Qua Ði, Qua Ði, Vượt Qua Ði!
Teilhard De Chardin đã phân định sự tiến triển của loài người ra làm bốn bình diện. Bình diện thứ nhất, ông ta định danh là Geosphere, thứ hai là Biosphere, thứ ba là Noosphere, và thứ tư là Christophere.
Bốn bình diện này thật đặc biệt ý nghĩa rộng lớn vô cùng. Chúng ta cần phải nắm rõ ý nghĩa của chúng. Hiểu được bốn bình diện này, anh sẽ hiểu được tuyệt đỉnh của Bát Nhã Tâm Kinh.
Thứ nhất, bình diện Geosphere: khoáng vật. Ðó là trạng thái hoàn toàn mê ngủ, trạng thái vật chất. Vật chất là ý thức đang mê. Vật chất không đối kháng lại ý thức, vật chất là trạng thái của ý thức đang say ngủ, chưa tỉnh. Hòn đá kia là một ông Phật đang ngủ, một ngày nào đó hòn đá sẽ trở thành Phật.
Có thể sẽ hàng triệu năm sau, đâu có sao, nhưng hòn đá sẽ thành Phật. Cái khác biệt chỉ là thời gian, nhưng thời gian thì đâu có quan trọng gì nhiều trong vũ trụ sơn hà này, trong chiều dài vô tận của vĩnh cữu. Ðó là lý do ở phương Ðông, chúng ta thường tạc dựng những pho tượng đá – điều đó có ý nghĩa biểu trưng đặc biệt: hòn đá và Phật bắc nhịp cầu với nhau qua bức tượng bằng đá này.
Hòn đá là phần vật chất thấp nhất và Phật là phần tâm linh cao nhất. Bức tượng bằng đá đó nói lên cho chúng ta hiểu rằng ngay cả trong đá cũng ẩn chứa Phật tánh, cũng tàng ẩn một vị Phật. Bức tượng đá nói lên rằng Phật không là gì cả nhưng hòn đá sẽ chuyển hoá; hòn đá sẽ biểu hiện toàn khối tiềm năng của nó.
Ðó là lớp thứ nhất: geosphere – khoáng vật. Nó là vật chất, là vô ý thức, là mê ngủ, là nguyên thủy, là tiền kiếp. Ở trạng thái này, không có tự do, vì tự do chỉ xuất hiện qua tỉnh thức. Ở trạng thái này, chỉ có Nhân và Quả. Một định luật tuyệt đối. Ngay cả một tai nạn ngẫu nhiên cũng không.
Tự do là cái không hề biết đến. Tự do chỉ xuất hiện như là bóng dáng của tỉnh thức, và anh càng tỉnh thức bao nhiêu, anh càng tự do bấy nhiêu. Vì thế, Phật đã được gọi là Mukta – hoàn toàn tự do. Cái tượng đá đó bị trói buộc chằng chịt mọi nơi, mọi phía, mọi hướng.
Tượng đá là linh hồn bị giam hãm, còn Phật là linh tánh được tự do cất cánh tung bay. Không còn sợi xích chằng buộc nào, không còn sự giam giữ nào, không còn mối dây triền phược nào, không có bức tường thành nào bao vây được Phật. Phật không có một bờ mé hay biên giới nào trong khả tánh. Con người của Phật mông mênh như châu sa giới. Phật là một với hiện hữu, với vũ trụ sơn hà.
Tuy nhiên, trong thế giới của geosphere -khoáng vật, Nhân Quả là qui luật duy nhất, là con đường duy nhất. Khoa học cũng còn bị giới hạn bởi vòng đai khoáng chất, bởi vì khoa học vẫn còn vướng kẹt vào danh từ Nhân và Quả. Môn khoa học hiện đại là môn khoa học còn rất phôi thai, bởi vì nó không thể quan niệm cái gì khác ngoài vật chất. Quan niệm của khoa học rất giới hạn, và vì thế nó gây tạo ra nhiều khổ đau hơn là giải quyết. Tầm nhìn của nó rất nhỏ nhiệm, vi tế, nó không thể điều hòa chính nó với tổng thể hiện hữu.
