THÊM MỘT CHÚT TINH TẤN

thêm một chút tinh tấn

Trong Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa , Phẩm “Thọ Học Vô Học Nhơn Ký”, thứ 9, Phật Thích-Ca đã dạy những lời sau cho các vị Bồ-Tát:

…. “Ta cùng bọn ông A-Nan ở chỗ Đức Phật Không-Vương đồng-thời phát-tâm Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. A-Nan thường ưa học rộng, còn ta thường ưa siêng-năng tinh-tấn. Cho nên, nay ta đã thành vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, mà A-Nan hộ-trì pháp của ta….”

Theo như lời dạy của Đức Thế-Tôn, tinh-tấn rất quan-trọng trên đường tu học. Hạnh tinh-tấn là một hạnh rất quan-trọng trong việc thực-hành Phật-pháp để đưa hành-giả đến “mục-tiêu” Niết-Bàn an-vui, đến “mục-tiêu” quả-vị.

Hẳn-nhiên, các Phật-tử đồng-ý: tinh-tấn rất quan-trọng trong khi thực-hành Phật-Pháp. Tuy-nhiên, không phaœi tất-cả Phật-tử đều hiểu rõ ý-nghĩa và phương-pháp để áp-dụng tinh-tấn vào việc tu tâm cho riêng mình.

Hỏi: Tinh-tấn là gì?

Đáp: (Đây là vài câu trả-lời thâu-góp được:)

1. Cố-gắng!

2. Đại-khái là cố-gắng!

3. Không rõ lắm. Thì cố-gắng vậy thôi.

4. Thì cố-gắng chứ làm sao?

5. Cố-gắng mà không phaœi cố-gắng kiểu thường.

6. Thì tinh-tấn!

Hoœi: Đồng-ý tinh-tấn là cố-gắng. Vậy làm sao mà áp-dụng tinh-tấn vào việc tu tâm?

Đáp: (Đây là vài câu traœ-lời thâu-góp được:)

1. Cố-gắng thì cố-gắng chứ ai biết làm sao mà cố-gắng.

2. Không rành.

3. Không chắc lắm. Chỉ biết là cố-gắng thôi.

4. Mmmm…..?!?! Mà hoœi làm gì?

5. Thì cố-gắng đại.

Hỏi: Nêu một thí-dụ về tinh-tấn được không?

Đáp: (Đây là vài câu trả-lời thâu-góp được:)

1. Ai mà biết?

2. …..?!?!…. (im-lặng)

3. Thì cố-gắng đại.

4. Không rành.

5. Không biết.

Tinh-tấn là gì?

“Tinh-tấn Ba-La-Mật” là nghị-lực, là bền-chí, là cố-gắng, là quyết-tâm đạt cho bằng được mục-tiêu cuối cùng. Bồ-Tát luôn-luôn cố-gắng và luôn-luôn tự-tin. Thất-bại là một bước tiến đến thành-công. Chướng-ngại và nghịch-cảnh thêm nghị-lực và ý-chí phấn-đấu. Nguy-biến thêm can-đảm. Khó-khăn nặng-nhọc không chùn bước. Đau ốm thêm ý-chí phấn-đấu. Bồ-Tát vạch lối đi khó-khăn, vượt qua mọi trở-ngại, và không có bất-cứ một lý-do nào có thể làm cho Ngài chùn bước.

Tinh-tấn là một nỗ-lực không ngừng của nội Tâm để đạt đến mục-tiêu của Tâm. Chưa đến mục-tiêu thì không ngừng, không chểnh-mảng lười-biếng, và không chịu thua bất-cứ chướng-ngại hoặc nghịch-cảnh nào. Tinh-tấn chận-đứng hoặc giảm-thiểu hoạt-động của phàm-Tâm để giúp Chân-Tâm càng ngày càng dễ hiển-lộ hơn. Dùng “mục-tiêu” làm phương-tiện đo-lường tinh-tấn, và tự khuyến-khích suốt đường đi Niết-Bàn. Tinh-tấn là năng-lực tinh-thần, là sức-khỏe của nội-tâm, là nỗ-lực không ngừng,

