Phiên âm:
Quyết định thuyết, biểu chân tăng
Hữu nhơn bất khẳng nhiệm tình trưng
Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn
Trích diệp tầm chi ngã bất năng!
Dịch nghĩa:
* Nếu được nói tôi lập trường thẳng thắn
Để tỏ ra lời của một chân tăng
Huynh đệ nghe, nghịch ý chẳng chung lòng
Gay gắt trách, tôi xin cam nhận hết
* Tôi không thích ba hoa vặt vãnh
Thích học điều, Phật tổ đã đinh ninh
Diễn rõ căn nguyên “liễu nghĩa thượng thừa”
Không được vậy, tôi không còn gì để nói
TRỰC CHỈ
Quyết định thuyết là lời nói có lập trường, có trách nhiệm, nhằm bảo vệ mục đích và lý tưởng của mình. Lý tưởng của tác giả là chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của Phật tổ đã đinh ninh dặn dò khuyên dạy. Lập trường của tác giả là “nói thẳng, nói thật”.
Nói để diễn tả chân lý, truyền bá chân lý liễu nghĩa thượng thừa cho mọi người con Phật cùng học hỏi, tiếp thu để hành đạo và chứng đạo. Không nói “vuốt đuôi”. Không nói để “chiếm cảm tình”. Không nói kiểu “thỏa hiệp”. Không nói kiểu “phương tiện”….để rồi người nghe không được tí nào lợi ích.
Học chánh pháp, hành chánh pháp sống theo chánh pháp và truyền bá chánh pháp không thể sử dụng các kiểu nói tầm thường vừa kể. Để bảo đảm giá trị lời nói của một “chân tăng”, một vị thày đúng danh nghĩa của đệ tử mình, lời nói phải có lập trường, phải phục vụ cho một lý tưởng giải thoát, giác ngộ tuyệt vời cao đẹp.
Một chân tăng, theo tác giả Chứng Đạo Ca, sẵn sàng chấp nhận cô đơn, chấp nhận sự công kích, sự thóa mạ…của mọi người. Hoặc sẵn sàng “không nói gì hết”. Bao nhiêu ngôn ngữ nhường hết cho….