Kinh Bi Hoa – Phẩm Thứ 2 – Đà La Ni

Kinh Bi Hoa Phẩm Thứ 2

Lúc bấy giờ, Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh thưa hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Ở thế giới của đức Phật ấy làm sao phân biệt ngày đêm? Những âm thanh được nghe ở đó như thế nào? Các vị Bồ Tát ở đó làm thế nào được thành tựu tâm chuyên nhất? Các ngài có hành trì những hạnh nào khác?”

Phật bảo Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh: “Thiện nam tử! Cõi Phật ấy thường dùng hào quang của Phật để chiếu sáng. Khi nào thấy các bông hoa khép lại, chim chóc đậu nghỉ trên cành, các vị Bồ Tát và đức Như Lai nhập vào phép thiền định Sư tử du hý, trong tâm hoan hỷ tràn đầy niềm vui giải thoát, thì biết được lúc ấy là ban đêm!

“Nếu có gió thổi hoa rơi trên mặt đất, chim chóc hòa nhau hót tiếng hay lạ, từ trên trời mưa xuống đủ mọi loại hoa, bốn phương gió động, hương thơm ngào ngạt mềm mại xúc chạm, đức Phật và các vị Bồ Tát ra khỏi thiền định; bấy giờ đức Phật ấy vì đại chúng mà thuyết giảng giáo pháp Bồ Tát, khiến cho vượt khỏi giới hạn của hàng Thanh văn, Duyên giác, thì biết được lúc ấy là ban ngày!

“Thiện nam tử! Ở thế giới của đức Phật ấy, các vị Bồ Tát thường được nghe những âm thanh của Phật, Pháp và Tăng;

những âm thanh tịch diệt, vô sở hữu, sáu ba-la-mật,(1) sức,(2) vô uý,(3) sáu thần thông,(4) vô sở tác, vô sinh diệt; âm thanh tịch tĩnh vi diệu, nhân tịch tĩnh, duyên tịch tĩnh; những âm thanh đại từ, đại bi, vô sinh pháp nhẫn,(5) thọ ký; chỉ toàn những âm thanh trong sạch nhiệm mầu của các vị Bồ Tát. Ở cõi ấy thường luôn được nghe những âm thanh như thế!

“Thiện nam tử! Những âm thanh được nghe ở cõi ấy là như vậy.

“Thiện nam tử! Các vị Bồ Tát ở cõi thế giới ấy, hoặc đã sinh ra, hoặc đang sinh ra, thảy đều thành tựu ba mươi hai

Chú Giải

(1)Sáu ba-la-mật: Xem chú giải ở trang 79.

(2)Sức, tức là Năm sức hay Ngũ lực, xem chú giải ở trang 83.

(3)Vô úy: tức Tứ vô úy hay Tứ vô sở úy (Bốn pháp không sợ sệt) bao gồm bốn khả năng thuyết pháp không sợ sệt (thuyết pháp vô úy):

  1. Tổng trì bất vong (Nắm giữ tất cả không quên mất)
  2. Tận tri pháp dược cập tri chúng sinh căn dục tánh tâm (Hiểu thấu các phương thuốc pháp và rõ biết căn tánh chúng sinh)
  3. Thiện năng vấn đáp (Khéo léo, giỏi việc hỏi và đáp)
  4. Năng đoạn vật nghi (Có khả năng trừ hết mọi sự nghi ngờ)

(4) Sáu thần thông: tức Lục thông hay Lục thần thông, bao gồm:

  1. Thần cảnh thông (神境通), cũng còn gọi là Thân thông (身通), Thân như ý thông (身如意通), Thần túc thông (神足通).
  2. Thiên nhãn thông (天眼通): có thể nhìn thấy toàn bộ tiến trình lưu chuyển của chúng sinh qua 6 cõi luân hồi.
  3. Thiên nhĩ thông (天耳通): có thể nghe được toàn thể những tiếng khổ vui mà chúng sinh trải qua trong 6 cõi luân hồi.
  4. Tha tâm thông (他心通): năng lực nhận biết tâm niệm của tất cả chúng sinh trong 6 cõi luân hồi.
  5. Túc mạng thông (宿命通): còn gọi là Túc trú thông (宿住通): năng lực nhận biết mọi sự việc xảy ra trong vô lượng kiếp trước mà chúng sinh đã trải qua, cũng như biết được toàn bộ thọ mạng của chúng sinh trong trong 6 cõi luân hồi.
  6. Lậu tận thông (漏盡通): năng lực chuyển hoá toàn bộ phiền não trong ba cõi, nên không còn là đối tượng của sinh diệt trong ba cõi nữa.

(5)Vô sinh pháp nhẫn, cũng gọi là Vô sinh nhẫn: Đức nhẫn nhục của người giác ngộ nhờ nhận ra được rằng: thật không có chúng sinh, thật không có các pháp, các chúng sinh (hữu tình) và các pháp (vô tình) vốn không sinh, không diệt. Nhận thức như vậy, người tu không còn khởi lên sự buồn giận đối với chúng sinh phá hại mình, đối với các pháp ngăn trở mình.

tướng tốt, thân thường chiếu hào quang tỏa sáng đến một do-tuần, mãi cho đến khi thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam- miệu Tam-bồ-đề chẳng bao giờ còn rơi vào ba đường ác.(1)

“Các vị Bồ Tát ấy thảy đều đã thành tựu các tâm đại bi, tâm nhu nhuyễn, tâm không ái trược, tâm đã điều phục, tâm tịch tĩnh, tâm nhẫn nhục, tâm thiền định, tâm thanh tịnh, tâm không chướng ngại, tâm không cấu uế, tâm không xấu ác, tâm chân thật, tâm vui với chánh pháp, tâm muốn cho chúng sinh trừ sạch phiền não, tâm kiên định nhẫn nhục như mặt đất, tâm lìa khỏi hết thảy ngôn ngữ thế tục, tâm ưa muốn giáo pháp của bậc thánh,(2) tâm cầu được các pháp lành, tâm lìa bỏ chấp ngã, tâm tịch diệt lìa khỏi sinh lão bệnh tử, tâm thiêu hoại hết thảy các phiền não, tâm tịch diệt giải trừ hết thảy mọi trói buộc, tâm đối với tất cả pháp không còn động chuyển.

“Thiện nam tử! Các vị Bồ Tát ấy đều được sức chuyên tâm, được sức phát khởi, được các sức duyên, nguyện, không tranh chấp, được sức quán hết thảy các pháp, được sức các căn lành, được sức các tam-muội, được sức nghe nhiều, được sức trì giới, được sức buông xả lớn, được sức nhẫn nhục, được sức tinh tấn, được sức thiền định, được sức trí huệ, được sức tịch tĩnh, được sức tư duy, được sức các thần thông, được sức niệm, được sức Bồ-đề, được sức phá hoại hết thảy các ma, được sức khuất phục hết thảy ngoại đạo, được sức trừ sạch hết thảy phiền não.

“Các vị Bồ Tát như vậy ở cõi Phật ấy, hoặc đã sinh ra, hoặc đang sinh ra, thảy đều là chân thật Bồ Tát, đã từng

Chú Giải

(1)Ba đường ác: tức các cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ súc sinh. Chúng sinh do tạo các nghiệp ác mà phải sinh vào các cảnh giới này, nên gọi là ba đường ác.

(2)Ở đây chỉ giáo pháp Đại thừa.

cúng dường vô số chư Phật Thế Tôn, ở nơi các đức Phật mà trồng những căn lành.

“Các vị Bồ Tát ấy đều lấy vị thiền làm món ăn, dùng món ăn là pháp, là hương thơm, cũng như đức Phạm thiên. Ở thế giới ấy không có việc ăn bằng cách nhai nuốt, cũng không có tên gọi để chỉ việc này. Không có những điều bất thiện, cũng không có nữ giới; không có những cảm thọ khổ não, luyến ái, ghét giận cùng những phiền não khác, cũng không có phân biệt ngã, ngã sở, những khổ não của thân và tâm, cho đến không có ba đường ác, cũng không có cả tên gọi để chỉ ba đường ác! Ở thế giới ấy cũng không có những chỗ tối tăm hôi hám, nhơ nhớp, gai góc, núi đồi gò nổng, đất cát sỏi đá, cho đến không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tinh tú, đèn lửa. Cõi ấy cũng không có núi Tu-di, không có biển lớn, không có khoảng tối tăm mù mịt giữa hai núi Thiết-vi lớn và Thiết-vi nhỏ. Không có mưa độc, gió dữ, cho đến không có những nơi có tám nạn.(1) Hết thảy đều không có những tên gọi như thế!

Chú Giải

(1)Những nơi có tám nạn: tức Bát nạn xứ, bao gồm:

  1. Địa ngục (地獄 Sanskrit: naraka).

  2. Súc sinh (畜生, Sanskrit: tiryañc).

  3. Ngạ quỉ (餓鬼, Sanskrit: preta).

  4. Trường thọ thiên (長壽天, Sanskrit: dīrghāyurdeva), là cõi trời thuộc Sắc giới với thọ mạng kéo dài. Thọ mạng cao cũng là một chướng ngại vì nó làm mê hoặc, khiến dễ quên những nỗi khổ của sinh lão bệnh tử trong luân hồi.

  5. Biên địa (邊地, Sanskrit: pratyantajanapāda), là những vùng không nằm nơi trung tâm, không thuận tiện cho việc tu học chánh pháp.

