THI CA 28 – CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VẤN ĐỀ XẢ BỎ VÀ TÌM LẤY

đạo ca chương 28

Phiên âm:

Xả vọng tâm, thủ chân lý
Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy
Học nhân bất liễu dụng tu hành
Chân thành nhân tăc tương vi tử

Dịch nghĩa:

Bỏ tâm vọng. Vọng tìm không có
Chân lý tìm ? Chân lý biết ở đâu ?
Sai lầm ngay trong ý niệm BỎ, TÌM
Lơi cảnh giác, tưởng con mà là giặc!

TRỰC CHỈ

Hễ có ý niệm LẤY, BỎ thì cũng có ý niệm tốt, xấu, thương, ghét, thân, sơ, sang, hèn, phải, quấy, ta, người….Đó là những ý niệm phát xuất từ vô minh vọng động, khiến cho CHÂN TÂM thanh tịnh vốn có của con người bị ẨN mất. Ví như sóng mòi, bọt bèo của nước biển không thể hiện được tánh phẳng lặng như tờ của biển.

Theo giáo lý Bát Nhã Ba La Mật, pháp sai lầm trái chân lý trừ bỏ đã đành mà pháp gọi là chánh là đúng cũng phải bỏ nốt.

Một bàn tay cầm nắm phải bùn đất, cần buông bỏ đã đành, bàn tay cầm kim cương, vàng ròng thì bàn tay đó cũng bị “nắm cứng” vì mớ vàng ròng và kim cương ấy. Bàn tay se không dùng được vào một việc gì khác, trong khi công dụng của bàn tay có thể phát huy diệu dụng, lợi ích vô cùng.

Sai lầm của THỦ, XẢ nó không đóng khung trong “thủ xả” mà nó liên can lôi cuốn theo nhiều thứ khác. Vì vậy, tác giả nói:

“Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy…”