Tinh-tấn là cố-gắng. Kiên-trì cố-gắng. Siêng-năng cố-gắng. Miệt-mài tu-tâm không ngừng-nghĩ. Cố-gắng giữ Phật-Pháp trong Tâm. Cố-gắng bất-kỳ thời-tiết, bất-kỳ sức-khỏe, bất-kỳ hoàn-cảnh, bất-kỳ tâm-trí. Tóm lại, tinh-tấn là phương-tiện giúp Phật-tử diệt những lý-do caœn-trở của Thân và những thối-thác của Tâm. Có tinh-tấn là có dụng-cụ phá khó-khăn cản lối đi tới của lòng chí-thành tu tâm.

Tinh-tấn là ý-chí sắt đá và dũng-mãnh. Tinh-tấn là một phẩm-hạnh hiện-diện trong các phương-thức thực-hành Phật-pháp.

Trong 6 Ba-La-Mật, “Chánh Tinh-Tấn” ngăn-ngừa không cho phát-sanh những tư-tưởng bất-thiện chưa phát-sanh, và làm cho những tư-tưởng thiện đã phát-sanh càng nảy-nở thêm. Tinh-tấn nỗ-lực phục-vụ thiện (“thiện” tức là an-vui cho mình và mọi người, là bình yên và vui vẻ của tất cả chúng sanh).

Trong 7 Giác Chi, Tinh tấn được gọi là “Bồ Đề Tấn”, là một trong 7 nhơn sanh quả Bồ Đề, là một trong 7 phương thuốc để trị bệnh vô minh (bệnh quên). Phàm Tâm vô minh “quên” Phật Tánh hằng có trong mỗi mỗi chúng sanh, và Tinh tấn là thuốc “nhớ” để đối trị bệnh “quên”.

Trong 4 Chánh Cần,Tinh tấn là tác động của 4 lối cố gắng chơn chánh.Đối với các “thiện pháp”, Tinh tấn duy trì thiện pháp sẵn có, và làm cho phát sanh thiện pháp chưa có. Đối với các “ác pháp”, Tinh tấn diệt trừ ác pháp đã có và ngăn ngừa không cho phát sanh ác pháp chưa có. “Thiện pháp” mang an lạc đến chúng sanh. “Ác pháp” khiến chúng sanh đau khổ.

Tinh tấn hiệp với Trí Tuệ thành một năng lực vô cùng trọng yếu có thể hoàn tất mọi việc.Tinh tấn duy trì sự tăng trưởng của Trí Tuệ.

Lấy thí dụ hàng ngày cần uống một lượng thuốc điều đủ để kềm bệnh áp huyết giúp bệnh nhân sống bình thường khỏe mạnh. Áp huyết cao cần lượng thuốc nhiều. Bệnh còn thì thuốc phải còn. Bệnh áp huyết ví như phàm Tâm. Thuốc ví như Phật Pháp. Lượng thuốc ví như lượng Tinh tấn. Thuốc giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh ví như Phật Pháp giúp sanh sống an vui. Bệnh còn thì thuốc còn. Chưa đạt mục tiêu thì còn tinh tấn. Thuốc và Tinh tấn cần hiện diện bất kể hoàn cảnh và bất cứ nơi đâu.

Luôn luôn tinh tấn. Cần tinh tấn trong mọi hoàn cảnh, trong mọi tình huống của Tâm, mọi thể chất của Thân, mọi thời, mọi lúc, mọi nơi, v.v… Đức Phật có dạy: “Chúng-sanh là Phật sẽ thành”, và Phật-tưœ tin-tươœng như vậy. Bây-giờ “mang thói-quen làm chúng-sanh” nên cần tinh-tấn, chuyên-cần thực-tập “thói-quen làm Phật”. Càng tinh-tấn thì càng gần Niết-bàn an-vui.

