NHÂN QUẢ THẾ GIAN

nhan qua the gian

Vào một sáng tinh sương, Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải đang đứng trước sân chùa nhìn vườn hoa muôn màu thi nhau rộ nở lóng lánh sương mai. Bất chợt Ngài nhìn thấy một ông già từ ngoài cổng chùa chậm rãi bước vào. Thoáng nhìn, Ngài biết đây là một người dị thường. Mấy lúc gần đây, ông già nầy thường hay tới lui chùa theo chúng tăng nghe Ngài giảng pháp. Đặc biệt hôm ấy sau khi nghe giảng pháp xong tăng chúng rời pháp đường, riêng Ông đứng sát bên cánh cưả liếc nhìn Ngài rồi chậm rãi tiến đến chắp tay đảnh lễ. Ngài Bách Trượng hỏi:

— Ông là ai?

Ông già cúi đầu chắp tay thưa:

— Kính bạch Hòa Thượng, con không phải là người. Con là chồn ơœ núi phía sau chùa. Nguyên thời Đức Phật Ca Diếp, con là một vị Tăng, có người hoœi con: “Bậc đại tu hành có còn rơi vào Nhân Qủa chăng?” Con đáp: “Không còn rơi vào Nhân Quaœ.” Con chỉ traœ lời có thế mà phải bị đọa làm thân chồn đến nay đã năm trăm kiếp. Hôm nay dám xin Hòa Thượng nói lại một lời, để cho con thoát khỏi quả báo thân chồn.

Ngài Bách Trượng bảo:

— Ông hỏi lại ta.

— Kính bạch Hòa Thượng, bậc đại tu hành có rơi vào Nhân Qủa chăng?

Ngài Bách Trượng bảo:

— Không lầm nhân quả:

Ông già chợt đại ngộ, cúi đầu thưa:

— Thế là từ nay con thoát thân chồn. Cúi xin Hòa Thượng thương mà lấy lễ như một vị Tăng viên tịch để tống táng cho con.

Nói lời ấy xong, ông già biến mất. Trưa hôm sau, khi ăn cơm xong, Bách Trượng bảo chúng Tăng theo Ngài để đưa đám một vị Tăng. Chúng Tăng đều ngạc nhiên, vì trong chùa không có ai đau yếu, cũng không có vị nào mất. Khi mọi người đến một cái hang núi thì thấy xác chết cuả một con chồn nằm dưới lớp lá cây. Chúng Tăng im lặng nhìn nhau với vẻ ngạc nhiên. Bách Trượng ôn tồn bảo chúng Tăng cẩn thận để xác chồn vào chiếc chiếu đem về chùa làm lễ trà tỳ.

Câu chuyện trên được lưu truyền rộng rãi trong chốn thiền môn một thời, khiến nhiều người dè dặt lời nói. Tại sao chỉ đáp sai một câu hỏi mà phải bị đọa làm thân chồn đến năm trăm kiếp?

Giáo lý đạo Phật đặt trên nền taœng Nhân Quả. Nếu phuœ nhận Nhân Quả tức là coi như phủ nhận toàn bộ giáo pháp đạo Phật.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy rõ luật Nhân Quả đã có tầm mức quan trọng đến dường nào. Sự tối cần thiết cuả người tu Phật là phải quán triệt lý Nhân Quả để ứng dụng vào đời sống tu hành cuả mình. Trên căn bản “Nhân nào Quaœ nấy”, nhưng đừng quên tính chất Nhân Quả cũng chuyển biến không cố định. Nếu người tu Phật hiểu biết khéo tu sưả có thể chuyển được Nghiệp nặng thành nhẹ, Phước nhỏ thành lớn, chuyển phàm thành thánh.

Vì thế cho nên từ một loại Nhân cũng có thể gặp “Duyên” kết thành nhiều loại Quaœ, và một Quaœ có thể từ nhiều Nhân hợp thành. Ví dụ: Người tu hạnh Bố Thí Cúng Dường rất nhiều mà không hề để ý đến các công hạnh khác, thì người ấy do Phước tích chứa có thể trở thành những Quả Báo tốt khác nhau, vì:

— Bố thí tài vật nên được phước báu nhiều cuả cải.

— Khi bố thí khiến cho người thọ nhận có thể đạt được điều họ mong cầu qua cơn thiếu thốn khổ đau, thì người làm việc bố thí sẽ được quả báo sở cầu như ý.

— Khi bố thí là đem lại cho người thọ nhận thoát khỏi đói rách bịnh hoạn, thì sẽ được quả báo khỏi mạnh sống lâu.

Ngoài ra:

— Nếu đợi người tìm đến mới bố thí, thì đến lúc thọ quả báo phải đi đó đây mới làm ra cuả cải. Ngược lại, nếu mình mang tài vật đến tận nơi để bố thí hay cúng dường, thì sẽ được quả báo ngồi một chỗ mà tiền cuả tự đến.

— Khi bố thí biết hạ mình nhún nhường tôn trọng người thọ nhận, thì sẽ được quả báo vừa giàu có lại vừa được quyền cao chức trọng.

