Do Lý Viên Tịnh Cư Sĩ Biên Thuật
Hỏi: Địa Tạng Bồ Tát Thánh đản là ngày nào?
Đáp: Ngày 30 tháng 7 hạ lịch.
Hỏi: Lấy gì làm căn cứ ?
Đáp: Năm Vĩnh Huy thứ 4 đời nhà Đường, ở Đông Phương có nước Tân La (tức là nước Cao Ly hiện nay), Thái Tử Kim Kiều Giác sau khi xuất gia, dùng thuyền đến Trung Quốc, đến ngọn núi Cửu Chỉ Sơn trên núi Cửu Hoa Sơn ở tỉnh An Huy, tu hành 75 năm.
Đến đời Đường Huyền Tông khai nguyên, năm thứ 16 ngày 30 tháng 7 thành đạo, sau lại nhập định 20 năm. Đến ngày 30 tháng 7 Đường Chính Đức năm thứ 2, nhà Đường hiển thánh dựng tháp, cho nên Địa Tạng Thánh đản tức là ngày đó.
Hỏi: Cửu Hoa Sơn có phải là đạo tràng ứng hóa của Bồ Tát?
Đáp: Phải, Cửu Hoa Sơn đạo tràng ở huyện Thanh Dương tỉnh An Huy. Hằng năm vào tháng 7, những người đến hành hương trên Cửu Hoa Sơn rất đông, giao thông tiện lợi (Khởi hành từ Thượng Hải, đi thuyền đến huyện Đại Thông tỉnh An Huy, rồi đi đò đến Tiền Gia Cung, rồi ngồi ghế có mấy người khiêng lên Cửu Hoa Sơn).
Hỏi: Tại sao khi niệm Thánh hiệu thường xưng là Đại Nguyện Địa Tạng Bồ Tát?
Đáp: Hai chữ Đại Nguyện rất là có lai lịch, trong Địa Tạng Bản Nguyện Kinh có nói. Bồ Tát kiếp trước từng là con gái của Bà La Môn, từng là con một trưởng giả, từng là Quang Mục Thánh Nữ, từng là Quốc Vương. Khi còn là con gái Bà la môn, Ngài ở trước Tháp Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, phát đại nguyện rằng: “Ta nguyện tận vị lai kiếp, độ những chúng sinh có tội, mở mọi phương tiện, để chúng được giải thoát”.
Khi là con trưởng giả, Ngài ở trước Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, phát đại nguyện rằng: “Ta tận vị lai chẳng kể kiếp số, vì tội khổ của lục đạo chúng sinh, mở rộng phương tiện, là cho giải thoát hết, thì bản thân ta mới thành Phật”.
Khi là Quang Mục Thánh Nữ, Ngài phát đại thề nguyện rằng: “Ta thề từ nay về sau, trước tượng của Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai, từ sau trong trăm nghìn vạn ức kiếp, trong mọi thế giới. Tất cả địa ngục và tam ác đạo, mọi tội khổ của chúng sinh thề nguyện cứu bạt, để họ rời khỏi địa ngục, ác thú, súc sinh, ngạ quỷ v.v…, như là người có tội ác đều thành Phật rồi ta mới thành Chánh Giác”.
Lúc là Quốc Vương, Ngài phát đại nguyện rằng: “Nếu không độ hết tội khổ chúng sinh để họ được an lạc, đến nơi Bồ Đề, tôi vẫn chưa thành Phật”. Cho nên Địa Tạng Bồ Tát, không biết rằng đã trải qua bao nhiêu vô lượng đại kiếp, độ không biết bao nhiêu chúng sinh vô biên, đến bây giờ cũng vẫn là Bồ Tát, chưa chịu thành Phật. Nguyện lực của Bồ Tát, đơn chẳng thành Phật.
Ta thử nghĩ xem, nguyện lực của Bồ Tát lớn lao biết bao! Làm sao mà nói cho hết được. Trong các Đại Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát biểu hiện Đại Trí, Phổ Hiền Bồ Tát biểu hiện Đại Hạnh, Quan Âm Bồ Tát biểu hiện Đại Bi, còn Địa Tạng Bồ Tát biểu hiện Đại Nguyện.
Trong Pháp Hội Đức Thích Ca, thề điều phục cang cường chúng sinh, và thề độ thoát cực khổ ác của chúng sinh, phải công nhận đó là Đại Nguyện của Địa Tạng Bồ Tát vậy.