Lấy thí-dụ đi bộ đường xa, bước nầy rồi đến bước kia, cố-gắng để một chân về phía trước của chân kia, cố-gắng liên-tục như vậy cho đến khi nào đến nơi. Chưa đến nơi thì vẫn còn bước. Mỗi bước đều đưa hành-giaœ đến gần mục-tiêu hơn. Mỗi bước có thể ngắn dài, nặng nhẹ, nhanh chậm, có khác-biệt. Việc bước tới là quan-trọng nên không cần phân-loại, phê-bình mỗi bước tới, miễn là bước tiến chứ không lùi. Tinh-tấn đi đến Niết-bàn ví như hành-nhân cố-gắng bước từng bước một cho đến nơi. Chỉ đơn-thuần một sự cố-gắng mà không phân-bì, không chê-khen, không sợ-sệt, không sờn lòng nản chí. Vì mục-tiêu nên mỏi chân vẫn cứ bước đi tới. Vì Niết-Ban, vì an-vui, vì giải-thoát đau-khổ, vì thanh-tịnh, cho nên hành-giaœ tinh-tấn thực-hành Phật-Pháp, bất-kể đau ốm, biếng-lười, nghịch-cảnh, v.v….

Lấy thí-dụ mình theo học một lớp thực-tập đàn Tây-ban-cầm, rồi một hôm nghe tiếng đàn của Andrés Segovia (“vua” đánh đàn Tây-ban-cầm), mình biết tài-nghệ của mình kém, nên mình lấy kết-quả của ông Segovia làm mục-tiêu cho mình, và mỗi ngày chuyên-cần luyện-tập đàn. Khả-năng của ông Segovia là mục-tiêu cố-gắng cho người tập đàn. Đức-hạnh của Chư Phật và Bồ-Tát là gương sáng, là mục-tiêu cho hành-giả tinh-tấn. Tập đàn thường xuyên ví như liên-tục tinh-tấn thực-hành Phật-pháp. Tinh-tấn thực-hành trong mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi niệm, mỗi cử-động của Thân, mỗi suy-nghĩ của Tâm, v.v….. Tinh-tấn không sợ quả-vị Phật-Đà quá cao, khó với tới nổi. Tinh-tấn không sợ tu quá lâu. Nhứt-định tinh-tấn vượt qua 3 “a-tăng-tỳ” kiếp! Kiên-trì thực-hành Phật-pháp, vì mình nhắm thẳng mục-tiêu Niết-Bàn an-vui, vì mình tin-tưởng mãnh-liệt ở Tam-Bảo dẫn-dắt, tin-tưởng Phật-Pháp vi-diệu, và tin-tưởng lời của Đức Phật: “Ta là Phật đã thành, chúng-sanh là Phật sẽ thành.” Tinh-tấn tiến tới. Cố-gắng từng lúc thực-hành. Kiên-trì tu-tập vì có mục-tiêu, vì có gương lành để noi theo.

Tinh-tấn bao-lâu thì đạt được mục-tiêu? Tu-Tâm bao giờ xong? Hát một bài bao nhiêu lần thì hát hoàn-hảo? Đánh một bản nhạc bao nhiêu lần thì đánh đàn trở thành điêu-luyện? Học thi thì học bài cũ bao-nhiêu lần mới đủ làu-thông? Nấu bao-nhiêu nồi cơm thì tài nấu-nướng tuyệt-hảo? Luyện hát thì phải hát hoài-hoài. Luyện chơi đàn thì phải đánh đàn hoài-hoài. Luyện thi thì phải học bài cũ hoài-hoài cho nhuần-thấm. Luyện nấu cơm thì phải tập nấu hoài-hoài cho phương-pháp nấu-nướng “nhập tâm”. Luyện tu Tâm thì Tâm cần lặp lại hoài-hoài cái Phật-pháp vi-diệu. Đấy, cái khó ở đây không phaœi là Phật-tử không có khả-năng, mà khó ở chỗ là thời-gian trừu-tượng. Khó vì hành-động nhàm, dễ chán-nản. Khó vì hành-động chưa quen, thấy thất-bại nên dễ nản. Cha mẹ thường khuyên con: “Cố-gắng chuyên-tâm học-hành thì sẽ có ngày thành-công.” Nay mượn lời nầy để tự mình nhắc-nhơœ mình trên bước đường hành đạo.