  6. Căn khuyết (根缺, Sanskrit: indriyavaikalya), không có đủ giác quan hoặc các giác quan bị tật nguyền như mù, điếc…

  7. Tà kiến (邪見, Sanskrit: mithyādarśana), những kiến giải sai lệch, bất thiện.

  8. Như Lai bất xuất sinh (如來不出生, Sanskrit: tathāgatānām anutpāda), nghĩa là sinh ra trong thời gian không có Phật hoặc giáo pháp của ngài xuất hiện.

“Thiện nam tử! Cõi Phật ấy thường dùng ánh hào quang của Phật và các vị Bồ Tát để chiếu sáng. Ánh sáng ấy nhiệm mầu thanh tịnh bậc nhất, chiếu khắp cõi nước. Trong đó lại có loài chim tên là thiện quả, tiếng hót thường vang lên những âm thanh vi diệu nói về các pháp căn, sức, giác.”(1)

Bấy giờ, Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh lại thưa hỏi Phật Thích-ca: “Bạch Thế Tôn! Cõi Phật ấy rộng lớn đến mức nào? Thọ mạng của đức Phật ấy ở đời thuyết pháp được bao lâu? Đức Phật ấy chỉ qua một đêm mà thành tựu quả A-nậu-đa- la Tam-miệu Tam-bồ-đề, sau khi diệt độ thì chánh pháp trụ thế được bao lâu? Các vị Bồ Tát trụ thế được bao lâu? Các vị Bồ Tát sinh về cõi Phật ấy có ai đã từ lâu được thấy Phật, nghe pháp, cúng dường chúng tăng hay chăng? Cõi thế giới Liên Hoa ấy khi Phật chưa ra đời tên gọi là gì? Đức Phật ra đời trước đó diệt độ đến nay đã được bao lâu? Sau khi Phật ấy diệt độ, phải trải qua khoảng thời gian chuyển tiếp(2) là bao lâu? Đức Phật Liên Hoa Tôn khi thành đạo, do nhân duyên gì mà chư Phật ở khắp các cõi mười phương thế giới đều nhập Tam-muội Sư tử du hý, thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa? Các vị Bồ Tát có ai được thấy chăng? Có ai không được thấy chăng?”

Khi ấy, Phật bảo Bồ Tát Bảo Nhật Quang Minh: “Thiện nam tử! Như núi chúa Tu-di cao đến một trăm sáu mươi tám ngàn do-tuần, rộng đến tám mươi bốn ngàn do-tuần, ví như có người chuyên cần, tinh tấn tu tập, hoặc do sức huyễn hóa, hoặc do sức thần, phá nát núi chúa Tu-di ra thành những hạt nhỏ như hạt cải, số nhiều đến mức không

Chú Giải

(1) Căn, tức là năm căn, hay ngũ căn; sức tức là năm sức hay ngũ lực; giác tức là giác ý hay bảy giác ý (thất giác ý). Xem chú giải ở trang 83 – 84.

(2) Thời gian chuyển tiếp: hay trung chuyển, là khoảng thời gian giữa hai vị Phật ra đời, khi vị Phật trước đã nhập diệt nhưng vị Phật sau chưa xuất thế.

thể tính đếm, trừ đức Phật Thế Tôn là bậc Nhất thiết trí(1) ra thì không ai có thể biết được con số ấy. Ví như lấy mỗi một hạt nhỏ như hạt cải ấy tính là một cõi Tứ thiên hạ, thì phải dùng hết số hạt nhỏ ấy mới tính trọn được số cõi Tứ thiên hạ thuộc thế giới Liên Hoa! Trong các cõi ấy đều có rất nhiều các vị Bồ Tát, cũng giống như các vị Bồ Tát ở thế giới An Lạc phương Tây.(2)

“Thiện nam tử! Đức Phật Liên Hoa Tôn trụ thế thuyết pháp trong ba mươi trung kiếp.(3) Sau khi ngài diệt độ, chánh pháp trụ thế đủ mười trung kiếp.

“Thiện nam tử! Các vị Bồ Tát ở thế giới ấy hoặc đã sinh về, hoặc đang sinh về, đều có tuổi thọ là bốn mươi trung kiếp.

“Thiện nam tử! Thế giới của đức Phật ấy trước kia vốn có tên là Chiên Đàn, khi ấy không có sự thanh tịnh, tốt đẹp và mầu nhiệm như hiện nay, cũng không có các vị Bồ Tát thanh tịnh như vậy.

“Thiện nam tử! Tại thế giới Chiên Đàn, đức Phật ra đời trong quá khứ có hiệu là Nhật Nguyệt Tôn Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn.(4) Đức Phật ấy trụ thế thuyết pháp trong ba

Chú Giải

(1) Nhất thiết trí, Phạn ngữ là sarvajđa, dịch âm là Tát-bà-nhã, chỉ trí huệ giác ngộ của đức Phật có thể thấu hiểu được hết thảy mọi sự việc.

(2) Thế giới An Lạc phương tây: tức là thế giới Cực Lạc, nơi đức Phật A-di-đà đang

giáo hóa và tiếp độ những chúng sinh phát nguyện vãng sinh về đó.

(3) Trung kiếp: Theo các bản chú giải xưa thì một tiểu kiếp có 16.800.000 năm. một trung kiếp có 336.000.000 năm, một đại kiếp có 1.344.000.000 năm. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng những con số này chỉ có tính cách tượng trưng để biểu thị khoảng thời gian rất dài.

(4) Đây là mười danh hiệu tôn xưng tất cả các đức Phật, gọi là Thập hiệu. Những kinh văn được dịch theo lối Tân dịch từ ngài Huyền Trang trở về sau thường dịch là: Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Bạc-già-phạm.

mươi trung kiếp. Vào lúc đức Phật ấy diệt độ, có các vị Bồ Tát do nguyện lực nên hiện đến thế giới ấy. Lại có các vị Bồ Tát khác vẫn ở nơi chỗ của mình mà khởi lên ý nghĩ rằng: ‘Trong đêm nay đức Phật Nhật Nguyệt Tôn sẽ nhập Niết- bàn. Phật nhập diệt rồi, chúng ta sẽ hộ trì chánh pháp trong mười trung kiếp. Những ai có thể làm được như vậy thì sẽ lần lượt được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề.’

“Bấy giờ có vị Bồ Tát tên là Hư Không Ấn, do có bản nguyện nên được đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn thọ ký cho rằng: ‘Thiện nam tử! Sau khi ta diệt độ, chánh pháp sẽ trụ thế đủ mười trung kiếp. Khi đã hết mười trung kiếp, vào lúc chánh pháp vừa diệt mất, ông sẽ thành tựu quả A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, hiệu là Liên Hoa Tôn Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn.’

“Lúc ấy, các vị Đại Bồ Tát cùng đến chỗ Phật Nhật Nguyệt Tôn. Đến nơi rồi đều dùng phép thiền định Sư tử du hý có đủ sức tự tại để cúng dường đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn. Cúng dường xong, các vị đi quanh Phật ba vòng về bên phải,(1) cùng nhau bạch Phật rằng: ‘Bạch Thế Tôn! Chúng con nguyện trong khoảng mười trung kiếp này sẽ nhập Diệt tận định.’(2)

Chú Giải

(1) Đi quanh về bên phải (hữu nhiễu): là nghi thức để bày tỏ lòng tôn kính.

(2) Diệt tận định, phép định rất thâm sâu, hành giả khi nhập định không còn cả hơi thở ra vào.

“Thiện nam tử! Bấy giờ đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn bảo Đại Bồ Tát Hư Không Ấn rằng: ‘Thiện nam tử! Hãy thọ trì pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết. Các vị Đa-đà-a- già-độ A-la-ha Tam-miệu  Tam-phật-đà(1)  trong  quá  khứ  đã vì các vị Bồ Tát được thọ ký quả Phật mà thuyết dạy. Chư Phật hiện tại trong mười phương cũng vì các vị Bồ Tát được thọ ký quả Phật mà thuyết dạy. Chư Phật Thế Tôn trong tương lai cũng sẽ vì các vị Bồ Tát được thọ ký quả Phật mà thuyết dạy.’ Pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết là như thế này.”

Khi ấy, đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni liền thuyết dạy thần chú sau đây:

Xà lỵ xà liên ni ma ha xà liên ni, hưu sí, hưu sí, tam bát đề, ma ha tam bát đề, đề đà a trá, hê đa già trá ca trá đà la trác ca, a tư ma, ma ca tư hê lệ nễ lệ đế lệ, lưu lưu sí, ma ha lưu lưu sí, nễ đầu nễ nễ, mạt để thiên để, xá đa nễ già đà nễ, a mậu lệ, mậu la ba lệ xà ni, ma ha tư nễ tỳ ra, bà nễ mục đế mục, đế ba lệ du đề, a tỳ để, ba dạ chất nễ, ba la ô ha la nễ, đàn đà tỳ xà tỷ xà bà lưu uất đam nễ.

“Thần chú này có thể phá hoại hết thảy các môn nghị luận của ngoại đạo, bảo vệ chánh pháp, lại có thể ủng hộ cho người thuyết giảng chánh pháp, mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải thoát Bốn niệm xứ.(2)

Chú Giải

1) Đa-đà-a-già-độ A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà: cũng là danh xưng của chư Phật, nằm trong Thập hiệu. Đa-đà-a-già-độ (Tathāgata) dịch nghĩa là Như Lai. A-la-ha (Arhat) dịch nghĩa là Ứng cúng, Tam-miệu Tam-phật-đà (Samyak-saṃbuddha) dịch nghĩa là Chánh biến tri, Đẳng chánh giác hay Chánh đẳng giác.

