THI CA 26 – CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO ….NHẤT THIẾT DUY TÂM…

đạo ca chương 26

Phiên âm:

Tâm caảh minh, giám vô ngại
Hoát nhiên huýnh triệt châu sa giới
Vạn tượng sum la ảnh hiện trung
Nhất lỏa viên quang phi nội ngoại

Dịch nghĩa:

Gương tâm sáng, rõ soi không ngăn ngại
Thoắt ngộ rồi, thu hết thế giới hằng sa
Vạn tượng sum la, là ảnh hiện của tâm này
Có TUỆ GIÁC, “trong” “ngoài” không ranh giới

TRỰC CHỈ

Trong giáo lý Phật, đề cập TÂM là đi vào lãnh vực “chuyên”, vào chiều sâu thăm thẳm của tư duy và quán chiếu. Nói cách khác, người học Phật muốn nhận thức về TÂM, thưởng thức được hương vị giải thoát của TÂM, công dụng tuyệt vời thánh thiện của TÂM, người đạo sĩ phải thực hiện THIỀN, phải vận dụng CHÁNH QUÁN.

Bởi vì TÂM ở trong đạo Phật nói có nhiều tên gọi. Mỗi tên gọi, một công dụng, một giá trị lợi hay bất lợi, “bạn” hay “thù”, chỉ người thực học, thực tu, mới hiểu hết, hiểu kỹ từng công dụng của các thứ TÂM:

  1. Nhuc đoàn tâm
  2. Vọng tâm
  3. Thường trú chân tâm
  4. Như Lai Viên Giác Diệu tâm
  5. Duyên lự tâm
  6. Bát thức tâm
  7. Tích tụ tinh yếu tâm

Tâm có nhiều tên gọi như vậy, cho nên nghiên cứu đạo Phật sơ sài, hời hợt mà bàn luận về TÂM thì khó mà quán triệt vấn đề.

TÂM CẢNH MINH, chỉ cho cái tâm được loại bỏ “vọng tâm”, loại bỏ “duyên lự tâm”, những thứ tâm nghĩ ngơị lăng xăng , tạp nhạp, thứ tâm gây ra một nguyên nhân và hậu quả khổ đau cho loài người.

TÂM CẢNH MINH là NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM là THƯỜNG TRÚ CHÂN TÂM của con người vốn có. Theo giáo lý đạo Phật, đó là “bản thể” của vũ trụ vạn hữu. Vạn tượng vạn hữu là pháp “duyên sanh” từ tâm thể đó mà ra:

“Nhược nhơn dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ưng quán pháp giới tánh
NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO

“Duy tâm tạo” là “tâm thể” bao hàm thu tóm hết vạn tượng sum la, không còn vật nào “ở trong”, cái gì “ở ngoài” nữa. Cũng như sóng mòi, bọt bong bóng, không có cái gọi là “trong”, là “ngoài”, vì là cùng một duyên sanh trên mặt bìển bao la vô tận của nước đại dương.