Tranh-đua cần đối-tượng thì tinh-tấn cũng cần đối-tượng. Đối-tượng của tinh-tấn là gì? Là ai? Phật-tử chạy đua với ai? Cần đối-tượng để Phật-tử dễ biết mình có tiến-bộ? Khó-khăn của Phật-tử là “mình đấu với mình”. Thắng hoặc thua cũng là mình! Lấy thí-dụ cha mẹ khuyên con học-hành siêng-năng cho tương-lai, và cha mẹ đặt ra “mục-tiêu” (thí-dụ: đòi-hỏi bài thi phải được mấy điểm) và tập cho con quen “thời-khóa-biểu” (đúng giờ nào thì con bắt-đầu ngồi học bài, đến giờ nào thì con phải đem bài trình cho cha mẹ duyệt lại). Cha mẹ đặt mục-tiêu và thời-khóa-biểu để giúp con siêng học điều-độ. Lấy thí-dụ người tập đàn thì đặt “mục-tiêu” (tập một bài trong 3 tháng để cố dự kỳ thi lên lớp, lên lớp cũng là một mục-tiêu), và tự ấn-định “thời-khóa-biểu” (mỗi ngày tập đàn 3 giờ liên-tục, không gián-đoạn). Cũng như thế, Phật-tử cần đặt cho mình “mục-tiêu” và “thời-khóa-biểu” để giúp mình tinh-tấn điều-độ.

*

Vài thí-dụ Áp-dụng tinh-tấn:

Không tinh-tấn thì chẳng biết khi nào mới hưởng an-vui. Phật-tưœ nên nhớ lời dạy của Đức Phật, nhờ tinh-tấn nên Đức Phật thành Phật trước trong khi Đức A-Nan vẫn hộ-pháp.

Muốn áp-dụng tinh-tấn, thì hành-giả cần đặt “mục-tiêu” để tự khuyến-khích, bền-chí đi tới, và cần “thời-khóa-biểu” để tự kềm-chế sự biếng-trệ, tự thắng các chướng-ngại.

1. Thí-dụ: mục-tiêu là “100% chú-tâm”. Dùng thời-gian chú-tâm liên-tục như một dụng-cụ đo-lường sự tiến-bộ cuœa việc hành pháp. Dựa vào mục-tiêu để tự khuyến-khích, tự cho “điểm”, tự vui-mừng với các thành-quả “giữa đường”, ví-dụ như “Vui quá! Hôm nay mình chú-tâm 100% trong việc niệm kinh suốt 5 phút liên-tục, không nghĩ đến gì khác trong 5 phút nầy.” hoặc là “Vui quá! Kỳ tọa-thiền nầy, mình theo-dõi đề-mục có vẻ lâu hơn mấy hôm trước.”

2. Thí-dụ: “thời-khóa-biểu” là một giờ thực-hành vào đúng 6 giờ sáng, thực-hành liên-tục một giờ không được gián-đoạn giữa chừng, và một giờ thực-hành đúng lúc 9 giờ đêm, thực-hành liên-tục một giờ không được gián-đoạn giữa chừng, vặn đồng-hồ reng đàng-hoàng chứ không được ăn-gian chính mình.

Ban-đầu, chưa quen “mục-tiêu” nên chưa thấy tiến-bộ, và chưa quen “thời-khóa-biểu” nên cảm-thấy lười nhớt-nhát lắm. Phật-tưœ giữ nổi kỷ-luật, nghiêm-khắc với chính mình thì riết sẽ quen, dần-dà sẽ thành thói-quen. Chúng-ta có “thói-quen làm chúng-sanh” với phàm-Tâm bung-thùa, dễ-dãi lâu nay rồi, nên ngày nay chúng-ta thực-tập cho thành “thói-quen làm Phật” với Chân-Tâm thanh-tịnh, Phật-Tánh kim-cang. Vậy thì, Phật-tử thực-tập điều-độ, tinh-tấn điều-độ, và dần-dà sẽ có thói-quen “Tâm an-vui”.

*

Thí-dụ: Tụng Kinh:

Mục-tiêu cho “Tâm tụng Kinh” là chú-tâm hoàn-toàn trong việc tụng-niệm kinh, Tâm không bị chi-phối bởi bất-cứ việc gì.