(2) Bốn niệm xứ (Tứ niệm xứ), Phạn ngữ là catuḥsmṛtyupasthāna, chỉ bốn đối tượng được nghĩ nhớ đến, hay bốn phép quán tưởng, gồm có:

  1. Quán thân bất tịnh (Thân niệm xứ): Quán thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào, cũng như tỉnh giác trong bốn sự vận động cơ bản của thân là đi, đứng, nằm, ngồi. Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát các phần thân thể, các yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.

“Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây: ‘Phật đà ba già xá di, a ma ma nễ ma ma ha già chỉ, phả

đề phả đề niết đế la nễ, lộ ca đề mục đế na đề đà ba lệ bà mạt ni.

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải thoát Bốn thánh chủng.(1)

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây: ‘Ba sa đề, bà sa nễ, đà lệ, đà lệ la ba để, cúc để, thủ tỳ thủ

bà ba để, nễ để, tu ma bạt để sàn đề, sí để ca lưu na uất đề xoa di, tỷ để ưu tỷ xoa, tam bát nễ, a la sí bà la địa, khư kỳ, khư kỳ kiệt di, a mậu, lệ mục, la du đàn ni.

Chú Giải

  1. Quán thọ thị khổ (Thọ niệm xứ): Quán thọ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc phát khởi trong tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế gian, biết tính vô thường của chúng.
  2. Quán tâm vô thường (Tâm niệm xứ): Quán tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay không có tham, sân hay không có sân, hoặc si hay không có si.
  3. Quán pháp vô ngã (Pháp niệm xứ): Quán pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều vô ngã, biết rõ Năm chướng ngại có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Năm uẩn đang tụ họp, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Bốn chân lý (Tứ diệu đế).

(1)Bốn thánh chủng (Tứ thánh chủng), Phạn ngữ là catvāra ārya-vaṃśāḥ, chỉ bốn

việc giúp sinh ra các thánh quả, nên gọi là Thánh chủng. Gồm có:

  1. Y phục tùy sở đắc nhi hỷ túc: Đối với y phục, tùy chỗ có được mà vui vẻ, biết đủ.

  2. Ẩm thực tùy sở đắc nhi hỷ túc: Đối với việc ăn uống, tùy chỗ có được mà vui vẻ, biết đủ.

  3. Ngọa cụ tùy sở đắc nhi hỷ túc: Đối với phương tiện để ngủ nghỉ, tùy chỗ có được mà vui vẻ, biết đủ.

  4. Nhạo đoạn ác nhạo tu thiện: Ưa muốn dứt bỏ điều ác, ưa muốn tu tập điều lành. Có được bốn điều này thì có thể đạt đến thánh quả, nên gọi là Tứ thánh chủng.

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải thoát Bốn vô sở úy.(1)

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

Thư phả la, a già phả la, a niết phả la, niết la phả la, tam mục đa, a mục đa, niết mục đa, a bà tỳ na, tỷ mục đế bà ni, tỷ lạp phả la, a diên đà, y tỳ trì, để tỳ trì, ô đầu, đô la đâu lam, a hưng tam lỗi, y đề đa bà, a đoá đa đoá, tát bà lộ già, a trà già, lệ tần đà, a phù tát lệ, đà đà mạn để tỳ xá già bạt đề, a phả la ca phả lam.

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy, bảo vệ các pháp môn của Ba thừa.(2)

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

Xà đà đa, an nễ ê la, bà bà đa phiếu, y đàm phả lệ, ni viêm phả lệ, tam mậu đàn na diên, tỳ phù xá, ba đà, tô ma đâu, a nậu ma đô a cưu ma đô đà bạt đế, mạt la tha, đạt xá bà la tỳ ba đà tha, tất xá thế đa, a ni ẩm ma, để nã ma để, a lộ câu a đề đấu nã, tát để mạt để.

Thần chú này hiện nay chính là chỗ tu tập của chư Phật, mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn Bốn chánh cần.(3)

Chú Giải

(1)Tức Tứ vô úy: Xem chú giải trang 93..

(2)Ba thừa: tức Thanh văn thừa, Duyên giác thừa Bồ Tát thừa.

(3)Bốn chánh cần (Tứ chánh cần – 四正勤, Sanskrit: samyak-prahāṇāni, Pāli: sammā- padhāṇa): bốn phương pháp tinh tấn chuyên cần để loại trừ các pháp bất thiện. Bốn pháp tinh cần ấy là:

  1. Tinh tấn trong việc ngăn ngừa, tránh làm các điều ác từ lúc còn chưa sinh khởi (Sanskrit: anutpannapāpakākuśaladharma).
  2. Tinh tấn trong việc từ bỏ, vượt qua những điều ác đã sinh khởi (Sanskrit: utpanna-pāpakākuśala-dharma).
  3. Tinh tấn phát triển các điều thiện đã có (Sanskrit: utpannakuśala-dharma).
  4. Tinh tấn làm cho các điều thiện phát sinh (Sanskrit: anutpannakuśala- dharma).

Bốn pháp tinh cần cũng chính là Chánh tinh tấn trong Bát chánh đạo.

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây: ‘An nễ, ma nễ, ma nễ, ma ma nễ, già lệ chí lợi đế, xa lý xa

lý đa tỳ,, thiên đế mục đế, úc đa lý tam lý, ni tam lý, tam ma tam lý, xoa duệ, a xoa duệ, a xà địa thiên đế, xa mật trí, đà-la-ni, a lộ già, bà bà tư, lại na bà đề, lại ma, bà đề xà na bà đề, di lưu bà đề, xoa duệ ni đà xá ni, lộ già bà đề, ba nễ đà xá ni.

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải thoát

Bốn biện tài vô ngại.(1)

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây: ‘Nghiên sóc a bà sa nễ đà xá ni, thiền na lộ già đà đâu ba sa

tán ni, tát bà nhân đề phù ma để thiên để, tát bà tát bà, bà ma tát bà sa tra bà, xoa dạ ca lệ, cụ ca lệ bà xà ni, lộ già nậu đạt xá na tỳ bà.

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải thoát

Bốn như ý túc.(2)

Chú Giải:

(1)Tức Tứ ngại biện: cũng thường được gọi là Tứ vô ngại trí hay Tứ vô ngại giải, chỉ bốn năng lực biện thuyết không ngăn ngại của chư Phật và Bồ Tát, gồm có:

  1. Pháp vô ngại biện: đối với hết thảy danh tự, pháp tướng, do hiểu biết tường tận nên có tài biện thuyết không ngăn ngại;
  2. Nghĩa vô ngại biện: đối với hết thảy mọi ý nghĩa chân thật đều rõ biết nên được biện tài trí giải không ngăn ngại;
  3. Từ vô ngại biện: đối với hết thảy các từ ngữ trong những ngôn ngữ khác nhau đều thông hiểu nên được tài biện thuyết không ngăn ngại;
  4. Biện vô ngại biện, hay Nhạo thuyết vô ngại biện: đối với các căn cơ khác nhau của tất cả chúng sinh có thể tùy thuận thuyết giảng cho phù hợp nên được biện tài thuyết pháp không ngăn ngại.

(2)Tức Tứ như ý túc (Bốn như ý túc) cũng gọi là Tứ thần túc: do định lực thâm sâu nên hành giả có thể tùy nguyện được như ý, vì thế gọi là Tứ như ý túc. Các sách kể về Tứ như ý túc không hoàn toàn giống nhau. Theo Trí độ luận Pháp giới thứ đệ thì Tứ như ý túc bao gồm: Dục như ý túc, Tinh tấn như ý túc, Nhất tâm như ý túc Tư duy như ý túc. Theo Câu-xá luận thì gồm có: Dục như ý túc, Cần như ý túc, Tâm như ý túc Quán như ý túc. Theo sách Tứ giáo nghi thì là: Dục như ý túc, Niệm như ý túc, Tâm như ý túc Huệ như ý túc. Từ điển Phật học của Chân Nguyên ghi rằng Tứ như ý túc gồm có: Dục như ý túc, Tinh tấn như ý túc, Tâm như ý túc Trạch pháp như ý túc. Tuy tên gọi có khác nhưng xét về ý nghĩa cũng tương tự như nhau.

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

A già lệ, Phật đề, đà đà ba già lệ, na ni, càn nã tư đề, cam tần đề, ni tiết đề tam bút tri, ba lệ già tát lệ, tô di chiến đề, chiến đề a già lệ, a già già lệ, a ba lệ, tần chi bà ly, nễ bà ly, ba già già ly, ba ba ly, a na dạ, a na dạ, a tỷ tư câu câu nễ sa bà tỳ nễ, ca nễ, nễ xà tư già già di, na do đế.

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy hết thảy các pháp môn giải thoát về căn sức.(1)

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

Phú bi, trửu phú bi, độ ma ba, lệ ha lệ, a bà di, uất chi lệ, chi ca lặc sai, a dạ mạt đâu đế đế lệ, ma ma lệ bán già thi thi lệ, lộ già tả ni xà na dạ, xoa kỳ hề đế na già, dạ đế sa, chiên đề na.

