Phiên âm:
Cơ phùng ngọc thiện bất năng xan
Bệnh tỵ y vương chẩm đắc ta
Tại dục hành thiền tri kiến lực
Hỏa trung sinh liên chung bất hoại
Dũng thí phạm tội ngộ vô sinh
Tảo thời thành Phật ư kim tại
Dịch nghĩa:
Đói gặp cỗ không ăn sao no được !
Bệnh trốn thày (lương y) mong được lành sao
Sức thiền sâu, ở cõi dục vẫn hành
Sen trong lửa, tốt tươi mới là mầu nhiệm !
Thầy Dũng Thí, lỡ phạm vào tội trọng
Giác ngộ rồi thành Phật có sao đâu !
TRỰC CHỈ
Giáo lý của đạo Phật dạy rằng: Là một con người, tự mình định đoạt số phận mình không ai thay thế sắp xếp định đoạt cho mình được. Cải tạo và xây dựng là hai mặt tích cực, con người dựa vào đó mà quyết định hướng đi và nơi đến của đời mình. Không cải tạo, đào thải, gạn bỏ vô minh phiền não, không xây dựng đức tánh từ, bi, hỉ, xả bồi dưỡng phước đức, trí tuệ thì địa vị Hiền thánh, quả Bồ đề, Niết bàn không ai ban cho ta được.
Đói phải ăn mới no được. Tiệc của vua chiêu đãi, không ăn vẫn đói. Bệnh phải uống thuốc mới lành, tránh thầy, trốn thuốc, bệnh không lành được. Học chánh pháp, phải hành theo chánh pháp mới đem lại kết quả giác ngộ, giải thoát thật sự. Đối với chánh pháp không dám nghe, không để tâm suy nghĩ, không hành thì không hy vọng gì ở nơi sự giúp đỡ bất cứ từ đâu đến.
“Kim sanh tiệm tu quyết đoán,
Tưởng liệu bất do biệt nhân…”
TẠI DỤC HÀNH THIỀN TRI KIẾN LỰC.
Dưới mắt của người chứng đạo, tu sĩ cần có nghị lực, có trí tuệ sắc bén đủ sức CẢI TẠO TẠI CHỖ, phiền não vô minh, chuyển phiền não thành Niết bàn. Chuyển sinh tử thành Bồ đề ngay nơi cõi Ta bà ở trong CÕI DỤC. Đó là điều người tu sĩ, đệ tử Phật phải làm và làm được. Người hành thiền không cần trốn tránh, không cần xa lánh phiền não vô minh, tìm một nơi, một cõi nào đó “thanh tịnh” để Thiền. Sen mọc từ bùn mà không hôi tanh mùi bùn mới là mầu nhiệm. Sen mọc trong biển lửa sắc màu vẫn tươi nhuận, càng mầu nhiệm hơn !
TẠI DỤC HÀNH THIỀN TRI KIẾN LỰC !
Vấn đề TỘI PHƯỚC:
“Tội là chi, phước lại là chi
Đa mang chi hai gánh nặng như chì
Ai bắt tội ? Ai là người chịu tội?”
Theo giáo lý Đại thừa liễu nghĩa:
“Tội tánh bổn không”…..