Khẩu Nghiệp Là Nghiệp Nặng Nhất

Khẩu Nghiệp

Phật dạy: Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người. Hoạ từ miệng mà ra.

Khẩu Nghiệp Nặng:

  • – Ăn không nói có
  • – Nói lời hung ác
  • – Nói lưỡi đôi chiều
  • – Nói lời thêu dệt

Khẩu Nghiệp Nhẹ:

  • – Ăn uống cầu kỳ (cứ con gì cũng ăn cho ngon cho no đi)
  • – Phê bình khen chê
  • – Rêu rao tứ chúng

Hậu quả của khẩu nghiệp cũng vô cùng kinh khiếp. Không dương thì âm, sớm hay muộn thì cũng đều có báo ứng. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được. Chửi bới và nói xấu hay đi rêu rao về người khác mà người ta không phản ứng, hay không biết thì như kẻ tự ngửa cổ lên trời phun nước bọt rồi chỉ rơi trúng mặt mình.

Chửi người thì vui. Đặt điều thì thú

Thế nào là ÁC KHẨU ?

1: Lời nói khiến người khác buồn khổ nên sau khi chết đị đọa trong địa ngục chịu nhiều thống khổ.

2: Mắng nhiếc, nhục mạ người, chửi người khác là súc sinh nên sau khi chết sẽ bị đọa trong ngục. Chịu hết tội quả báo trong ngục thì lại chịu quả báo làm thân súc sinh.

3: Nguyền rủa người là súc sinh. Sau khi chết bị đọa làm súc sinh. Hết kiếp súc sinh lại bị đọa làm ngạ quỷ.
Chính vì ác khẩu nên dù trải qua quả báo trong địa ngục, bị đọa làm súc sinh, bị đọa làm ngạ quỷ. Sau có được lên làm người thì cũng chịu quả báo bị câm bẩm sinh. Tốt phúc hơn không bị câm bẩm sinh thì cũng thường bị người mắng chửi rủa, bị nghe điều tiếng tiếng ác, lời nói cục cằn, thô lỗ. Nói chuyện thường hay dẫn đến sự tranh cãi và phải nhận lấy sự bực tức khó chịu về phía bản thân.

Chửi người thì vui, đặt điều thì thú

Dĩ nhiên nói xấu đứa mình ghét cùng với người mình thân, cảm giác đấy thường khó ai cưỡng lại được. Tuy nhiên cần phải phân biệt, nói xấu mà người ta xấu thật thì là lời thẳng thì khó nghe.

Còn người ta không có lỗi lầm gì mà đặt điều mà bôi vẽ, mà thêm thắt kiểu ông anh chơi thân với con chị tao kể thì đấy là tạo nghiệp. Nên trừ khi bắt tận tay, day tận mắt còn đâu thì không nên thêm thắt gì mà nói cho sướng mồm.

Hậu quả của khẩu nghiệp nó là vô hình,nhưng nó là có thật. Bớt phần nào thì hay phần đấy

  • Làm người, không nói được lời hay thì ít nhất hãy cố đừng ác khẩu
  • Làm người, không làm được điều tốt thì ít nhất hãy cứ đừng hại ai
  • Khẩu nghiệp là sự kết hợp của chữ tham và chữ sân trong con người.
  • Chửi người thì vui
  • Đặt điều thì thú

Nhưng ngẫm lại thì có chửi thế chứ chửi nữa, thì kẻ ta ghét cũng chẳng khổ hơn.

Có mắng thế chứ mắng nữa, thì cuộc sống bản thân mình cũng chẳng dễ dàng hơn.

Vậy nên giữ lấy vài điều đáng trân quý, bỏ đi vài người đáng lãng quên. Cho đầu nhẹ nhõm, cho tâm an tịnh, rồi nhìn đời sẽ thấy mọi thứ nhẹ nhàng an lạc hơn.

LỜI NÓI GIÓ BAY NHƯNG NGHIỆP THÌ VĨNH VIỄN KHÔNG BAY MẤT

Có một vị đồng học do đọc được trên sách báo một công án trong nhà Phật nói về một vị Tỳ Kheo tụng Kinh, có một tiểu Sa Di nghe được liền cười ông ấy tiếng tụng Kinh không hay, giống như tiếng chó sủa vậy. Đây là tiểu Sa Di chê bai vị Tỳ Kheo tụng Kinh giống như tiếng chó sủa. Vị Tỳ Kheo già liền nói với tiểu Sa Di rằng:

” Ta đã chứng đắc quả A La Hán rồi, ngươi đây là đang tạo khẩu nghiệp, tương lai nhất định phải chịu ác báo”.

Tiểu Sa Di nghe xong thì sợ hãi liền phát tâm sám hối. Sau khi tiểu Sa Di này chết đi do thành tâm sám hối tội lỗi nên không phải đọa vào địa ngục để chịu tội, nhưng vẫn phải đi vào đường súc sanh để đọa làm thân chó. Vị đồng tu này sau khi xem xong, cảm thấy khó hiểu nên đến hỏi tôi:

” Người thế gian thường có câu: “Người không biết thì không có tội”, vậy sao tiểu Sa Di lại phải chịu quả báo nặng nề như thế?”.

Thật ra câu nói:

“Người không biết thì không có tội” này chỉ là pháp thế gian mà thôi, không phải là Phật pháp.”

Sao gọi là pháp thế gian?

Vì từ trong quan niệm của người thế gian mà hình thành ra. Trong pháp thế gian có thể lấy công để chuộc tội, nhưng trong Nhân-Quả báo ứng thì không thể, không thể lấy công mà chuộc tội được. Vì thế thiện-ác đến cuối cùng nhất định đều có báo ứng của nó. Chẳng thể nói trước đây tôi đã gây tạo nhiều tội lỗi, nay tôi đã làm được rất nhiều việc thiện thì những ác nghiệp kia của tôi sẽ không báo nữa, không có cái đạo lý như vậy, điều này nếu nói trên định luật Nhân-Quả thì quả thật là nói không thông.

Ở trong Phật pháp, nếu do vì không biết nên phạm phải tội, tội này thì tương đối nhẹ nên chỉ đọa vào cõi súc sanh mà thôi, không phải chịu nổi khổ trong địa ngục. Còn nếu như đã biết rồi mà còn cố phạm vậy thì tội này rất nặng, sau khi chết đi nhất định là đọa vào điạ ngục A Tỳ.

Chúng ta phải biết rằng, trong tất cả các nghiệp tội con người chúng ta rất dễ dàng phạm phải nhất chính là khẩu nghiệp.

Thường thường trong lúc tạo nghiệp bản thân mỗi người đều không hay biết, cứ luôn cho rằng: “Lời nói gió bay” nên chẳng mấy ai chịu quan tâm xét suy những gì mình đã nói, đang nói và sẽ nói.

Mà không biết rằng, lời nói tuy rằng là gió bay nhưng nghiệp mà chúng ta tạo đó sẽ vĩnh viễn không bay mất cho đến khi chúng ta trả xong nghiệp báo mới thôi.

Cho nên, chúng ta cần phải khéo giữ lấy khẩu nghiệp của chính mình. Trăm ngàn lần chớ nên cho rằng những gì chúng ta nói hằng ngày đó đều sẽ không sao, sẽ không có quả báo, để rồi mặc tình phóng túng muốn nói sao thì nói, muốn nhạo báng ai thì nhạo báng, đến cuối cùng chỉ là chiêu cảm lấy ác báo khổ đau cho mình mà thôi.

Nam Mô A Di Đà Phật!