Thần chú này mở bày phân biệt chỉ dạy hết thảy các pháp môn giải thoát về Bảy phần giác.(2)

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết dạy thần chú sau đây:

Già ca bà xà lệ, bà đế già da lệ, già gia đà lệ, đà la già ca lệ, đà lệ, mậu lệ hê hê, lệ lệ đà ly a lâu bà bạt đề, hưu hưu lệ, dạ tha thậm bà ngạ tần bà lệ, dạ tha kỳ ni, dạ tha ba lan già, ly đề xa dạ tha bà da, ly ly thi tát già ni lệ ha la, xà lưu già tỳ ly, tỳ lê ni ly ha la, mạt ly mạt già ni lệ ha la, ni la ni lệ ha la, tam ma đề ni lệ ha la, bát nhã ni lệ ha la, tỳ mục đế ni lệ, ha la tỳ mục đế xà na đà lệ xá na ni lệ ha la na xoa đế, ni lệ ha la, chiên đà ni lệ ha la, tu lợi ni, lệ ha la, ba đà xá dạ lục đam đa đà a già độ a phù đà ni la phù đàm, tam Phật đà, a Phật đà y ha phù đà, thư đa phù đà ni ha ngã ma mậu lệ a la phả, đà la phả, bán trà lệ, mạn đà lệ

(1) Căn và sức: tức Ngũ căn và Ngũ lực. Xem lại chú giải ở trang 83.

(2) Bảy phần giác: tức Thất giác ý, xem chú giải ở trang 84.

thư đa, lệ đa lưu ma già già lân ni mậu tổ nã, tam bán mậu tổ nã hằng già, băng già ma nậu ni, lưu bà, na xá ni na xá bàn đàn ni, sất sất đế, sất sất đổ ma do bà ê trừng già ma ba lệ ma lệ ha thư ni, bà lệ ma lệ, tần đề tỳ ly tỳ ly ưu sa ly, xá la ni đà-la-ni, ba bà để, ba lam na la dị, tỳ đầu đầu ma bà la củ ma phạm ma già lệ na nhân đề bà ni đề đề da la ni ma hê thủ la la la ni tam ma túc di, a lam niệm di, y ca lặc xoa lợi sư già ni già la a chi chiên đà la tu lợi, tát bà tu la a bà lam phú na, già trí đam bán trì đa a dạ na, kiền suy diêm bà tư ca già đà lệ, a la đà ha ni ma già la tỳ lộ ha ni tất đàm mạn đề, tỳ lộ ca mạn đề.

Pháp môn Đà-la-ni này là chỗ thọ trì của chư Phật Thế Tôn, mở bày phân biệt chỉ dạy pháp môn giải thoát về Mười sức của Như Lai.”(1)

(1)Mười sức (Thập lực) của Như Lai: khác với Ngũ lực đã nói, Thập lực hay Thập trí lực của chư Phật gồm có:

  1. Tri thị xứ phi xứ trí lực (知是處非處智力, Sanskrit: sthānāsthānajñāna, Pāli: ṭhānāṭhāna-ñāṇa): Biết rõ tính khả thi và tính bất khả thi trong mọi trường hợp.

  2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực (知三世業報智力, Sanskrit: karmavipākajñāna, Pāli: kammavipāka-ñāṇa): Biết rõ luật nhân quả (hay nghiệp quả), tức là nhân nào tạo thành quả nào trong ba đời.

  3. Tri nhất thiết sở đạo trí lực (知一切所道智力, Sanskrit: sarva-tragāmi­ nīpratipaj-jñāna, Pāli: sabbattha-gāminī-paṭipadāñāṇa): Biết rõ nguyên nhân dẫn đến sự tái

  4. Tri chủng chủng giới trí lực (知種種界智力, Sanskrit: anekadhātu- nānādhātujñāna, Pāli: anekadhātu-nānādhātu-ñāṇa): Biết rõ các thế giới với những yếu tố hình thành.

  5. Tri chủng chủng giải trí lực (知種種解智力, Sanskrit: nānā-dhimukti-jñāna, Pāli: nānādhimuttikatāñāṇa): Biết rõ cá tính của mỗi chúng sinh.

  6. Tri nhất thiết chúng sinh tâm tính trí lực (知一切眾生心性智力, Sanskrit: indriyapārapara-jñāna, Pāli: indriyaparopariyatta-ñāṇa): Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mỗi chúng

  7. Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực (知諸禪解脫三昧智力, Sanskrit: sarvadhyāna-vimokṣa-ñāna, Pāli: jhāna-vimokkha-ñāṇa): Biết rõ tất cả các phương thức thiền định.

Bấy giờ, khi đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này, trong cõi Tam thiên Đại thiên  thế  giới(1)  liền  chấn  động  theo  sáu  cách,(2) núi lớn vọt lên cao rồi chìm xuống thấp. Lúc ấy bỗng có ánh sáng rực rỡ vi diệu chiếu khắp các cõi thế giới trong mười phương nhiều như số cát sông Hằng. Trong các thế giới ấy, các núi Tu-di, núi Thiết-vi lớn và nhỏ đều không còn nhìn thấy được nữa, chỉ nhìn thấy toàn cõi thế giới đều bằng phẳng như lòng bàn tay. Các cõi thế giới trong mười phương ấy có các vị Bồ Tát đạt được phép thiền định, nhẫn nhục, tổng trì(3) nhiều đến vô số. Các vị Bồ Tát ấy đều nhờ nơi oai thần của Phật nên trong khoảnh khắc bỗng nhiên hiện đến cõi thế giới Ta-bà, nơi núi Kỳ-xà-quật. Các vị đến chỗ đức

  1. Tri túc mệnh vô lậu trí lực (知宿命無漏智力, Sanskrit: pūrvani-vāsānusmṛti-

jñāna, Pāli: pubbennivāsānussati-ñāṇa): Biết rõ các tiền kiếp của chính mình.

  1. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực (知天眼無礙智力, Sanskrit: cyutyupapādajñāna, Pāli: cutūpapāta-ñāṇa): Biết rõ sự hoại diệt và tái sinh của chúng
  2. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực (知永斷習氣智力, Sanskrit: āśrava-kṣayajñāna, Pāli: āsavakkhaya-ñāṇa): Biết các pháp ô nhiễm (Sanskrit: āśrava) sẽ chấm dứt như thế nào.

Các trí lực thứ 8, thứ 9 và thứ 10 cũng chính là Tam minh của chư Phật.

(1) Một ngàn cõi thế giới gọi là một Tiểu thiên thế giới, một ngàn Tiểu thiên thế giới gọi là một Trung thiên thế giới, một ngàn Trung thiên thế giới gọi là một Đại thiên thế giới. Vì có ba lần so sánh gấp ngàn lần, nên cũng gọi là Tam thiên Đại thiên thế giới. Do đó, cách hiểu “ba ngàn đại thiên thế giới” thật ra là không đúng, vì Tam thiên Đại thiên thế giới cũng chính là một Đại thiên thế giới.

(2) Chấn động theo sáu cách (Lục chủng chấn động): Theo kinh Đại phẩm Bát-nhã, quyển 1, thì 6 cách chấn động này là:

  1. Phương đông vọt lên, phương tây chìm xuống.

  2. Phương tây vọt lên, phương đông chìm xuống.

  3. Phương nam vọt lên, phương bắc chìm xuống.

  4. Phương bắc vọt lên, phương nam chìm xuống.

  5. Bốn phương vọt lên, ở giữa chìm xuống.

  6. Ở giữa vọt lên, bốn phương chìm xuống.

Như Lai, cúi đầu đảnh lễ dưới chân ngài, dùng các phép thần túc tự tại đã đạt được để cúng dường Phật. Cúng dường xong, các vị đều tuần tự ngồi sang một bên, muốn được nghe pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết.

Chư thiên ở khắp cõi Dục giới Sắc giới(1) cũng hiện đến chỗ Phật nhiều đến mức không thể tính đếm. Mỗi vị đều cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi cũng tuần tự ngồi sang một bên, muốn được nghe pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết.

Hết thảy đại chúng như thế đều được nhìn thấy cõi Phật Liên Hoa, cũng nhìn thấy cả đức Phật ấy cùng với các vị Bồ Tát đang tụ hội quanh ngài.

Khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này, có  các  vị  Bồ  Tát  nhiều như số cát của bảy mươi hai con sông Hằng đạt được pháp môn đà-la-ni này, tức thời được nhìn thấy chư Phật Thế Tôn trong mười phương thế giới, nhiều đến mức không thể tính đếm, cùng nhìn thấy được tất cả thế giới thanh tịnh vi diệu của các ngài. Các vị Bồ Tát đều lấy làm kinh ngạc, cho là việc chưa từng có. Các vị liền dùng sức tự tại của phép thiền định Sư tử du hý làm ra hết thảy mọi thứ phẩm vật để cúng dường Phật.

Bấy giờ đức Phật Thích-ca bảo các vị Bồ Tát: “Thiện nam tử! Nếu Bồ Tát nào tu pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này, vị ấy liền thành tựu được tám mươi bốn ngàn pháp môn đà-la-ni, bảy mươi hai ngàn pháp môn tam-muội, sáu

mươi ngàn các pháp môn khác. Vị ấy liền thành tựu đại từ đại bi, hiểu rõ được ba mươi bảy pháp trợ đạo,(1) đạt được nhất thiết trí, không có chướng ngại.