— Khi bố thí mà xem thường coi rẻ người thọ nhận, thì sẽ có quả báo tuy giàu có nhưng không được quyền chức, đôi khi ở một đẳng cấp thấp kém.

— Khi bố thí mà muốn mọi người biết đến danh mình thì sẽ cảm quả báo tuy có được danh, nhưng cái phước bị giaœm, quả báo giàu có phải bớt đi.

— Khi bố thí mà kín đáo (ẩn danh) thì phước tích chứa trọn vẹn, được giàu có đầy đuœ, an vui lợi lạc.

— Thường làm bố thí nhưng lại khó tánh khắt khe thì sẽ được quả báo giàu có, nhưng phải sống trong hoàn cảnh ràng buộc ít tự do.

— Phước bố thí cúng dường quan trọng ở lòng chơn chất thật tâm hoan hỷ. Hoặc vì nghèo khó mà phát tâm bố thí cúng dường tài vật tuy ít, nhưng tấm lòng thành ân cần rộng rãi thì được hưởng phước rất lớn có khi cảm quả báo sanh lên cõi Trời.

— Những người giàu có đối với việc bố thí hay cúng dường là điều dễ dàng. Nhưng nếu họ làm mà thiếu tâm chơn thành tha thiết, thì chỉ được quả báo giàu có cõi nhân gian mà thôi.

Một tấm gương sáng muôn đời, đó là ông Cấp Cô Độc! Khi ông phát tâm xây dựng tinh xá cúng dường Đức Phật và Tăng chúng, thì tại các cõi Trời đều hiện ra lâu các rực rỡ dành sẵn cho ông. Theo lời khuyên của Tôn giả Xá Lợi Phất, ông hướng tâm chọn cõi trời Đao Lợi, vì nơi đó có Phật Pháp. Liền đó các lâu đài ở những cung trời kia đều biến mất, chỉ còn duy nhất tòa lâu các tại cung trời Đao Lợi dành sẵn cho ông. Do ông Cấp Cô Độc thành tâm ân cần cung kính Đức Phật và chúng Tăng, nên ông được hưởng quả báo tuyệt vời như thế.

— Để bày tỏ lòng tôn kính trí tuệ của Phật, vua Ba Tư Nặc và quần thần đem thắp các loại đèn với dầu thơm sáng rực cả tinh xá. Trong khi ấy một bà cụ già ăn xin, nghèo khó rách rưới, chỉ xin được một muỗng dầu. Bà đem muỗng dầu đó thắp đèn cúng dường Phật với trọn lòng thành kính, Đức Phật liền thọ nhận chúc phước. Tuy tài vật cúng dường cuả bà rất ít ở không đáng kể, nhưng tấm lòng thành kính thiết tha, nên bà được công đức vô lượng.

— Một thiếu nữ nghèo ở mướn cho chủ bị hành hạ đủ điều, đang gánh nước ở bờ sông, cô buồn tủi khóc than cho số phận cực khổ cuả mình và định quyên sinh. Trong lúc Tôn giáo Ca Chiên Diên đi qua đó biết được liền đến để giảng cho cô nghe về luật Nhân Quả. Ngài bảo:

— Ta có thể cho con một ít tài vật để tạm bớt thiếu thốn khốn khổ, nhưng điều nầy càng làm cho con tổn phước và thêm khổ về sau. Với tấm lòng chơn thành, con hãy đem cho ta bất cứ đồ vật gì con có.

Thiếu nữ khóc òa lên nói:

— Thưa Ngài, con không có món gì cả, đến cả đôi thùng gánh nước này cũng là cuả chủ.

— Vậy con hãy múc cho ta miếng nước dưới sông kia.

Cô vâng lời múc nước sông đem để vào bát cuœa Tôn giaœ. Tôn giaœ hoan hyœ thọ nhận và chú nguyện cho thiếu nữ. Nhờ phước cúng dường đó mà khi mạng chung cô được sanh lên cõi trời. Nhớ đến ân đức cuœa Tôn giaœ Ca Chiên Diên, thiếu nữ kia đem hoa trời cúng dường và được Tôn giaœ khuyến khích tinh tấn tu tập tạo nhiều phước đức hơn nữa.

— Đắp đường bắc cầu cho người đi sẽ được quaœ báo có phương tiện di chuyển tốt, đường đi được an lành thuận tiện, đời sống an lạc đầy đuœ.

— Xây dựng trường học, sẽ được quaœ báo có nhà cao cưœa rộng, học vấn tài gioœi giúp ích cho đời.

— Xây dựng bệnh viện, sẽ được quaœ báo có nhà cao cưœa rộng, sống mạnh khoœe an vui trường thọ.

— Trồng cây bóng mát, đào giếng, đào kinh, dẫn thuœy nhập điền đều sẽ được quaœ báo phúc lợi lớn lao.

