi để trang nghiêm nên có thể trừ dẹp được tất cả những khổ đau của chúng sinh.
“Vì lấy lòng hỷ để trang nghiêm nên đối với hết thảy các pháp lòng không nghi hoặc.
“Vì lấy lòng xả để trang nghiêm nên lìa bỏ được tâm kiêu mạn, đối với tất cả luôn giữ lòng bình đẳng không phân cao thấp.
“Vì lấy các thần thông để trang nghiêm nên đối với hết thảy các pháp đều được tự tại không ngăn ngại.
“Vì lấy công đức để trang nghiêm nên được bàn tay quý, hóa hiện kho báu dùng không thể hết.
“Vì lấy trí huệ để trang nghiêm nên rõ biết được tâm niệm của tất cả chúng sinh.
“Vì lấy tâm ý để trang nghiêm nên dùng phương tiện giúp cho hết thảy chúng sinh được tỉnh ngộ.
“Vì lấy sự sáng suốt để trang nghiêm nên được mắt trí huệ sáng suốt.
“Vì lấy các sự biện nghị để trang nghiêm nên khiến cho chúng sinh được giáo pháp và ý nghĩa tương ứng với ngôn từ.
“Vì lấy sự không sợ sệt để trang nghiêm nên hết thảy các ma không thể làm ngăn ngại, khó khăn.
“Vì lấy công đức để trang nghiêm nên được những công đức của chư Phật Thế Tôn.
“Vì lấy pháp để trang nghiêm nên được biện tài vô ngại, thường vì chúng sinh giảng nói chánh pháp nhiệm mầu.
“Vì lấy sự sáng suốt để trang nghiêm nên được hết thảy mọi sự sáng suốt của Phật pháp.
“Vì lấy sự soi chiếu sáng suốt để trang nghiêm nên có thể soi sáng khắp các cõi Phật thế giới.
“Vì lấy tâm kẻ khác để trang nghiêm nên được trí huệ chân chánh không rối loạn.
“Vì lấy việc truyền dạy giới luật để trang nghiêm nên được sự giữ gìn và bảo vệ giới luật đúng như lời dạy.
“Vì lấy các phép thần túc để trang nghiêm nên được phép Như ý túc, đạt đến giải thoát.
“Vì lấy việc thọ trì hết thảy các đức Như Lai để trang nghiêm nên được thâm nhập kho pháp vô lượng của Như Lai.
“Vì lấy chánh pháp tôn quý để trang nghiêm nên được trí huệ chẳng tùy theo kẻ khác.
“Vì lấy việc làm theo hết thảy mọi việc lành để trang nghiêm nên được chỗ thực hành đúng như lời dạy, vì muốn cho những chúng sinh như thế đều được những lợi ích công đức như thế.
“Nếu có vô lượng vô biên a-tăng-kỳ các vị Đại Bồ Tát tu tập theo Đại thừa, khi nghe con thuyết pháp chỉ một câu liền được đầy đủ hết thảy những pháp lành trong sạch như vậy.
“Vì thế cho nên chỗ đạt được trí huệ của chư Đại Bồ Tát đối với các pháp không phải do được nghe từ người khác, vẫn được thành tựu chánh pháp lớn lao sáng suốt, thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
“Bạch Thế Tôn! Nếu những chúng sinh ở thế giới phương khác tạo năm tội nghịch, cho đến phạm vào bốn trọng cấm,(1) diệt mất pháp lành, nếu học theo Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Đại thừa, do nơi nguyện lực nên muốn sinh về thế giới của con. Khi được sinh về rồi, lại gồm thâu hết thảy các nghiệp bất thiện, thô thiển xấu ác, tâm nhiều mong cầu, ương ngạnh rắn rỏi rất khó điều phục, rơi hẳn vào bốn điên đảo,(2) tham lam mê đắm, keo kiệt, bủn xỉn. Những chúng sinh như vậy có đến tám mươi bốn ngàn tâm tánh rối loạn khác nhau, con sẽ vì hết thảy những tâm tánh khác nhau ấy mà giảng thuyết rộng tám mươi bốn ngàn pháp môn khác nhau.
“Bạch Thế Tôn! Nếu chúng sinh nào học theo giáo pháp Đại thừa Vô thượng, con sẽ vì chúng sinh ấy rộng thuyết đầy đủ sáu pháp ba-la-mật, nghĩa là từ Bố thí ba-la-mật cho đến Trí huệ ba-la-mật.(3)
“Nếu chúng sinh nào học theo giáo pháp Thanh văn thừa, chưa trồng các căn lành, cầu được chư Phật làm thầy, con sẽ khiến cho họ trụ yên nơi Tam quy y, sau đó mới khuyến khích trụ nơi sáu pháp ba-la-mật.
“Nếu chúng sinh nào ưa thích làm việc giết hại, con sẽ khiến cho được trụ yên trong chỗ không giết hại.
(1) Bốn trọng cấm: chỉ bốn đại cấm giới của người xuất gia, tức bốn tội ba-la-di, bao gồm: giết người, trộm cắp, dâm dục và vọng xưng chứng thánh. Người xuất gia phạm vào một trong bốn trọng cấm này phải bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn.
(2) Bốn điên đảo: bốn quan điểm trái nghịch với sự thật. Xem chú giải ở trang 80.
(3) Bố thí… cho đến Trí huệ…: Nghĩa là gồm đủ sáu pháp ba-la-mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ.
“Nếu chúng sinh nào chuyên làm những việc tham lam, ác độc, con sẽ khiến cho được trụ yên trong chỗ không trộm cắp.
“Nếu chúng sinh nào làm việc dâm dục không đúng pháp, con sẽ khiến cho được trụ yên trong chỗ không tà dâm.
“Nếu những chúng sinh nào cố ý nói ra những lời phỉ báng, dối trá lẫn nhau, con sẽ khiến cho được trụ yên trong chỗ không nói dối.
“Nếu chúng sinh nào ưa thích sự say cuồng, mê loạn, con sẽ khiến cho được trụ yên trong chỗ không uống rượu.
“Nếu chúng sinh nào phạm vào cả năm việc như trên,(1) con sẽ khiến cho được thọ trì năm giới của hàng cư sĩ tại gia.(2)
“Nếu chúng sinh nào đối với các pháp lành chẳng sinh lòng vui thích, con sẽ khiến cho thọ trì Tám trai giới(3) trong một ngày một đêm.
“Nếu chúng sinh nào căn lành ít ỏi, đối với căn lành sinh lòng ưa thích, con sẽ khiến cho chúng sinh ấy trong đời vị lai được ở trong Phật pháp, xuất gia học đạo, trụ yên trong Phạm hạnh thanh tịnh(4) và thọ trì Mười giới.(5)
(1) Cả năm việc như trên: Tức năm điều vừa nói trên, bao gồm: giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu.
(2) Năm giới của hàng cư sĩ tại gia: tức Ngũ giới, bao gồm: không sát sinh, không
trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.
(3) Tám trai giới: tức Bát quan trai giới. Xem chú giải ở trang 704.
(4) Phạm hạnh thanh tịnh: chỉ việc đoạn trừ dâm dục.
(5)Mười giới (Thập giới): giới của người mới xuất gia, tức các vị sa-di, bao gồm: không sát sinh; không trộm cắp; không dâm dục; không nói dối; không uống rượu; không dùng hương hoa phấn sáp tô điểm thân thể; không ca múa hát nhạc hoặc xem người khác ca múa hát nhạc; không nằm ngồi trên giường ghế cao rộng; không ăn trái giờ, mỗi ngày chỉ ăn một bữa vào đúng ngọ; và không cất giữ các tiện, vì họ mà giảng rõ ý nghĩa, lại thị hiện các phép thần túc cho đến thị hiện Niết-bàn, lòng không chán nản.
“Nếu chúng sinh nào hết lòng khao khát cầu được các pháp lành căn bản, con sẽ khiến cho được trụ yên trong các pháp lành căn bản, khiến cho được thành tựu Phạm hạnh, đầy đủ đại giới.(1)
(1) Đại giới: cũng gọi là Cụ túc giới, tức là giới luật đầy đủ của một vị tỳ-kheo, gồm có 250 giới. Người xuất gia chỉ sau khi được truyền thọ đại giới mới chính thức được xem là tỳ-kheo tăng.
“Hết thảy những chúng sinh như vậy, dù tạo đủ năm tội nghịch, cho đến tham lam keo kiệt, con sẽ vì họ mà dùng đủ mọi phương cách, thị hiện các phép thần túc, thuyết giảng nghĩa lý các pháp, mở bày chỉ dạy các pháp về ấm, giới, nhập, khổ, không, vô thường, vô ngã, khiến cho được trụ yên trong cảnh giới Niết-bàn tịch diệt nhiệm mầu an ổn không sợ sệt, lại vì bốn chúng tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu- bà-di như vậy mà thuyết pháp.
“Nếu chúng sinh nào mong cầu được nghe những sự luận nghị, con sẽ vì họ mà nói các luận thuyết chánh pháp. Cho đến những ai cầu phép luận giải thoát, con sẽ vì người ấy mà nói các luận thuyết về nghĩa không.
“Nếu chúng sinh nào đối với thiện pháp chân chánh trong lòng không ưa thích, con sẽ vì họ mà nói hết thảy các việc trợ giúp.
“Nếu chúng sinh nào đối với thiện pháp chân chánh trong lòng ưa thích, con sẽ vì họ mà nói pháp môn Tam-muội Không, là pháp giải thoát chân chánh.
“Bạch Thế Tôn! Con vì hết thảy mọi chúng sinh như vậy, sẽ vượt qua trăm ngàn do-tuần mà không dùng đến phép thần túc, để mở bày chỉ bảo vô lượng vô biên đủ mọi phương thứ đồ quý giá, tiền bạc, vàng ngọc… Các giới này được thọ trì suốt đời, không giới hạn về thời gian như Bát quan trai giới.
“Bạch Thế Tôn! Con dùng sức tam-muội để xả bỏ năm phần thọ mạng có được của mình mà nhập Niết-bàn.
“Vào lúc ấy, con tự phân thân thành những phần nhỏ như nửa hạt đình lịch, vì thương xót chúng sinh mà cầu được nhập Niết-bàn. Sau khi nhập Niết-bàn rồi, chánh pháp của con ở đời được một ngàn năm. Tượng pháp(1) ở đời đủ năm trăm năm.
“Sau khi con nhập Niết-bàn rồi, nếu chúng sinh nào dùng các thứ trân bảo, kỹ nhạc để cúng dường xá-lợi, thậm chí chỉ cần lễ bái, đi quanh về bên phải một vòng, chắp tay ngợi khen xưng tán, dùng một cành hoa để cúng dường, chúng sinh ấy nhờ nơi nhân duyên như vậy sẽ được tùy theo chí nguyện, ở trong Ba thừa thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.
“Bạch Thế Tôn! Sau khi con nhập Niết-bàn rồi, nếu chúng sinh nào học theo giáo pháp của con, cho đến chỉ cần có thể giữ bền được một giới như con đã thuyết dạy, hoặc thậm chí chỉ cần đọc tụng một bài kệ bốn câu, vì người khác giảng nói, khiến cho người nghe được sinh lòng hoan hỷ, liền cúng dường người nói pháp ấy cho đến dù chỉ một cành hoa hay cúi lạy một lạy, nhờ nơi nhân duyên ấy liền được tùy theo chí nguyện của mình, ở trong Ba thừa thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.
(1) Tượng pháp: Giáo pháp do một vị Phật truyền dạy được tồn tại chia chia làm ba thời kỳ. Chánh pháp là khi giáo pháp ấy được giữ gìn nguyên vẹn. Tượng pháp là khi giáo pháp ấy vẫn còn nhưng đã ít nhiều biến đổi, sai lệch, nên chỉ được xem là tương tợ mà thôi. Và thời kỳ cuối cùng là Mạt pháp, khi ấy giáo pháp suy yếu, mất dần cho đến lúc thế gian không còn ai biết đến.
“Thậm chí cho đến khi đuốc pháp lụi tàn, cờ pháp ngã đổ, chánh pháp diệt mất rồi, xá-lợi của con sẽ vùi sâu trong đất đến tận nơi thấp nhất của thế giới. Cho đến khi thế giới Ta-bà không có trân bảo, xá-lợi của con sẽ hóa thành bảo châu lưu ly như ý, ánh sáng chói chang rực rỡ, từ nơi tận cùng của thế giới chiếu lên đến thế gian, lên đến tận cõi trời A-ca-ni-trá, làm mưa xuống đủ các thứ hoa, như hoa mạn- đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, hoa ba-lợi-chất-đa, hoa mạn- thù-sa, hoa ma-ha mạn-thù-sa, thảy đều có những vầng sáng bao quanh rực rỡ thanh tịnh, lớn như bánh xe, có trăm cánh, ngàn cánh hoặc trăm ngàn cánh, ánh sáng tỏa chiếu khắp nơi, lại có hương thơm vi diệu thường lan tỏa, người xem không thấy chán. Ánh sáng của hoa chói chang rực rỡ không sao tả xiết. Hương thơm vi diệu của hoa tỏa khắp đến vô lượng vô biên. Không trung mưa xuống vô số các loại hoa như vậy.
“Đang khi mưa hoa xuống như vậy, lại có đủ mọi âm thanh vi diệu vang lên, như âm thanh Phật, âm thanh pháp, âm thanh tỳ-kheo tăng, âm thanh của Tam quy y, âm thanh của giới ưu-bà-tắc,(1) âm thanh của sự thành tựu tám giới,(2) âm thanh của mười giới xuất gia, âm thanh của sự bố thí, âm thanh của sự trì giới, âm thanh của sự đầy đủ đại giới, Phạm hạnh thanh tịnh, âm thanh của sự trợ giúp pháp lành, âm thanh đọc kinh, âm thanh của tư duy thiền, âm thanh của quán bất tịnh, âm thanh của niệm tưởng hơi thở ra vào, âm thanh của phi tưởng phi phi tưởng, âm thanh của hữu tưởng vô tưởng, âm thanh của thức xứ, âm thanh của không xứ, âm thanh của tám thắng xứ,(3) âm thanh của sự nhập vào mười nhất thiết xứ,(1) âm thanh của định huệ, âm thanh của các pháp không, vô tướng, vô tác, âm thanh của mười hai nhân duyên,(2) âm thanh đầy đủ giáo pháp Thanh văn, âm thanh học theo giáo pháp Duyên giác, âm thanh đầy đủ sáu ba-la-mật của Đại thừa.