“Pháp môn đà-la-ni này thâu nhiếp hết thảy pháp Phật. Chư Phật thấu rõ được pháp môn đà-la-ni này rồi mới vì chúng sinh mà thuyết giảng pháp vô thượng, trụ thế dài lâu chẳng nhập Niết-bàn.

“Thiện nam tử! Nên biết rằng những gì các ông nhìn thấy hiện nay đều là do sức oai thần của pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết, khiến cho mặt đất này chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang thanh tịnh vi diệu chiếu khắp các cõi Phật mười phương nhiều hơn số cát sông Hằng. Các vị Bồ Tát trong vô số cõi thế giới được hào quang chiếu đến đều hiện đến nơi pháp hội này để nghe nhận pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết. Vô số chư thiên ở các cõi Dục giới Sắc giới đều cùng nhau tụ tập đến đây, lại có các loài rồng, dạ- xoa, a-tu-la, người và phi nhân(2) cũng đều đến đây để nghe nhận pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết.

“Nếu có Bồ Tát nào nghe được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết rồi, liền đối với quả vị A-nậu-đa-la Tam-

miệu Tam-bồ-đề không còn thối chuyển. Nếu có người nào sao chép thần chú này, người ấy từ nay cho đến khi được Niết-bàn Vô thượng sẽ thường luôn được gặp Phật, nghe pháp, cúng dường chúng tăng. Nếu ai thường đọc tụng thần chú này, hết thảy các nghiệp ác nặng nề đều sẽ mãi mãi dứt sạch, vừa bỏ thân này thọ sinh nơi khác liền vượt quá bậc Sơ địa,(1) được ngay Địa vị thứ hai.

(1)Thường gọi là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo: (Tam thập thất trợ đạo phẩm, 三十七助道品,Sanskrit: saptatriṃṣaḍbodhipākṣika-dharma) Gồm cả thảy 37 pháp, chia làm 7 nhóm:

  1. Bốn niệm xứ hay Tứ niệm xứ (四念處, Sanskrit: catuḥsmṛtyu-pasthāna).
  2. Bốn tinh tiến hay Tứ chính cần (四正勤, Sanskrit: samyak-prahā-nāni).
  3. Bốn Như ý túc hay Tứ như y túc (四如意足, Sanskrit: ṛddhipāda),
  4. Năm căn hay Ngũ căn (五根, Sanskrit: pañcendriya).
  5. Năm lực hay Ngũ lực (無力, Sanskrit, Pāli: pañcabala).
  6. Bảy giác chi hay Thất giác chi (七覺支, Sanskrit: sapta-bodhyaṅga).
  7. Tám chánh đạo hay Bát chính đạo (八正道, Sanskrit: aṣṭāṅgika-mārga).

(2)Phi nhân: loài chúng sinh không phải loài người, thường chỉ các loài loài quỷ thần thuộc cảnh giới vô hình, loài người không nhìn thấy được.

(1)Sơ địa: địa vị đầu tiên trong mười địa vị của hàng Bồ Tát, gọi là Thập địa

(Daśabhūmi), cũng gọi là Thập trụ, gồm có:

  1. Hoan hỷ địa, tiếng Phạn là Pramuditā-bhūmi: Đạt đến địa vị này, Bồ Tát được hoan hỷ trên đường tu học, phát tâm cứu độ cho tất cả chúng sinh thoát khỏi luân hồi, không còn nghĩ đến bản thân mình nữa. Bồ Tát vì thế thực hiện hạnh bố thí không cầu được phúc đức, chứng được tính vô ngã của tất cả các pháp.

  2. Ly cấu địa, tiếng Phạn là Vimalā-bhūmi: Đạt đến địa vị này, Bồ Tát nghiêm trì giới luật và thực hành thiền định.

  3. Phát quang địa, tiếng Phạn là Prabhākārī-bhūmi: Đạt đến địa vị này, Bồ Tát chứng được luật vô thường, tu trì tâm mình, thực hành nhẫn nhục khi gặp chướng ngại trên đường hóa độ chúng sinh. Ở địa vị này, Bồ Tát trừ được ba độc là tham, sân, si và được bốn cấp định an chỉ của bốn xứ, chứng đạt năm phần trong lục thông.

  4. Diệm huệ địa, tiếng Phạn là Arciṣmatī-bhūmi: Đạt đến địa vị này, Bồ Tát trừ tuyệt hết những quan niệm sai lầm, tu tập trí huệ và 37 pháp Bồ-đề phần.

  5. Cực nan thắng địa, tiếng Phạn là Sudurjayā-bhūmi: Đạt đến địa vị này, Bồ Tát nhập định, đạt được trí huệ, từ đó liễu ngộ được pháp Tứ diệu đế và chân như, diệt hết các mối nghi ngờ và biết phân biệt, lại tiếp tục hành trì 37 giác

  6. Hiện tiền địa, tiếng Phạn là Abhimukhī-bhūmi: Đạt đến địa vị này, Bồ Tát liễu ngộ tất cả pháp là vô ngã, chứng được lý mười hai nhân duyên và chuyển hóa trí phân biệt thành trí bát-nhã, nhận thức được tánh không. Bồ Tát ở địa vị này đã đạt trí huệ Bồ-đề. Bồ Tát nhờ đó có thể nhập Niết- bàn thường trụ, nhưng vì lòng từ bi thương xót chúng sinh mà trụ lại thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc. Cảnh giới này gọi là Niết-bàn vô trụ.

  7. Viễn hành địa, tiếng Phạn là Dūraṅgamā-bhūmi: Đạt đến địa vị này Bồ Tát có đầy đủ mọi khả năng, phương tiện để giáo hóa chúng Ở địa vị này, Bồ Tát có thể tùy nguyện lực hóa thân ở bất kỳ hình tướng nào.

“Nếu vị Bồ Tát nào có thể tu hành pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết, như có phạm vào các tội ngũ nghịch cực ác(1) liền được dứt trừ. Trong lần thọ sinh tiếp theo liền vượt quá bậc Sơ địa, được ngay Địa vị thứ hai.(2) Nếu không phạm vào các tội ngũ nghịch thì ngay trong đời này sẽ được vĩnh viễn dứt sạch tất cả nghiệp nặng, trong lần thọ sinh tiếp theo liền vượt quá bậc Sơ địa, được ngay Địa vị thứ hai.

“Nếu như không thể đọc tụng, tu hành, có thể trong lúc nghe thuyết giảng pháp môn này liền dùng các thứ vải lụa mà dâng lên cúng dường người giảng pháp. Lúc ấy, chư Phật hiện tại ở khắp các thế giới nhiều như số cát sông Hằng đều ở tại thế giới của các ngài mà ngợi khen xưng tán: ‘Lành thay! Lành thay!’ Liền đó, các ngài liền thọ ký cho người ấy sẽ được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vị Bồ Tát ấy do nhân duyên cúng dường đó mà không bao lâu sẽ đắc quả Phật, chỉ trong một đời được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Nếu ai dùng hương thơm cúng dường pháp sư, không bao lâu người ấy sẽ được thành tựu hương định lực cao trổi nhất.

“Nếu ai dùng hoa đẹp cúng dường pháp sư, không bao lâu người ấy sẽ được thành tựu hoa trí huệ cao trổi nhất.

“Nếu ai dùng châu ngọc quý báu cúng dường pháp sư, không bao lâu người ấy sẽ được của báu là Ba mươi bảy pháp trợ đạo.(1)

“Thiện nam tử! Nếu vị Bồ Tát nào có thể hiểu rõ được pháp môn đà-la-ni này, vị ấy sẽ được lợi ích lớn lao. Vì sao vậy? Pháp môn đà-la-ni này có thể mở bày chỉ bảo phân biệt hết thảy các pháp môn quý báu của hàng Bồ Tát. Cho nên hành trì pháp môn này có thể giúp các vị Bồ Tát được biện tài không ngăn ngại và bốn pháp thích ý.

“Thiện nam tử! Khi đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn Bồ Tát Hư Không Ấn mà thuyết giảng pháp môn đà-la-ni này, mặt đất cũng chấn động sáu cách, cũng có vô số đạo hào quang vi diệu chiếu khắp vô số cõi thế giới của chư Phật trong mười phương, liền thấy mặt đất nơi các cõi Phật ấy đều bằng phẳng như lòng bàn tay.

“Bấy giờ, trong chúng hội cũng có vô số các vị Đại Bồ Tát, thảy đều nhìn thấy chư Phật Thế Tôn trong khắp mười phương nhiều đến mức không thể tính đếm. Khi ấy, vô số các vị Bồ Tát trong mười phương đều bỗng nhiên biến mất khỏi thế giới của mình, cùng hiện đến nơi thế giới Chiên Đàn, gặp đức Phật Nhật Nguyệt Tôn, đi quanh lễ bái và cúng dường tôn trọng, cung kính ngợi khen, thảy đều muốn được nghe nhận pháp môn đà-la-ni này.

“Thiện nam tử! Bấy giờ đức Phật ấy bảo các vị Bồ Tát: ‘Thiện nam tử! Nay ta cho phép các ông, vị nào đã đạt địa vị Nhất sinh bổ xứ(1) thì có thể nhập Diệt tận định trong mười trung kiếp. Còn những vị khác nên theo Đại Bồ Tát Hư Không Ấn mà thọ pháp môn đà-la-ni này, là pháp tạng của hàng Bồ Tát. Nhờ thọ trì pháp này có thể được nhìn thấy chư Phật trong vô số cõi thế giới mười phương. Nhờ được thấy Phật nên tâm sinh hoan hỷ, được đủ mọi căn lành.’

