THI CA 32 – CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ MỘT LÀ TẤT CẢ TẤT CẢ LÀ MỘT

đạo ca chương 32

Phiên âm:

Tuyết sơn phì nị cánh vô tạp
Thường xuất đề hồ ngã thường nạp
Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh
Nhất pháp biến hàm nhất thiết pháp
Nhất nguyệt phổ hiện nhất thiết thủy
Nhất thiết thủy nguyệt, nhất nguyệt nhiếp
Chư Phật pháp thân nhập ngã tánh
Ngã tánh đồng cộng Như Lai hợp

Dịch nghĩa:

* Vùng núi tuyết cỏ phì tươi tốt
Sữa bò thơm sản xuất vị đề hồ
Rất hữu duyên với Phật pháp trên đời
Được thọ dụng: vị đề hồ chánh pháp

* Trong một tánh, bao hàm hết thảy tánh
Một pháp nầy, chứa cả chất pháp kia
Một vầng trăng, in bóng khắp sông hồ
Trăng vô số, kỳ thật, một trăng duy nhất
Pháp thân Phật và tánh ta không khác
Tánh của ta là Phật tánh, Như Lai.

TRỰC CHỈ

Chủng tánh Đại thừa, nhìn vạn pháp qua tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa, hành giả sử dụng “tuệ nhãn”, họ thấy rất rõ chân lý: “một” là “tất cả”. “Tất cả” là “một”.

Người chưa có cơ hội nghiên cứu, tu học Đại thừa nghe qua, họ không tiếp thu dễ dàng được, còn nói chi bằng lòng chấp nhận. Muốn tìm hiểu vấn đề “một” là “tất cả” nầy, trước hết nghiên cứu về chân lý: “vạn pháp duyên sinh” của Phật giáo. “Duyên sinh” nghĩa là vạn pháp không pháp nàn đơn độc tự sinh, mà một sự vật nào đó, đều phải kết hợp nhiều yếu tố và điều kiện….Bông hồng không thể tự nhiên có ra bông hồng. Trái táo không tự dưng có ra trái táo….Trong trái táo có đất, có nước, có phân xanh, có NPK, có UG, có “bồ tạt”…có cả mây đen, ánh nắng, cả mặt trời và còn có hình bóng con người nữa chứ !

Giáo lý MỘT là TẤT CẢ, phải thấy bằng TUỆ NHÃN với một THIỀN TÂM. Không có THIỀN TÂM, không có TUỆ NHÃN sẽ không thấy được sự nhiệm mầu của vạn pháp, của đất trời mà ta đang sinh hoạt.

Vấn đề Pháp thân chư Phật vào trong tâm tánh ta. Tâm tánh ta và Pháp thân cũng vậy. Trong ta có Phật. Trong Phật có ta. Khi ta mê thì ta là ta, ta không là Phật. Lúc ta không còn mê, ta đã GIÁC thì ta là Phật, ta không còn là chúng sanh mê muôi, tội lỗi nữa. Bởi vì Phật xưa kia, khi còn mê mờ chân lý thì vẫn là một con người, một chúng sanh. Khi chúng sanh GIÁC, tỉng thức thì không còn là chúng sanh nữa mà là Phật. Thế cho nên:

“Nhất tánh viên thông nhất thiết tánh”

Tánh Phật và tánh chúng sanh không có ranh giới riêng khác, mà chỉ khác ở điểm  và GIÁC.