(1) Giới ưu-bà-tắc: tức Ngũ giới, giới của hàng cư sĩ tại gia.
(2) Tám giới: tức Bát quan trai giới.
(3) Tám thắng xứ: Tám phép thiền định giúp người tu xả bỏ tham ái đạt đến giải
“Trong các loại hoa ấy phát ra những âm thanh như vậy, chư thiên trong cõi Sắc giới thảy đều nghe thấy; nghe được những âm thanh ấy rồi, hết thảy những việc thiện đã làm trước đây đều tự nhớ lại; hết thảy những việc bất thiện đã làm trước đây liền tự hối trách, liền hiện xuống nơi thế giới Ta-bà, giáo hóa vô lượng chúng sinh trong thế gian, khiến cho đều được trụ yên trong Mười điều lành.
“Chư thiên trong cõi Dục giới cũng được nghe những âm thanh ấy; nghe rồi thì dứt hết mọi sự tham ái trói buộc, không còn say đắm năm món dục,(3) hết thảy tâm pháp đều được lắng yên, tĩnh lặng; hết thảy những điều thiện đã làm trước đây đều tự nhớ lại; hết thảy những điều bất thiện đã làm trước đây liền tự hối trách; liền hiện ngay xuống thế giới Ta-bà, giáo hóa vô lượng chúng sinh trong thế gian, khiến cho đều được trụ yên trong Mười điều lành.
thoát. Do có thể giúp sinh khởi tri kiến thù thắng nên gọi là thắng xứ. Tám thắng xứ bao gồm: 1. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu thắng xứ; 2. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc đa thắng xứ; 3. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc thiểu thắng xứ; 4. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc đa thắng xứ; 5. Thanh thắng xứ; 6. Hoàng thắng xứ; 7. Xích thắng xứ; 8. Bạch thắng xứ. Các phép quán từ thứ 5 đến thứ 8 theo Trí độ luận là quán bốn màu sắc (xanh, vàng, đỏ trắng) như trên, nhưng theo kinh Bồ Tát Anh Lạc thì ở đây là quán bốn đại (đất, nước, gió, lửa), tức bốn yếu tố cấu thành vật chất.
(1) Mười nhất thiết xứ: Mười phép quán giúp người tu nhập vào tất cả mọi cảnh giới. Gồm có quán bốn màu xanh, vàng, đỏ, trắng, quán bốn đại đất, nước, lửa, gió và quán không, quán thức.
(2) Mười hai nhân duyên (Thập nhị nhân duyên): Xem chú giải trang 66.
(3) Năm món dục: Xem chú giải ở trang 220.
“Bạch Thế Tôn! Những loại hoa như vậy ở giữa không trung lại cũng biến hóa ra đủ mọi loại trân bảo, vàng bạc, ma ni chân châu, lưu ly, các loại ngọc quý, mã não, san hô, những thứ trang sức đẹp đẽ của cõi trời, tất cả đều rơi xuống như mưa, đầy khắp trong thế giới Ta-bà.
“Lúc bấy giờ, tất cả nhân dân trong lòng đều được vui vẻ, không có những nạn đấu tranh, đói khổ, tật bệnh. Tất cả những nạn giặc cướp đến từ nơi khác, cho đến những lời nói ác độc cũng đều diệt mất, thảy đều được lắng yên, tĩnh lặng.
“Khi ấy thế giới có được những sự vui thích như vậy. Có những chúng sinh nhìn thấy các món trân bảo rồi, hoặc sờ mó, hoặc sử dụng, liền đối với giáo pháp Ba thừa không còn thối chuyển. Các món trân bảo này tạo ra lợi ích như vậy. Tạo ra lợi ích rồi lại trở về chìm sâu trong lòng đất, đến tận chỗ trước đây ở nơi sâu nhất của thế giới.
“Bạch Thế Tôn! Khi cõi thế giới Ta-bà có nạn đao binh nổi lên, xá-lợi của thân con lại sẽ hóa thành loại châu lưu ly màu xanh biếc, từ trong lòng đất phát ra, lên đến tận cõi trời A-ca-ni-trá, mưa xuống đủ các thứ hoa, như hoa mạn- đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, hoa ba-lợi-chất-đa… Lại cũng hóa hiện đủ các sự lợi ích như đã nói trên… cho đến khi quay trở về chìm sâu trong lòng đất, đến tận chỗ trước đây ở nơi sâu nhất của thế giới.
“Bạch Thế Tôn! Cũng giống như khi có nạn đao binh, đến khi có những nạn đói, bệnh dịch nổi lên, xá-lợi của con lại cũng hóa hiện đầy đủ các sự việc như vậy
“Bạch Thế Tôn! Trong đại kiếp Hiền, sau khi con nhập Niết-bàn rồi, những xá-lợi của con để lại sẽ làm các Phật sự như vậy, điều phục vô lượng vô biên chúng sinh, khiến cho ở trong giáo pháp Ba thừa được địa vị không còn thối chuyển. Cũng như vậy, con sẽ ở trong số đại kiếp nhiều như số vi trần của năm cõi Phật mà điều phục vô lượng vô biên chúng sinh, khiến cho ở trong giáo pháp Ba thừa được địa vị không còn thối chuyển.
“Bạch Thế Tôn! Nếu như trải qua đủ số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát của một ngàn con sông Hằng, trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới khác có bao nhiêu vị Phật ra đời, tất cả đều là những chúng sinh do con trong thời gian tu đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề đã giáo hóa cho, từ khi mới phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề cho đến lúc được trụ yên trong sáu pháp ba-la-mật.
“Bạch Thế Tôn! Khi con thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam- miệu Tam-bồ-đề rồi, những chúng sinh mà con khuyến khích giáo hóa cho được phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, cho đến dừng trụ trong sáu pháp ba-la-mật, cùng với những chúng sinh mà sau khi con nhập Niết-bàn để lại xá-lợi biến hóa giáo hóa cho được phát tâm A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, tất cả những chúng sinh ấy trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số cát của một ngàn con sông Hằng, sẽ ở nơi vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới khắp mười phương mà thành Phật, thảy đều xưng tán danh hiệu của con mà ngợi khen tán thán rằng: ‘Trong đời quá khứ lâu xa có một kiếp tên gọi là Hiền. Khi bắt đầu vào kiếp ấy, vị Thế Tôn thứ tư có danh hiệu như vậy. Vị Phật Thế Tôn ấy đã khuyến khích giáo hóa chúng ta, khiến cho bắt đầu phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vào lúc ấy tất cả chúng ta vốn đã diệt mất tâm lành, gồm đủ các việc bất thiện, phạm vào năm tội nghịch, cho đến chạy theo tà kiến. Khi đó vị Phật ấy đã khuyến khích giáo hóa chúng ta, khiến cho được trụ yên trong sáu pháp ba-la-mật, nhờ đó liền được thấu rõ hết thảy các môn đà-la-ni, chuyển bánh xe chánh pháp, lìa khỏi sự trói buộc của sinh tử, giúp cho vô lượng vô biên trăm ngàn chúng sinh được trụ yên nơi quả vị cao trổi, lại cũng khiến cho vô lượng trăm ngàn chúng sinh được dừng yên trong hai cõi trời người, cho đến đạt được các quả giải thoát.’
“Nếu có những chúng sinh cầu đạo Bồ-đề, nghe lời ngợi khen xưng tán con như vậy rồi, mỗi người liền thưa hỏi đức Phật của mình: ‘Bạch Thế Tôn! Vị Phật Thế Tôn kia thấy được những ý nghĩa lợi ích nào mà ở trong cõi đời xấu ác nặng nề có năm sự uế trược như vậy thành tựu quả A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề?’
Các đức Thế Tôn liền vì những kẻ nam, người nữ có lòng lành cầu đạo Bồ-đề kia mà giảng nói về sự thành tựu hạnh đại bi của con trong quá khứ, từ khi mới phát tâm A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, cho đến sự trang nghiêm thế giới cùng với nguyện lành mầu nhiệm và những nhân duyên phát khởi.
“Những người ấy nghe rồi đều lấy làm kinh ngạc, ngợi khen là chưa từng có, liền phát khởi nguyện lành mầu nhiệm, đối với chúng sinh khởi tâm đại bi cũng như con không khác. Tất cả đều phát nguyện rằng: ‘Nếu có cõi thế giới xấu ác nặng nề với năm sự uế trược như vậy, trong đó có những chúng sinh phạm năm tội nghịch, cho đến gồm đủ các việc bất thiện, ta sẽ ở trong thế giới ấy mà điều phục tất cả.’
Các vị Thế Tôn kia do nơi sự thành tựu tâm đại bi của những người ấy, đã phát khởi các nguyện lành đối với cõi đời xấu ác có năm sự uế trược, nên liền tùy theo chỗ mong cầu của mỗi người mà thọ ký cho tất cả.
“Bạch Thế Tôn! Các vị Phật Thế Tôn lại vì những người tu học Đại thừa mà giảng nói về nhân duyên phát khởi những sự biến hóa của xá-lợi do con lưu lại: Trong quá khứ lâu xa, có vị Phật Thế Tôn danh hiệu như thế, sau khi nhập Niết- bàn rồi, có những kiếp nạn như đao binh, dịch bệnh, đói khổ lần lượt nổi lên. Khi đó, chúng ta sống trong kiếp ấy chịu mọi sự khổ não. Lúc bấy giờ, xá-lợi mà đức Phật kia lưu lại liền vì chúng ta mà hiện ra đủ mọi phép thần thông tự tại để cứu khổ. Nhờ vậy nên chúng ta liền được phát tâm A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, trồng các căn lành, tinh cần tu tập sáu pháp ba-la-mật như đã nói trên.”
Khi ấy, đức Phật Thích-ca Mâu-ni bảo Bồ Tát Tịch Ý: “Thiện nam tử! Lúc bấy giờ Phạm-chí Bảo Hải ở nơi đức Phật Bảo Tạng, đứng trước chư thiên, đại chúng, nhân, phi nhân, được thành tựu tâm đại bi rộng lớn vô biên, sau khi phát khởi năm trăm lời thệ nguyện liền bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Nếu như sở nguyện của con không thành tựu, không được lợi ích bản thân, thì con sẽ không thể làm được các Phật sự như đã nói trên trong Hiền kiếp của đời vị lai, khi có những sự xấu ác nặng nề với năm sự uế trược, chúng sinh đấu tranh giành giật lẫn nhau, trong đời mạt thế mù tối ngu si không thầy dạy dỗ, không người răn dạy, chìm trong các tà kiến hết sức tối tăm u ám, phạm vào năm tội nghịch. Nếu vậy thì nay con ắt là sẽ xả bỏ tâm Bồ-đề, cũng không nguyện ở các cõi Phật phương khác mà trồng các căn lành.
“Bạch Thế Tôn! Nay con một lòng mong cầu như vậy, chẳng mong được nhờ nơi căn lành mà thành tựu quả A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, cũng chẳng nguyện được quả vị Bích-chi Phật, cũng chẳng nguyện làm theo Thanh văn thừa, chẳng cầu được làm vua cõi trời, cõi người, chẳng ưa thích năm món dục mà sinh trong hai cõi trời, người, cũng chẳng cầu sinh trong các loài càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu- la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, dạ-xoa, la-sát, các vị long vương… Trồng các căn lành mà chẳng cầu được những nơi như thế.
“Bạch Thế Tôn! Nếu được giàu sang lớn ắt là do nhân lành bố thí, nếu được sinh lên cõi trời ắt là do nhân lành trì giới, nếu được trí huệ lớn ắt là do nhân lành học rộng, nếu được dứt trừ phiền não ắt là do nhân lành tư duy. Như Phật có dạy, những việc như thế đều là sự lợi ích cho bản thân do nhân lành công đức, thảy đều có thể tùy theo chỗ mong cầu mà được cả.
“Bạch Thế Tôn! Nếu như căn lành của con được thành tựu, được lợi ích bản thân, thì những việc làm của con như bố thí, trì giới, học rộng nghe nhiều, tư duy, thảy đều sẽ được thành tựu. Nguyện cho những quả báo tốt đẹp này sẽ dành cho hết thảy chúng sinh trong địa ngục.
“Nếu có chúng sinh nào đọa vào địa ngục A-tỳ, nhờ căn lành này sẽ được cứu thoát, sinh lên cõi người, nghe Phật thuyết pháp liền được rõ biết, thành tựu quả A-la-hán, mau chóng nhập Niết-bàn.
“Nếu như nghiệp báo của những chúng sinh này chưa dứt, con nguyện sẽ xả bỏ tuổi thọ của mình để vào địa ngục A-tỳ thay thế họ mà nhận chịu khổ não.
“Nguyện cho thân con biến hiện ra nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật thế giới. Mỗi một thân ấy đều cao lớn như núi Tu-di, mỗi một thân ấy đều nhận biết được mọi điều vui khổ, cũng như thân con hiện nay nhận biết được mọi điều vui khổ. Mỗi một thân ấy sẽ nhận chịu đủ mọi quả báo khổ não của các tội ác nặng nề nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, cũng như số hạt bụi nhỏ trong cõi Phật hiện nay.