“Bấy giờ trong chúng hội có các vị Bồ Tát đã được đủ các phép tự tại Sư tử du hý, liền dùng hết thảy đủ mọi phẩm vật để cúng dường đức Phật ấy. Cúng dường xong liền bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát Hư Không Ấn đây qua mười trung kiếp nữa sẽ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam- miệu Tam-bồ-đề, sẽ thuyết giảng chánh pháp vô thượng.’

“Khi ấy, đức Phật Nhật Nguyệt Tôn dạy rằng: ‘Các vị thiện nam tử! Đúng như lời các ông vừa nói, Đại Bồ Tát Hư Không Ấn đây qua mười trung kiếp nữa sẽ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vừa qua một đêm liền chuyển bánh xe chánh pháp.

“Thuở ấy, Đại Bồ Tát Hư Không Ấn trải qua mười trung kiếp liền được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề, vừa qua một đêm liền chuyển bánh xe chánh pháp, thuyết giảng pháp không thối chuyển, thuyết giảng pháp cao trổi nhất.

“Khi ấy, trong chúng hội có vô số trăm ngàn ức na-do-tha Bồ Tát trước đó đã theo Bồ Tát Hư Không Ấn trong mười

trung kiếp thọ nhận pháp môn đà-la-ni này, thảy đều được địa vị không còn thối chuyển, sau lại có các vị đạt địa vị Nhất sinh bổ xứ, chắc chắn sẽ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Thiện nam tử! Nếu có Bồ Tát nào không thường tu học pháp môn đà-la-ni này, trong đời tương lai khi vị ấy vượt qua Sơ địa lên đến Địa vị thứ hai, đối với quả vị A-nậu- đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề không còn thối chuyển thì chắc chắn sẽ được pháp môn đà-la-ni này.’

“Đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn thuyết ra những lời như vậy rồi liền vì các vị Bồ Tát mà thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa. Thị hiện như vậy xong, lại vì Đại Bồ Tát Hư Không Ấn  mà  thị  hiện  phép  Tam-muội  Na-la-diên,(1)  nếu ai được phép tam-muội ấy liền được thân bền chắc như kim cang. Lại vì Bồ Tát mà thị hiện hết thảy hào quang trang nghiêm của các phép tam-muội, bảo Bồ Tát Hư Không Ấn rằng: ‘Thiện nam tử! Ông tuy chưa chuyển bánh xe chánh pháp, chỉ trong giấc mộng vì các vị Bồ Tát mà thuyết pháp môn đà-la-ni này, nhưng ngay lúc ấy liền đã được thân Như Lai với ba mươi hai tướng tốt,(2) tám mươi vẻ đẹp, cũng sẽ chiếu tỏa hết thảy hào quang trang nghiêm tam-muội như thế này, soi chiếu khắp cả vô số thế giới. Trong hào quang ấy lại được thấy vô số chư Phật. Lại vì các Bồ Tát mà thị hiện phép Tam-muội Kim cang tràng.  Nhờ  sức  tam-muội  nên tuy chưa ngồi nơi đạo tràng dưới cội Bồ-đề, chưa chuyển bánh xe chánh pháp mà vẫn có thể vì các vị Bồ Tát thuyết giảng chánh pháp vi diệu, lại vì các Bồ Tát mà thị hiện vòng Tam-muội Pháp luân. Nhờ sức tam-muội nên chẳng bao lâu

liền chuyển bánh xe chánh pháp. Khi ông chuyển bánh xe chánh pháp, có vô lượng vô biên trăm ngàn ức na-do-tha Bồ Tát đạt được Tất định.’(1)

“Bấy giờ, Bồ Tát Hư Không Ấn nghe Phật thuyết dạy như vậy rồi, tức thời tự biết mình sẽ chuyển bánh xe chánh pháp, vui mừng phấn khích cùng với vô số các vị Bồ Tát đều đến cúng dường đức Phật. Cúng dường xong, các vị đều tự mình vào an trú giữa đài cao bảy báu.

“Khi ấy, đức Phật Nhật Nguyệt Tôn trong đêm liền nhập Vô dư Niết-bàn.(2) Qua đêm ấy, các vị Bồ Tát đều cúng dường xá-lợi Phật. Cúng dường xong, mỗi người đều trở vào đài cao bảy báu.

“Các vị Bồ Tát từ phương khác đến, mỗi người đều tự trở về cõi Phật của mình.

“Các vị Bồ Tát Nhất sinh bổ xứ đều nhập Diệt tận định trọn mười trung kiếp.

“Còn lại tất cả các vị Bồ Tát khác đều nhờ được nghe Bồ Tát Hư Không Ấn thuyết pháp nên trong mười trung kiếp được trồng các căn lành.

Đại Bồ Tát Hư Không Ấn cho đến khi qua một đêm thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề liền ngay trong ngày ấy chuyển bánh xe chánh pháp, thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa, khiến cho trăm ngàn ức na-do-tha

lượng chúng sinh đối với quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề đều không còn thối chuyển.”

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại nói: “Hôm nay, khi ta thuyết giảng pháp môn đà-la-ni này, cũng có tám mươi na- do-tha trăm ngàn Bồ Tát được pháp Vô sinh nhẫn,(1) bảy mươi hai ức chúng sinh đối với quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề không còn thối chuyển, bảy mươi hai na-do-tha trăm ngàn Bồ Tát được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này, và vô lượng vô số chư thiên cùng người ta phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.”

Bấy giờ, trong chúng hội có vị Bồ Tát tên là Giải Thoát oán Tăng bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát thành tựu được bao nhiêu pháp mới có thể tu tập pháp môn Đà-la- ni Giải liễu nhất thiết này?”

Phật dạy Bồ Tát Giải Thoát oán Tăng: “Thiện nam tử! Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì có thể tu tập pháp môn Đà-la-ni này. Những gì là bốn? Bồ Tát trụ nơi Bốn thánh chủng,(2) đối với những thứ y phục, giường nằm, ghế ngồi cho đến thuốc men dù thô xấu cũng thường hoan hỷ biết đủ. Bồ Tát thành tựu bốn pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn Đà- la-ni này.

“Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát thành tựu năm pháp thì có thể tu tập pháp môn Đà-la-ni này. Những gì là năm? Một là tự mình giữ gìn giới cấm, như là: quý trọng bảo vệ các giới giải thoát, thành tựu phẩm hạnh oai nghi, ngăn ngừa gìn giữ giới pháp, trong lòng luôn lo lắng cẩn trọng

như vị Hộ pháp nhỏ,(1) thọ trì tu học hết thảy các giới, thấy người phá giới liền khuyên bảo khiến cho họ trì giới. Hai là thấy người tà kiến liền khuyên bảo khiến cho họ trở nên chánh kiến. Ba là thấy người phá bỏ oai nghi liền khuyên bảo họ trụ nơi oai nghi. Bốn là thấy người để tâm tán loạn liền khuyên bảo khiến họ nhất tâm. Năm là thấy người ưa thích mến chuộng Nhị thừa liền khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi  pháp  A-nậu-đa-la  Tam-miệu  Tam-bồ-đề.(2)  Bồ Tát thành tựu năm pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn Đà-la-ni này.

“Lại nữa, thiện nam tử! Bồ Tát thành tựu sáu pháp thì có thể tu tập pháp môn Đà-la-ni này. Những gì là sáu? Một là tự mình tu pháp đa văn,(3) thông đạt không ngăn ngại, thấy người ít nghe, ít học thì khuyên bảo khiến cho họ nghe nhiều học rộng. Hai là tự mình không tham tiếc keo kiệt, thấy người tham tiếc keo kiệt thì khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp không tham tiếc. Ba là tự mình không ganh ghét, đố kỵ, thấy người ganh ghét đố kỵ thì khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp không ganh ghét. Bốn là tự mình chẳng sợ sệt người khác, lại ban cho sự an ổn không sợ, thấy người sợ sệt thì vì họ mà an ủi, che chở, khéo dùng lời dạy dỗ, giải thích, khiến cho được an ổn. Năm là trong lòng không xu nịnh, gian trá. Sáu là tu hành phép Tam-

muội Không.(1) Bồ Tát thành tựu sáu pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn Đà-la-ni này.

Đại Bồ Tát thành tựu các pháp tướng mạo như thế rồi, trong vòng bảy năm liền tóm lược hết thảy chương cú đà- tỳ-lê,(2) suốt ngày đêm sáu thời lễ bái cung kính, một lòng tư duy, suy xét các mối liên hệ với thân niệm xứ,(3) tu hành phép Tam-muội Không, đọc tụng các thần chú như vậy. Khi ra khỏi tam-muội liền niệm tưởng vô số chư Phật trong khắp mười phương thế giới.

“Vị Đại Bồ Tát ấy qua bảy năm như vậy liền được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này. Bồ Tát được pháp môn Đà-la-ni này rồi liền được mắt thánh thanh tịnh. Được mắt thánh thanh tịnh rồi liền có thể nhìn thấy khắp các thế giới mười phương nhiều như số cát sông Hằng, tại mỗi thế giới ấy chư Phật Thế Tôn đều không hề nhập Niết-bàn,(4) lại cũng nhìn thấy các ngài thị hiện vô số đủ mọi phép thần túc biến hóa. Vị Đại Bồ Tát này vào lúc ấy nhìn thấy được hết thảy vô lượng chư Phật, không thiếu sót bất cứ một vị nào. Khi thấy Phật rồi liền được tám mươi bốn ngàn môn đà-la-ni, bảy mươi hai ngàn môn tam-muội và sáu mươi ngàn pháp môn khác.