Thời-khóa-biểu là mỗi sáng đúng 6 giờ sáng thì khởi sự tụng kinh cho đến đúng 7 giờ mới được ngừng, và đúng mỗi cuối tuần vào thứ bảy thì đi chùa tụng kinh với chư vị Tăng Ni và mọi ngưòi.

Mục-tiêu và thời-khóa-biểu phải được triệt-để giữ. Không được viện lý-do thối-thoát nào cả. Mệt cũng tụng-kinh. Bệnh cũng tụng-kinh. Chủ nợ đòi cũng tụng-kinh. Lười-biếng cũng tụng-kinh. Mưa cũng tụng-kinh. Nắng cũng tụng-kinh. Tuyết cũng tụng-kinh. Vui cũng tụng-kinh. Buồn giận cũng tụng-kinh. Hễ đúng giờ thì Phật-tử phải tụng-kinh, và cố-gắng giữ Tâm trên mục-tiêu. Kiên-trì với mục-tiêu và thời-khóa-biểu như vậy sẽ thấy Tâm càng ngày càng tĩnh-lặng, Tâm càng ngày càng bình-yên. Kiên-trì thì cảm-giác được, hiểu được, vui được, hưởng được sự thanh-tịnh an-vui; mình “chứng-thấy” sự an-vui như lời Phật dạy, như chư Tăng Ni thuyết-pháp. Có làm thì có hưởng! Có làm thì biết khó! Có làm thì thông-cảm cái khó của mọi người chưa tinh-tấn! Tinh-tấn mau an-vui. Chưa tinh-tấn thì chưa an-vui.

Tinh-tấn giữ Tâm liên-tục trong mỗi một lời tụng kinh. Cố-gắng giữ Tâm “khắn” với từng chữ, từng âm-thanh đang tụng niệm. Kiên-trì chú-tâm trong lời kinh và chú-nguyện của Phật. Tinh-tấn không cho Tâm chạy về quá-khứ hoặc tương-lai, ví như sự kiên-trì của người Mẹ nắm tay người con nhỏ, không cho con rời xa Mẹ. Cố-gắng không nghĩ đến việc gì ngoài việc tụng kinh. Liên-tục giữ Tâm tụng kinh, trong từng niệm, từng tiếng chuông, từng tiếng mõ. Tinh-tấn ví như buộc-chặt Tâm của người tụng với Phật-Tâm thanh-tịnh, khiến Tâm không rời chú-nguyện của Phật. Tiếng chuông mõ liên-tục vang thì tinh-tấn liên-tục giữ Tâm với tụng kinh. Tinh-tấn tụng kinh để liên-tục cắt-đứt mọi suy-nghĩ khác. Tinh-tấn! Kiên-nhẫn với chính mình. Tự khuyên-nhuœ mình: “Thêm một chút tinh-tấn.”

*

Thí-dụ: Lần chuỗi Niệm Phật :

Mục-tiêu cho “Tâm niệm Phật” là chú-tâm hoàn-toàn vào việc niệm, Tâm không chi-phối vào bất-cứ việc gì khác ngoài việc niệm Phật.

Thời-khóa-biểu là mỗi sáng đúng 6 giờ sáng thì khởi sự lần chuỗi niệm Phật cho đến đúng 7 giờ mới được ngừng, và mỗi tối đúng 9 giờ tối thì khơœi sự lần chuỗi niệm Phật cho đến đúng 10 giờ tối mới được dừng.

Mục-tiêu và thời-khóa-biểu phải được triệt-để giữ. Không được viện lý-do thối-thoát nào cả. Mệt cũng lần chuỗi niệm Phật. Bệnh cũng lần chuỗi niệm Phật. Chủ nợ đòi cũng lần chuỗi niệm Phật. Lười-biếng cũng lần chuỗi niệm Phật. Mưa cũng lần chuỗi niệm Phật. Nắng cũng lần chuỗi niệm Phật. Tuyết cũng lần chuỗi niệm Phật. Vui cũng lần chuỗi niệm Phật. Buồn giận cũng lần chuỗi niệm Phật. Làm lạc mất xâu chuỗi thì cũng niệm Phật! Hễ đúng giờ thì Phật-tử phải lần chuỗi niệm Phật, và cố-gắng giữ Tâm trên mục-tiêu. Kiên-trì với mục-tiêu và thời-khóa-biểu như vậy sẽ thấy Tâm càng ngày càng tĩnh-lặng, Tâm càng ngày càng bình-yên. Kiên-trì thì caœm-giác được, hiểu được, vui được, hưởng được sự thanh-tịnh an-vui; mình “chứng-thấy” sự an-vui như lời Phật dạy, như chư Tăng Ni thuyết-pháp. Có làm thì có hươœng! Có làm thì biết khó! Có làm thì thông-cảm cái khó của mọi người chưa tinh-tấn! Tinh-tấn mau an-vui. Chưa tinh-tấn thì chưa an-vui.