“Trong các cõi Phật ở khắp mười phương có những chúng sinh phạm vào năm tội nghịch ác, khởi các nghiệp bất thiện, cho đến sẽ đọa vào địa ngục A-tỳ; nếu về sau trải qua số đại kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, ở các cõi Phật khắp mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ, có bao nhiêu những chúng sinh phạm vào năm tội nghịch ác, khởi các nghiệp bất thiện, cho đến sẽ đọa vào địa ngục A-tỳ, con sẽ vì tất cả những chúng sinh như vậy mà ở nơi địa ngục A-tỳ thay thế nhận chịu mọi sự khổ não, khiến cho họ khỏi phải đọa vào địa ngục, liền được gặp ngay chư Phật, thưa hỏi pháp mầu, thoát khỏi sinh tử, trụ yên nơi cảnh giới Niết-bàn. Vào khi ấy, con nguyện trong nhiều đời thường thay thế những chúng sinh đó ở trong địa ngục A-tỳ.
“Lại có những chúng sinh ở các cõi thế giới mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, đã tạo các ác nghiệp, ắt sẽ phải chịu quả báo đọa vào địa ngục Hỏa chá, giống như địa ngục A-tỳ, hoặc địa ngục Chá, địa ngục Ma- ha-lô-khiết, địa ngục Bức bách, địa ngục Hắc thằng, địa ngục Tưởng, hoặc thọ sinh vào đủ mọi loài súc sinh, ngạ quỷ bần cùng, dạ-xoa, câu-bàn-trà, tỳ-xá-già, a-tu-la, ca-lâu- la… con cũng nguyện sẽ cứu vớt và thay thế chúng sinh chịu khổ như vậy.
“Bạch Thế Tôn! Nếu như có những chúng sinh trong các thế giới khắp mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ của một cõi Phật, đã tạo các ác nghiệp, ắt sẽ phải chịu quả báo sinh vào cõi người chịu tật nguyền đui, điếc, câm, ngọng, không chân, không tay, tâm ý rối loạn, đánh mất chánh niệm, ăn uống những thứ bất tịnh. Con nguyện cũng sẽ thay thế những chúng sinh ấy mà nhận lãnh các tội báo như vừa nói trên.
“Nếu lại có những chúng sinh đọa vào địa ngục A-tỳ chịu các khổ não, con nguyện cũng sẽ nhiều đời thay thế những chúng sinh ấy chịu mọi khổ não. Đối với những chúng sinh trong vòng sinh tử phải chịu đựng những nỗi khổ của các ấm, giới, nhập, hoặc sinh trong các loài súc sinh, ngạ quỷ, bần cùng, dạ-xoa, câu-biện-trà, tỳ-xá-già, a-tu-la, ca-lâu- la… con cũng đều vì họ mà thay thế nhận chịu mọi khổ não như vậy.
“Bạch Thế Tôn! Nếu như sở nguyện của con thành tựu, được lợi ích bản thân, sẽ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam- miệu Tam-bồ-đề như đã phát nguyện, thì xin cho trong vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới ở khắp mười phương, mỗi nơi đều có chư Phật hiện tại đang vì chúng sinh thuyết pháp, tất cả các vị đều sẽ vì con mà chứng minh, cũng chính là chỗ thấy biết của chư Phật ấy.
“Bạch Thế Tôn! Nguyện nay đức Thế Tôn thọ ký cho con quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vào đời Hiền kiếp, khi tuổi thọ của con người là một trăm hai mươi tuổi, con sẽ thành Phật với đủ Mười danh hiệu từ Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri cho đến Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn.
“Bạch Thế Tôn! Nếu như con sẽ thành tựu được những Phật sự như vậy, đúng như đã phát nguyện, xin nguyện cho khắp đại chúng đây cùng với chư thiên, rồng, a-tu-la… hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở giữa hư không, chỉ trừ đức Như Lai, còn ngoài ra tất cả đều sẽ xúc động rơi lệ, đều đến trước mặt con cúi đầu lễ kính, ngợi khen rằng: ‘Lành thay, lành thay! Lòng đại bi của ngài đã thành tựu, không ai có thể sánh bằng. Ngài đã đạt được chỗ niệm tưởng rất sâu xa, vì tất cả chúng sinh mà phát khởi lòng đại bi sâu xa như vậy, nên phát ra lời thệ nguyện bền chắc. Việc làm của ngài hôm nay không phải do ai dạy bảo mà được, lấy lòng đại bi chuyên nhất mà che chở bảo vệ cho hết thảy, thâu nhiếp hết cả những kẻ bất thiện, những kẻ phạm vào năm tội nghịch. Nguyện lành của ngài, hôm nay chúng tôi đều được biết rõ. Khi ngài vừa mới phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề đã vì chúng sinh mà làm vị thuốc quý trị lành các bệnh; làm chỗ nương theo, làm chỗ trú ẩn, nương náu cho chúng sinh, vì muốn cho tất cả chúng sinh được giải thoát nên mới phát khởi thệ nguyện như vậy. Sở nguyện của ngài hôm nay được phần lợi ích, đức Như Lai sẽ vì ngài mà thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.’
“Khi Phạm-chí Bảo Hải nói ra lời ấy rồi, Chuyển luân Thánh vương Vô Lượng Thanh Tịnh liền từ chỗ ngồi đứng dậy, xúc động rơi lệ, chắp tay cung kính hướng về Phạm-chí Bảo Hải, cúi đầu sát đất lễ kính rồi đọc kệ rằng:
Sở nguyện ngài hôm nay,
Thật sâu xa bền chắc.
Vì thương khắp chúng sinh,
Buông bỏ sự vui riêng,
Khởi lòng bi rộng lớn.
Vì đại chúng hôm nay,
Hiển bày pháp chân thật,
Tướng nhiệm mầu thù thắng!
Khi ấy, Bồ Tát Quán Thế Âm liền đọc kệ ngợi khen rằng:
Chúng sinh nhiều tham chấp,
Nay ngài không vướng mắc,
Với các căn cao, thấp,
Từ lâu đã tự tại,
Có thể tùy chúng sinh,
Giúp cho đủ căn, nguyện,
Đời vị lai sẽ được,
Kho trí huệ tổng trì.
Khi ấy, Bồ Tát Đắc Đại Thế liền đọc kệ ngợi khen rằng:
Vô lượng ức chúng sinh,
Vì điều lành hội họp.
Biết lòng bi của ngài,
Hết thảy đều xúc động.
Ngài tu tập khổ hạnh,
Xưa nay chưa từng có!
Khi ấy, Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi lại đọc kệ ngợi khen rằng:
Được tam-muội tinh tấn,
Thật bền chắc vô cùng.
Trí huệ lớn, nhiệm mầu,
Khéo biết phân biệt rõ.
Nếu dùng đủ hương hoa,
Dâng lên cúng dường ngài,
Đức độ ngài hôm nay,
Rất xứng đáng thọ nhận.
Khi ấy, Bồ Tát Hư Không Ấn cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Ngài vì khắp chúng sinh,
Thành tựu tâm đại bi,
Xả tài vật bố thí,
Đời xấu ác, uế trược,
Trang nghiêm giữ các tướng,
Mầu nhiệm hay đẹp nhất,
Vì khắp cõi trời, người,
Làm bậc thầy điều phục.
Khi ấy, Bồ Tát Kim Cang Trí Huệ Quang Minh cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Tâm đại bi của ngài,
Rộng lớn như hư không,
Vì thân thiết chúng sinh,
Nên hành đạo Bồ-đề.
Khi ấy, Bồ Tát Hư Không Nhật cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Những gì ngài thành tựu,
Như công đức đại bi,
Cùng trí huệ thắng diệu,
Khéo phân biệt tướng pháp,
Chỉ trừ Phật Thế Tôn,
Ngoài ra chẳng ai bằng!
Khi ấy, Bồ Tát Sư Tử Hương cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Ngài trong đời vị lai,
Sinh vào thời Hiền kiếp,
Trong cõi đời phiền não,
Sẽ được danh xưng lớn.
Lại khiến cho vô lượng,
Hết thảy mọi chúng sinh,
Được dứt trừ khổ não,
Được giải thoát nhiệm mầu.
Khi ấy, Bồ Tát Phổ Hiền cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Hết thảy mọi chúng sinh,
Dù chuyên cần tu tập,
Hay đói khổ, sinh tử;
Ngụp lặn trong tà kiến,
Xâu xé, ăn nuốt nhau,
Không một chút tâm lành.
Ngài mở lòng đại bi,
Nhiếp thủ được tất cả!
Khi ấy, Bồ Tát A-súc cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Diệt mất hết tâm lành,
Chuyên làm việc nghịch ác,
Chìm sâu trong vô minh,
Tối tăm và u ám,
Không cách nào ra khỏi,
Vũng bùn sâu phiền não.
Ngài mở lòng cứu lấy,
Những chúng sinh như vậy.
Khi ấy, Bồ Tát Hương Thủ cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Nay ngài xét thấy rõ,
Cõi thế đời vị lai,
Có nhiều sự khủng bố,
Như nhìn hình trong gương,
Chúng sinh trong cõi thế,
Hủy hoại cả chánh pháp,
Tất cả đều diệt mất,
Hết thảy mọi căn lành.
Khi ấy, Bồ Tát Bảo Tướng cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Nay ngài dùng các đức,
Trí huệ và trì giới,
Với từ bi, tam-muội,
Để trang nghiêm tâm mình,
Nên có thể nhiếp thủ,
Những chúng sinh ngu si:
Diệt mất mọi thiện pháp,
Phỉ báng bậc thánh nhân.
Khi ấy, Bồ Tát Ly Khủng Bố Trang Nghiêm cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Chỗ tu tập của ngài,
Vô lượng môn khổ hạnh,
Thảy đều vì cứu vớt,
Chúng sinh đời vị lai:
Những kẻ mất thiện tâm,
Trôi lăn theo tà kiến.
Khi ấy, Bồ Tát Hoa Thủ cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Lòng đại bi của ngài,
Cùng trí huệ tinh tấn,
Trong khắp đại chúng này,
Không ai có thể sánh!
Nên đủ sức cứu vớt,
Những chúng sinh tà kiến,
Đang bị già, bệnh, chết,
Bức bách không đường thoát.
Khi ấy, Bồ Tát Trí Xưng cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Vô số các chúng sinh,
Phải chịu nhiều bệnh khổ,
Thường bị những phiền não,
Gió độc không ngừng thổi.
Nay ngài thật đủ sức,
Dùng nước Đại trí huệ,
Diệt trừ hết các ma,
Phá tan thế lực ác.
Khi ấy, Bồ Tát Địa Ấn cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Nay ngài đã có được,
Sức tinh tấn, kiên cố.
Dứt hết mọi phiền não,
Đạt cảnh giới giải thoát.
Chúng tôi đều kém cỏi,
Không thể theo kịp được.
Khi ấy, Bồ Tát Nguyệt Hoa cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Ngài tu tập kiên cố,
Biết dụng ý tinh tấn,
Y theo sức công đức,
Lòng thương xót tất cả,
Cho nên đời vị lai,
Có thể vì chúng sinh,
Trừ dứt mọi trói buộc,
Trong ba cõi, ba đời.
Khi ấy, Bồ Tát Vô Cấu Nguyệt cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Trong đạo của Bồ Tát,
Đại bi là trên hết.
Dạy người khởi lòng bi,
Nên chúng tôi kính lễ.
Khi ấy, Bồ Tát Trì Lực cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Đời xấu ác, uế trược,
Nhiều phiền não, tật bệnh,
Ngài nương đạo Bồ-đề,
Phát thệ nguyện kiên cố,
Vì tất cả chúng sinh,
Dứt trừ gốc phiền não.
Khi ấy, Bồ Tát Hỏa Man cũng đọc kệ ngợi khen rằng:
Trí huệ lớn của ngài,
Như kho tàng trân bảo.
Thệ nguyện ngài phát khởi,
Thanh tịnh không bợn nhơ,
Ngài chuyên tâm tu hành,
Đạo Vô thượng Bồ-đề,
Là muốn vì chúng sinh,
Trị dứt mọi bệnh khổ.
Khi ấy, Bồ Tát Hiện Lực xúc động rơi lệ, đến trước Phạm- chí Bảo Hải cúi đầu sát đất lễ bái, rồi chắp tay cung kính đọc kệ ngợi khen rằng:
Nay ngài khéo giương cao,
Ngọn đuốc Đại trí huệ,
Vì hết thảy chúng sinh,
Dứt trừ bệnh phiền não,
Lại cũng vì chúng sinh,
Nghèo khó và thiếu thốn,
Nên diệt trừ hết thảy,
Vô số các khổ não.
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ, hết thảy đại chúng, chư thiên, rồng, quỷ thần, càn-thát-bà, người và phi nhân, thảy đều đến trước Phạm-chí Bảo Hải, cúi đầu sát đất lễ bái. Lễ bái rồi đứng dậy chắp tay cung kính, dùng đủ mọi nghi thức để ngợi khen, xưng tán.”
Phật Thích-ca Mâu-ni bảo Tịch Ý Bồ Tát: “Thiện nam tử! Khi ấy, Phạm-chí Bảo Hải đến trước đức Như Lai, quỳ gối phải sát đất. Bấy giờ, mặt đất liền chấn động đủ sáu cách. Hết thảy các cõi Phật trong mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ của một cõi Phật cũng đều chấn động đủ sáu cách, có ánh sáng rực rỡ chiếu khắp thế gian, không trung mưa xuống đủ mọi loại hoa, như hoa mạn-đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, hoa ba-lợi-chất-đa, hoa mạn-thù-sa, hoa ma- ha mạn-thù-sa, cho đến có vô số ánh sáng chói chang chiếu khắp các cõi thế giới mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật; trong các cõi thế giới hoặc thanh tịnh, hoặc không thanh tịnh, mỗi nơi đều có chư Phật hiện tại đang vì chúng sinh giảng thuyết chánh pháp.
“Ở nơi những đức Phật ấy đều có các vị Bồ Tát ngồi nghe thuyết pháp. Các vị Bồ Tát này nhìn thấy các hiện tượng như cõi đất chấn động đủ sáu cách, có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa… Nhìn thấy như vậy rồi, các vị liền bạch trước Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà cõi đất này chấn động đủ sáu cách, lại có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa?’