Chúng ta thấy xưa nay những người ích kyœ tham lam boœn seœn rất khó làm được việc phước thiện, vì phước thiện cần sự hy sinh san seœ dấn thân nhường nhịn quên mình thương người. Càng bao dung được nhiều người thì phước thiện càng tích lũy to lớn. Baœo vệ sự sống cho muôn loài thì nhân lành vô cùng to tát. Đừng bao giờ giết hại chúng sanh, hay vì ăn uống mà mù quáng cho rằng “vật dưỡng nhơn”. Chúng ta giết con vật để ăn thịt, nhưng đâu có ngờ con vật đó có thể là cha mẹ tiền kiếp hoặc có thể con thú đó hết tội trơœ lại làm người, và như vậy chúng ta sẽ thừa biết việc gì sẽ xaœy ra khi gặp lại!

Mọi người đều rất sợ chiến tranh, thế mà mỗi giây phút đều có sát sanh! Nào tự tay mỗi người giết để ăn, nào săn bắn chài lưới, nào cạm bẫy giết hại thú vật, hầu như không chừa sanh vật nào! Loài người tự cho mình là văn minh thế nhưng tại sao chiến tranh cứ tiếp diễn mãi không ngừng, hết nơi này đến nơi nọ? Thế thì làm sao tránh quaœ báo triền miên đau khổ?

Câu chuyện thật như sau:

ƠŒ Sài Gòn có một phú ông đến xin vị trụ trì chùa Tuyền Lâm giúp đỡ khẩn cấp cho cô con gái cuả mình đang bị bệnh nặng đến nỗi bệnh viện Grall phải bó tay và yêu cầu phú ông đem con gái về nhà. Phú ông khóc lóc năn nỉ, Sư bảo:

— Ông đi tìm mua thật nhiều chim đang bị nhốt sắp đem làm thịt mang gấp đến đây.

Phú ông vội vã làm y theo. Sư làm lễ quy y phóng sanh bầy chim và hồi hướng công đức đó chú nguyện cho cô con gái rồi bảo ông phú hộ yên tâm về nhà. Bước vào nhà, ông ta hết sức ngạc nhiên mừng rỡ thấy cô con gái quí của ông đã tỉnh táo ngồi dậy kêu đói, từ đó bệnh tình hết dần.

Một loại Nhân có thể tích Phước để tùy duyên mà thành nhiều Quả. Ngược lại, một Quả có thể từ nhiều loại Nhân hợp thành.

Người có gương mặt đẹp đẽ là do nhiều nhân duyên thành tựu. Trong quá khứ người ấy đức hạnh đoan chánh, giữ giới đầy đủ, có tâm từ ái lễ độ, hay nghĩ tốt cho người khác, hoặc trong quá khứ người ấy tạc đúc tô vẽ hình tượng Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng đẹp đẽ hoặc đã cúng hoa điện Phật, làm trang nghiêm các thánh địa bằng các hình thức trang trí, hoặc đã khen ngợi tùy hỉ vẻ đẹp cuả người khác. Còn với những kẻ nặng nề tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, đam mê ngũ dục, nói nghĩ xấu chê bai ganh ghét tị hiềm đâm thọc, cống cao ngã mạn, khẩu Phật tâm xà, nịnh bợ ton hót v.v… sẽ cảm quả báo gương mặt hung dữ xấu xí đần độn.

— Một cô gái nghèo phải đi ở mướn, mãi đến 3 năm sau mới mua được một xấp vải với định bụng sẽ đem về biếu mẹ. Trên đường về gặp một vị Sa môn đã chứng quả A La Hán mặc trên thân tấm y rách chằm vá nhiều nơi. Cô động lòng liền quỳ lạy xin được dâng cúng xấp vaœi với tất cả lòng thành kính. Vị Sa môn thấu rõ tấm lòng thành của cô nên Ngài hoan hỉ nhận. Ngài bước liền vào bụi rậm bên đường để thay tấm y rồi bước ra. Cô gái ngạc nhiên nhìn vẻ rực rỡ oai nghi trong tấm y mới với cõi lòng hoan hỉ vô cùng, cô thốt lên:

— Con ước nguyện làm sao được trang nghiêm đẹp đẽ như Ngài!

Từ đó, sanh kiếp nào cô cũng được phước báu sắc đẹp tuyệt vời, danh vọng giàu có.

— Người bị khuyết tật ơœ miệng, sứt môi, miệng méo là do quá khứ nói những lời bất chánh, phỉ báng Phật Pháp, cản trở ngăn chận những người đến chùa, chửi mắng người, giải thích sai giáo lý Phật, ưa nói sai sự thật.

— Người mù lòa là do quá khứ làm mất ánh sáng nơi công cộng khiến mọi người không trông thấy caœnh vật. Hoặc do cố ý chỉ đường cho người đi lạc, chỉ dạy sai giáo pháp của Phật, chọc ghẹo chê bai nhạo báng người mù. Nếu độc ác móc mắt thú vật sẽ cảm qủa báo bị mù lòa trong sự đau nhức ghê gớm. Còn nếu móc mắt người thì phải bị đọa địa ngục.

— Người trong quá khứ đem đèn thắp sáng nơi công cộng, sẽ cảm qủa báo có đôi mắt đẹp, trong sáng, già vẫn trông thấy rõ. Dùng đôi mắt tìm lợi ích cho người sẽ được mắt sáng. “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Ánh mắt biểu lộ tánh tình của con người.