“Vị Đại Bồ Tát đạt được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này rồi cũng đạt được tâm đại từ bi đối với chúng sinh.

(1) Tam-muội Không: phép tam-muội khi hành giả trụ yên trong đó thì quán xét thấy năm uẩn đều là không, không có ngã ngã sở (ta và vật của ta) nên gọi là không; quán xét thấy thật tướng của tất cả các pháp tất cánh đều là không nên gọi là Tam-muội Không.

(2) Đà-tỳ-lê: Chỉ tất cả những câu thần chú, mật chú mà Phật đã thuyết dạy.

(3)Thân niệm xứ: một trong Tứ niệm xứ đã chú giải ở trước, trang 36.

(4)Theo cách nhìn của phàm phu và hàng Nhị thừa thì tất cả các vị Phật Thế Tôn sau khi giáo hóa đều nhập Niết-bàn, nhưng đối với các vị Bồ Tát đã chứng ngộ Đại thừa thì chư Phật Thế Tôn không hề nhập Niết-bàn rốt ráo. Các ngài chỉ thị hiện các giai đoạn giáo hóa khác nhau mà thôi.

“Lại nữa, Bồ Tát đạt được pháp môn này rồi, như trước đây có phạm vào các tội ngũ nghịch cực ác, khi chuyển sinh sang thân khác liền được mãi mãi dứt sạch không còn nghiệp ác. Đến khi chuyển sinh sang một thân khác nữa thì dứt hết thảy tất cả các nghiệp, đạt đến địa vị cao nhất trong Thập địa.(1)

“Nếu Bồ Tát ấy trước đây không phạm vào các tội ngũ nghịch, hết thảy các nghiệp khác liền được mãi mãi dứt sạch ngay khi còn mang thân này. Khi vừa chuyển sinh sang thân khác liền đạt đến địa vị cao nhất trong Thập địa. Sau đó không lâu sẽ đạt được Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, cho đến được Nhất thiết trí.

“Thiện nam tử! Pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này có thể làm lợi ích lớn lao cho các vị Đại Bồ Tát. Nếu Bồ Tát thường niệm tưởng đến pháp thân chư Phật, liền có thể được thấy đủ mọi phép thần túc biến hóa. Thấy được các phép biến hóa như vậy rồi, liền được sự hoan hỷ, dứt mọi phiền não. Do tâm hoan hỷ ấy nên liền thành tựu được các phép thần túc biến hóa như vậy. Nhờ được sức thần túc nên có thể cúng dường chư Phật trong vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng. Nhờ cúng dường nên được ở nơi chư Phật ấy mà nghe và nhận lãnh chánh pháp nhiệm mầu. Nhờ nghe và nhận lãnh chánh pháp nên đạt được pháp môn Đà-la-ni Nhẫn nhục Tam-muội, liền đó quay trở về cõi Phật này.

“Thiện nam tử! Pháp môn Đà-la-ni này có thể tạo ra sự lợi ích lớn lao như thế, làm giảm nhẹ các nghiệp ác, tăng thêm các căn lành.”

Bấy giờ có các vị Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con trong quá khứ đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của một con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của hai con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của ba con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của bốn con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của năm con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của sáu con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của bảy con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của tám con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Lại có các vị Bồ Tát nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con đã từng ở nơi các đức Phật nhiều như số cát của chín con sông Hằng mà nghe được pháp môn Đà-la-ni này. Nghe qua rồi liền đạt được.”

Bấy giờ, Đại Bồ Tát Di-lặc bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Con nhớ trong quá khứ trải qua số kiếp nhiều như số cát của mười con sông Hằng, có một đại kiếp tên là Thiện Phổ Biến. Trong kiếp ấy có thế giới Ta-bà vi diệu thanh tịnh, hết thảy đều trang nghiêm. Bấy giờ có Phật ra đời hiệu là Sa-la Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh  hạnh  túc,  Thiện  thệ,  Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự  trượng  phu,  Thiên  nhân  sư, Phật Thế Tôn, có vô lượng trăm ngàn ức na-do-tha tỳ-kheo tăng, lại có các vị Đại Bồ Tát nhiều không thể tính đếm, cung kính vây quanh.

“Bấy giờ, đức Phật Sa-la Vương vì đại chúng mà thuyết dạy pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này. Lúc đó con từ nơi đức Phật ấy mà được nghe pháp này. Nghe rồi liền tu học. Tu học rồi liền được tăng trưởng đầy đủ mọi pháp. Trải qua vô số kiếp như vậy, đã có vô số chư Phật nhiều không thể tính đếm, khi ấy con luôn tùy theo thọ mạng của chư Phật mà dùng đủ mọi phép tam-muội Sư tử du hý tự tại của hàng Bồ Tát để cúng dường hết thảy vô lượng chư Phật.

“Khi ấy, ở nơi mỗi vị Phật như vậy con đều được gieo trồng vô số căn lành, nhiều đến không thể tính đếm được. Nhờ gieo trồng căn lành nên có được vô lượng công đức lớn lao tích tụ. Nhờ căn lành ấy nên chư Phật đều thọ ký cho con, nhưng do bản nguyện

nên con vẫn còn ở lâu trong vòng sinh tử. Vì còn ở lại nên chưa thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Bạch Thế Tôn! Nay nguyện đức Như Lai thọ ký quả Phật cho con, khiến con được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề.”

Bấy giờ, đức Phật bảo Đại Bồ Tát Di-lặc: “Đúng vậy, đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vào thời đức Phật Sa-la Vương tại thế, ông đã được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này. Này Di-lặc! Trong mười đại kiếp quá khứ, nếu ông muốn nguyện thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề thì khi ấy hẳn  ông  đã được nhanh chóng thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề, nhập Niết-bàn Vô dư . Di-lặc! Ông còn ở lâu trong sinh tử là do có bản nguyện. Sở dĩ không thành quả Phật chỉ là do muốn lưu lại mà thôi.

Di-lặc! Nay ta vì ông mà thọ ký cho sẽ thành tựu quả Phật.”

Bấy giờ, đức Thế Tôn quán chiếu khắp đại chúng cùng với các vị Bồ Tát, tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, trời, rồng, dạ-xoa, a-tu-la, la-sát, càn-thát-bà, người và phi nhân. Sau khi quán chiếu rồi liền thuyết ra thần chú này:

Đới đa phù di, đàn đà phù di, đàm ma đà phù di, già đế phù di, mật đế phù di, bát nhã phù di, tỳ xá la xà phù di, bát đế tam tỳ đa phù di, a nậu sai bà phù di, a ba sai phù di, tam ma đa bác sai ma bác sai phù di, xà đế xoa duệ phù di, tam xoa xà tỳ thâu xà, ba la, thâu xà tỳ xá già đạt xá bà đế, tỳ xá đà, đế la na la già già la già, tam xoa xá bà đa, tỳ ma đế du ba hề la la già ma a trá xoa la, bà xá tăng già ma y đế châu la bạt đế di, văn đà la, đà ha la bạt đế, bát nhã phù đa, ha đà già di đa, sa ?sa bàn đa y la da, ni la da, ha hô tát trá, a mục đà mục a, tha bà đế, già lâu bà đế, đế hề na đề

bà a ca na ma đế, bà ca na ma đế tam di đế tỳ sa bà địa y đà sa la, y đà bà la, ha la đa la câu lưu sa, đâu lâu sa lại ma la lưu tha, đa lưu tha, tát bà tha, tát bà tha già, ni lưu tha, đề ha đa, đa hề phả la, bà ?phả la, tát bà phả la, thế trá bà đề.

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát mười hai nhân duyên(1) này, có sáu mươi na-do-tha chư thiên được thấy

Bốn thánh đế.(1)  Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết thần chú này:

Đới phả lam, a già phả lam, la la phả lam, a la phả lam, ni la hô la, bà bà đa phiếu, y đàm phả lam, ni giám phả lam, nam mô đà diêm, tỳ phù nga, bát nhã già già, a nậu tỳ địa già ca, xà ni già ca.

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát này, có mười ức chư thiên phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết thần chú này:

Ba thi, tô ma đô, a nậu ma đô, a câu ma đô, si đà bà câu ma đa tha, đà xá la, tỳ bá bả tha, y ha thế thiết đa, tô nễ ma, tô đế xí nã đế(2) a lộ câu(3) a đề đấu nã.”(4)

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát này, có sáu mươi bốn ngàn vị trong loài rồng phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết thần chú này:

A xoa tu bạt xoa,  tu bà sa  mạn đà na, a la  trụ bà bà già la trù, ca la trà xoa, tất đàm ma đế, tam ma đa đa, a xoa bà lệ, hề trá ca lộ, ma ha bà lệ, ô xà đà lộ, đà la ni, hề già la xoa,

câu đà xoa câu bà xoa, tỳ lộ bố, tỳ lưu ba mục khư, thế đế hại đa thế đế bà lệ, a tu lộ tỳ na, tu lộ ba ma đề.