“Bấy giờ, về phương đông cách đây số thế giới nhiều như số cát của một con sông Hằng, có một cõi Phật tên là Tuyển Trạch Trân Bảo, nơi ấy có Phật hiệu là Bảo Nguyệt Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, hiện đang thuyết giảng giáo pháp Đại thừa với vô lượng vô biên a-tăng-kỳ các vị Đại Bồ Tát cung kính vây quanh. Trong số ấy có hai vị Bồ Tát, một vị hiệu là Bảo Tướng, một vị hiệu là Nguyệt Tướng. Cả hai vị cùng hướng về đức Phật Bảo Nguyệt, chắp tay cung kính bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà cõi đất chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa?’
“Khi ấy, Phật Bảo Nguyệt bảo hai vị Bồ Tát ấy rằng: ‘Các thiện nam tử! Về phương tây cách đây số thế giới nhiều như số cát sông Hằng, có cõi thế giới kia tên là San-đề-lam, có đức Phật Thế Tôn hiệu là Bảo Tạng Như Lai, có đủ mười hiệu, hiện đang vì vô lượng vô biên các vị Bồ Tát mà thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, giảng nói về các cõi thế giới, mở bày chỉ bảo về sự trang nghiêm của các cõi Phật, về cảnh giới tam-muội của các nguyện lành, các môn đà-la-ni và những kinh điển như vậy. Trong chúng hội ấy có vị Đại Bồ Tát Đại Bi phát khởi thệ nguyện rằng: Nay ta sẽ lấy lòng đại bi hun đúc trong tâm, nhận sự thọ ký thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vì các vị Đại Bồ Tát mà thị hiện phát khởi nguyện lành.
“Vì phát nguyện như thế nên trước hết vị ấy đã làm cho vô lượng vô biên các Bồ Tát đều phát thệ nguyện lớn lao, nhận lấy các cõi thế giới có đủ mọi sự trang nghiêm và điều phục chúng sinh. Chỗ thành tựu đại bi của vị Bồ Tát ấy, trong toàn đại chúng không ai sánh kịp. Vị ấy ở trong cõi đời có năm sự uế trược mà điều phục những chúng sinh xấu ác nhiều phiền não, cứu vớt hết thảy những kẻ phạm vào năm tội nghịch cho đến những kẻ gồm đủ các điều bất thiện, diệt mất tâm lành.
“Đại chúng ở nơi ấy cùng với chư thiên, loài rồng, quỷ thần, người và phi nhân, lúc này không cúng dường Phật mà tất cả cùng nhau cúng dường vị Bồ Tát đã thành tựu hạnh đại bi rốt ráo này. Họ cúi đầu sát đất lễ bái Bồ Tát ấy, rồi đứng dậy chắp tay cung kính đọc kệ ngợi khen xưng tán.
“Lúc bấy giờ, Bồ Tát Đại Bi ở ngay trước Phật mà quỳ gối phải sát đất để nghe Phật thọ ký. Đức Phật Thế Tôn liền mỉm miệng cười. Do nhân duyên ấy mà khiến cho ở khắp các thế giới mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật đều có hiện tượng cõi đất chấn động sáu cách, phát ra hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa. Đó là vì muốn khai ngộ cho hết thảy các vị Bồ Tát, cùng là thị hiện cho thấy chỗ hành đạo của các vị Bồ Tát.
“Đức Phật Bảo Tạng kia sẽ khiến cho hết thảy các vị Bồ Tát trong khắp mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật đều tụ hội về, lại vì những vị Đại Bồ Tát ấy mà thuyết dạy các môn đà-la-ni, tam-muội, pháp môn không sợ sệt. Vì thế nên đức Bảo Tạng Như Lai mới thị hiện đủ mọi phép biến hóa như vậy.’
“Thiện nam tử! Khi ấy hai vị Bồ Tát nghe được những điều như vậy rồi liền bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Vị Bồ Tát Đại Bi ấy từ khi phát tâm đến nay đã được bao lâu rồi? Vị ấy tu hành đạo Bồ Tát đã được bao lâu? Đến khi nào thì vị ấy sẽ ở trong cõi đời xấu ác có năm sự uế trược mà điều phục, thâu nhiếp tất cả những chúng sinh nặng nề phiền não, luôn đấu tranh giành giật lẫn nhau, phần nhiều lại phạm vào năm tội nghịch, thường làm hết thảy những điều bất thiện, diệt mất thiện tâm?”
“Khi ấy, đức Phật Bảo Nguyệt nói với hai vị Bồ Tát: ‘Các thiện nam tử! Vị Bồ Tát Đại Bi này đến hôm nay mới vừa phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Các thiện nam tử! Nay các ông có thể đến đó để gặp đức Phật Bảo Tạng, lễ bái cúng dường, đi quanh cung kính, nghe đức Phật ấy thuyết dạy các môn đà-la-ni, tam-muội, pháp môn không sợ sệt, những kinh điển như vậy… và cũng là để gặp được vị Đại Bồ Tát Đại Bi ấy.
“Các ông hãy chuyển lời của ta đến Bồ Tát Đại Bi, hãy nói như thế này: ‘Đức Như Lai Bảo Nguyệt gửi lời thăm hỏi ông, dùng hoa nguyệt quang thanh tịnh này gửi theo để làm tin và có lời ngợi khen rằng: Lành thay, lành thay! Thiện nam tử! Ông vừa mới phát tâm đã có thể thành tựu được lòng đại bi như thế! Nay ông đã có danh xưng lớn lao vô lượng, lan truyền ra khắp các thế giới mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật thế giới, ai ai cũng gọi ông là Bồ Tát Đại Bi! Ông vừa mới phát tâm mà đã có thể thành tựu được lòng đại bi như thế! Cho nên ta có lời ngợi khen xưng tán ông rằng: Lành thay, lành thay!
“Lại nữa, thiện nam tử! Ông vì giúp cho các vị Bồ Tát trong đời vị lai thành tựu tâm đại bi nên mới phát lời nguyện lành đại bi không dứt đoạn, dựng lên đạo tràng chánh pháp. Cho nên ta lại có lời ngợi khen lần nữa: Thật lành thay, lành thay!
“Lại nữa, thiện nam tử! Danh xưng của ông sẽ còn mãi trong đời vị lai, cho đến trải qua số a-tăng-kỳ kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, dạy bảo cho trăm ngàn ức vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh, khiến cho được trụ yên trong đạo A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, mãi cho đến khi gặp Phật, được địa vị không còn thối chuyển. Hoặc có người phát khởi nguyện lành, hoặc nhận lấy cõi thế giới thanh tịnh, thâu nhiếp tất cả chúng sinh, tùy theo căn tánh mà điều phục, cũng đều khiến cho trong đời vị lai được thọ ký quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Tất cả những chúng sinh như vậy, trong đời vị lai, trải qua số kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật, sẽ ở nơi các cõi Phật mười phương nhiều như số hạt bụi nhỏ trong một cõi Phật mà thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, chuyển bánh xe chánh pháp, lại cũng sẽ hết lời ngợi khen xưng tán Bồ Tát Đại Bi. Vì thế nên ta dùng phép khen ngợi ba lần để ngợi khen xưng tán ông rằng: Lành thay, lành thay!’
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ, ở cõi thế giới Tuyển Trạch Trân Bảo có chín mươi hai ức vị Đại Bồ Tát đồng thanh bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Chúng con đều muốn đến cõi thế giới San-đề-lam để gặp Phật Bảo Tạng, lễ bái cúng dường đi quanh cung kính, lắng nghe đức Phật ấy thuyết dạy các môn đà-la-ni, tam-muội, pháp môn không sợ sệt, những kinh điển như vậy, và cũng muốn được gặp Bồ Tát Đại Bi.’
“Khi ấy, đức Phật Bảo Nguyệt trao phép khen ngợi ba lần cùng với hoa nguyệt quang thanh tịnh cho hai vị Bồ Tát Bảo Tướng và Nguyệt Tướng, bảo rằng: ‘Đã đến lúc các ông nên đi.”
“Bấy giờ, Bồ Tát Bảo Tướng và Bồ Tát Nguyệt Tướng từ nơi chỗ đức Phật Bảo Nguyệt nhận lấy hoa nguyệt quang thanh tịnh rồi cùng chín mươi hai ức vị Đại Bồ Tát rời khỏi thế giới Tuyển Trạch Trân Bảo nhanh như ánh điện chớp, vừa mất dạng ở thế giới ấy liền tức thời đến ngay thế giới San-đề-lam, trong rừng Diêm-phù, nơi đức Phật Bảo Tạng đang thuyết pháp. Đến chỗ Phật rồi, các vị liền cúi đầu sát đất lễ kính dưới chân Phật, dùng đủ mọi phép thần thông tự tại mà hàng Bồ Tát đã đạt được để cúng dường Phật. Sau đó liền nhìn thấy Phạm-chí Bảo Hải đang được tất cả đại chúng cùng nhau cung kính, chắp tay ngợi khen xưng tán.
“Các vị Bồ Tát ấy nhìn thấy như vậy rồi liền suy nghĩ rằng: ‘Vị đại sĩ này chắc có lẽ chính là Bồ Tát Đại Bi, nên mới có thể khiến cho đức Như Lai Bảo Nguyệt gửi tặng loại hoa quý này.’
Hai vị Bồ Tát ấy liền từ chỗ đứng trước Phật Bảo Tạng cùng quay sang hướng về Phạm-chí Bảo Hải, dùng hoa quý trao ra và nói rằng: ‘Đức Như Lai Bảo Nguyệt dùng hoa quý này trao ngài để làm tin, và chuyển đến ngài phép khen ngợi ba lần.’ Các vị liền lặp lại những lời ngợi khen ba lần của đức Như Lai Bảo Nguyệt như đã nói trên.
“Cũng như vậy, chư Phật trong vô lượng vô biên a-tăng- kỳ thế giới về phương đông cũng đều sai khiến vô số các vị Đại Bồ Tát đến thế giới San-đề-lam, đều chuyển đến hoa nguyệt quang thanh tịnh cùng với phép khen ngợi ba lần như đã nói trên.
“Thiện nam tử! Lúc bấy giờ, về phương nam cách đây bảy vạn bảy ngàn trăm ngàn ức cõi Phật thế giới, có một cõi Phật tên là Bảo Lâu Sư Tử Hống, có đức Phật hiệu là Sư Tử Tướng Tôn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, hiện đang vì các vị Bồ Tát mà thuyết giảng giáo pháp Đại thừa. Trong số ấy có hai vị Đại Bồ Tát là Kim Cang Trí Tướng và Sư Tử Kim Cang Tướng.
“Hai vị Bồ Tát này bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà cõi đất chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa?’
“Đức Phật Sư Tử Tướng Tôn Vương lại cũng trả lời và dạy bảo các vị Bồ Tát giống như Phật Bảo Nguyệt ở phương đông.
“Lại nữa, vô lượng vô biên chư Phật về phương nam cũng đều sai khiến vô số các vị Bồ Tát đến cõi thế giới San-đề- lam, đều chuyển đến hoa nguyệt quang thanh tịnh cùng với phép khen ngợi ba lần như đã nói trên.
“Bấy giờ, về phương tây cách đây tám vạn chín ngàn trăm ngàn ức thế giới, có một thế giới tên là An Lạc, có đức Phật hiệu là Nhiếp Chư Căn Tịnh Mục Như Lai, hiện đang vì bốn bộ chúng(1) mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Trong đại chúng ấy có hai vị Bồ Tát, một vị tên là Hiền Nhật Quang Minh, một vị tên là Sư Tử Hống Thân.
(1) Bốn bộ chúng, hay Bốn chúng (Tứ chúng): Xem chú giải trang 76.
“Hai vị Bồ Tát ấy bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà cõi đất chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa?’
“Đức Phật Nhiếp Chư Căn Tịnh Mục lại cũng trả lời và dạy bảo các vị Bồ Tát giống như Phật Bảo Nguyệt ở phương đông.
“Vô lượng vô biên chư Phật về phương tây cũng đều sai khiến vô số các vị Bồ Tát đến cõi thế giới San-đề-lam, đều chuyển đến hoa nguyệt quang thanh tịnh cùng với phép khen ngợi ba lần như đã nói trên.
“Bấy giờ, về phương bắc cách đây chín vạn trăm ngàn ức thế giới, có một thế giới tên là Thắng Chân Bảo, có đức Phật hiệu là Thế Gian Tôn Vương Như Lai, hiện đang vì các vị Bồ Tát mà thuyết giảng giáo pháp Đại thừa. Trong đại chúng ấy có hai vị Bồ Tát, một vị tên là Bất Động Trụ, một vị tên là Đắc Trí Huệ Thế Gian Tôn Vương.
“Hai vị Bồ Tát ấy bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà cõi đất chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa?’
“Đức Phật Thế Gian Tôn Vương lại cũng trả lời và dạy bảo các vị Bồ Tát giống như Phật Bảo Nguyệt ở phương đông.
“Vô lượng vô biên chư Phật về phương bắc cũng đều sai khiến vô số các vị Bồ Tát đến thế giới San-đề-lam, đều chuyển đến hoa nguyệt quang thanh tịnh cùng với phép khen ngợi ba lần như đã nói trên.
“Bấy giờ, về phương dưới cách đây chín vạn tám ngàn trăm ngàn ức na-do-tha thế giới, có một thế giới tên là Ly Ám Vụ, có đức Phật hiệu là Ly Khủng Bố Vi Nhiễu Âm, hiện đang vì bốn bộ chúng mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Trong đại chúng ấy có hai vị Bồ Tát, một vị tên là Nhật Tôn, một vị tên là Hư Không Nhật.
“Hai vị Bồ Tát ấy bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà cõi đất chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang rực rỡ chiếu soi, trời mưa xuống đủ mọi loại hoa?’