Hỏi: Nghe nói Địa Tạng Bồ Tát chỉ độ chúng sinh dưới địa ngục, có phải vậy không?
Đáp: Trong Bản Nguyện Kinh, Phật nói: “Địa Tạng Bồ Tát với cõi Diêm Phù có nhân duyên lớn, nếu nói đến mọi sự Kiến Văn Lợi Ích của chúng sinh thì trăm ngàn vạn kiếp cũng kể không hết được”.
Trong Chiêm Sát Kinh, Phật tuyên bố rõ ràng là: “Địa Tạng Bồ Tát từ khi phát tâm đến nay qua vô lượng vô biên trải qua không biết bao nhiêu A Tăng Kỳ kiếp, đã lâu đã từng độ Tát Bà Nhược Hải.
Công đức đầy đủ rồi, dựa vào bản nguyện tự tại lực, ảnh hiện thập phương. Tuy đi đến nhiều quốc độ nhưng thường khởi công nghiệp. Ở tại ngũ trược ác thế, tạo ra sự lợi ích sâu dày trong tư hội, thân tướng đoan nghiêm, uy đức thù thắng, chỉ trừ Như Lai ra, không ai sánh bằng.
Lại tất cả sở hữu hóa nghiệp trên thế giới, ngoài trừ Biên Cát, Quan Thế Âm, tất cả đại Bồ Tát cũng không bì kịp”. Bản nguyện thề lực của Bồ Tát, đủ để thành tựu mọi sở cầu của chúng sinh. Có thể diệt mọi trọng tội của chúng sinh, trừ mọi nghiệp chướng, sẽ được yên ổn”.
Thế nhân cho rằng Bồ Tát chỉ độ chúng sinh dưới cõi địa ngục, mà không nghĩ đến cõi người, đó là một sự hiểu lầm rất lớn. Trong kinh sách có nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Cứu quả cố nhiên là cần, cứu nhân lại càng cần gấp.
Trong cõi người, chúng sinh tạo thập ác tội nghiệp là nhân, kiếp sau này phải xuống địa ngục đó là quả. Địa Tạng Bồ Tát đối với những kẻ ở dưới địa ngục còn cứu bạt, huống hồ với những kẻ chưa xuống địa ngục.
Hỏi: Tôi còn nghe Địa Tạng Bồ Tát công đức lợi ích vượt khỏi các Đại Bồ Tát, có phải hay không?
Đáp: Các Đại Bồ Tát phần lớn là các vị cổ Phật tái lai, không ai hơn ai, nhưng chúng sinh từ nhiều kiếp đến nay hay kết pháp duyên có sâu có nông, tránh sao cho khỏi.
Nhưng Địa Tạng Bồ Tát đối với thế giới này có đại nhân duyên, cho nên Thế Tôn khen là tối thắng, chúng sinh nào vững niềm tin thì được lợi ích. Trong Thập Luân Kinh, Đức Phật có nói: “Giả sử có người nào cho rằng Di Lặc Bồ Tát Diệu Cát Tường và Quán Tự Tại Bồ Tát, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát là thượng thủ Khắc Ca Sa Đại Bồ Tát và Ma Ha Diễn ở trong trăm kiếp chí tâm quy y, xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, lễ bái, thờ cúng mọi điều sở cầu.
Không bằng có một người trong một bữa ăn, mà chí tâm quy y, xưng danh, niệm tụng, lễ bái, thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát, thì những sự cầu xin sẽ sớm được y nguyện. Vị Đại Sĩ có mối nhiệt tình quen với lòai hữu tình từ lâu vững tin đại nguyện, đại bi dũng mãnh vượt các Đại Bồ Tát.
Cho nên các ngươi nên cúng dường.” Trong Kinh Bổn Nguyện cũng có nói: “ Địa Tạng Bồ Tát Diêm Phù Đề có đại nhân duyên như Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Di Lặc cũng hóa muôn thân hình để độ lục đạo.
Còn có điều chưa hết, như Địa Tạng giáo hóa mọi chúng sanh trong lục đạo, phát ra những thệ nguyện kiếp số như hàng vạn ức hằng hà sa số.
Hỏi: Chúng ta thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát có công đức lợi ích gì?
Đáp: Thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát thì công đức lợi ích nói không hết.