— Người thông minh trí huệ là do đời trước biết tùy hỉ khen ngợi trí huệ của người khác, hoặc đem những hiểu biết của mình để dạy cho người không giấu giếm, hoặc đem tài giỏi của mình để làm việc lợi ích an vui cho mọi người, bảo vệ Chánh Pháp, hộ trì Tam Bảo, xiển dương Thánh Đạo, cứu giúp chúng sanh, giúp đỡ Tăng Già chơn chánh, khuyến khích mọi người tu Phật, truyền bá những lời dạy của Chư Thánh hiền.

* Tôn giả Xá Lợi Phất được trí tuệ đệ nhất do nhiều đời thường dùng chánh kiến làm lợi ích hóa độ chúng sanh.

* Ngài Mục Kiền Liên được ca ngợi là bậc thần thông đệ nhất trong hàng đệ tưœ Phật, do đời quá khứ thường dùng năng lực để giúp đỡ giáo hóa chúng sanh.

* Tôn giả A Nan trong đời quá khứ là người giàu có phát tâm uœng hộ cúng dường vị Tỳ Kheo đầy đuœ vật dụng để vị ấy có thì giờ học các kinh điển. Từ chánh Nhân đó được quaœ báo có trí nhớ siêu việt. Do vậy mà những gì Ngài đã nghe qua nhớ vĩnh viễn Ngài không quên.

* Một lần vua Ba Tư Nặc đến bạch Phật về việc có một ông trươœng giaœ rất giàu có vừa qua đời mà không có thân nhân thừa tự, nên nhà vua đã sung tài saœn vào công quỹ. Tuy ông trươœng giaœ nầy rất giàu, nhưng lại sống một đời rất ư khắc khổ hà tiện keo seœn và tham lam vô độ. Đức Phật baœo với nhà vua rằng: Trong đời quá khứ ông ấy cũng là người giàu, thuơœ ấy có một vị Bích Chi Phật thường ngày đi ngang qua nhà ông để khất thực. Ông trươœng giaœ thấy vậy cũng sai người nhà mang thức ăn đem ra cúng dường vị Bích Chi Phật kia, nhưng sau mỗi lần cúng dường thì ông sanh tâm tiếc reœ! Tuy nhiên, do cái phước cúng dường đó, nên ông trươœng giaœ được thọ quaœ báo baœy lần sanh lên cõi trời, baœy lần ơœ cõi người đều được giàu có. Vì ông cúng dường mà thường hay khơœi tâm tiếc reœ, cho nên ông tuy giàu có mà luôn chịu caœnh sống đời cô đơn khắc khổ đạm bạc như người nghèo khó.

— Có người ngu đần u mê cũng do từ nhiều nhân duyên hợp lại. Có thể người đó đã từng làm thú liên tiếp mấy đời rồi mới sanh lại làm người. Hoặc đã đốt sách Phật, xé kinh, phỉ báng Tam Bảo, lừa dối lường gạt người, giấu giếm điều mình biết, giải thích sai lạc sự thật, ngụy giải kinh điển, giả tạo Phật chế.

* Tôn giả Châu Lợi Đàn Đặc là vị A La Hán thời Đức Phật tại thế. Trước khi chứng được thánh quả, Tôn giả là người có trí tuệ kém cỏi, học một bài kệ ngắn đến mấy tháng cũng không thuộc. Sau này có người hỏi nguyên nhân thì được Đức Phật bảo: Thuở quá khứ, Tôn giả là một Pháp Sư tài giỏi, nhưng không nói hết những điều mình biết vì sợ người hơn mình, nên đời nay cảm quả báo phải tối tăm một thời gian.

— Cái Nghiệp Tà Dâm. Nghiệp này chịu quả báo đáng sợ. Cái mê mẩn của tham dục luyến ái là cái gốc đưa chúng sanh đến đau khổ triền miên bất tận. Nếu không phạm tà dâm với người ngoài nhưng còn nghiệp ái dục là còn mầm gốc sanh tử tử sanh ngu si tội lỗi vẫn chất chứa chờ đợi sanh khởi để sai sử người tạo ác. Phạm tà dâm là cảm quả báo làm thú, loại thú không biết hổ thẹn tàm quý phơi bày giao cấu lộ liễu. Nếu quá nặng thì phải bị đọa địa ngục, nếu có được trở lại thân người thì phải làm thân nữ ở chốn lầu xanh!

— Làm người mai mối tác hợp nam với nữ hoặc nữ với nam, sẽ cảm quả báo bị ái dục nung nấu thúc bách không yên.

Xin tha thiết lưu ý người tu Phật phải giữ giới thanh tịnh, đừng bao giờ làm việc dại dột này.

— Người viết sách, tiểu thuyết dâm ô đồi trụy, kích thích dâm dục, diễn tả ái dục để lôi cuốn độc giả, sẽ cảm quả báo địa ngục.

— Người chuyên hát những bài tình tứ lãng mạn, ca ngợi yêu đương ái dục khiến người nghe mê say chìm đắm tình cảm, trở nên kém cỏi trí tuệ, yếu đuối lý trí, mơ màng kích thích tình dục, thì cả soạn giả, thính giả, người ca hát đều cảm quả báo đọa lạc vào những loài tối tăm nhiều luyến ái.

