Chính tôi được nghe, lúc Đức Phật lưu trú tại Vê-ran-cha, có một vị Bà-la-môn ở vùng này đến chào hỏi Đức Phật và thưa chuyện rằng:
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người thật thiếu ý vị ?
– Đức Phật đáp rằng: Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai thật thiếu ý vị. Như Lai thiếu ý vị về các vị sắc, vị thanh, vị hương, vị xúc, vị pháp. Như Lai đã nhổ sạch gốc rễ của các hương vị đó nhưng Như Lai rất sung mãn hương vị an lạc, giải thoát. Ý vị mà ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người thiếu tài sản?
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người thiếu tài sản, Như Lai thiếu các tài sản sắc, tài sản thanh, tài sản hương, tài sản vị, tài sản xúc, và tài sản pháp. Các tài sản ấy Như Lai đã vứt bỏ. Nhưng Như Lai rất giàu có các tài sản thánh, tài sản Giác Ngộ, đó là sự an lạc và giải thoát trọn vẹn. Tài sản mà ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người chủ trương thuyết không hành động ?
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người chủ trương thuyết không hành động. Như Lai không hành động về thân ác, khẩu ác, về ý nghĩ ác. Như lai chủ trương chấm dứt mọi thứ ác và bất thiện. Thuyết không hành động mà ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người chủ trương thuyết đoạn diệt ?
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người chủ trương thuyết đoạn diệt. Như Lai đoạn diệt và dạy mọi người đoạn diệt tham lam, sân hận, si mê và các pháp xấu ác, để con người và cuộc đời trổ hoa hạnh phúc và giải thoát. Thuyết đoạn diệt của ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người yếm thế?
Đức Phật trả lời:
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người yếm thế. Như Lai nhàm chán thân làm ác, miệng nói ác, tâm nghĩ ác. Như Lai nhàm chán sự bất công, phân chia giai cấp, các đau khổ muộn phiền. Còn nhàm chán mà ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người chủ trương chủ nghĩa hư vô ?
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người chủ trương chủ nghĩa hư vô. Như Lai làm và dạy mọi người làm hư vô các tâm ý tham ái, sân hận, si mê và các điều xấu ác trên cuộc đời. Như Lai thuyết pháp để hư vô tất cả những thứ gây đau khổ bất hạnh. Chủ nghĩa hư vô mà ông nói không phải là ý nghĩa này.
Nói đến đây, Đức Phật ôn tồn khuyên dạy vị Bà-la-môn đó và toàn thể đại chúng rằng:
Này các thiện nam tín nữ, tất cả chúng sanh đang bị vô minh chi phối, bao bọc như một quả trứng đang bao bọc con gà. Như Lai là bậc từ bi, trí tuệ đã phá vỡ vỏ trứng vô minh và hướng dẫn mọi người về con đường giác ngộ, giải thoát. Như Lai là tối thắng ở đời. Con đường Như Lai đã mở, chúng sanh đi theo sẽ được an lạc, giải thoát.
Sau khi nghe Đức Phật giảng bày, Bà-la-môn Vê-ran-cha vô cùng tâm phục; toàn thể đại chúng đều phát nguyện thực hành theo những lời Phật dạy.
Lời bàn: Bài Kinh này thật có ý nghĩa. Pháp của Đức PHẬT thuyết thì lúc nào cũng vô cùng mầu nhiệm và có nhiều ý nghĩa (vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp nghĩa là Pháp do Đức PHẬT thuyết thì mầu nhiệm, nhiều ý nghĩa tuyệt đối. Câu này là một trong bốn câu do Nữ Hoàng Võ Tắc Thiên khen tặng). Nhiều khi không thể diễn đạt bằng lời mà hiểu sơ sài được. Phải được tư duy tường tận và ứng dụng vào trong đời sống thì mới thấy được phần nào ý nghĩa cao siêu của giáo pháp của Ngài. Người thường muốn thấm được hương vị Pháp Bảo của Đức PHẬT thì phải tư duy thật nhiều, người có tu-hành thì hiểu nhiều hơn, chư Thánh thì hiểu nhiều hơn, chư Bồ Tát thì hiểu nhiều hơn nữa. Chỉ có chư PHẬT mới hiểu hết tường tận những gì Đức PHẬT thuyết. Vì chư PHẬT và Đức PHẬT có PHẬT trí hay Vô Sư trí – Là trí huệ tự nhiên có chứ không ai dạy cả.