Hỏi: Có những công đức và lợi ích gì rất rõ rệt?
Đáp: Nếu muốn cầu phước đức và trí tuệ, không thể không được nơi hiện thế, mà sự hiển linh như việc cầu xin như xuất ngoại lữ hành, sanh con trai hay gái, bệnh nặng hay mắc bệnh khó chữa, đều rất linh nghiệm.
Hỏi: Khi đi du lịch cung phụng Địa Tạng Bồ Tát có ích lợi gì?
Đáp: Trong Bản Nguyện Kinh có nói rằng nếu có chúng sinh nào vào rừng, vượt biển, gặp phải sóng gió, hay qua các đường nguy hiểm, thì niệm đọc danh hiệu Bồ Tát vạn lần, trên đường nguy hiểm sẽ có thổ công và quỷ thần hộ vệ tránh mọi nguy hại.
Hỏi: Mới sinh con trai hay gái thì cúng Địa Tạng Bồ Tát có lợi ích gì?
Đáp: Kinh nói: Nếu có sinh con trai hay gái, thì trong 7 ngày, tụng đọc Bản Nguyện Kinh và niệm danh hiệu Bồ Tát vạn lần, đứa trẻ sẽ được hết mọi tai ương kiếp trước, được an lạc, trưởng thành tăng thêm phúc thọ.
Hỏi: Nếu mắc bệnh nặng, cung phụng Địa Tạng Bồ Tát có ích lợi gì?
Đáp: Trong Kinh có nói nếu có chúng sinh nào khi lâm chung được nghe tiếng tên Bồ Tát bên tai. Sau khi chết, xa lìa vĩnh viễn ba đường ác. Lúc đó Cha Mẹ hay quyến thuộc đem nhà cửa, hay đồ quý báu và quần áo đem bán mà tạc tượng hay họa hình Bồ Tát, để người bệnh trước khi chết được mắt thấy tai nghe, thì túc nghiệp báo hay kẻ bị bệnh nặng sẽ được khỏi và tăng thọ. Nếu có nghiệp báo hay mạng đã tận, hoặc có tội nghiệp phải xuống địa ngục, thì cũng được tiêu trừ nghiệp chướng, siêu sinh nhân thiên mà hưởng lạc.
Hỏi: Mắc chứng ác bệnh, cung phụng Địa Tạng Bồ Tát có ích lợi gì?
Đáp: Trong Kinh sách nói: “ Nếu có chúng sinh nào nằm triền miên trên giường bệnh đã lâu năm, cầu sống không được, cầu chết cũng không được, đêm nằm thường mơ thấy ác quỷ, hoặc đi đường hiểm nghèo và cùng quỷ đi chơi, bệnh tình ngày càng thêm nặng, kêu khổ trong khi ngủ.
Đó là do nghiệp đạo thảo luận, chưa định tội là nặng hay nhẹ, cho nên bệnh tạm thời chưa khỏi. Nhưng đối trước tượng chư Phật và Bồ Tát lớn tiếng đọc Bản Nguyện Kinh một biến, hay lấy thứ vật gì mà bệnh nhân yêu quý nhất, như quần áo bảo vật, trang viện hay nhà ở, đối trước bệnh nhân nói rằng: Tôi là XX vì bệnh nhân mà bỏ đi mọi vật này, thờ phụng Kinh tượng hoặc tạc hình Bồ Tát và tượng Phật, hoặc xây tháp và cất Chùa, hoặc quyên dầu đèn, và làm việc thiện thường xuyên.
Nói trước bệnh nhân 3 lần, để bệnh nhân nghe cho rõ. Nếu bệnh nhân khó sống, từ 1 đến 7 ngày lớn tiếng đọc Kinh, thì bệnh nhân sau khi chết được giải thoát hết mọi tội.
Hỏi: Cứ gặp 10 ngày chay cung phụng Địa Tạng Bồ Tát có lợi ích gì hay không?
Đáp: Có, trong Kinh có nói, các cử chỉ hay ý nghĩ của Nam Diêm Phù Đề chúng sinh đều là nghiệp. Nếu có thể trong 10 ngày chay, tức là những ngày mùng 1, mùng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và ngày 30, đến trước tượng Phật và Bồ Tát đọc Địa Tạng Bản Nguyện Kinh một lượt, thì bốn bên chỗ ở của mình không có tai nạn, người trong nhà này bất luận già hay trẻ, hiện nay và sau này, vĩnh viễn lìa khỏi tội ác, không sinh bệnh tật, ăn mặc phong phú.