— Một vị cao tăng có đặt một gốc cây khô tại Chùa, được đặt tên là “Si Ái Triền Miên”. Lạ kỳ gốc cây nầy có hai nhánh song đôi hợp thành một, nhánh trên nhánh dưới kết hợp với nhau. Ngài giải thích đây là vô lượng kiếp về trước có một đôi nam nữ thương yêu nhau rất sâu đậm, cả hai đồng phát nguyện rằng: “Tại thiên, nguyện tác tỷ dực điểu. Tại địa, nguyện vi liên lý chi,” có nghĩa là: Nếu sinh lên trời thì làm đôi uyên ương hai cánh liền nhau; nếu sinh dưới đất thì nguyện làm gốc cây liền cành.

Đôi nam nữ này rất ư chung tình, kết làm chồng vợ. Cả hai đều có sở thích giống nhau là ham tiền. Người đàn ông thì tham tiền, còn người đàn bà thì thích phung phí tiền. Vì quá tham lam nên cái tội nghiệp cũng hết sức sâu dày. Đời đời kiếp kiếp sanh ra trầm luân đọa lạc, cuối cùng phải bị đọa địa ngục rồi trở thành ngạ quỉ súc sanh. Lời phát nguyện ấy đã biến đổi vợ chồng này thành thảo mộc: Cái gốc cây đáng lẽ gồm có hai nhánh gốc, nhưng nó lại sanh trưởng cùng một chỗ nên mãi mãi ràng buộc với nhau không xa lìa. Cái nhánh bên trái bao quanh trùm lấy nhánh bên phải. Cái nhánh bên phải cũng nhào sang ôm sát lấy nhánh bên trái, giống như đôi nam nữ ôm sát nhau. Như vậy thấy rõ rằng đôi nam nữ nầy tập khí ái tình si mê hạ liệt bao kiếp rất là sâu đậm. Nay đã hình thành loại thảo mộc mà cũng không buông bỏ được lòng si ái đó. Nhìn thấy gốc cây đó không cầm lòng thương xót. Như thế tình yêu càng sâu đậm thì càng nguy hiểm! Nhưng người đời có mấy ai tin?

Cái phương pháp tránh rơi vào cảnh thương tâm đó là tu thanh tịnh. Không phải người đời không biết lý ấy, nhưng vẫn phạm là vì chẳng chịu tu tĩnh để dứt bỏ tập khí của nhiều kiếp đó. Nếu chúng ta khuyên họ rằng thôi bỏ đi những thứ luyến ái tham dục đó để tu là điều cao quí, thì chắc chắn họ sẽ cố chấp không muốn quay đầu lại. Cho nên:

“Thiên vũ tuy khoan, nan nhuận vô căn chi thảo

Phật môn tuy quảng, nan độ bất tín chi nhân.”

Nghĩa là: Trời mưa tuy rưới khắp, khó tươi nhuận cây cỏ không gốc; cửa Phật tuy rộng lớn, khó độ đặng kẻ chẳng lòng tin.

— Chỉ nên hát những lời ca ngợi đức hạnh, tuyên dương giáo pháp, trọng Phật kỉnh Tăng, gợi tâm cao thượng cho người đời, sẽ cảm quả báo đẹp đẽ nghiêm trang sanh về cõi lành, danh thơm đồn khắp.

— Người hay nói lời ly gián chia rẽ, sẽ cảm quả báo sứt môi, môi bị chẻ đôi, sống đời cô độc.

— Người mê thích danh vọng tiền bạc tranh giành địa vị quyền lợi, xem thường khinh khi mọi người, sẽ cảm quả báo hạ liệt đê tiện hèn hạ.

— Người khiêm cung hòa nhã lễ độ nhường nhịn tôn trọng mọi người, sẽ cảm quả báo được phước lớn có địa vị cao.

— Người biết che giấu điều dở của người khác, chỉ bày cái hay, sẽ cảm quả báo đẹp đẽ tài hoa danh tiếng và dễ dàng thành công.

— Người biết im lặng nhún nhường ít nói mà khi nói ra thì ai ai cũng ưa thích quí mến, không khoe khoang khoác lác cho cái tốt của mình, sẽ cảm quả báo phước tích chứa không bị tổn hại.

Trên cuộc đời tương đối nầy cũng có những trường hợp một việc được phước ở khía cạnh nầy, nhưng lại có tội ở khía cạnh khác.

Ví dụ:

— Người chiến sĩ cầm súng giết kẻ thù (tội) để bảo vệ quê hương đồng bào (phước).

— Người nông dân xịt thuốc giết sâu rầy (tội) để làm ra lúa gạo cho mọi người dùng (phước).

— Người hiệp sĩ hạ một tên cướp để cứu đoàn du khách.

— Lương y bào chế thuốc trị bệnh từ mạng sống một số động vật.

— Thầy giáo la rầy quở phạt, đôi khi đánh học trò, để nó cố gắng học.

— Bác sĩ giết con thú để thí nghiệm tìm phương pháp chữa bệnh cho người.

