Phiên âm:
Chân bất lập vọng bổn không
Hữu vô câu khiển bất không không
Thập lục không môn nguyên bất trước
Nhất tánh Như Lai thể tự đồng
Dịch nghĩa:
* Chân khôn thực, lấy chân đâu để lập ?
Vọng không CHÂN, tìm vọng ở nơi nao ?
Có và KHÔNG, xóa sạch chớ để lòng
Có không thật, KHÔNG không hoàn toàn rỗng
* Mười sáu món (1), gọi là KHÔNG, không dính dáng
Chư Như Lai cùng chứng thể tịch nhiên nầy.
1. Nôi không 2. Ngoại không 3. Nôi ngoại không 4. Không không 5. Đại không 6. Thắng nghĩa không 7. Hữu vi không 8. Vô vi không |
9. Tất cánh không 10.Vô tể không 11.Tán không 12.Bổn tánh không 13.Tự tánh không 14.Nhất pháp không 15.Vô tánh không 16.Vô tánh tự tánh không |
TRỰC CHỈ
Bước vào đạo Phật, học đạo, hành đạo, người ta thường quan tâm về CÓ, KHÔNG, TỘI, PHƯỚC, THIỆN, ÁC và cao hơn một bậc là vấn đề CHÂN VỌNG.
Người ta hướng về những fì gọi là CHÂN và mong mỏi tìm cầu CHÂN, tha thiết muốn CHỨNG được cái gọi là CHÂN ấy. Đã thi1ch CHÂN thì người ta rất sợ VỌNG. Họ bảo rằng: “Tu hành phải tĩnh tâm, quán chiếu tâm thường xuyên để mà DIỆT VỌNG. Chừng nào DIỆT HẾT VỌNG thì được CHÂN và sẽ chứng nhập CẢNH GIỚI CHÂN NHƯ...có được Niết bàn !”
Lý lẽ đó, người học Phật chưa sâu, khó tìm thấy chỗ “phi chân lý”. Cho nên có thể có rất nhiều người thích nghe thứ giáo lý “thùng rỗng kêu to” như vậy.
Qua cái thấy của người chứng đạo:
CHÂN khôn thực, lấy CHÂN đâu để lập ?
CHÂN không tự thể, lấy gì để LẬP cái gọi là CHÂN ? Đối với VỌNG thì:
“VỌNG không CHÂN, tìm VỌNG ở nơi nao ?
VỌNG không CHÂN nghĩa là tự nó không có thực thể thì lấy gì để DIỆT ?
Thấy được vấn đề VỌNG CHÂN không tự thể, hành giả sẽ “rảnh” hết những ý niệm TRỪ và DIỆT. Ý niệm CẦU và CHỨNG hành giả trở thành “nhàn đạo nhân”.
Vấn đề CÓ, KHÔNG cũng vậy. CÓ là CÓ cái gì ? KHÔNG là KHÔNG cái gì ? Người chứng đạo không hề phủ nhận sự hiện diện của vạn pháp mà cũng không khẳng định vạn pháp CÓ theo kiểu thấy thông thường.
Người chứng đạo xóa sạch hết ý niệm CÓ, KHÔNG. Vì CÓ, không tự thể đó là CÓ mà không. KHÔNG, không tự thể nhưng không phải vĩnh viễn KHÔNG như sừng thỏ lông rùa. Hiểu chân lý đó hành giả không còn quan tâm vấn đề CÓ và KHÔNG.
HỮU VÔ CÂU KHIỂN BẤT KHÔNG KHÔNG
Người đạt đạo không những không vướng mắc vào một thứ không mà hai không, ba không… cho đến mười lăm không, mười sáu,,,thứ không cũng đều không vướng mắc. Tất cả chư Như Lai thành tựu quả vị của mình cũng từ sự thể nhập chân lý thanh tịnh rỗng rang vô trụ vô trước ấy.