“Đức Phật Ly Khủng Bố Vi Nhiễu Âm lại cũng trả lời và dạy bảo các vị Bồ Tát giống như Phật Bảo Nguyệt ở phương đông.
“Vô lượng vô biên chư Phật về phương dưới cũng đều sai khiến vô số các vị Bồ Tát đến cõi thế giới San-đề-lam, đều chuyển đến hoa nguyệt quang thanh tịnh cùng với phép khen ngợi ba lần như đã nói trên.
CHƯ BỒ TÁT BỔN THỌ KÝ PHẨM ĐỆ TỨ CHI LỤC
Nhĩ thời thượng phương quá nhị thập vạn bá thiên thế giới, hữu thế giới danh Diệu Hoa, thị trung hữu Phật hiệu Hoa Phu Nhật Vương Như Lai, kim hiện tại vị tứ bộ chúng thuyết tam thừa pháp. Hữu nhị Bồ Tát, nhất danh Tuyển Trạch Tự Pháp Nhiếp Thủ Quốc Độ, nhị danh Đà-la-ni Diệu Âm. Thị nhị Bồ Tát câu bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Hà nhân duyên cố, nhi thử đại địa lục chủng chấn động, hữu đại quang minh vũ chủng chủng hoa?”
Nhĩ thời bỉ Phật cáo nhị Bồ Tát: “Thiện nam tử! Hạ phương quá nhị thập vạn bá thiên thế giới, hữu thế giới danh San-đề-lam, hữu Phật Thế Tôn hiệu viết Bảo Tạng Như Lai nãi chí Phật Thế Tôn, kim hiện tại dữ vô lượng vô biên chư Bồ Tát đẳng, thọ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ- đề ký, thuyết chư quốc độ, khai thị chư Phật sở hữu thế giới trang nghiêm thiện nguyện tam-muội cảnh giới đà-la-ni môn như thị đẳng kinh.
Bỉ đại hội trung hữu nhất Đại Bi Bồ Tát ma-ha-tát, tác như thị nguyện: “Ngã kim đương dĩ đại bi huân tâm, thọ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề ký, vị chư Bồ Tát ma- ha-tát cố thị hiện thiện nguyện.” Thị dĩ tiên linh vô lượng vô biên chư Bồ Tát đẳng, phát đại thệ nguyện, thủ ư chủng chủng trang nghiêm thế giới điều phục chúng sanh. Thị Bồ Tát sở thành đại bi, ư chư đại chúng vô năng cập giả, ư ngũ trược thế điều phục tệ ác đa phiền não giả, nhiếp thủ nhất thiết ngũ nghịch chi nhân, nãi chí tập tụ chư bất thiện căn thiêu diệt thiện tâm. Bỉ chư đại chúng thiên long quỷ thần nhân cập phi nhân bất cúng dường Phật, tất cộng cúng dường tối hậu thành tựu Đại Bi Bồ Tát, đầu diện tác lễ. Lễ dĩ khởi lập, cung kính hợp chưởng thuyết kệ tán thán. Thị Đại Bi Bồ Tát tại ư Phật tiền, hữu tất trước địa thính Phật thọ ký. Bỉ Phật Thế Tôn tức tiện vi tiếu. Dĩ thị nhân duyên, linh thử thập phương như nhất Phật sát vi trần đẳng thế giới địa lục chủng động, phóng đại quang minh, vũ chủng chủng hoa, tinh ngộ nhất thiết chư Bồ Tát đẳng, diệc phục thị hiện chư Bồ Tát đạo.
Bỉ Phật Thế Tôn tất linh thập phương như nhất Phật sát vi trần số đẳng chư Bồ Tát chúng giai cộng tập hội, vị như thị đẳng chư đại Bồ Tát, thuyết chư tam-muội đà-la-ni môn, vô uý pháp môn. Thị cố bỉ Phật thị hiện như thị chủng chủng biến hóa.
Thiện nam tử! Thời nhị Bồ Tát văn thị sự dĩ tức bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Thị Đại Bi Bồ Tát phát tâm dĩ lai, vi kinh kỷ thời? Hành Bồ Tát đạo, phục tề kỷ thời? Hà thời đương ư ngũ trược ác thế điều phục nhiếp thủ hậu trọng phiền não hỗ cộng đấu tránh, đa tác ngũ nghịch, thành tựu nhất thiết chư bất thiện căn, thiêu diệt thiện tâm như thị chúng sanh?”
Nhĩ thời bỉ Phật cáo nhị Bồ Tát: “Thiện nam tử! Thị Đại Bi Bồ Tát kim nhật sơ phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề tâm. Thiện nam tử! Nhữ kim khả vãng kiến Bảo Tạng Phật, cúng dường cung kính lễ bái vi nhiễu, thính thuyết tam-muội đà-la-ni môn vô uý pháp môn như thị đẳng kinh, tinh kiến Đại Bi Bồ Tát ma-ha-tát. Nhữ dĩ ngã thanh tác như thị ngôn: “Hoa Phu Nhật Vương Phật trí ý vấn tấn, dĩ thử nguyệt quang tịnh hoa tác tín dữ nhữ, hựu tán nhữ ngôn: Thiện tai thiện tai. Thiện nam tử! Nhữ sơ phát tâm dĩ năng thành tựu như thị đại bi. Nhữ kim dĩ hữu vô lượng danh xưng biến mãn thập phương như nhất Phật sát vi trần số đẳng chư Phật thế giới giai ngôn. Đại bi Bồ Tát thủy sơ phát tâm dĩ năng thành tựu như thị đại bi, thị cố thiện nam tử, ngã kim tán nhữ: Thiện tai thiện tai.
Phục thứ thiện nam tử! Nhữ vị đương lai chư Bồ Tát đẳng thành tựu đại bi cố, thuyết thị đại bi bất đoạn thiện nguyện thụ lập pháp tràng, thị cố phục tán ngôn: Thiện tai thiện tai.
Phục thứ thiện nam tử! Nhữ chi danh xưng vị lai thế trụ, đương như nhất Phật sát vi trần số đẳng a-tăng-kỳ kiếp, giáo bá thiên ức vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sanh, an chỉ linh trụ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, chí ư Phật sở đắc bất thối chuyển, hoặc phát thiện nguyện hoặc thủ tịnh độ, nhiếp thủ chúng sanh tùy nguyện nhi điều phục, phục linh vị lai đắc thọ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề ký. Như thị chúng sanh ư vị lai thế, quá như nhất Phật sát vi trần số đẳng kiếp, đương ư thập phương như nhất Phật sát vi trần số đẳng chư thế giới trung, đắc thành A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề chuyển chánh pháp luân, phục đương tán nhữ. Thị cố dĩ thử tam tán thán pháp, tán thán ư nhữ: Thiện tai thiện tai.
Thiện nam tử! Nhĩ thời bỉ độ hữu vô lượng ức Bồ Tát, dị khẩu đồng thanh tác như thị ngôn: “Thế Tôn! Ngã đẳng dục vãng San-đề-lam giới kiến Bảo Tạng Phật, lễ bái cúng dường cung kính vi nhiễu, thính chư tam-muội đà-la-ni môn vô uý pháp môn, tinh dục kiến ư Đại Bi Bồ Tát.
Nhĩ thời bỉ Phật dĩ thử tam tán thán pháp cập nguyệt quang tịnh hoa dữ nhị Bồ Tát nhi cáo chi viết: “Nghi tri thị thời.”
Thời nhị Bồ Tát ư bỉ Phật sở, thủ thử bảo hoa tinh dữ vô lượng ức Bồ Tát chúng, như nhất niệm khoảnh một bỉ thế giới, hốt nhiên lai đáo San-đề-lam giới Diêm-phù viên trung, kiến Bảo Tạng Phật đầu diện tác lễ.
Nhĩ thời thế giới chư đại Bồ Tát, tu tập Đại thừa cập phát Duyên giác, Thanh văn thừa giả, thiên long, quỷ thần, ma-hầu-la-già, như thị đẳng loại kỳ số vô lượng bất khả xưng kế. Thí như cam giá trúc vi đạo ma tùng lâm biến mãn kỳ quốc, dĩ chư Bồ Tát sở đắc chủng chủng sư tử du hý cúng dường ư Phật. Cúng dường Phật dĩ, kiến Bảo Hải Phạm-chí vị thử đại chúng sở cộng cung kính hợp chưởng tán thán. Kiến thị sự dĩ tức tiện tư duy, kim thử đại sĩ hoặc đương tức thị Đại Bi Bồ Tát, thị cố năng linh Hoa Phu Nhật Vương Như Lai tống thử bảo hoa.
Thị nhị Bồ Tát phục ư Phật tiền toàn hướng Phạm-chí, tức dĩ hoa dữ tác như thị ngôn: “Hoa Phu Nhật Vương Như Lai dĩ thử diệu hoa dữ nhữ vi tín, tinh tam tán pháp như thượng sở thuyết.
Thiện nam tử! Nhĩ thời sở vũ chủng chủng chư hoa, diệc đáo vô Phật thế giới, phục xuất chủng chủng diệu thiện âm thanh. Kỳ thanh biến mãn, sở vị Phật thanh, pháp thanh, tỳ-kheo tăng thanh, diệt tận thanh, vô sở hữu thanh, chư ba-la-mật thanh, lực vô sở uý thanh, lục thần thông thanh, vô sở tác thanh, vô sanh diệt thanh, tịch tĩnh thanh, đại từ thanh, đại bi thanh, vô sanh nhẫn thanh, thọ ký thanh, thuyết đại thừa thanh.
Bỉ hữu Bồ Tát dĩ bổn nguyện cố hữu đại thần lực, tu tập thâm pháp nhi đắc tự tại, vị chúng sanh cố trụ bỉ thế giới. Văn thị thanh dĩ, dĩ Phật lực cố, dĩ nguyện lực cố, dĩ tam- muội lực ư bỉ thế giới thừa thần thông lực, như đại lực sĩ khuất thân tý khuynh, chí San-đề-lam giới Diêm-phù viên trung Bảo Tạng Phật sở, đầu diện lễ túc, dĩ chư Bồ Tát sở đắc chủng chủng sư tử du hý, cúng dường ư Phật cập chư đại chúng, thứ đệ nhi tọa thính thọ diệu pháp.
Thiện nam tử! Nhĩ thời Bảo Hải Phạm-chí thủ thử nguyệt quang tịnh hoa cúng dường Bảo Tạng Như Lai dĩ bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Duy nguyện Như Lai dữ ngã thọ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề ký.”
Thiện nam tử! Nhĩ thời Bảo Tạng Như Lai tức nhập tam-muội. Kỳ tam-muội danh Điện Đăng. Dĩ tam-muội lực cố linh San-đề-lam giới nhất thiết sơn thọ thảo mộc thổ địa biến vi thất bảo, linh chư đại chúng tất đắc tự kiến, giai ư Phật tiền thính thọ diệu pháp, tùy sở tư duy. Hoặc tự kiến thân thanh sắc, hoàng sắc, bạch sắc, tử sắc, xích sắc, hắc sắc, hoặc kiến tự phong hoặc kiến tự hỏa hoặc kiến tự không, hoặc kiến tự nhiệt thời chi viêm, hoặc kiến tự thủy hoặc tự thủy mạt, hoặc tự đại sơn hoặc tự Phạm thiên hoặc tự Đế thích, hoặc kiến tự hoa hoặc tự ca-lâu-la, hoặc kiến tự long hoặc tự sư tử, hoặc tự nhật nguyệt hoặc tự tinh tú, hoặc kiến tự tượng hoặc tự dã hồ, tại Phật tiền tọa thính thọ diệu pháp. Thời tùy sở tư duy các tự kiến thân như thị tướng mạo.
Thiện nam tử! Như thị chúng sanh tùy sở tư duy, phục kiến tự thân đồng Bảo Tạng Phật thân đẳng vô sai biệt.
Thị chư đại chúng tại ư Phật tiền, tầm kiến Phạm-chí tọa ư thiên diệp thất bảo liên hoa. Nhất thiết đại chúng xử địa hư không, nhược tọa nhược lập.
Nhất nhất chúng sanh các các tự kiến Bảo Tạng Như Lai độc tọa kỳ tiền, độc vị thuyết pháp duy ngã độc kiến.
Thiện nam tử! Nhĩ thời Bảo Tạng Như Lai tán Bảo Hải
Phạm-chí ngôn: “Thiện tai thiện tai. Đại bi tịnh hạnh. Nhữ vị vô lượng vô biên chúng sanh, khởi thử đại bi năng đại lợi ích, ư thế gian trung tác đại quang minh. Phạm-chí thí như thành tựu hoa điền, hữu chủng chủng sắc, chủng chủng hương, chủng chủng xúc, chủng chủng diệp, chủng chủng hành, chủng chủng căn, chủng chủng công đức. Chư dược sở tu giai tất thành tựu.
Hoặc hữu liên hoa mãn bá thiên do-tuần, quang minh diệu hương diệc dữ hoa đẳng. Hoặc hữu tung quảng nhất bá. Hoặc hữu tung quảng nhị bá. Hoặc hữu tung quảng tam bá do-tuần, quang minh diệu hương diệc dữ hoa đẳng. Hữu hoa nãi chí như nhất thiên hạ, quang minh diệu hương diệc đẳng vô sai biệt. Chúng sanh chi loại hoặc hữu manh giả, văn thử hoa hương tức đắc kiến sắc. Lung giả văn thanh, nãi chí nhất thiết chư căn bất cụ tức đắc cụ túc.
Nhược hữu chúng sanh tứ bá tứ bệnh, hoặc động phát thời văn thử hoa hương bệnh tức trừ dũ. Nhược hữu điên cuồng phóng dật, cuồng si, thụy miên, tâm loạn thất niệm, văn thử hoa hương giai đắc nhất tâm.