— và v.v…

Rất nhiều trường hợp mà Tội – Phước cùng thành lập một lúc và thưa quý độc giả Quả báo sẽ đến cả hai tội phước như vậy. Chúng ta hãy cân nhắc tội phước để làm một việc gì đó để được “lợi” hơn, phước lớn hơn tội.

Luật Nhân Quả có thể chuyển đổi Tội hay Phước tăng hay giảm. Một nắm muối “tội” bỏ vào một tô nước “phước” thì quá mặn không uống được. Một nắm muối “tội” bỏ vào một lu nước “phước” thì tạm tạm uống được. Một nắm muối “tội” bỏ vào một ao nước “phước” thì kể như không có gì.

Chúng ta đã từng gây biết bao tội từ nhiều kiếp cho đến nay. Đó là điều hiển nhiên, nhưng nếu tạo cho mình một hồ nước “phước” lớn lao, thì tội lỗi sẽ được hóa giải.

— Người gây duyên lành với nhau, đời khác gặp lại vừa trông thấy mặt nhau là đã có thiện cảm rồi. Ngược lại đã tạo ác với nhau, khi gặp lại liền sanh ác cảm.

— Người có duyên luyến ái với nhau nhiều đời, khi gặp lại nhau là tình xưa bộc phát ngay mà ngôn ngữ thế gian gọi là “tiếng sét ái tình.”

— Người giết hại các loài thú như heo, bò, trâu, dê, ngựa, chó, khỉ v.v… các loại nầy một khi trở lại thân người, sau nầy kẻ giết hại kia sẽ phải bị rơi vào cuộc đấu tranh ác liệt với những kẻ thù mới được thành người. Do đó, tùy theo Phước mà phải đền nợ nhiều hay ít không tránh khỏi.

— Đốt cháy núi rừng cây cỏ làm chết nhiều chúng sanh, sẽ cảm quả báo chết cháy, bị phỏng thân thể, người thú không ưa.

— Người muốn tự tử theo cách thức nào đó là tùy ở nghiệp lực đã gây nên. Nếu giết chúng sanh bằng cách nào thì về sau tự tử cũng theo cách đó.

— Đời trước thông thạo ngành nghề gì thì đời nay cũng y theo đó mà phát triển. Hiện tượng thần đồng, đứa trẻ từ nhỏ đã xuất sắc các môn của người lớn là do kiếp vừa qua đã nghiên cứu tài giỏi.

— Rất tài giỏi một hay nhiều ngoại ngữ là do kiếp trước làm người của nước đó nay sanh qua nước khác, hoặc đã từng học nhiều ngoại ngữ tài giỏi kiếp trước.

— Người sống thầm lặng ít quấy rầy ai, ăn nói khiêm cung từ tốn lễ độ, mỗi khi người ấy xuất hiện thì khiến cho những người khác hân hoan an ổn, sẽ cảm quả báo có nội tâm thanh thản.

— Người bị điên loạn là do tích chứa nhiều tư tưởng ác độc tội lỗi, hoặc phỉ báng Hiền Thánh, hoặc thiêu hủy kinh sách đạo đức, hoặc tà dâm quá độ, hoặc giết hại chúng sanh quá nhiều, hoặc làm tan nát điêu linh người khác. Vì vậy, muốn cứu giúp người điên loạn thì phải kiên nhẫn hướng dẫn họ làm rất nhiều việc phước thiện, hy sinh rộng rãi cho mọi người, bỏ dần thói quen độc ác vị kỷ, thì tâm trí họ sẽ dần dần bình tĩnh trở lại.

— Càng về già càng có sắc diện thanh tao tốt đẹp là do trong đời hiện tại người ấy biết tạo phước báu vô lượng, đến khi lâm chung sẽ về nơi lạc cảnh.

— Đang khỏe mạnh bình thường, bỗng nhiên ngã ra chết đột ngột nhanh chóng ít đau đớn, đó là do nghiệp ít phước nhiều, được sanh về chỗ an vui.

— Trước khi chết phải trải qua tình trạng lăn lộn u ám tối tăm hôi hám bịnh hoạn, là do hiện đời tạo tội quá nhiều, chết về cảnh khổ.

— Khi sống làm võ sĩ đấu đài cho chủ nầy phe nọ để kiếm sống, chết sẽ làm thân con gà chọi để trả nợ.

— Người hay nuôi chim trong lồng, cá trong chậu, sẽ cảm quả báo ở tù vô cớ, nhưng ở tù không đến đỗi quá cực khổ.

— Người đến Chùa làm công quả, bề ngoài tỏ ra rất tích cực không quản ngày đêm, nhưng trong thâm tâm là vì danh vì lợi, ăn xén của Chùa, lấy cắp đồ vật của Chùa, ăn nói vô duyên kênh kiệu cống cao ngã mạn, xem thường các Tăng Ni chân tu đạo hạnh, bán rao, coi rẻ bạn đạo… Những người nầy không thật tâm bố thí, cúng dường hộ trì Tam Bảo. Sẽ thấy rõ mặt thật người ấy và quả báo sau nầy như thế nào rồi!