Tinh-tấn giữ liên-tục trong việc niệm, không cho nhớ các việc đã qua và không nghĩ đến những việc chưa đến. Nếu Tâm “lỡ” lao-xao nhớ về lúc xưa hoặc “lỡ” nghĩ các việc tương-lai, thì tinh-tấn “kéo” Tâm trở về việc niệm Phật. Không nản lòng vì Tâm quên mục-tiêu. Không màng nhớ đến các hạt chuỗi trước. Không màng đến các niệm đã qua. Cố-gắng giữ sự chú-tâm ơœ lần niệm hiện-thời. Không đếm số lần “quên” chú-tâm. Nhứt-quyết không quên trong niệm hiện-tại. Tinh-tấn trong hiện-tại. Nếu Tâm lo-lắng việc nhà, buồn việc gia-đình, bồn-chồn tính-toán, nếu Tâm quên niệm liên-tục, thì tinh-tấn tự khuyên-nhủ “Ráng thêm 5 niệm nữa thôi” hoặc là “niệm thêm 3 phút nữa thôi”. Bền-chí với chính mình. Tinh-tấn! Kiên-nhẫn với chính mình. Tự khuyên-nhủ mình: “Thêm một chút tinh-tấn.”

*

Thí-dụ: Tọa thiền:

Mục-tiêu giữ “Tọa-thiền” (ngồi thiền) là giữ Tâm ở đề-mục thiền, theo-dõi mọi biến-chuyển của Thân và Tâm mà không được nghĩ đến bất-cứ một việc gì khác.

Thời-khóa-biểu là mỗi sáng đúng 6 giờ sáng thì khởi sự tọa-thiền cho đến đúng 7 giờ mới được ngừng, và mỗi tối đúng 9 giờ tối thì khởi sự tọa-thiền cho đến đúng 10 giờ tối mới được dừng.

Mục-tiêu và thời-khóa-biểu phải được triệt-để giữ. Không được viện lý-do thối-thoát nào cả. Mệt cũng tọa-thiền. Bệnh cũng tọa-thiền. Chủ nợ đòi cũng tọa-thiền. Lười-biếng cũng tọa-thiền. Mưa cũng tọa-thiền. Nắng cũng tọa-thiền. Tuyết cũng tọa-thiền. Vui cũng tọa-thiền. Buồn giận cũng tọa-thiền. Làm lạc mất xâu chuỗi thì cũng niệm Phật! Hễ đúng giờ thì Phật-tử phải tọa-thiền, và cố-gắng giữ Tâm trên mục-tiêu. Kiên-trì với mục-tiêu và thời-khóa-biểu như vậy sẽ thấy Tâm càng ngày càng tĩnh-lặng, Tâm càng ngày càng bình-yên. Kiên-trì thì cảm-giác được, hiểu được, vui được, hưởng được sự thanh-tịnh an-vui; mình “chứng-thấy” sự an-vui như lời Phật dạy, như chư Tăng Ni thuyết-pháp. Có làm thì có hưởng! Có làm thì biết khó! Có làm thì thông-cảm cái khó của mọi người chưa tinh-tấn! Tinh-tấn mau an-vui. Chưa tinh tấn thì chưa an vui.