Nó quan sát sự vật từ một lỗ nhỏ xíu và cho rằng sự sự vật vật chỉ như vậy thôi, chỉ từng ấy thôi. Khoa học vẫn còn bị giới hạn bởi khoáng chất. Khoa học vẫn còn bị ràng buộc vướng mắc, nó chưa thể nào cất cánh được. Nó chỉ tháo xổ được những sợi dây ràng buộc đó khi nó vượt qua được định luật Nhân Quả.
Vâng, quả đúng là những sự nhỏ nhiệm đã hiện hữu ở đó. Nhà vật lý học nguyên tử vượt qua định luật Nhân Quả, băng ngang vòng đai Nhân Quả để đi vào thế giới. Do đó, nguyên lý bất định, không chắc chắn sanh khởi, sanh khởi thật mạnh. Nhân Qủa là nguyên lý xác định: anh làm hành động này thì kết quả hay hậu quả của nó đã chực chờ sẵn để xảy ra. Anh đun sôi nước lên 100 độ thì nước sẽ bốc hơi – đó là định luật Nhân Quả.
Nước không có tự do. Nó không thể nói, “Hôm nay, tôi không thoải mái an lạc, và tôi sẽ không bốc hơi vào lúc nhiệt độ tăng lên đúng 100 độ khi nứơc bị đun sôi! Tôi nói không là không!” Ðâu có được, nứơc không thể kháng cự lại, nó không thể chống đối lại được qui luật tất yếu đó. Nước cũng không thể nào nói, “Ồ, anh đừng lo nhiều quá. Tôi sắp sửa bốc hơi ở 50 độ đấy!” Không, không thể nào như vậy đuợc.
Môn vật lý cổ xưa, môn khoa học ngày xưa không có một thiển kiến nào về nguyên lý bất định cả. Nguyên lý bất định có nghĩa là nguyên lý tự do. Bây giờ, những quan kiến nhỏ đã xuất hiện. Bây giờ, chúng chắc chắn như chúng đã từng khẳng định. Bây giờ, chúng nhìn thấy tận cùng chiều sâu của vật chất cũng có một phẩm chất tự do nào đó. Rất khó định nghĩa điện tử là một phân tử hay một làn sóng: điện tử ứng hoạt cả hai cách, có khi cách này, có khi cách kia. Và không có cách nào biết trước được.
Ðó là sự nhỏ nhiệm nhất của tính chất ứng hoạt của năng lượng. Và cũng không phải chỉ có vậy thôi – sự tự do ứng hoạt của điện tử đôi khi như làn sóng và đồng thời như phân tử. Thật khó cho nhà khoa học thời trước hiểu thấu hay quan niệm được. Aristotle không thể hiểu được định lý đó và Newton cũng không thể hiểu được.
Thật khó mà thấu đáo rõ ràng được lắm! Có thể nói là có cái gì đó ứng hoạt như một đường thẳng và đồng thời là một điểm chấm. Thật là phi lý! Làm sao lại có một vật ứng hoạt như một đường thẳng và một điểm chấm được? Một là đường thẳng, hai là điểm chấm, không thể nào có cả hai cái một lúc được, phải không? Nhưng nay thì nhà vật lý học bắt đầu nẩy sinh quan kiến về cốt lõi thẩm sâu bên trong của vật chất.
Trên con đường lòng vòng rắc rối khó hiểu này, những quan niệm tư kiến đã tình cờ gặp nhau trên những yếu tố dòng sống luân chuyển: đó là tự do. Nhưng trên bình diện khoáng chất – geosphere thì không thể hiện hữu. Ðó là Sushupti – vô thức.
