Phiên âm:
Bất kiến nhất pháp tức như Lai
Phương đắc danh vi quán tự tại
Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không
Vị liễu ưng tu hoàn túc trái
Dịch nghĩa:
* Bằng Phật nhãn CẢNH CĂN là huyễn
Đã huyễn rồi còn thực được nữa sao ?
Chánh quán sâu, trong hành trụ…tứ oai nghi
Trong mọi lúc, đó gọi là “Quán tự tại”
* Giác là hết, còn chi vay với trả
“Nghiệp” tánh không, tìm hình mạo sao ra?
Chỉ vì mê thấy “Có trả có vay”
Ai cho vay nghiệp? Ai là người vay nghiệp
TRỰC CHỈ
Hiện tượng sum la, muôn hồng nghìn tía vạn biệt thiên sai trước mắt, nhìn bằng cái nhìn của nhục nhãn thì không ai có thể phủ nhận được điều đó. Qua con mắt của người chứng đạo, CĂN CẢNHđều là một thứ pháp “duyên sinh”. Mà duyên sinh thì không có cái “Tự ngã”, cái “Thực thể”. Thế cho nên:
“Bằng Phật nhãn CẢNH CĂN là huyển
Đã huyển rồi còn thực được nữa sao ?”
Với Phật nhãn, thấy tất cả, mà như không thấy gì hết, “như không thấy gì hết”, vì thấy tận tường “thực tướng” của vạn pháp là vô tướng.
Phật, theo giáo lý của đạo Phật, không phải là cái ông gì ghê gớm lắm đâu. Phật là người, một con người khác hơn nhiều người ở chỗ nhìn vạn pháp mà “không thấy một pháp nào”. Phật, sự thật chỉ có vậy. Người nào có khả năng như vậy, người đó là Như Lai, là Phật. Địa vị Phật trong Phật giáo không phải địa vị độc tôn dành riêng cho “một ông Phật nào” hay “một tập đoàn Phật” ở một cõi nước thanh tịnh xa xôi nào. Người nào có được “chánh quán niệm” thường xuyên liên tục, giữ được cái trong sáng, cái thấy, thấy tận tường thực tướng của vạn pháp, gọi đó là “Quán tự tại”.
Theo cái thấy của người chứng đạo, tác giả Chứng Đạo Ca “Quán tự tại” không là một con người mà là “một phép Quán” được liên tục thường xuyên không bị tạp niệm vọng tưởng xen vào.
TỘI TÁNH BỔN KHÔNG, thì cái gọi là nghiệp chướng cũng không có được thực.”…Ngũ uẩn phù hư không khứ lai”. “Tam độc thủy bào hư xuất một”….
Cho nên:
“Giác là hết, còn chi vay với trả
“Nghiệp” tánh không, tìm hình mạo sao ra?
“Chỉ vì mê thấy “Có trả có vay
“Ai cho vay nghiệp? Ai là người vay nghiệp ?