Tinh tấn theo dõi và ghi nhận Thân Tâm vô thường. Nếu Tâm quên đề mục thì tinh tấn “kéo” Tâm trở về đề mục. Nếu Tâm nghĩ về quá khứ hoặc nhớ về tương lai thì cố gắng giữ Tâm trên đề mục, trong hiện tại. Lần suy nghĩ trước qua rồi, nên không nghĩ đến nó nữa. Lần niệm trước qua rồi, nên không nghĩ đến nó nữa. Tinh tấn trong lúc này. Tinh tấn trong niệm hiện tại. Nếu cảm thấy đau chân vì ngồi thiền lâu trong một tư thế, thì tinh tấn dựa vào cảm thọ đau chân để giữ Tâm trong Thân, hướng dẫn Tâm lần lần về đề mục thiền, giữ Tâm trong thời hiện tại. Nếu Tâm than bệnh, Tâm than đau, Tâm than khổ, Tâm than buồn, Tâm chán nản, Tâm muốn đi chơi, thì tinh tấn khuyên nhủ: “Rán thêm 5 niệm nữa thôi!” hoặc “Rán thêm vài phút tọa thiền nữa thôi”. Bền chí với chính mình. Tinh tấn! Kiên nhẫn với chính mình. Tự khuyên nhủ mình: “Thêm một chút tinh tấn”

*

Thí dụ: Thực hành lời khuyên nghe trong buổi thuyết pháp:

Thí dụ: Lời chư Tăng thuyết pháp dặn dò như vầy:”giữ Tâm không giận, giữ hành động hòa hoãn, vì mọi việc không tồn tại mãi mãi”.

Mục tiêu theo dõi Tâm xem mình có giận không, và khi vừa bắt gặp Tâm không vui, Tâm bực bội, hoặc Tâm giận, thì mình tức thì lập lại lời thuyết giảng và thực hành “hòa hoãn” cho đến khi nào Tâm hết giận mới thôi.

Thời khóa biểu là theo dõi Tâm thường xuyên về một cảm giác giận, theo dõi suốt ngày, trong lúc làm việc, trong lúc suy nghĩ bâng quơ, trong lúc nói chuyện với gia đình, trong lúc bàn bạc với bạn bè, trong lúc giận v.v…

Mục tiêu và thời khóa biểu phải được triệt để giữ. Không được viện lý do thối thoát nào cả. Mệt cũng theo dõi Tâm. Bệnh cũng theo dõi Tâm.Chủ nợ đòi cũng theo dõi Tâm. Lười biếng cũng theo dõi Tâm. Mưa cũng theo dõi Tâm. Nắng cũng theo dõi Tâm.Tuyết cũng theo dõi Tâm. Vui cũng theo dõi Tâm. Buồn giận cũng theo dõi Tâm. Hễ biết Tâm buồn giản thì tức thì giữ mục tiêu, lập lại lời thuyết pháp, rồi giữ hành động hòa hoãn, tự dạy Tâm hòa hoãn. Kiên trì với mục tiêu và thời khóa biểu như vậy sẽ thấy Tâm càng ngày càng tĩnh lặng, Tâm càng ngày càng bình yên, càng bớt giận và sẽ hết giận. Kiên trì thì cảm giác được, hiểu được, vui được, hưởng được sự thanh tịnh an vui; mình “chứng thấy” sự an vui như lời Phật dạy, như chư Tăng Ni thuyết pháp. Có làm thì có hưởng! Có làm thì biết khó! Có làm thì thông cảm cái khó của mọi người chưa tinh tấn! Tinh tấn mau an vui. Chưa tinh tấn thì chưa an vui.

*

Phật Pháp dạy các phương thức cho Tâm thực hành để Tâm được an vui, tĩnh lặng. Vậy Phật tử kiên nhẫn thực hành, chú tâm với Phật Pháp, thì nhất định Phật tử sẽ có “thói quen” an vui, tĩnh lặng. Nhờ tinh tấn, chính Phật tử sẽ hưởng được sự an vui, chứ không phải chỉ nghe suông lời của Tăng Ni giảng thuyết, hoặc học suông lời của Đức Phật dạy. Tinh tấn thì chắc chắn sẽ được hưởng sự an vui.

Thành tâm cầu nguyện Tam Bảo hộ trì cho tất cả quí vị được sự an vui, Tâm tinh tấn tu hành, mau hiển lộ Chân Tâm, mau tỏ ngộ Phật Tánh.

Như Yến