THI CA 4 – CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ TỘI PHƯỚC VÀ THIỆN ÁC

đạo ca chương 4

Phiên âm:

Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch
Tỉ lai trần kính vị tằng ma
Kim nhật phân minh tu phẩu tích

Dịch nghĩa:

Tội là chi, phước lại là chi?
   Đa mang chi hai gánh nặng như chì!
   Ai bắt tội? Ai là người chịu tội?
+ Thiện là chi, ác cũng lại là chi?
    Sợ làm chi hai danh tự vô nghì!
    Sợ cái đáng sợ! Lương tâm tự hành hạ lấy
+ Gương lòng sáng, xưa nay ta vốn có
    Mặc cho bụi mờ vĩnh viễn chẳng quan tâm
    Ngày hôm nay có cơ hội lau chùi
    Sáng soi thấy, “phước” và “tội” không ai ban ai phạt

TRỰC CHỈ

Nền giáo lý Phật nhằm đào tạo cho con người đức tánh tự tôn. Cái nhân bản của con người là tối tôn và hoàn toàn trong sáng. Con người hãy phát huy đức tánh vốn có ấy để mà sống một cách tự tin ở khả năng, ở nơi nhân bản cao đẹp vốn có của mình.

Người đệ tử Phật không tôn trọng ai khác, ngoài nhân bản thanh cao trong sáng, mà tác giả Chứng Đạo Ca gọi đó là “Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật” của chính con người.

Vì vậy, người đệ tử Phật, học Phật, tu theo đạo Phật không được sợ bất cứ một thế lực “linh thiêng”, một sức mạnh vô hình hay một đấng thưởng phạt siêu nhiên nào đó, như một số người nhẹ dạ dạ dễ tin thường sợ. Người theo đạo Phật chỉ sợ nhân quả.

Tâm não của con người là “căn cứ địa” phát xuất và biểu hiện qua “nghiệp nhân” THIỆN hay ÁC. Chữ “nghiệp” trong đạo Phật chỉ hành động THÂN của KHẨUcủa Ý được biểu hiện cụ thể. Gieo nghiệp nhân THIỆN sẽ gặt hái trái ngon, tốt lành. Gieo nghiệp nhân BẤT THIỆN cũng sẽ được thu hoạch trái không ngon, cay đắng…

Nhân thế nào, quả thế ấy, như bóng theo hình. Chung qui lại, do TÂM làm chủ hết. Tạo nghiệp nhân thiện hay ác, sẽ tự nhận lấy quả khổ hay vui. Hễ nhận lấy quả khổ thì người ta cho là do mắc TỘI.

Nếu nhận lấy quả vui  thì người ta cho là được PHƯỚCTỘI hay PHƯỚC rõ ràng chỉ là kết quả của con người gieo nhân THIỆN hay ÁC ở thời gian trước đó mà thôi.

Đúng chân lý mà nói thì không ai là người có quyền ban cho và không ai là người phải chịu tội với ai cả.

Lập trường bình đẳng của đạo Phật, biểu hiện cụ thể qua tính “bình đẳng về nhân bản của mọi con người”

“Sáng soi thấy: TỘI, PHƯỚC không ai ban và ai phạt”.