TÁM TƯỚNG TRẠNG CỦA TÂM

tám tướng trạng của tâm nguyện

Liên Tông Cửu Tổ Tỉnh Am Pháp Sư (1685-1734)

Thật Hiền tôi, một sư tăng phàm phu, hư hèn ngu muội, đập đầu lạy khóc, rướm máu quanh mi, van xin đại chúng hiện tiền, cùng tín hữu nam nữ mai hậu, cúi xin quí vị xót thương, ghé tai nghe xét.

Từng nghe: Cưa yếu vào đạo lấy sự phát tâm đứng hàng đầu, việc cấp thiết tu hành lấy sự lập nguyện làm bước trước. Nguyện có lập thì chúng sanh mới độ nổi, tâm có phát thì đạo mới tựu thành. Nếu tâm rộng lớn không phát, nguyện kiên cố không lập, thì dù trải qua trăm ngàn đời, vẫn cứ quanh quẩn trong vòng luân hồi mãi mãi. Dù có gia công tu hành, cũng chỉ nhọc công vô ích, cay đắng vẫn hoàn toàn đắng cay. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói: “Quên mất tâm bồ đề mà tu hành các THIỆN PHÁP, gọi là hành động của MA.” Quên mất mà còn như thế, huống nữa là chưa phát? Cho nên biết rằng, muốn học đạo Như Lai trước hết là phải phát nguyện bồ đề. Không thể hoãn đãi được.

Nhưng tâm nguyện có nhiều tướng trạng khác nhau, nếu không trình bày, biết đâu mà hướng tới? Nay vì đại chúng tôi xin tóm lược. Tướng trạng tâm nguyện có tám. Đó là tà, chánh, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên, và viên.

1. Đời có người tu, sau khi vào chùa chẳng xét tâm mình, chuyên lo ngoại vụ. Hoặc cầu sướng thân, hoặc ham nổi tiếng, hoặc ưa thích dục lạc thế gian, hoặc cầu mong quả vui mai hậu. Phát tâm như thế, đích thị là TÀ.

2. Danh lợi không ham, quả vui chẳng thiết, chỉ mong giải thoát, đạt đạo bồ đề. Phát tâm như thế được gọi là CHÁNH.

3. Niệm niệm liên tục, ngước lên thì cầu Phật đạo, cúi xuống thì độ chúng sanh. Nghe Phật đạo cao siêu, không sanh sầu lo thoái chí, thấy chúng sanh khó độ không sanh mệt mỏi sờn lòng. Như trèo cao muôn trượng, quyết lên thấu đỉnh, như leo tháp lớn chín tầng phải leo tận nóc. Phát tâm như thế được gọi là CHÂN.

4. Có tội không sám hối, có lỗi không dứt trừ. Ngoài sạch trong dơ, trước siêng sau nhác. Tâm tuy tốt đấy nhưng phần lớn bị danh lợi giao xen, pháp tuy hay đấy, nhưng oan uổng bị vọng nghiệp nhuốm bẩn. Phát tâm như thế, đích thị là NGUY.

5. Cõi chúng sanh hết, nguyện ta mới hết, đạo bồ đề thành, nguyện ta mới thành. Phát tâm như thế được gọi là ĐẠI.

6. Xem ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia. Chỉ mong tự độ, không muốn độ người. Phát tâm như thế, đích thị là TIỂU.

7. Ngoài tâm nếu thấy có chúng sanh cần độ, có Phật đạo mong thành, công phu không xả, thấy biết không tan. Phát tâm như thế được gọi là THIÊN.

8. Nếu biết tự tánh là chúng sanh, nên nguyện độ thoát; tự tánh là Phật đạo, nên nguyện tu hành. Không thấy pháp nào ngoài tâm riêng có. Đem tâm hư không phát nguyện hư không, tu hạnh hư không. Cũng không có tướng hư không, có thể chứng đắc. Phát tâm như thế được gọi là VIÊN.

Biết được tám tướng khác nhau trên đây là biết cứu xét. Biết cứu xét là biết lấy bỏ. Biết lấy bỏ là biết phát tâm.