NHÂN HOA QUẢ CỎ

— Sư Phụ chúng tôi có kể chuyện được Phật tử cho ít giống hoa. Thầy đem gieo gần Đài Quán Thế Âm lộ thiên. Thời gian sau nơi ấy chỉ thấy cỏ mọc đầy còn hoa thì không thấy cây nào. Thầy ngạc nhiên tự hỏi tại sao Nhân hoa lại ra Quả cỏ, Thầy đến vạch cỏ thấy có đường kiến di chuyển. Thầy theo dấu đàn kiến bò cho đến hang kiến mới khám phá hạt giống hoa bị đàn kiến tha hết đem về tổ làm kho lương thực.

Kể chuyện đó, Thầy bình phẩm rằng có những Nhân lành chúng ta gieo không thành Quả vì có nhiều Duyên khác phá hoại mà chúng ta không biết.

Một bà nuôi thêm một đứa con nuôi, đến lớn nó phản bội bà. Bà rất ngạc nhiên vì quả báo kỳ lạ nầy. Sau khi nghe Thầy giải thích điều trên, bà tự xét và tìm ra nhiều con kiến nhỏ đã phá hư việc tốt của bà. Đứa con nuôi đó được bà thương yêu y như con ruột, nhưng các quyền lợi thì lại luôn luôn bị các con ruột của bà tìm cách tranh giành hết mà bà không hay biết gì cả! Sự bất mãn đó âm ỉ kéo dài bao năm tháng cho đến khi nó đủ lông đủ cánh.

Có khi chúng ta gieo nhân bố thí nhiều, nhưng song song theo đó chúng ta thường gây nghiệp sát sanh không ít, cho nên khiến quả báo lành bị tắc nghẽn không làm sao phát sanh ra được.

— Trong trứng gà trứng vịt do có trống sanh thì đã có thần thức chúng sanh rồi, thế mà đem chiên luộc hay đập bể đều bị tội.

— Rượu làm điên loạn tâm não con người. Tự uống thì tự mình gây hại cho mình đã đành, lại còn mời rượu cho người khác uống và buôn bán rượu, sẽ cảm quả báo si mê điên loạn, có thể đi đến thảm kịch giết người. Nếu mình có phước trí không bị si mê rượu thì cũng phải chịu quả báo bị hành hạ bởi người thân điên loạn vì say rượu.

— Nếu cùng nhau tùy hỉ nhúng tay vào nghiệp giết hại sẽ chiêu quả báo chết tập thể trong một tai nạn giao thông, hoặc chết tập thể vì bom đạn hay hỏa hoạn.

— Tùy theo phong tục tập quán tánh tình hành vi chung của một quốc gia, khiến có thể bị thiên tai ngập lụt, hạn hán, giông bão, động đất, các chứng bịnh thời đại nan y v.v… hoặc được lợi lớn như trúng mùa, kinh tế phát triển, sản xuất rất nhiều hàng hóa mà vẫn không đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như ở ngoại quốc, thời tiết mưa thuận gió hòa, dân chúng an lạc âu ca, nhà nhà hạnh phúc ấm no… Đây là do đạo đức chung của một dân tộc cảm thành.

— Chiến tranh là đại nạn cho một quốc gia hay cho cả thế giới, thế mà chiến tranh vẫn luôn luôn xảy ra hầu như không ngừng nghỉ, do vì con người càng ngày càng giết thịt quá nhiều.

Thái bình thật sự vững chắc chỉ khi nào mỗi con người chấm dứt nghiệp sát sanh. Nhưng thưa quí độc giả, cái thế giới Ta bà nầy đến bao giờ mới trở thành tịnh độ? Vậy thì già trẻ bé lớn chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không sớm mau thức tỉnh quay về nương tựa Phật Pháp Tăng?

Thực tế chúng ta thấy, dầu ở một quốc gia nào bị chiến tranh khói lửa chết chóc, hoặc ở dưới một chế độ tàn độc, cũng vẫn có nhiều người thức tỉnh biết ăn chay, không mang nghiệp giết hại, biết cúng dường hoặc bố thí giúp đỡ kẻ khổ đau. Tuy chiến tranh áp bức, họ vẫn sống trong môi trường thanh tịnh an lành, không chứng kiến cảnh bom rơi đạn nổ, không thấy xác người chết.

Trong nhà Phật gọi đây là “Biệt Nghiệp” trong “Cộng Nghiệp.”

TÙY HỶ

— Thấy người khác làm việc thiện, chúng ta vui vẻ tán thán sẽ tích được phước lớn. Chỉ có tâm tùy hỷ thôi cũng được thiện lạc rồi. Từ cái Nhân tùy hỉ khiến chúng ta sẽ làm được nhiều việc thiện tương tự. Ngược lại, nếu chúng ta khởi tâm đố kỵ việc lành thiện của người khác, sẽ chiêu nghiệp đáng kể, khó thành công các việc làm, biểu lộ gương mặt khó nhìn, tự chuốc lấy khổ đau chồng chất.

Cái Nhân thiện thành hình do chính mỗi chúng ta tự làm, hoặc khuyến khích bảo người khác làm, hoặc thấy người khác làm mà sanh tâm tùy hỉ. Bậc cha mẹ nếu không tự làm, nhưng đã khuyên bảo khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho con cái làm việc thiện thì cả nhà đều chung hưởng phước lớn.