Hỏi: Nghe nói Địa Tạng Bồ Tát tu địa đại Viên Thông chứng Như Lai Tạng tánh. Trong Thập Luân Kinh có nói Địa Tạng Bồ Tát khi đến Pháp Hội, mọi người cảm thấy địa đại tăng cường, thấy mình nặng khó cử động. Nếu vậy những nhà ở và kẻ làm nông cung phụng Địa Tạng Bồ Tát có phải là có ích hay không?
Đáp: Đúng, Bản Nguyện Kinh có nói: “Ở phía Nam đất đai thanh khiết, lấy đất, đá, tre, gỗ làm cái thất để thờ, bên trong tạc hay vẽ tượng Bồ Tát, phụng thờ, thắp hương, chiêm lễ và tán thán, thì người ở khu đó được 10 điều lợi ích:
Là Đất đai thu hoạch gặt hái phong phú.
Là Gia đạo bình an.
Là Tiên vong sinh thiên.
Là Hiện tồn phúc thọ.
Là Sở cầu toại ý.
Là Vô tai nạn thủy hỏa.
Là Tránh mọi hư hao.
Là Đoạn tuyệt ác mộng.
Là Sớm chiều ra vào có thần phù hộ.
Là Gặp nhiều Thánh ân.
Hỏi: Xin nói lại kẻ làm ruộng cung phụng Bồ Tát có ích lợi gì?
Đáp: Thập Luân Kinh có nói: “Tùy ở nơi đó, nếu các hữu tình gieo các hạt giống ở ruộng hoang hoặc ruộng tốt, hoặc siêng năng làm việc, hoặc không làm việc mà có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu, đọc tụng, quy kính, cúng dường Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát, kẻ thiện nam này công đức, diệu định, uy thần lực cố. Tất cả mọi cây trái đều được nhiều hơn. Sở dĩ được như vậy, người thiện nam này đã từng trải qua vô lượng vô số đại kiếp bởi vô số lượng cõi Phật Thế Tôn, sở phát đại tinh tấn, kiên cố thệ nguyện. Do sức của thiện nguyện đó, vì muốn thành các lọai hữu tình. Thường phổ nhiệm trì mọi đại địa. Thường phổ nhiệm trì mọi hạt giống, khiến cho mọi hữu tình đều tùy ý thọ dụng. Đó là vị thiện nam nầy do thần lực mà ra. Có thể làm cho gốc rễ mọi thảo mộc, cây cối, lá, hoa, đều được sanh trưởng. Mọi thuốc mầm non của cây đều nẩy nở thành thục và nhuận trạch thanh khiết đẹp đẽ.
Hỏi: Xin nói rộng lớn hơn lợi ích của Địa Tạng Bồ Tát?
Đáp: Bản Nguyện Kinh có nói: Nếu chúng sinh nào được thấy hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát và nghe Bản Nguyện Kinh, và đọc tụng hay dùng hương hoa, ẩm thực, y phục và châu báu cung phụng cúng dường, hay tán thán chiêm lễ, sẽ được 28 thứ lợi ích:
Là Được Thiên Long hộ niệm.
Là Thiện Quả càng ngày càng tăng.
Là Tập Thánh Thượng ân nhân.
Là Bồ Đề không phai.
Là Y thực phong phú.
Là Bệnh tật không đến.
Là Khỏi thủy hỏa tai.
Là Vô đạo tặc nguy.
Là Mọi người kính nể.
Là Thần Quỷ hộ trì.
Là Nữ chuyển nam thân.
Là Làm Vua thần nữ.
Là Tướng tốt đoan chính.
Là Đa sinh Thiên thượng.
Là Có thể là đế vương.
Là Túc trí mệnh thông.
Là Hữu cầu giai toại.
Là Quyến thuộc vui vẻ.
Là Mọi ngang trái đều tiêu diệt.
Là Nghiệp đạo vĩnh trừ.
Là Nơi đi tận thông.
Là Đêm nằm an lạc.
Là Chết trước lìa khổ.
Là Sống trong phúc đức.
Là Chư Thánh tán thán.
Là Thông minh lợi căn.
Là Có lòng từ bi.
Là Cuối cùng thành Phật.