Thị hoa điền trung diệc sanh phân-đà-lợi hoa, kỳ hoa kiên lao do như kim cang, lưu ly vi hành, đài hữu bá tử, thuần kim vi diệp, mã não vi nhung, xích chân châu vi tu. Hoa cao bát thập tứ ức do-tuần, châu táp tung quảng thập vạn do-tuần. Thị hoa sở hữu sắc hương xúc đẳng biến mãn thập phương, như nhất Phật sát vi trần số đẳng chư Phật thế giới. Kỳ trung chúng sanh, hoặc hữu tứ đại bất điều thích giả, tật bệnh khốn đốc chư căn luy tổn, điên cuồng phóng dật, cuồng si thụy miên, tâm loạn thất niệm, kiến hoa quang minh cập văn kỳ hương, nhất thiết sở hoạn các các trừ dũ giai đắc nhất tâm.
Nhược bỉ chúng sanh thích mạng chung dĩ cập thân vị hoại, quang minh lai xúc hương khí lai huân, tầm đắc mạng căn hoàn khởi như bổn. Dữ chư thân thuộc cộng du viên quan, dĩ sở ngũ dục cộng tương ngu lạc. Nhược tất mạng chung bất sanh dư xứ, sanh ư Phạm thiên, tại bỉ cửu trụ thọ mạng vô lượng.
Phạm-chí! Thị liên hoa điền giả, tức thị thử hội chi đại chúng dã. Thí như nhật xuất chúng hoa khai phu, như Phật nhật xuất tăng ích trưởng dưỡng diệu hương quang minh, vị chư chúng sanh đoạn trừ chư khổ.
Thiện nam tử! Ngã kim như nhật xuất hiện ư thế, linh chư chúng sanh thiện căn hoa phu, hữu vi diệu hương, quang minh biến chiếu. Năng trừ chúng sanh chủng chủng chư bệnh, tức thị Như Lai xuất hiện ư thế, dĩ đại bi quang minh biến phú nhất thiết, linh chư chúng sanh thiện căn khai phu, tăng ích an trụ ư tam phước xứ.
Nhữ thiện nam tử! Sở hóa vô lượng vô biên a-tăng-kỳ chúng sanh, linh trụ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, chí ngã sở giả, thị chư chúng sanh các các tự phát chủng chủng thiện nguyện, thủ Phật thế giới hoặc tịnh bất tịnh, ngã dĩ tùy kỳ sở nguyện thọ ký.
Thiện nam tử! Nhược hữu Bồ Tát tại ư ngã tiền nguyện thủ tịnh độ, dĩ thanh tịnh tâm thiện tự điều phục, chủng chư thiện căn nhiếp thủ chúng sanh giả, tuy vị Bồ Tát du phi mãnh kiện đại trượng phu dã, phi thị Bồ Tát thâm trọng đại bi vị chúng sanh cố, cầu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề.
Nhược hữu thủ ư tịnh Phật độ giả, tức thị Bồ Tát xả ly đại bi, hựu phục bất nguyện ly nhị thừa giả. Như thị Bồ Tát vô xảo tiện huệ, thiện bình đẳng tâm.
Nhược hữu Bồ Tát tác thị thệ nguyện: “Linh ngã thế giới viễn ly Thanh văn, Bích-chi Phật thừa, diệt bất thiện căn, vô chư nữ nhân cập tam ác đạo. Thành A-nậu-đa-la Tam- miệu Tam-bồ-đề dĩ, thuần dĩ Bồ Tát ma-ha-tát đẳng vi đại quyến thuộc, thuần thuyết Vô thượng Đại thừa chi pháp, thọ mạng vô lượng, cửu trụ ư thế kinh vô số kiếp, thuần vị thiện tâm điều phục bạch tịnh thành thiện căn giả thuyết vi diệu pháp. Như thị chi nhân tuy vị Bồ Tát phi đại sĩ dã.
Hà dĩ cố? Dĩ vô xảo tiện bình đẳng trí cố.
Thiện nam tử! Nhĩ thời Bảo Tạng Như Lai thân kim sắc tý, kỳ ngũ chỉ đầu phóng đại quang minh. Kỳ quang minh hữu chủng chủng vô lượng bá thiên chư sắc biến chiếu tây phương, quá vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới, hữu thế giới danh viết Đại Chỉ. Bỉ độ nhân dân thọ tam thập tuế, diện sắc xú lậu hình mạo khả ố, thành tựu nhất thiết chư bất thiện căn, thân trường lục xích. Bỉ trung hữu Phật, hiệu Đại Quang Minh Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, kim hiện tại vị tứ bộ chúng thuyết tam thừa pháp.
Thiện nam tử! Nhĩ thời đại chúng tất đắc dao kiến bỉ Phật Thế Tôn cập chư đại chúng.
Thời Bảo Tạng Phật cáo chư đại chúng: “Bỉ đại quang minh Phật ư quá khứ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp Bảo Cái Quang Minh Phật sở, sơ phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm. Nhĩ thời diệc khuyến vô lượng vô biên ức na-do-tha chúng sanh, an chỉ trụ ư vô thượng đạo trung, tùy tâm sở nguyện thủ ư chủng chủng trang nghiêm thế giới, hoặc tịnh bất tịnh thủ ngũ trược ác thế. Thị đại quang minh Phật diệc khuyến ngã phát tâm an chỉ trụ ư A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Nhĩ thời ngã ư Bảo Cái Quang Minh Phật sở khuyến phát trang nghiêm nguyện, ư thử ngũ trược ác thế thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
Nhĩ thời bỉ Phật tán ngã: “Thiện tai thiện tai.” Tức tiện thọ ngã A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề ký.
Ngã ư nhĩ thời hữu thị thiện tri thức cố khuyến ngã A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Bỉ thiện tri thức thắng diệu trượng phu, thủ thử trọng ác ngũ trược chi thế, đa chư phiền não bất tịnh quốc độ, sở hữu chúng sanh hành ư ác nghịch, nãi chí thành tựu chư bất thiện căn, thiêu diệt thiện tâm, uyển chuyển sanh tử không khoáng trạch trung. Sở nguyện điều phục như thị chúng sanh.
Nhĩ thời thị thiện trượng phu, thập phương vô lượng vô biên chư Phật thế giới sở hữu chư Phật các các khiển sứ, chí thị nhân sở xưng dương tán thán, tức vị tác hiệu danh vi Đại Bi Nhật Nguyệt Quang Minh.
Bỉ Đại Bi Nhật Nguyệt Quang Minh tức thị ngã chi thiện tri thức dã. Tác đại lợi ích, ư Đại Chỉ thế giới thành Phật vị cửu, vị thử đoản mạng chư ác nhân đẳng chuyển chánh pháp luân.
Bỉ Phật sơ thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề thời, thập phương vô lượng vô biên chư Phật, các các khiển sứ chí bỉ Phật sở, vị cúng dường cung kính tôn trọng tán thán cố.
Thị chư Thế Tôn giai thị vãng tích Đại Quang Minh Phật chi sở khuyến hóa, sơ linh an trụ Đàn ba-la-mật nãi chí Bát-nhã ba-la-mật. Thị chư Thế Tôn dĩ tri ân cố, khiển chư Bồ Tát trí thị cúng dường.
Phạm-chí! Nhữ kim kiến phủ? Thị chư Thế Tôn các các xử ư thanh tịnh thế giới, thọ mạng vô lượng, thuần vị thiện tâm điều phục bạch tịnh, thành thiện căn giả tác ư Phật sự. Thị Đại Quang Minh Phật xử tư uế ác, bất tịnh thế giới, ngũ trược ác thế, thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Sở hữu chúng sanh đa tác nghịch tội, nãi chí thành tựu chư bất thiện căn, thọ mạng đoản xúc. Năng ư thị trung tăng ích trưởng dưỡng, vô lượng Phật sự, bất xả Thanh văn, Bích-chi Phật thừa, vị chư chúng sanh thuyết tam thừa pháp.
Nhữ thị thiện trượng phu, nhất thiết đại chúng sở bất cập dã. Sở tác thắng diệu thậm nan, thệ nguyện thủ bất tịnh độ, ngũ trược ác thế nhân đa tác nghịch, nãi chí thành tựu chư bất thiện căn, điều phục nhiếp thủ như thị chúng sanh.
Thiện nam tử! Nhược hữu Bồ Tát thủ thanh tịnh Phật thế giới, ly tam ác đạo cập Thanh văn, Duyên giác, nhiếp thủ điều phục thiện tâm bạch tịnh, thành tựu thiện căn như thị chúng sanh, thị danh Bồ Tát thí như dư hoa dã, phi vị đại Bồ Tát như phân-đà-lợi hoa, dĩ ư thiện tâm điều phục chúng sanh, chủng chư thiện căn tác Phật sự cố.
Phạm-chí! Kim thính Bồ Tát tứ pháp giải đãi.
Hà đẳng tứ? Nhất giả nguyện thủ thanh tịnh thế giới. Nhị giả nguyện ư thiện tâm điều phục bạch tịnh chúng trung thí tác Phật sự. Tam giả nguyện thành Phật dĩ bất thuyết Thanh văn, Bích-chi Phật pháp. Tứ giả nguyện thành Phật dĩ thọ mạng vô lượng. Thị danh Bồ Tát tứ pháp giải đãi.
Thị vị Bồ Tát thí dụ dư hoa, phi vị Bồ Tát như phân-đà-lợi.
Phạm-chí! Ư thử đại chúng duy trừ nhất nhân Bà-do-
tỳ-nữu, thủ bất tịnh thế giới, điều phục nhiếp hộ đa phiền não giả.
Ư Hiền kiếp trung hoặc hữu Bồ Tát thủ bất tịnh độ.
Phạm-chí! Bồ Tát hữu tứ pháp tinh tấn.
Hà đẳng tứ? Nhất giả nguyện thủ bất tịnh thế giới. Nhị giả ư bất tịnh nhân trung thí tác Phật sự. Tam giả thành Phật dĩ tam thừa thuyết pháp. Tứ giả thành Phật dĩ đắc trung thọ mạng bất trường, bất đoản. Thị danh Bồ Tát tứ pháp tinh tấn.
Thị vị Bồ Tát như phân-đà-lợi, phi như dư hoa. Thị danh Bồ Tát ma-ha-tát.
Phạm-chí! Nhữ kim ư thử vô lượng vô biên a-tăng-kỳ Bồ Tát đại chúng hoa điền chi trung, phát nguyện thọ ký. Nhữ ư Phật tiền dĩ sanh đại bi phân-đà-lợi cố, nhiếp thủ đa nghịch, thành tựu nhất thiết chư bất thiện căn, ngũ trược ác thế, nhi ư thị trung tùy điều phục chi. Nhữ dĩ đại bi âm thanh cố, năng linh thập phương như nhất Phật sát vi trần đẳng chư Phật Thế Tôn khiển tín xưng tán. Xưng tán dĩ hiệu nhữ vi Thành Tựu Đại Bi. Phục linh thử đại chúng cúng dường ư nhữ.
Hựu nhữ Đại Bi ư vị lai thế, quá nhất hằng hà sa đẳng a-tăng-kỳ kiếp, nhập đệ nhị hằng hà sa đẳng a-tăng-kỳ kiếp hậu phần, Ta-bà thế giới Hiền kiếp trung nhân thọ bá nhị thập tuế, vị lão bệnh tử chi sở triền phược. Hắc ám thế trung vô sở sư tư, tụ tập nhất thiết chư bất thiện căn, hành ư tà đạo nhập phiền não hà, chuyên tác ngũ nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ báng thánh nhân, phạm tứ trọng cấm, dư như thượng thuyết.
Ư như thị đẳng phiền não loạn thế, đương thành vi Phật Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, ly sanh tử luân, chuyển chánh pháp luân, phá hoại tứ ma.
Nhĩ thời hữu đại danh thanh, thập phương biến mãn vô lượng vô biên chư Phật thế giới, hữu Thanh văn đại chúng thiên nhị bá ngũ thập, thứ đệ ư tứ thập ngũ tuế trung, thành tựu như thị vô lượng Phật sự như nhữ sở nguyện cụ túc vô khuyết.
Thị Vô Lượng Tịnh Vương thành Phật thời thọ mạng vô lượng, tuy ư vô lượng vô biên kiếp trung, diệc năng thành tựu như thị Phật sự đẳng vô sai biệt.
Nhữ thiện trượng phu bát Niết-bàn hậu, chánh pháp trụ thế mãn nhất thiên tuế. Chánh pháp diệt dĩ nhữ chư xá-lợi, như nhữ sở nguyện tác ư Phật sự, cửu cửu tại thế lợi ích chúng sanh như thượng sở thuyết.
Thiện nam tử! Nhĩ thời hội trung hữu nhất Phạm-chí, danh Tướng Cụ Túc, tác như thị ngôn: “Thiện đại trượng phu! Nhược ư lai thế vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp vi Bồ Tát thời tại tại sanh xứ, ngã đương vị nhữ thường tác thị sứ, hằng dĩ từ tâm phụng cấp sở tu. Chí nhất sanh thời phục đương tác phụ. Nhữ thành Phật dĩ tác đại đàn việt, diệc đương thọ ngã vô thượng đạo ký.”
Thời hữu hải thần danh viết Điều Ý, phục tác thị ngôn: “Thiện đại trượng phu! Tùng kim dĩ vãng tại tại chi xứ, nãi chí nhất sanh nguyện ngã thường đương vị nhữ tác mẫu. Nhữ thành Phật dĩ diệc đương thọ ngã vô thượng đạo ký.”
Thời hữu thủy thần phục tác thị ngôn: “Tùng kim dĩ vãng sở tại chi xứ nãi chí nhất sanh, nguyện ngã thường đương tác nhữ nhũ mẫu. Nhữ thành Phật dĩ diệc đương thọ ngã vô thượng đạo ký.”
Hữu nhị Đế thích, nhất danh Thiện Niệm, nhị danh Bảo Niệm, phục tác thị ngôn: “Thiện đại trượng phu! Nhữ thành
Phật dĩ, ngã đẳng đương tác trí huệ thần túc Thanh văn đệ tử.”