Cứu xét như thế nào? Cứu xét tâm mình phát ra, so với tám tướng nói trên là: Chánh, Tà, Chân, Ngụy, Đại, Tiểu, Thiên, hay Viên.

Lấy bỏ thế nào? Bỏ Tà, bỏ Ngụy, bỏ Tiểu, bỏ Thiên, lấy Chánh, lấy Chân, lấy Đại, lấy Viên.

Phát tâm như thế mới gọi là chân chánh phát tâm bồ đề. Tâm bồ đề này là pháp lành hàng đầu trong các pháp lành. Phát khởi được tâm ấy hẳn phải có nhân duyên. Nhân duyên phát khởi lược tóm có mười:

Một là nhớ nghĩ ơn nặng của Phật.

Hai là nhớ nghĩ công ơn cha mẹ.

Ba là nhớ nghĩ công ơn sư trưởng.

Bốn là nhớ nghĩ công ơn thí chủ.

Năm là nhớ nghĩ công ơn chúng sanh.

Sáu là nhớ nghĩ khổ đau sanh tử.

Bảy là tôn trọng, tánh linh của mình.

Tám là sám hối nghiệp chướng.

Chín là nguyện cầu vãnh sanh tịnh độ.

Mười là làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài.

(Trích Khuyên Phát Tâm Bồ Đề, trang 7-9)

Chú thích:

Đại sư Húy Thật Hiền tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, họ Thời đất Thường Thục. Sanh năm 1685, tịch năm 1734, hươœng dương 49, trong đó có 25 tuổi hạ.

Có chí xuất trần sớm, mới sinh ra đã không ăn mặn. Vào ở chùa năm 7 tuổi bái ngài Dung Tuyển ở am Thanh Lương làm tổ sư. Thông minh dị thường, năm 24 tuổi thọ cụ túc giới, năm 26 tuổi học kinh Pháp Hoa với Pháp sư Cừ Thành, rồi học kinh Lăng Nghiêm, luận Duy Thức, luận Chỉ Quán với Pháp sư Thiệu Đàm và được Pháp sư thọ ký làm thế hệ thứ 4 của ngài Linh Phong thuộc tông Thiên Thai. Năm 29 tuổi học thiền với Hòa Thượng Linh Thứu ở chùa Sùng Phước. Năm 34 tuổi về ở chùa Long Hưng (Hàng Châu) với Pháp sư Thiệu Đàm. 5 năm cuối đời Đại sư thất ẩn ở chùa Tiền Lâm (Hàng Châu), rồi chùa Phạm Thiên ở núi Phụng Sơn, không ra khỏi cửa chuyên tu pháp môn Tịnh Độ và khuyên mọi người nên tu theo pháp môn này.

Trong hàng đệ tử theo đại sư tu học, ai ham đua đòi thi văn, thường bị Pháp sư rầy trách: “Mạng người chỉ trong hơi thở, đâu có thời giờ rảnh rỗi mà học tập văn chương, ở đời sơ hở một mảy may là đã qua kiếp khác rồi. Muốn được giải thoát, thật vô cùng khó khăn.”

Đặc biệt phần dẫn nhập bản Khuyên Phát Tâm Bồ Đề của Ngài tóm lược 8 tướng trạng tâm nguyện khác nhau gồm Tà, Chánh, Chân, Ngụy, Đại, Tiểu, Thiên, Viên. Tám tướng trạng này tuy được Ngài dạy cách đây gần 300 năm nhưng không phải là giáo điều lỗi thời mà là những nhận xét rất hiện đại giúp cho đại chúng phân biệt đâu là Ma giáo và tà kiến.

Một khi đã quy y Tam Bảo mà thiếu thận trọng trong hành động thì thiện pháp vẫn có thể là Ma pháp, do đó có những tướng trạng Ấm Ma như đã được trình bày khá kỹ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Những tướng trạng như tà và ngụy tương đối khá rõ ràng đối với bậc chân tu, nhưng hai tướng trạng vi tế tiểu và nhất là thiên thì quả thật khó thấy nếu hành giả quên tu giải thoát mà còn ham hưởng phước báo luân hồi.