Tịnh xin phép được đăng lại bài trên với những phần chỉnh phông chữ để nhấn mạnh (những điều mà Tịnh nghĩ là rất hay):
KINH CHỦ TRƯƠNG CỦA NHƯ LAI
Chính tôi được nghe, lúc Đức Phật lưu trú tại Vê-ran-cha, có một vị Bà-la-môn ở vùng này đến chào hỏi Đức Phật và thưa chuyện rằng:
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người thật thiếu ý vị ?
– Đức Phật đáp rằng: Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai thật thiếu ý vị. Như Lai thiếu ý vị về các vị sắc, vị thanh, vị hương, vị xúc, vị pháp. Như Lai đã nhổ sạch gốc rễ của các hương vị đó nhưng Như Lai rất sung mãn hương vị an lạc, giải thoát. Ý vị mà ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người thiếu tài sản?
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người thiếu tài sản, Như Lai thiếu các tài sản sắc, tài sản thanh, tài sản hương, tài sản vị, tài sản xúc, và tài sản pháp. Các tài sản ấy Như Lai đã vứt bỏ. Nhưng Như Lai rất giàu có các tài sản thánh, tài sản Giác Ngộ, đó là sự an lạc và giải thoát trọn vẹn. Tài sản mà ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người chủ trương thuyết không hành động ?
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người chủ trương thuyết không hành động. Như Lai không hành động về thân ác, khẩu ác, về ý nghĩ ác. Như lai chủ trương chấm dứt mọi thứ ác và bất thiện. Thuyết không hành động mà ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người chủ trương thuyết đoạn diệt ?
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người chủ trương thuyết đoạn diệt. Như Lai đoạn diệt và dạy mọi người đoạn diệt tham lam, sân hận, si mê và các pháp xấu ác, để con người và cuộc đời trổ hoa hạnh phúc và giải thoát. Thuyết đoạn diệt của ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người yếm thế?
Đức Phật trả lời:
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người yếm thế. Như Lai nhàm chán thân làm ác, miệng nói ác, tâm nghĩ ác. Như Lai nhàm chán sự bất công, phân chia giai cấp, các đau khổ muộn phiền. Còn nhàm chán mà ông nói không phải ý nghĩa này.
– Bạch Tôn giả, Tôn giả là người chủ trương chủ nghĩa hư vô ?
– Đúng vậy, này thiện nam tử, Như Lai là người chủ trương chủ nghĩa hư vô. Như Lai làm và dạy mọi người làm hư vô các tâm ý tham ái, sân hận, si mê và các điều xấu ác trên cuộc đời. Như Lai thuyết pháp để hư vô tất cả những thứ gây đau khổ bất hạnh. Chủ nghĩa hư vô mà ông nói không phải là ý nghĩa này.
Nói đến đây, Đức Phật ôn tồn khuyên dạy vị Bà-la-môn đó và toàn thể đại chúng rằng:
Này các thiện nam tín nữ, tất cả chúng sanh đang bị vô minh chi phối, bao bọc như một quả trứng đang bao bọc con gà. Như Lai là bậc từ bi, trí tuệ đã phá vỡ vỏ trứng vô minh và hướng dẫn mọi người về con đường giác ngộ, giải thoát. Như Lai là tối thắng ở đời. Con đường Như Lai đã mở, chúng sanh đi theo sẽ được an lạc, giải thoát.
Sau khi nghe Đức Phật giảng bày, Bà-la-môn Vê-ran-cha vô cùng tâm phục; toàn thể đại chúng đều phát nguyện thực hành theo những lời Phật dạy.