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát này, có mười hai ức dạ-xoa phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại thuyết thần chú này:

A thê, ty lê ly, ni đế thê, san đế thê, già đế nê, na ca di, a lam di, sa lam di, a đà di ma đà di, ma đế di, san ni ha, thủ lệ đà, la ni a phất xá đa tát đà, tát đề bà tát na già, tát dạ xoa tát a tu la, đề bà na già, ni lục đế lệ bà la ni lục đế la tỳ, mật đế bát nhã bát lê bạt đa, mạt đế ba lợi la tỳ, già đế đề đế ba lợi ba la, già đế đề đế la tỳ, phất bà sí tỳ xà nễ tỳ tát già lợi bạn đa, a tỳ tha na bạn đa, thủ la bạn đà, chất la tỳ lê da, bạn đà, tỳ đa bạn để, tỳ sa bà nễ, mạt già văn đà tỳ xá bát lợi kiếm ma, nễ xoa ba la hô, ô ha la lộ đề la ba đô, a tu la văn đà na già văn đà, dạ xoa văn đà, la lợi văn đà, tỳ đề, tỳ đề di, đa ty đa đa ty, ô nã tức miết, bà già đề, đà la ni a tỳ xá đa đề xá thủ đà ni, bà sí du đề, kỳ bà du đà ni, ba sí ba lợi yết ma đế ma đế già đế phu đế già na na ba đế, ba la na phật đề xà da già gia du nhược đà già ca ty dạ.

Khi đức Phật thuyết thần chú giải thoát này, có năm mươi sáu ngàn a-tu-la phát tâm A-nậu-đa-la  Tam-miệu  Tam- bồ-đề, thảy đều được địa vị không còn thối chuyển.

Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Đại Bồ Tát Vô Sở Uý Bình Đẳng Địa rằng: “Thiện nam tử! Chư Phật Thế Tôn ra đời là rất khó. Diễn thuyết pháp môn này lại càng khó hơn. Pháp môn này chính là do năm phần: giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến huân tập mà thành.

“Thiện nam tử! Thần chú này có thể khiến cho Bồ Tát

được thành tựu oai đức.

“Thiện nam tử! Như Lai xưa kia trong lúc còn tu hành đạo Bồ Tát, đã dùng các pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ mà thâu nhiếp nên thần chú này, cúng dường cung kính vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức chư Phật Thế Tôn, ở nơi các đức Phật mà tu hành pháp bố thí, hoặc tu tập Phạm hạnh(1) thanh tịnh, trì giới, hoặc chuyên cần tinh tấn, hoặc tu tập nhẫn nhục, hoặc nhập tam- muội, hoặc tu tập trí huệ, hết thảy mọi pháp tu tập đều chỉ thuần là những nghiệp thanh tịnh. Vì thế nên ngày nay ta mới được trí huệ cao trổi nhất.

“Thiện nam tử! Trong quá khứ vô lượng a-tăng-kỳ(2) ức na-do- tha kiếp, khi ta tu hành đạo Bồ Tát thường luôn xa lìa những việc nói dối, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời không chân chánh.(3) Vì thế nên ngày nay ta mới được tướng lưỡi rộng dài(4) này.

“Thiện nam tử! Do nhân duyên ấy nên lời dạy của chư Phật Thế Tôn là chân thật, chẳng hề luống dối.”

(1) Phạm hạnh: hạnh tu thanh tịnh, thường dùng với ý nghĩa là không phạm vào sắc dục, dâm giới.

(2) A-tăng-kỳ, Phạn ngữ là Asaṃkhya, chỉ những số lượng rất lớn, thường dịch là vô

số. Các kinh văn xưa cũng đọc chữ này là a-tăng-xí-da.

(3) Nguyên tác dùng “ỷ ngữ”, chỉ hết thảy những lời có hàm ý dâm đãng, bất chánh. Các nhà dịch kinh xưa dùng “ỷ ngữ”, từ ngài Huyền Trang về sau thường dịch là “tạp uế ngữ”. Đại thừa nghĩa chương, quyển 7 viết:邪言不正,其猶綺色,從喻立稱故名綺語。(Tà ngôn bất chánh, kỳ du ỷ sắc, tòng dụ lập xưng cố danh ỷ ngữ.) Câu-xá luận, quyển 16 viết: 一切染心所發諸語名雜穢語。 (Nhất thiết nhiễm tâm sở phát chư ngữ danh tạp uế ngữ.) Thành thật luận viết: 語雖實語,以非時故即名綺語 。 (Ngữ tuy thật ngữ, dĩ phi thời cố tức danh ỷ ngữ.) Vì người xưa hiểu theo nghĩa quá rộng như thế nên quả thật không thể chuyển dịch hết ý. Chúng tôi đành chỉ biết tạm dịch là “lời không chân chánh”, đồng thời dẫn chú ở đây để quý độc giả tiện suy xét.

(4)Tướng lưỡi rộng dài: xem chú giải trang 89.

Bấy giờ, đức Thế Tôn thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa. Hiện các phép biến hóa rồi liền nhập Tam-muội Biến nhất thiết công đức. Nhập Tam-muội ấy rồi liền hiện tướng lưỡi rộng dài che khuất cả khuôn mặt.(1) Từ nơi lưỡi ngài phóng ra sáu mươi ức đạo hào quang vi diệu chiếu khắp cõi Tam thiên Đại thiên thế giới, bao trùm hết các cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh cho đến hai cõi trời, người.

Những chúng sinh ở địa ngục thân thể cháy đỏ, được ánh hào quang ấy chiếu đến thì trong khoảnh khắc liền có được niềm vui trong trẻo mát mẻ. Ngay trước mặt mỗi chúng sinh ấy liền tức thời hiện ra một vị hóa Phật(2) với ba mươi hai tướng tốt(3) và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân. Lúc bấy giờ, chúng sinh được nhìn thấy Phật nên thảy đều cảm thấy vui sướng khoan khoái, mỗi người đều nghĩ rằng chính nhờ ơn vị Phật này đã khiến cho mình được sự vui sướng. Liền đối với vị hóa Phật ấy sinh tâm hoan hỷ, chắp tay cung kính.

Bấy giờ, Phật dạy những chúng sinh ấy rằng: “Các ngươi hãy xưng niệm Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp,  Nam-mô Tăng. Nhờ nhân duyên ấy sẽ thường được sự sung sướng khoái lạc.”

Các chúng sinh ấy liền cùng nhau quỳ xuống, chắp tay vâng nhận lời Phật dạy, cùng nhau xưng niệm: “Nam-mô

Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng.” Nhờ nhân duyên căn lành đó, những chúng sinh ấy đến khi mạng chung liền được sinh lên cõi trời hoặc cõi người.

Có những chúng sinh đang ở trong địa ngục Hàn Đống,(1) ngay khi ấy liền có những cơn gió dịu dàng ấm áp thổi đến chạm vào thân họ, mãi cho đến khi được thọ sinh lên các cảnh giới trời, người cũng vẫn còn được cảm giác dễ chịu như vậy.

Những chúng sinh ở cảnh giới ngạ quỷ(2) luôn bị bức bách bởi sự khổ vì đói khát, nhờ có hào quang của Phật chiếu đến nên liền trừ dứt nỗi khổ đói khát, được sự vui sướng khoan khoái. Mỗi chúng sinh ấy cũng đều nhìn thấy một vị hóa Phật ở trước mặt, với đủ ba mươi hai tướng tốt(3) và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân. Nhờ được thấy Phật nên tất cả đều được vui sướng khoan khoái, đều nghĩ rằng chính nhờ ơn vị Phật này đã khiến cho mình được sự vui sướng. Liền đối với vị hóa Phật ấy sinh tâm hoan hỷ, chắp tay cung kính.

Bấy giờ, đức Thế Tôn liền khiến cho những chúng sinh ấy đều được nhìn thấy mọi nhân duyên tội nghiệp của họ trước đây. Nhìn thấy rồi, họ liền sinh lòng hối tiếc, tự trách những lỗi lầm của mình. Nhờ căn lành đó nên khi mạng chung liền được sinh lên các cõi trời hoặc cõi người.

Đối với các chúng sinh ở cảnh giới súc sinh cũng xảy ra những việc như vậy.

Bấy giờ, đức Thế Tôn vì chư thiên và loài người mà thị hiện cho thấy những nhân duyên trong đời trước, do đó nên có vô lượng vô biên chúng sinh tìm đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi sang một bên để lắng nghe và nhận lãnh chánh pháp nhiệm mầu.

Khi ấy có vô số chư thiên và người ta, số nhiều không thể tính đếm, cùng phát tâm A-nậu-đa-la  Tam-miệu  Tam-bồ-đề,  vô  số Đại Bồ Tát cùng đạt được các pháp môn Đà-la-ni, Tam-muội, Nhẫn nhục.

(1) Địa ngục Hàn Đống: cảnh giới địa ngục mà chúng sinh do những ác nghiệp đã tạo nên luôn phải chịu sự rét buốt khổ não cực kỳ.

(2) Ngạ quỷ: hay quỷ đói, là loài chúng sinh do ác nghiệp nên phải luôn chịu sự đói

khát. Họ không thể nhìn thấy thức ăn, nước uống, hoặc khi nhìn thấy cũng không thể ăn uống được vì cổ họng rất nhỏ, hoặc do ác nghiệp của họ biến các món ăn, thức uống thành lửa đỏ, nước đồng sôi, khiến họ không thể ăn uống được.

(3) Ba mươi hai tướng tốt: Xem chú giải ở trang 88.