Ngoài ra, độc giả nên chú ý lời lẽ vô cùng khiêm tốn của bậc phạm hạnh đại tăng, khác với ngôn ngữ dạy đời của các giáo chuœ mệnh danh Phật giáo hiện đại với tướng trạng tâm nguyện lang bang khi tỉnh khi say, pha trộn đuœ thứ tà kiến duy vật, duy thần, duy biểu, rồi chê bai giáo lý duyên sinh vô ngã, tức giáo lý nền taœng nhất cuœa Phật giáo.

Giáo lý duyên sinh vô ngã hoàn toàn khác hẳn 62 giáo lý khác của Ấn Độ chấp thủ và ngã sở. Tất cả mọi tôn giáo thời bấy giờ đều chấp nhận một nguyên nhân đầu tiên (prima causa) có thể là vật chất (duy vật), tâm linh (duy thần) hay tổng hợp (vật chất và tinh thần) v.v… Nguyên nhân đầu tiên ấy được gọi nhiều tên khác nhau (vật chất, năng lượng, tạo hóa, hóa công, đấng sáng tạo, Ngọc Hoàng, Thượng Đế v.v…)

Thay vì nguyên nhân đầu tiên, đức Phật đề cập đến nhân duyên tức duyên sinh.

Giáo lý duyên sinh vô ngã này được Thế Tôn xác nhận trong Trường Bộ Kinh II trang 31 như sau:

“Pháp Duyên Khởi ấy, (Thập nhị nhân duyên) dù có Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, chứng đạt định lý ấy”. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, chứng đạt Ngài tuyên bố, tuyên thuyết, khai triển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.

Từ 12 chi phần trong Thập nhị nhân duyên (tức Duyên sinh) chúng ta phaœi hiểu rằng tất caœ các pháp hữu vi đều do duyên sinh. Sự hiện diện và hoạt động cuœa một pháp chỉ là sự có mặt và sự sinh diệt cuœa nhân duyên sinh ra nó, do đó không có pháp nào là hữu ngã caœ.

Duyên sinh vô ngã là sự thật căn cứ vào thể nghiệm cuœa chính baœn thân cũng như sự thí nghiệm khách quan đối với môi sinh ngoại caœnh Âu cũng vì duyên sinh vô ngã là một sự thật không phaœi là một lý thuyết đặc biệt cuœa riêng Phật giáo nên được thế giới hiện đại đón nhận nồng nhiệt thay thế cho ý niệm nguyên nhân đầu tiên chuœ quan duy ngã.

Triết gia toán học (Nobel) Bertrand Russell trong trang 4, tập “Why I Am Not A Christian” khẳng định không chấp nhận nguyên nhân đầu tiên:

“Không có lý do nào để giả định rằng thế gian có một khởi điểm. Ý niệm cho rằng sự vật phải có một khỏi điểm thật sự là do trí tưởng tượng nghèo nàn của ta. Như vậy, có lẽ tôi không cần phaœi hoang phí thời giờ nữa để biện luận về nguyên nhân đầu tiên.”

Giáo sư Albert Einstein (cũng Nobel) công nhận giá trị của duyên sinh đạo Phật:

“Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phaœi vượt qua một nhân cách Thần và tránh các giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy bao gồm caœ thiên nhiên và tâm linh, được đặt nền tảng trên một quan niệm tôn giáo phát xuất từ sự chứng nghiệm tất caœ sự vật, thiên nhiên và tâm linh trong một khối thuần nhất đầy đuœ ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được sự mô taœ này.”

Nhưng muốn cho “sự chứng nghiệm” nói trên được “đáp ứng” thì tướng trạng của tâm nguyện Phật tử phải Chân, Chánh, Đại, và Viên, nghĩa là nương tựa trên nền taœng giáo lý duyên sinh vô ngã. Ngài Tỉnh Am đã chứng nghiệm được sự kiện này. Sau khi được Hòa Thượng Linh Thứu ra công án “Ai niệm Phật?” Ngài liền hạ thuœ công phu tham thiền nhập định, chỉ nội trong vòng vài tháng là đại ngộ “Ta tỉnh mộng rồi.”