Danh từ Sushupti có nghĩa là hoàn toàn chết ngủ – ngay cả một giấc mơ cỏn con cũng không có. Những hòn đá không mơ, chúng không thể mơ được. Muốn mơ, đá cần phải có chút ý thức. Hòn đá chỉ đơn giản có mặt ở đó. Ðá không có tính chất con người, nó không có linh hồn – ít nhất ra về mặt khách quan ứng hoạt thực tiễn. Ðá không thể mơ, giấc ngủ của đá không hề bị xao động. Ngày, đêm, năm tháng trôi qua, đá đã, đang và sẽ ngủ, vẫn ngủ. Một giấc mơ nho nhỏ cũng không có để làm xáo trộn giấc ngủ của đá.
Trong pháp môn Du Già (Yoga), chúng ta chia ý thức ra làm bốn tầng lớp. Bốn tầng lớp này rất phù hợp với sự phân chia của Chardin. Tầng thứ nhất là Sushupti: chết ngủ, ngủ quá say, quá sâu.
Tầng cấp Geosphere phù hợp với Sushupti. Geosphere giống hệt cái chết hơn là cái sống. Ðó là lý do vì sao vật chất cứng đơ như chết vậy. Không, không phải vậy đâu. Nó đang chờ dòng sống trong nó phát triển, nó giống như nụ mầm vậy. Nó có vẻ như chết: nhưng thực ra nó đang chờ đợi giây phút chuẩn xác nhất, đúng lúc nhất để bùng nổ sự sống. Song, hiện giờ là nó đang chết. Không có tâm thức gì cả trong nó. Hãy nhớ, ở tầng cấp chót nhất cũng không có tâm thức. Phật ở trạng thái vô tâm và hòn đá cũng ở trạng thái vô tâm.
Do đó, ý nghĩa của hòn đá là: sự giao thoa của hai đầu cực tuyến. Ðá vô tâm có nghĩa là hòn đá vẫn ở dưới tầm mức của tâm thức. Phật vô tâm nhưng có nghĩa Phật đã vượt qua vùng tâm thức. Có một sự kiện giống nhau, như là sự giống nhau giữa ông thánh và đứa bé con.
Ðứa bé con chưa phát triển được chiều sâu tâm linh của nó nên bé vẫn ở dưới sự chi phối của tâm thức, còn ông thánh thì đã vượt qua sức ảnh hưởng chi phối của tâm thức. Ðá sẽ phải đi qua tất cả cơn lốc xoáy cuộc sống, Ðức Phật thì đã vượt qua luôn. Phật đã vượt qua, vượt qua, vượt qua, vượt qua rốt ráo – khác nhau giữa Phật và đá là điểm đó nhưng cũng có một điểm giống nhau là Phật cũng trụ nơi chỗ vô tâm. Phật đã hoàn toàn tỉnh thức nên ý thức không còn chỗ để ứng hoạt nữa. Hòn đá kia thì vô thức đến mức độ tâm thức không thể hiện hữu. Trong hòn đá, sự vô thức là tuyệt đối, nên tâm thức không còn đất đứng.
Trong Phật, tỉnh thức là tuyệt đối nên tâm thức không cần. Ðể tôi giải nghĩa cho anh rõ: đây là một trong những việc cần thiết nhất để học, để hiểu. Tâm thức chỉ thực sự cần thiết khi anh không thực sự tỉnh thức. Nếu anh thực đã tỉnh thức thì không còn tư duy, không còn ý tưởng nữa, chỉ thuần là ánh sáng nội tại.
Và anh hành xử theo tiếng gọi nội tại của anh, chứ không phải với ý thức của anh. Ýù thức của anh không còn cần thiết tới nữa. Khi anh nhìn một vật, một sự việc nào đó với tầm thực nhãn của anh, cái “nhìn thực” của anh, cái nhìn không mang một tri kiến chủ quan nào, cái nhìn đó mới là thực, mới trở thành sự hành xử ứng dụng của anh.
Xem tiếp