Hỏi: Phát Đạo Tâm, phụng thờ Địa Tạng Bồ Tát, có phải được lợi ích lớn hơn không?
Đáp: Phải! Trong Kinh nói: Nếu có chúng sinh nào phát Đại Từ Tâm, cứu độ mọi chúng sinh, muốn tu vô thượng Bồ Đề, muốn thoát khỏi tam giới, người này nếu thấy hình Bồ Tát, hoặc nghe danh Bồ Tát, chí tâm quy y cung phụng chiêm lễ, thì sở nguyện tốc thành và sở cầu tất thành.
Hỏi: Ngoài ra còn có điều gì mà cung phụng Bồ Tát, còn lợi ích gì không?
Đáp: Còn rất nhiều, có thể đọc Địa Tạng Bản Nguyện Kinh, Phẩm thứ 6 và cùng 11 đến phẩm 13.
Hỏi: Địa Tạng Bồ Tát có những sự tích linh cảm?
Đáp: Rất nhiều, đời nhà Tống thường Cẩn Tập, có Tượng Bồ Tát Linh Nghiệm Ký và trong Tục Tạng Kinh. Tôi chỉ thu thập được, đã liệt kê vào Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục, đây không thể kể là ghi sự chép đầy đủ.
Hỏi: Xưng niệm Địa Tạng Bồ Tát, và xưng niệm Địa Tạng Vương Bồ Tát có phân biệt không?
Đáp: Không phân biệt gì! đều có thể niệm. Các Kinh sách phần nhiều xưng là Địa Tạng Bồ Tát, Duy có Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán Kinh thì xưng là Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Hỏi: Những Kinh sách nào nói về Địa Tạng Bồ Tát?
Đáp: Có Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh, Thập Luân Kinh, Chiêm Sát Kinh, còn Kim Cang Tam Muội Kinh và Đại Tạp Tu Di Tạng Kinh cũng có nói đến. Những Kinh sách có liệt tên Địa Tạng Bồ Tát thì rất nhiều. Bình thường phần nhiều đọc Địa Tạng Bản Nguyện Kinh, Linh Thừa Đại Sư Tuyển lựa ra chú thích. Gần đây người ở Hồ Trạch Phạn có cuốn Bạch Thoại giải thích cũng khá tốt. Chiêm Sát Kinh là của Bồ Tát Địa Tạng nói, Ngẫu Ích Đại Sư tuyển cuốn nghĩa sớ, mọi người nên đọc.
Hỏi: Những sách chú thuật về Địa Tạng Bồ Tát, loại nào ta nên đọc?
Đáp: Cuốn Ngẫu Ích Đại Sư viết khen ngợi Địa Tạng Bồ Tát Sám Nguyện nghi quỹ, và Chiêm Sát Hành Pháp là cuốn sách tốt. Và gần đây Hoằng Nhất Pháp Sư biên soạn cuốn Địa Tạng Bồ Tát Thánh Đức Đại Quan, Lư Thế Hầu vẽ Địa Tạng Bồ Tát Cửu Hoa thùy tích đồ tán, Ấn Quang Pháp Sư giám tu cuốn Cửu Hoa Sơn Chí,( khỏang Dân Quốc thứ 26) Nông Phụng Trì viết cuốn Địa Tạng Bồ Tát Vãng Kiếp Cứu Mẫu Ký, và tác phẩm của tôi biên soạn cuốn Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục cũng là những sách đáng đọc.
Hỏi: Cư Sĩ cũng thường tụng niệm Địa Tạng Bản Nguyện Kinh, xin cho biết cảm tưởng đối với cuốn Kinh đó ra sao?
Đáp: Tôi đọc Bản Nguyện Kinh và Chúng Sinh Nghiệp Duyên phẩm mới biết chúng sinh nghiệp duyên quá nặng, đọc Chúc Lụy Thiên Nhân Chi phẩm mới biết Phật và Bồ Tát lòng từ bi rất sâu rộng, đọc Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông Chi phẩm mới biết Địa Tạng Bồ Tát phát nguyện lớn lao. Chúng ta sống trong kiếp vận giữa lục đại nạn lâm đầu, chỉ còn cách chí thành quy kính Đại Nguyện Bồ Tát mà thôi.
Hỏi: Địa Tạng Bồ Tát có dạy chúng ta pháp môn tu hành hay không?