Phục hữu Đế thích danh Thiện Kiến Túc, tác như thị ngôn: “Đại Bi! Tùng kim dĩ vãng tại tại chi xứ, nãi chí nhất sanh thường vi nhữ tử.”
Hữu Tu-di sơn thần danh Thiện Lạc Hoa phục tác thị ngôn: “Đại Bi! Nhữ nãi chí nhất sanh thường vi nhữ phụ. Thành Phật đạo dĩ diệc đương thọ vô thượng đạo ký.”
Phục hữu a-tu-la vương danh Hung Ức Hạnh phục tác thị ngôn: “Đại Bi! Ư vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp vi Bồ Tát thời, nãi chí nhất sanh, ư kỳ trung gian ngã đương vị nhữ đồng bộc cấp sử, phụng chư sở an. Nhữ thành A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề dĩ, chuyển chánh pháp luân, ngã sơ giải pháp, đắc ư thật quả phục cam lộ vị, nãi chí đắc đoạn nhất thiết phiền não thành A-la-hán.”
Nhĩ thời phục hữu nhất hằng hà sa đẳng thiên, long, quỷ thần, a-tu-la, ca-lâu-la, nhân, phi nhân đẳng hướng Đại Bi Bồ Tát tác thị thệ nguyện: “Thiện đại trượng phu! Yếu đương điều phục giáo hóa ngã đẳng.”
Nhĩ thời hữu nhất lỗ hình Phạm-chí danh Loạn Tưởng Khả Uý phục tác thị ngôn: “Thiện đại trượng phu! Nhữ ư vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, hành Bồ Tát đạo thời, ngã đương tùng nhữ cầu sách sở tu, thường chí nhữ sở khất cầu y phục, sàng tháp, ngoạ cụ, phòng xá, ốc trạch, tượng mã, xa thừa, quốc thành, thê tử, đầu mục, tuỷ não, bì nhục, thủ cước, nhĩ tỵ, thiệt thân. Thiện đại trượng phu! Ngã đương vị nhữ tác tá trợ nhân, linh nhữ mãn túc Đàn ba-la-mật nãi chí Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bi Phạm-chí! Như thị đẳng hành Bồ Tát đạo thời, ngã đương khuyến nhữ linh đắc cụ túc lục ba-la-mật. Nhữ thành Phật dĩ, nguyện tác đệ tử, đương tùng nhữ văn bát vạn pháp tụ. Văn dĩ tức năng biện thuyết pháp tướng. Thuyết pháp tướng dĩ nhữ đương thọ ngã vô thượng đạo ký.
Thiện nam tử! Nhĩ thời Phạm-chí văn thị sự dĩ tức lễ Phật túc tiện cáo lỗ hình Phạm-chí ngôn: “Thiện tai thiện tai. Nhữ chân thị ngã vô thượng đạo bạn. Nhữ ư vô lượng vô biên bá thiên vạn ức a-tăng-kỳ kiếp thường chí ngã sở, khất sách sở tu. Sở vị y phục nãi chí thiệt thân. Ngã ư nhĩ thời dĩ thanh tịnh tâm, xả chư sở hữu bố thí ư nhữ. Nhữ ư thị thời diệc vô tội phần.”
Thiện nam tử! Nhĩ thời Đại Bi Bồ Tát ma-ha-tát, phục tác thị ngôn: “Thế Tôn! Ngã ư vô lượng vô biên bá thiên vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, tại tại sanh xứ vi Bồ Tát thời, hữu chư khất sĩ tại ngã tiền trụ, nhược cầu ẩm thực, hoặc dĩ nhuyễn ngữ hoặc dĩ ác ngôn, hoặc khinh hủy tử hoặc chân thật ngôn. Thế Tôn! Ngã ư nhĩ thời nãi chí bất sanh nhất niệm ác tâm. Nhược sanh sân khuể như đàn chỉ khuynh, dĩ thí nhân duyên cầu tương lai báo giả, ngã tức khi cuống thập phương thế giới vô lượng vô biên a-tăng-kỳ hiện tại chư Phật, ư vị lai thế diệc đương tất định bất thành A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
Thế Tôn! Ngã kim đương dĩ hoan hỷ chi tâm thí ư khất giả, nguyện linh thọ giả vô chư tổn ích, ư chư thiện căn diệc vô lưu nạn nãi chí nhất hào. Nhược ngã linh bỉ thọ giả hữu nhất hào tổn ích thiện căn lưu nạn giả, tắc vi khi cuống thập phương thế giới vô lượng vô biên a-tăng-kỳ đẳng hiện tại chư Phật. Nhược cuống chư Phật giả tắc đương tất đọa A-tỳ địa ngục, bất năng hoan hỷ thí dữ y phục ẩm thực.
Nhược bỉ khất giả, hoặc dĩ nhuyễn ngữ, hoặc thô ác ngôn, hoặc khinh hủy tử, hoặc chân thật ngôn, cầu sách như thị đầu mục, tuỷ não. Thế Tôn! Nhược ngã thị thời tâm bất hoan hỷ, nãi chí sanh ư nhất niệm sân khuể, dĩ thử thí duyên cầu quả báo giả, tắc vi khi cuống thập phương thế giới vô lượng vô biên hiện tại chư Phật. Dĩ thị nhân duyên tất định đọa ư A-tỳ địa ngục.
Như Đàn ba-la-mật thuyết, nãi chí Bát-nhã ba-la-mật diệc như thị.
Thiện nam tử! Nhĩ thời Bảo Tạng Như Lai tức tiện tán thán Bảo Hải Phạm-chí: “Thiện tai thiện tai! Thiện năng an chỉ đại bi tâm cố tác thị thệ nguyện.”
Thiện nam tử! Nhĩ thời nhất thiết đại chúng, chư thiên, long, quỷ thần, nhân cập phi nhân hợp chưởng tán ngôn: “Thiện tai, thiện tai! Thiện năng an chỉ đại bi tâm cố tác thị thệ nguyện đắc đại danh xưng, kiên cố hành ư lục hồ chi pháp, sung túc lợi ích nhất thiết chúng sanh.”
Thiện nam tử! Như lỗ hình Phạm-chí tác thệ nguyện thời, phục hữu bát vạn tứ thiên nhân, diệc đồng Phạm-chí sở phát thệ nguyện.
Thiện nam tử! Nhĩ thời Đại Bi Bồ Tát ma-ha-tát phục cộng như thị bát vạn tứ thiên nhân đồng tác thệ nguyện tâm sanh hoan hỷ, hợp chưởng tứ cố biến quan đại chúng tác như thị ngôn: “Vị tằng hữu dã! Vị lai chi thế chánh pháp diệt thời, đa chư phiền não ngũ trược ác thế, ngã ư thị trung phóng đại quang minh tác điều ngự sư, ư hắc ám thế nhiên chánh pháp đăng. Nhược chư chúng sanh vô hữu cứu hộ, vô hữu thế lực, vô Phật thị đạo, ngã kim sơ phát Bồ-đề tâm thời, dĩ đắc như thị đẳng vô thượng đạo bạn. Thị đẳng chư nhân nguyện linh thế thế tùng ngã thọ thử đầu mục, tuỷ não, bì nhục, cốt huyết, thủ túc, nhĩ tỵ, thiệt thân, nãi chí y phục ẩm thực.”
Thiện nam tử! Nhĩ thời Bảo Hải Phạm-chí bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Nhược vị lai chi thế vô lượng vô biên bá thiên vạn ức a-tăng-kỳ kiếp, như thị chúng sanh lai chí ngã sở, thọ ngã sở thí đầu mục, tuỷ não, nãi chí ẩm thực như nhất mao phần dĩ. Ngã thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề dĩ, nhược bất thoát sanh tử, bất đắc thọ ký ư tam thừa giả, ngã tắc khi cuống thập phương thế giới vô lượng vô biên hiện tại chư Phật, tất định bất thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.”
Thiện nam tử! Nhĩ thời Bảo Tạng Như Lai phục trùng tán thán Đại Bi Bồ Tát: “Thiện tai, thiện tai! Thiện đại trượng phu! Nhữ năng như thị hành Bồ Tát đạo, thí như vãng tích Tu-di Sơn Bảo Bồ Tát tại Thế Gian Quang Minh Phật tiền, sơ phát như thị Bồ-đề chi tâm, tác thị thệ nguyện, diệc hành như thị Bồ Tát chi đạo, quá nhất hằng hà sa đẳng a-tăng-kỳ kiếp. Đông phương khứ thử bá thiên ức Phật thế giới, bỉ hữu thế giới danh Quang Minh Trí Sí, nhân thọ bá tuế, ư trung thành Phật hiệu Trí Hoa Vô Cấu Kiên Bồ-đề Tôn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, trụ thế thuyết pháp tứ thập ngũ niên tác ư Phật sự.”
Nhĩ thời Phật cáo Đại Bi Bồ Tát: “Bỉ Phật bát Niết-bàn hậu, chánh pháp trụ thế mãn nhất thiên tuế, chánh pháp diệt dĩ, tượng pháp trụ thế diệc nhất thiên tuế. Đại Bi! Bỉ Phật Thế Tôn nhược tại thế, nhược Niết-bàn, chánh pháp tượng pháp ư thử trung gian, hữu chư tỳ-kheo cập tỳ-kheo ni phi pháp hủy giới, hành ư tà đạo, đoạn pháp cúng dường, vô tàm vô quý, hoặc đoạn chiêu đề tăng vật, đoạn hiện tiền tăng y phục, ẩm thực, ngoạ cụ, y dược, thủ chúng tăng vật dĩ vi kỷ hữu, tự dụng dữ nhân cập dữ tại gia giả. Thiện nam tử! Như thị đẳng nhân, bỉ Phật Thế Tôn giai dữ thọ ký ư tam thừa trung.
Đại Bi! Bỉ Như Lai sở nhược hữu xuất gia trước ca sa giả, giai đắc thọ ký bất thối tam thừa. Nhược hữu tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di phạm tứ trọng cấm, bỉ Phật ư thử khởi Thế Tôn tưởng chủng chư thiện căn, diệc dữ thọ ký bất thối tam thừa.”
Thiện nam tử! Nhĩ thời Đại Bi Bồ Tát ma-ha-tát phục tác thị ngôn: “Thế Tôn! Ngã kim sở nguyện hành Bồ Tát đạo thời, nhược hữu chúng sanh ngã yếu khuyến hóa linh an chỉ trụ Đàn ba-la-mật nãi chí Bát-nhã ba-la-mật, nãi chí khuyến hóa linh trụ như nhất mao đoan thiện căn, nãi chí thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nhược bất an chỉ nãi chí nhất chúng sanh ư tam thừa trung linh thối chuyển giả, tắc vi khi cuống thập phương thế giới vô lượng vô biên a-tăng-kỳ đẳng hiện tại chư Phật, tất định bất thành A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
Thế Tôn! Ngã thành Phật dĩ nhược hữu chúng sanh nhập ngã pháp trung xuất gia trước ca sa giả, hoặc phạm trọng giới hoặc hành tà kiến, nhược ư Tam bảo khinh hủy bất tín tập chư trọng tội tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu- bà-di, nhược ư nhất niệm trung sanh cung kính tâm, tôn trọng Thế Tôn hoặc ư pháp tăng. Thế Tôn! Như thị chúng sanh nãi chí nhất nhân bất ư tam thừa đắc thọ ký biệt nhi thối chuyển giả, tắc vi khi cuống thập phương thế giới vô lượng vô biên a-tăng-kỳ đẳng hiện tại chư Phật, tất định bất thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
Thế Tôn! Ngã thành Phật dĩ, chư thiên, long, quỷ thần, nhân cập phi nhân, nhược năng ư thử trước ca sa giả, cung kính cúng dường tôn trọng tán thán, kỳ nhân nhược đắc kiến thử ca sa thiểu phần, tức đắc bất thối ư tam thừa trung.
Nhược hữu chúng sanh vi cơ khát sở bức, nhược bần cùng quỷ thần, hạ tiện chư nhân, nãi chí ngạ quỷ chúng trung, nhược đắc ca sa thiểu phần, nãi chí tứ thốn, kỳ nhân tức đắc ẩm thực sung túc, tùy kỳ sở nguyện tật đắc thành tựu.
Nhược hữu chúng sanh cộng tương vi phản, khởi oán tặc tưởng, triển chuyển đấu tránh; nhược chư thiên, long, quỷ thần, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma- hầu-la-già, câu-biện-đồ, tỳ-xá-già, nhân cập phi nhân, cập cộng đấu tránh thời, niệm thử ca sa, tầm sanh bi tâm, nhu nhuyễn chi tâm, vô oán tặc tâm, tịch diệt chi tâm, điều phục thiện tâm.
Hữu nhân nhược tại binh giáp đấu tụng đoán sự chi trung, trì thử ca sa thiểu phần chí thử bối trung, vị tự hộ cố cúng dường cung kính tôn trọng. Thị chư nhân đẳng vô năng xâm hủy xúc nhiễu khinh lộng, thường đắc thắng tha quá thử chư nạn.
Thế Tôn! Nhược ngã ca sa bất năng thành tựu như thị ngũ sự thánh công đức giả, tắc vi khi cuống thập phương thế giới vô lượng vô biên a-tăng-kỳ đẳng hiện tại chư Phật, vị lai bất ưng thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tác Phật sự dã, một thất thiện pháp, tất định bất năng phá hoại ngoại đạo.”
Thiện nam tử! Nhĩ thời Bảo Tạng Như Lai thân kim sắc hữu tý, ma Đại Bi Bồ Tát đỉnh, tán ngôn: “Thiện tai thiện tai! Thiện đại trượng phu! Nhữ sở ngôn giả thị đại trân bảo, thị đại hiền thiện. Nhữ thành A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề dĩ, thị ca sa y năng thành tựu thử ngũ thánh công đức tác đại lợi ích.”