Chúng ta căn cơ chậm lụt, đừng lầm tưởng đốn ngộ dễ làm mà tẩu hỏa nhập ma. Tham thiền nhập định không phaœi nghiền ngẫm suy tư. Hai chữ Ai và Ta nói trên của Cưœu Tổ Tỉnh Am, một bậc cao tăng phạm hạnh, là tương đương với vô ngã, không có năng sở (chủ thể/đối tượng). Chỉ có hành động, hay nói một cách khác, chỉ có diễn biến niệm Phật và tỉnh mộng là có thực mà thôi, không có thuœ thể Tỉnh Am. Cũng chính trong chiều hướng đó, Thế Tôn cắt nghĩa Trung Đạo: “Khổ do Duyên sinh” với Tôn giả Kaccayana rằng:

“Ai không chấp thuœ, vị ấy không nghĩ đây là tự ngã cuœa tôi, và khi khổ sanh thì xem là sanh, khi khổ diệt thì xem là diệt, mà không xem có tôi khổ hay tôi hết khổ” (Tương Ưng II, trang 20).

Giáo lý duyên sinh vô ngã, áp dụng không những cho mọi hiện tượng trong đó có cái Ta. Cái Ta này, theo trí hiểu biết thông thường nhị nguyên cuœa chúng ta, là hữu ngã nghĩa là chuœ thể “suy tư” duy lý hay chuœ thể “đang là” hiện sinh, trong khi cái Ta vô ngã lại được xem là ngoan không, hoặc hoang đường phi lý… Phaœi nhập vào lý bất nhị Trung đạo mới thẩm thấu được giáo lý duyên sinh vô ngã, Pháp Baœo thâm sâu mà từ đó Thế Tôn giác ngộ Vô Thượng Chánh đẳng Chánh Giác.

Thâm sâu vì cái Ta với “nặng gánh tham sân si,” đang còn “hữu ngã” tức đang dùng ngũ uẩn “giai hữu!” để caœm nhận giáo lý duyên sinh nên không thể nào thẩm thấu được “vô ngã.”

Bốn tướng trạng Tà, Ngụy, Tiểu, Thiên cuœa tâm nguyện được sắp xếp theo thứ tự “nặng gánh tham sân si” nói trên. Nặng nhất là Tà, nhẹ nhất là Thiên. Xin tóm tắt cho dễ nhớ như sau:

Tà là vào chùa không tu mà chỉ lo ham sướng. Ngụy là không chịu sám hối, tâm tuy tốt nhưng chạy theo danh lợi, pháp tuy hay nhưng bị vọng niệm nhuốm bẩn. Tiểu là lo tự độ quên độ tha. Thiên là tuy hết chấp ngã nhưng còn chấp pháp.

Ngoài ra bà con nên chú ý rằng mặc dầu có tu sĩ lâm vào tướng trạng tâm nguyện TÀ, tuy nặng gánh vô minh, nhưng đương sự không bao giờ dám chê bai Phật pháp có giáo điều độc đoán, hoặc cho rằng giáo lý duyên sinh vô ngã là sai trái, để quy y Ngọc Hoàng Thượng Đế xem như nguyên nhân đầu tiên sinh ra Phật.

Đấng Thế Tôn đã từng biết trước những chuyện này sẽ xảy ra ở thời mạt pháp. Ngài cũng hiểu rằng giáo lý duyên sinh vô ngã quả thật quá thâm sâu đối với mọi người ngay caœ một số đệ tử đương thời thân cận nên Ngài than với Tôn giả Ananda trong Trường A Hàm 15 rằng:

“Thâm sâu, này Ananda, đúng như vậy, pháp duyên khởi (paticca-samuppàda, tùy thuộc phát sanh) này quả thật thâm sâu. Vì không hiểu thấu, không thấu đáo thông suốt giáo lý mà chúng sanh vương vấn như tơ vò, như cuốn chỉ rối, trở thành như coœ mũnja, như bụi lát, không thể vượt khỏi những trạng thái đau khổ của kiếp sinh tồn, thoát khi vòng luân hồi, samsàra.”

Dịch giả: Tâm Nguyên Cao Hữu Đính

Chú thích: Tâm Tràng