Đáp: Có ! Địa Tạng Bồ Tát dạy chúng ta niệm Phật, sống trong thời đại mạt pháp. Pháp môn niệm Phật là chắc chắn hơn cả. Bản Nguyện Kinh xưng danh hiệu Phật là phẩm Trung. Cố nhiên là tường tận liệt kê danh hiệu Chư Phật. Trong Thập Luân Kinh có nói rõ, sẽ sinh nước Tịnh Độ, nơi Đạo Sư ở đấy”. Chiêm Sát Kinh cũng nói: “Nếu có người muốn sống tha phương, hiệu là Tịnh Độ, nên theo danh xưng thế giới Phật mà tụng niệm, nhất tâm bất loạn, như kẻ quan sát trên, nhất định được sống ở nước của Phật. Cho nên Ngẫu Ích Pháp Sư ở trong Chiêm Sát Hành Pháp phát nguyện rằng: “Xả thân tha thế, sinh tại Phật tiền, gặp được Di Đà, cận kề Chư Phật, sẽ được thọ ký, hồi nhập trần lao, phổ hội quần mê, đồng quy bí tạng.”
Hỏi: Sự phát nguyện lớn lao của Địa Tạng Bồ Tát ta đã biết rồi, sao lại còn thấy nghiệp duyên chúng sinh còn nặng như vậy?
Đáp: Đã từng thấy trong Bản Nguyện Kinh, từ Phẩm thứ 3 đến thứ 5 có nói rõ. Trong đó, Địa Tạng Bồ Tát từng đem sự việc nhân quả báo ứng, sự quả báo của chúng sinh ở dưới địa ngục nói rõ tường tận. Mọi tội của tội nhân, Bồ Tát đã nói với họ về quả báo của từng tội, nhưng họ vẫn chưa tỉnh ngộ sám hối, nên còn phải xuống địa ngục để chịu khổ. Ở trong các địa ngục, khổ nhất là ở Vô Gián địa ngục. Vì sự khổ không hề gián đoạn, chứa chất tội nhân cũng không gián đoạn và tội nhân chịu khổ cũng không gián đoạn.
Hỏi: Những loại người nào đáng xuống địa ngục Vô Gián?
Đáp: Một là những người bất hiếu với Cha Mẹ, hoặc giết người. Hai là làm thân Phật chảy máu, phỉ báng Tam Bảo, bất kính tôn Kinh. Ba là xâm tổn hại của thường trú, làm ô uế Tăng Ni hay dâm dục trong chốn Già Lam, hoặc sát hoặc hại. Bốn là giả làm Thầy tu. Trong lòng không phải Thầy tu, phá của thường trụ, lừa dối bạch y. Năm là trộm cướp tài vật, gạo thóc, đồ ăn và quần áo, cho đến không cho mà lấy của người. Những loại người này đáng xuống địa ngục, khó mong kỳ hạn được thoát ra.
Hỏi: Làm sao thấy được lòng từ bi rất lớn của chư Phật và Bồ Tát?
Đáp: Đức Phật Thích Ca khi ở Đao Lợi Thiên Cung đã giơ cánh tay vàng ngàn vạn ức hóa thân Địa Tạng Bồ Tát và nói rằng: “Ta từ lũy kiếp cần khổ, độ thoát những kẻ tội khổ cang cường khó cảm hóa tội khổ chúng sinh. Còn những kẻ chưa điều phục, tùy nghiệp mà báo ứng. Nếu xuống địa ngục, lúc chịu cực khổ. Người nên nghĩ đến lời Ta ở Đao Lợi Thiên Cung ân cần dặn dò, những chúng sinh từ Ta Bà thế giới đến Di Lặc xuất thế đến nay dù cho có được giải thoát, vĩnh lìa đau khổ, ngẫu nhiên gặp Phật thọ ký. Thường căn dặn trong phẩm Chúc Lũy Nhân Thiên phẩm “Phật lại sờ đầu Bồ Tát, khen thần lực Bồ Tát thật không thể nghĩ bàn được. Từ Bi cũng không thể nghĩ bàn. Biện tài cũng không thể nghĩ bàn, và ân cần đem mọi chúng sinh nhân thiên chưa ra khỏi tam giới, còn ở trong nhà lửa giao phó cho Địa Tạng Bồ Tát, và dặn nếu có nhân thiên nào ở trong Phật pháp còn thiếu thiện căn thì cần phải ủng hộ, dạy cho họ tăng trưởng đừng để cho thoái thất. Nếu có chúng sinh nào bị đọa vào chỗ tội ác, nếu có thể niệm danh hiệu Đức Phật, một vị Bồ Tát, một câu một kệ kinh điển Đại Thừa, ông nên dùng thần lực mà cứu vớt họ, để họ được sinh lên cõi trời hưởng những sự vui”. Địa Tạng Bồ Tát nhất nhất nhận lời và mong Thế Tôn đừng lo. Đó cho thấy rõ lòng từ bi của Phật và Bồ Tát rất là rộng lớn bao la.