Thiện nam tử! Nhĩ thời Đại Bi Bồ Tát ma-ha-tát văn Phật xưng tán dĩ, tâm sanh hoan hỷ, dõng dược vô lượng. Nhân Phật thân thử kim sắc chi tý trường chỉ hợp mạn. Kỳ thủ nhu nhuyễn do như thiên y, ma kỳ đầu dĩ kỳ thân tức biến trạng như đồng tử nhị thập tuế nhân.
Thiện nam tử! Bỉ hội đại chúng thiên, long, quỷ thần, càn-thát-bà, nhân cập phi nhân, xoa thủ cung kính hướng Đại Bi Bồ Tát, cúng dường tán chủng chủng hoa, nãi chí kỹ nhạc nhi cúng dường chi, phục chủng chủng tán thán.
Chủng chủng tán thán dĩ mặc nhiên nhi trụ.
ĐÀN BA-LA-MẬT PHẨM ĐỆ NGŨ CHI NHẤT
Thiện nam tử! Nhĩ thời Đại Bi Bồ Tát đầu diện lễ kính Bảo Tạng Như Lai. Lễ Phật túc dĩ, tại ư Phật tiền bạch ngôn: “Thế Tôn! Sở ngôn chư tam-muội môn, trợ Bồ-đề pháp, thanh tịnh môn kinh, tề kỷ danh vi chư tam-muội môn, trợ Bồ-đề pháp, thanh tịnh môn kinh? Vân hà Bồ Tát vô uý trang nghiêm cụ túc ư nhẫn?”
Thiện nam tử! Nhĩ thời bỉ Phật tán Đại Bi Bồ Tát ngôn: “Thiện tai thiện tai! Đại Bi! Nhữ kim sở vấn thậm kỳ thậm đặc, tức thị trân bảo, năng đại lợi ích vô lượng vô biên chư Bồ Tát đẳng.
Hà dĩ cố? Đại Bi! Nhữ năng vấn Phật như thị đại sự.
Đại Bi! Nhữ kim đế thính, đế thính! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân tu hành Đại thừa, hữu Thủ lăng nghiêm tam-muội, nhập thị tam-muội năng nhập nhất thiết chư tam-muội trung.
Hữu Bảo ấn tam-muội, nhập thị tam-muội năng ấn chư tam-muội.
Hữu Sư tử du hý tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội năng sư tử du hý.
Hữu Thiện nguyệt tam-muội, nhập thị tam-muội năng chiếu chư tam-muội.
Hữu Nguyệt tràng tướng tam-muội, nhập thị tam-muội năng trì chư tam-muội tràng.
Hữu Xuất nhất thiết pháp tánh tam-muội, nhập thị tam-muội năng xuất nhất thiết tam-muội.
Hữu Quán ấn tam-muội, nhập thị tam-muội năng quán nhất thiết tam-muội đỉnh.
Hữu Ly pháp giới tam-muội, nhập thị tam-muội năng phân biệt chư tam-muội.
Hữu Ly tràng tướng tam-muội, nhập thị tam-muội năng trì nhất thiết chư tam-muội tràng.
Hữu Kim cang tam-muội, nhập thị tam-muội năng linh nhất thiết tam-muội bất khả phá hoại.
Hữu Chư pháp ấn tam-muội, nhập thị tam-muội năng ấn nhất thiết pháp.
Hữu Tam-muội vương thiện trụ tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội an trụ như vương.
Hữu Phóng quang tam-muội, nhập thị tam-muội năng phóng quang minh chiếu chư tam-muội.
Hữu Lực tấn tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam- muội tăng tấn tự tại.
Hữu Chánh xuất tam-muội, nhập thị tam-muội năng chánh xuất chư tam-muội.
Hữu Biện từ tam-muội, nhập thị tam-muội tất giải nhất thiết vô lượng âm thanh.
Hữu Ngữ ngôn tam-muội, nhập thị tam-muội năng nhập nhất thiết chư ngữ ngôn trung.
Hữu Quán phương tam-muội, nhập thị tam-muội tất năng biến quán chư tam-muội phương.
Hữu Nhất thiết pháp tam-muội, nhập thị tam-muội năng phá nhất thiết pháp.
Hữu Trì ấn tam-muội, nhập thị tam-muội trì chư tam- muội ấn.
Hữu Nhập nhất thiết pháp tịch tĩnh tam-muội, nhập thị tam-muội linh nhất thiết tam-muội nhập ư tịch tĩnh.
Hữu Bất thất tam-muội, nhập thị tam-muội bất vong nhất thiết tam-muội.
Hữu Nhất thiết pháp bất động tam-muội, nhập thị tam- muội linh nhất thiết tam-muội bất động.
Hữu Thân cận nhất thiết pháp hải ấn tam-muội, nhập thị tam-muội nhiếp thủ thân cận nhất thiết tam-muội.
Hữu Nhất thiết vô ngã tam-muội, nhập thị tam-muội linh chư tam-muội vô hữu sanh diệt.
Hữu Biến phú hư không tam-muội, nhập thị tam-muội biến phú nhất thiết tam-muội.
Hữu Bất đoạn nhất thiết pháp tam-muội, nhập thị tam- muội trì chư tam-muội linh bất đoạn tuyệt.
Hữu Kim cang tràng tam-muội, nhập thị tam-muội năng trị nhất thiết chư tam-muội tràng.
Hữu Nhất thiết pháp nhất vị tam-muội, nhập thị tam- muội năng trì nhất thiết pháp nhất vị.
Hữu Ly nhạo ái tam-muội, nhập thị tam-muội năng ly nhất thiết phiền não cập trợ phiền não.
Hữu Nhất thiết pháp vô sanh tam-muội, nhập thị tam- muội thị nhất thiết tam-muội vô sanh vô diệt.
Hữu Quang minh tam-muội, nhập thị tam-muội năng chiếu nhất thiết tam-muội linh kỳ sí minh.
Hữu Bất diệt nhất thiết pháp tam-muội, nhập thị tam- muội bất phân biệt nhất thiết tam-muội.
Hữu Bất cầu tam-muội, nhập thị tam-muội bất cầu nhất thiết chư pháp.
Hữu Bất trụ tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất trụ pháp giới.
Hữu Hư không ức tưởng tam-muội, nhập thị tam-muội linh chư tam-muội giai thị hư không, kiến kỳ chân thật.
Hữu Vô tâm tam-muội, nhập thị tam-muội năng ư nhất thiết chư tam-muội trung diệt tâm tâm số pháp.
Hữu Sắc vô biên tam-muội, nhập thị tam-muội ư nhất thiết tam-muội trung sắc vô biên quang minh.
Hữu Tịnh đăng tam-muội, nhập thị tam-muội ư nhất thiết tam-muội trung năng tác đăng minh.
Hữu Nhất thiết pháp vô biên tam-muội, nhập thị tam- muội ư chư tam-muội tất năng thị hiện vô lượng trí huệ.
Hữu Điện vô biên tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội thị hiện trí huệ.
Hữu Nhất thiết quang minh tam-muội, nhập thị tam- muội ư chư tam-muội thị hiện tam-muội môn quang minh.
Hữu Chư giới vô biên tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội thị hiện vô lượng vô biên trí huệ.
Hữu Bạch tịnh kiên cố tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội đắc không định.
Hữu Tu-di sơn không tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội thị hiện hư không.
Hữu Vô cấu quang minh tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội trừ chư cấu uế.
Hữu Nhất thiết pháp trung vô uý tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội thị hiện vô uý.
Hữu Nhạo lạc tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam- muội tất đắc nhạo lạc.
Hữu Nhất thiết pháp chánh du hý tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội thị hiện vô hữu nhất thiết chư sắc.
Hữu Phóng điện quang tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội thị hiện phóng quang.
Hữu Nhất thiết pháp an chỉ vô cấu tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội thị hiện vô cấu trí huệ.
Hữu Vô tận tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam- muội thị hiện phi tận phi bất tận.
Hữu Nhất thiết pháp bất khả tư nghị thanh tịnh tam- muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội thị hiện như kính trung tượng đẳng bất khả tư nghị.
Hữu Hỏa quang tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội linh trí huệ sí nhiên.
Hữu Ly tận tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam- muội thị hiện bất tận.
Hữu Bất động tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất động bất thọ vô hữu khinh hý.
Hữu Tăng ích tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam- muội tất kiến tăng ích.
Hữu Nhật đăng tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội phóng quang minh môn.
Hữu Nguyệt vô cấu tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội tác nguyệt quang minh.
Hữu Bạch tịnh quang minh tam-muội, nhập thị tam- muội ư chư tam-muội đắc tứ chủng biện.
Hữu Tác bất tác tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội tác dữ bất tác thị hiện trí tướng.
Hữu Kim cang tam-muội, nhập thị tam-muội tất đắc thông đạt nhất thiết chư pháp, nãi chí bất kiến như vi trần đẳng chướng ngại.
Hữu Trụ tâm tam-muội, nhập thị tam-muội kỳ tâm bất động bất thọ khổ lạc, bất kiến quang minh vô hữu sân khuể, ư thử tâm trung diệc phục bất kiến thử thị tâm tưởng.
Hữu Biến chiếu tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội kiến nhất thiết minh.
Hữu Thiện trụ tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam- muội thiện năng đắc trụ.
Hữu Bảo sơn tam-muội, nhập thị tam-muội kiến chư tam-muội do như bảo sơn.
Hữu Thắng pháp ấn tam-muội, nhập thị tam-muội năng ấn chư tam-muội.
Hữu Thuận pháp tánh tam-muội, nhập thị tam-muội
kiến nhất thiết pháp tất giai tùy thuận.
Hữu Ly nhạo tam-muội, nhập thị tam-muội ư nhất thiết pháp đắc ly nhạo trước.
Hữu Pháp cự tam-muội, nhập thị tam-muội trừ chư pháp ám.
Hữu Pháp vũ tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam- muội năng vũ pháp vũ phá hoại trước tướng.
Hữu Đẳng ngôn ngữ tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung tất đắc nhãn mục.
Hữu Ly ngữ ngôn tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung nãi chí vô hữu nhất ngôn.
Hữu Đoạn duyên tam-muội, nhập thị tam-muội đoạn chư pháp duyên.
Hữu Bất tác tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất kiến tác giả.
Hữu Tịnh tánh tam-muội, nhập thị tam-muội kiến nhất thiết pháp tự tánh thanh tịnh.
Hữu Vô chướng ngại tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung vô hữu chướng ngại.
Hữu Ly võng tam-muội, nhập thị tam-muội kiến chư tam-muội túc ly ư cao hạ.
Hữu Tập tụ nhất thiết công đức tam-muội, nhập thị tam-muội ly nhất thiết pháp tập.
Hữu Chánh trụ tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất kiến hữu tâm cập tâm số pháp.
Hữu Giác tam-muội, nhập thị tam-muội tức năng giác ngộ nhất thiết chư pháp.
Hữu Niệm phân biệt tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung đắc vô lượng biện.
Hữu Tịnh trí giác tam-muội, nhập thị tam-muội ư nhất thiết pháp đắc đẳng phi đẳng.
Hữu Trí tướng tam-muội, nhập thị tam-muội năng xuất tam giới.
Hữu Trí đoạn tam-muội, nhập thị tam-muội kiến chư pháp đoạn.
Hữu Trí vũ tam-muội, nhập thị tam-muội đắc nhất thiết pháp vũ.
Hữu Vô y tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất kiến y chỉ.
Hữu Nhất trang nghiêm tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất kiến pháp tràng.
Hữu Hạnh tam-muội, nhập thị tam-muội năng kiến chư pháp tất tịch tĩnh hạnh.
Hữu Nhất thiết hành ly nhất thiết hữu tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung thông đạt giải liễu.
Hữu Tục ngôn tam-muội, nhập thị tam-muội năng giải tục ngôn.
Hữu Ly ngữ ngôn vô tự tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung tất đắc giải liễu vô hữu ngữ ngôn.
Hữu Trí cự tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung năng tác chiếu minh.
Hữu Trí thắng tướng hống tam-muội, nhập thị tam- muội ư chư pháp trung thị hiện tịnh tướng.
Hữu Thông trí tướng tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung tất kiến trí tướng.
Hữu Thành tựu nhất thiết hạnh tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung thành tựu nhất thiết hạnh.
Hữu Ly khổ lạc tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung vô sở y chỉ.
Hữu Vô tận hạnh tam-muội, nhập thị tam-muội kiến chư pháp vô tận.
Hữu Đà-la-ni tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam- muội năng trì pháp tướng bất kiến tà chánh.
Hữu Vô tăng ái tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất kiến tăng ái.
Hữu Tịnh quang tam-muội, nhập thị tam-muội ư hữu vi pháp bất kiến thị cấu.
Hữu Kiên lao tam-muội, nhập thị tam-muội bất kiến chư pháp hữu bất kiên lao.
Hữu Mãn nguyệt tịnh quang tam-muội, nhập thị tam- muội tất năng cụ túc thành tựu công đức.
Hữu Đại trang nghiêm tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội tất kiến thành tựu vô lượng trang nghiêm.
Hữu Nhất thiết thế quang minh tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội dĩ trí chiếu minh.
Hữu Nhất thiết đẳng chiếu tam-muội, nhập thị tam- muội ư chư tam-muội tất đắc nhất tâm.
Hữu Tịnh vô tịnh tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư tam-muội bất kiến tịnh bất tịnh.
Hữu Vô trạch tam-muội, nhập thị tam-muội bất kiến chư tam-muội xá trạch.
Hữu Như nhĩ tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất kiến tác dữ bất tác.
Hữu Vô thân tam-muội, nhập thị tam-muội ư chư pháp trung bất kiến hữu thân.
Chư Bồ Tát đắc như thị đẳng chư tam-muội môn, khẩu nghiệp thanh tịnh như hư không, ư chư pháp trung bất kiến khẩu nghiệp, do như hư không vô hữu chướng ngại.
Đại Bi! Thị danh tu học Đại thừa Bồ Tát ma-ha-tát chư tam-muội môn.