— Thấy một người đang thọc huyết con thú, nhiều người khác chạy đến góp ý kiến trợ giúp tùy hỉ, thì sẽ bị quả báo cùng chung.

— Người hiểu biết Nhân Quả, khi nghe chuyện chiến tranh sát hại nên bỏ qua không hề khởi tâm thích thú vui mừng với phe thắng trận, cũng không oán hận giùm cho kẻ chiến bại, vì cái tâm đó sẽ dẫn ta vào đấu tranh.

— Không những thấy người tạo công đức ta tùy hỉ, mà thấy người thành công kết quả, ta cũng nên tùy hỉ. Không nên đố kỵ ganh ghét đau khổ sẽ bị cảm quả báo khó thành công.

Tùy hỉ là đức hạnh của con người có tâm hồn bao dung quảng đại. Do có lòng bao dung quảng đại nên Phước của họ không nhỏ. Từ cái tâm tùy hỉ (thiện) cũng đã là một niềm hạnh phúc ngay hiện tại rồi.

Ở phần cuối của Kinh Hoa Nghiêm, trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Đức Phổ Hiền tuyên bố nơi hạnh Tùy Hỉ Công Đức như sau:

“Lại nữa, nầy thiện nam! Hạnh Tùy Hỉ Công Đức nghĩa là: Như có Chư Phật nhiều như số bụi rất nhỏ của tất cả cõi Phật Pháp Giới, khắp hư không giới, khắp mười phương, suốt ba đời chung góp lại, từ lúc mới phát tâm vì cầu nhất thiết trí nên siêng năng tu tập tích lũy phước lành, chẳng tiếc thân mạng. Trải qua số kiếp nhiều như số bụi rất nhỏ của tất cả vô lượng cõi Phật góp thành. Cũng nhiều như thế, các Ngài đã làm tất cả những khổ hạnh khó làm, được viên mãn các môn Ba La Mật, được chứng nhập các địa của trí tuệ Bồ Tát, được thành tựu Phật quả vô thượng Bồ Đề cho đến nhập Niết Bàn phân chia xá lợi. Tất cả những thiện căn ấy ta đều tùy hỉ vui theo.

Cả đến các loài trong sáu đường, sanh ra trong bốn cách ở khắp mười phương thế giới có được công đức dù nhỏ như hạt bụi, ta đều vui theo tùy hỉ.

Tất cả các vị Thanh Văn, Bích Chi Phật, hàng hữu học hoặc vô học ở khắp mười phương suốt cả 3 đời có công đức gì, ta đều vui theo tùy hỉ.

Tất cả Bồ Tát siêng tu vô lượng khổ hạnh khó làm, thiết tha cầu công đức quảng đại nơi vô thượng chánh đẳng Bồ Đề, ta đều tùy hỉ.

Như thế dù cho cõi hư không tận, cõi chúng sanh hết, nghiệp chúng sanh diệt, phiền não chúng sanh không còn, mà hạnh tùy hỉ của ta vẫn không hề dứt.”

Chỗ cảm động nhất là Đức Phổ Hiền đã dạy chúng ta Tùy Hỉ, dù công đức có nhỏ nhít như hạt bụi. Thường thì chúng ta dễ bỏ qua không để ý đến việc tốt của người khác, nhưng lại thấy rất rõ chỗ dở của họ. Đôi khi chúng ta tỏ vẻ tưởng tượng thêu dệt thêm lỗi lầm của người mà không chịu tìm thấy cái hay cái tốt của họ để tùy hỉ. Thấy người giàu sang danh vọng, ta liền moi móc đời tư quá khứ. Thấy người trí tuệ thông minh tài giỏi, ta liền biếm nhẽ dòng họ gia thế. Trong khi đó ta nhất định không chịu tự mình soi xét lấy mình, bởi vì cái nghiệp đã quá nặng khiến không có chút can đảm nào để tự soi xét mình, ngõ hầu vươn lên! Nhân Quả liền bắt đầu từ chỗ tác ý đó. Cho nên muốn xa lìa Ác Nghiệp để tạo Thiện Duyên thì phải can đảm kiểm điểm hành vi tâm niệm kỹ lưỡng, phải dứt trừ tham lam, sân hận và si mê. Chính do tam độc Tham-Sân-Si đã là mãnh lực ghê gớm sai sử lời nói và hành vi tạo nên vô số Ác Nghiệp.

Dầu cho chúng ta có hiểu biết Nhân Quả đến mấy đi nữa mà không nhiếp phục nổi Tham-Sân-Si chằng chịt trong tâm, đến khi gặp việc khó khăn thì phiền não liền tức khắc nổi lên rất mạnh, hơn cả cuồng phong bão tố. Vì lợi ích cho chính mình, chúng ta phải đào xới nội tâm, phải xem kỹ bộ mặt thật của tham lam, sân hận và si mê.

Nhân Quả là một hiện tượng hằng hữu trong cuộc sống của chúng sanh. Tất cả hiện tượng sanh diệt, thịnh suy, vinh nhục, phước họa của kiếp nhân sanh không ngoài Nhân Quả.