Hỏi: Phó chúc ý nghĩa là thế nào?
Đáp: Phó Chúc Ý nghĩa mười phần trọng đại. Vì hiện tại, vị lai, mọi tội khổ chúng sinh đều do phó chúc của Thế Tôn. Mọi điều đều ở trong Địa Tạng bi nguyện. Tất cả mọi chúng sinh đã biết mà quy ngưỡng. Thế Tôn độ chưa tận, thì nên độ chúng sinh là ở Địa Tạng Bồ Tát, là không còn nghi ngờ gì nữa. Hạnh nguyện của Thế Tôn tức là hạnh nguyện của Địa Tạng Bồ Tát, từ hộ của Bồ Tát tức là từ hộ của Thế Tôn. Cho nên nếu được Bồ Tát cứu hộ thì có thể coi Địa Tạng như là Phật vậy.
Hỏi: Còn ý nghĩa gì khác nữa không?
Đáp: Còn! Phàm phát Đại Bồ Đề tâm thì không khác gì Địa Tạng Bồ Tát nhận sự phó chúc ở Thiên cung.
Hỏi: Hiện nay tôi nên làm cách gì , về việc hoan hỷ cảm ơn ? Từ nay tôi biết rằng nên làm thế nào rồi. Mỗi ngày kính lễ Địa Tạng Bồ Tát, ông có thể giúp tôi viết một bản văn hồi hướng chăng?
Đáp: Tốt lắm! Tôi đã từng biên soạn một bài Địa Tạng Bồ Tát phát nguyện hồi hướng, ai ai cũng có thể đọc như sau:
Một lòng quy y
Đại từ bi phụ
Công đức lớn lao
Cùng kiếp nan tuyên
An nhẫn bất động
Do như đại địa
Tĩnh lũy thâm mật
Do như bí tàng
Thường hành huệ thí
Như xe hằng chuyển
Trì giới kiên cố
Như Diệu Cao sơn
Tinh tiến nan hoại
Như kim cương bảo
Trí huệ sâu xa
Giống như đại hải
Chúng sinh chướng dày
Thật nặng thật sâu
Địa Tạng hoằng từ
Chẳng sợ chẳng bỏ
Gíup sự sợ hãi
Như thân như hữu
Phòng chưa oán địch
Như khảm như thành
Giết giặc phiền não
Giống như thần kiếm
Cứu các chúng sanh
Giống như phụ mẫu
Con nếu yếu đuối
Phụ ái biện cường
Nhi bất tiêu hề
Mẫu lân phiên trọng
Đệ tử XX
Ân thâm duyên thâm
Thề dĩ thân tâm
Phụng Địa Tạng Chủ
Phục nguyện hoằng tu
Thường giác ngộ con
Khiến con hằng nhớ
Ức Bồ Đề tâm
Quyết định sinh Tây
Được gần Di Đà
Thừa bản nguyện lực
Hóa độ hữu tình
Tùy nơi trần kiếp
Ở trong xứ khổ
Thay chúng sanh khổ
Làm thành Phật trước
Mới chứng Bồ Đề
Địa ngục chưa trống
Thề chẳng thành Phật
Tận đời vị lai
Không có mệt nhọc
Kiếp đá hóa được
Nguyện này chẳng đổi
Sở tu phúc nghiệp
Sám hối phát nguyện
Đảo loại thiện căn
Thể đồng pháp giới
Mỗi mỗi hồi hướng
Phổ thí hàm thức
Tất chứng chân thường
Quy Tịch Quang độ.
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Hiệu đính xong ngày 28.6.2012
Nhân sinh nhật lần thứ 64
Thích Như Điển
Đức Quốc Viên Gíac Tự Phương Trượng Hòa Thượng.