DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ – Hoàng Hà Thanh

dưới cội bồ đề

Trước Chúa Giêsu Kitô trên 5 thế kỷ, tại Phương Đông, Thái Tử Tất Đạt Đa, từ bỏ ngai vàng, cung điện, vợ đẹp con khôn, ngọc ngà châu báu, lạc thú ở đời, trốn khỏi cung ngà điện ngọc, theo đuổi một cuộc sống theo lối khổ tu, đi tìm chân lý cho những nỗi khổ đau của chúng sinh. Ngài theo hết vị thầy này tới vị thầy khác để học đạo, nhưng vẫn không tìm ra chân lý. Một hôm Ngài quyết định ngồi dưới gốc cây bồ đề, tham thiền trong 49 ngày, có lúc Ngài quá yếu sức và phải đương đầu với biết bao quấy phá, thưœ thách, nhưng tới ngày thứ 49, vào lúc sao mai vừa mọc, Ngài chứng được đạo quả Bồ Đề. Ngài đã “giác ngộ”, tìm thấy chân lý. Một cuộc tham thiền nhập định vô tiền khoáng hậu, từ đó naœy sinh ra Thiền Tôn. Sau khi “giác ngộ”, một trạng thái tột cùng của chân lý, không còn một cái gì cao hơn nữa, Ngài truyền đạo nửa thế kỷ (49 năm) khắp nơi. Ngài không phải là một vị thần, vị thánh gì cả. Ngài chỉ là một Vị Đại Sư, chỉ dẫn cho tín đồ một triết lý sống thoát khỏi mọi khổ đau để tới Niết Bàn. Sau Ngài, các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni được tín đồ gọi là Thầy, mà người thường gọi Ông Sư hay Bà Ni Sư, vì lý do đó.

Toàn bộ triết lý của Ngài chỉ gồm vỏn vẹn có 2 phần: phần nhận định nỗi thống khổ của chúng sinh từ đâu mà ra và phương thức diệt trừ nguyên nhân của khổ đau (Tứ Diệu Đế) và phương châm hành động để đạt tới chân lý, hạnh phúc vĩnh cửu (Bát Chánh Đạo).

Ngài là người lái đò đưa chúng sinh từ Bến mê sang Bờ Đại Giác, tức là Niết Bàn. Niết Bàn là gì, nếu không phải là một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu, một trạng thái tâm linh trong sáng tột đỉnh, không có cái gì cao hơn nữa. Người đời tôn Ngài là Ông Phật. Mọi người, hay nói rộng hơn chúng sinh, đều có sẵn Phật Tính.

Ta chỉ cần phát triển Phật Tính đó để thành Phật hay Đấng Giác Ngộ. Ai cũng có thể thành Phật. Trước Ngài đã có biết bao vị Phật, sau Ngài còn có nhiều vị Phật khác. Phật là gì? Phật có nhiều nghĩa: tên vị khai sáng ra Đạo Phật, và là một sự giác ngộ, thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, bể khổ trầm luân u mê để đạt tới một trạng thái hạnh phúc vô biên và vĩnh cửu. Ngài chỉ cho nhân loại con đường đi, Ngài không phải là con đường, Ngài không “giải thoát” hộ cho ai, mà mỗi người tự “giải thoát” cho chính mình. Tín đồ quỳ gối dưới chân Ngài cũng vô ích, không thể thành Phật được.

Theo triết lý của Đấng Thích Ca, con người có tất cả tự do trong hành động của mình được nói tới trong Bát Chánh Đạo. Tạo nghiệp tốt, đạt quả tốt. Bát Chánh Đạo không phải là 8 giáo lệnh, 8 điều bắt buộc phải theo mà là những lời khuyên, là khuôn vàng thước ngọc cho đời sống đạo đức. Khổ đau, do cái nghiệp xấu mà ta tạo ra, được ví như chiếc áo dơ bẩn tanh hôi ta đang mặc trên người. Ta ngồi cầu Phật, niệm Phật, cúng tiền vào Chùa, và Tự mà vẫn mặc chiếc áo dơ bẩn tanh hôi đó, vẫn không tu thân, thì chẳng bao giờ “giác ngộ” được. Đức Phật chỉ cho ta cách cởi chiếc áo đó ra để cho thân thể được thanh tịnh, chân tâm được trong sáng, trí tuệ được tinh tấn như trí huệ Phật, ta mới thành Phật được. Cái triết lý cao thâm và vi diệu này được nhiều học giả Tây Phương sang Đông Phương nghiên cứu, học hỏi và mang về truyền bá cho mọi người. Đạo Phật xâm nhập vào Tây Phương không bằng con đường thuộc địa hay móc nối với chính quyền. Đạo Phật không có những đoàn truyền giáo đi sau đoàn quân viễn chinh, mà du nhập Tây Phương qua mặt tư tưởng cao siêu được những học giaœ Tây Phương sang Đông Phương tìm hiểu và thâu nhận. Nói khác hơn, Đạo Phật như một báu vật mang về từ Đông Phương.

Có lẽ thế kyœ 21, triết lý Đấng Thích Ca sẽ có một nền móng vô cùng vững vàng. Có “tám vạn pháp môn” giúp ta được “giải thoát”, tùy theo khaœ năng tu tập của mỗi cá nhân. Đạo Phật không đưa ra một tín lý chắc nịch, cứng nhắc, bắt buộc tín đồ phải theo. Nói cách khác, có nhiều lộ trình khác nhau đưa ta đến “giải thoát”, cuộc hành trình không phải chỉ có “độc đạo”. Đạo Phật không bắt buộc, không gò bó tín đồ trong một khuôn mẫu hay tín lý cứng nhắc nào cả do giáo hội từ trên đưa xuống. Theo hay không theo tùy ý mỗi cá nhân, Đạo Phật không có những tòa án tôn giáo xét xử những ai nói trái với kinh điển nhà Phật. Trước khi tịch, Ngài truyền dạy tín đồ cuả Ngài có thể thay đổi kinh điển để thích nghi với việc truyền đạo. Nhưng sau 4 lần kiết tập, kinh điển cuả Ngài không sưả một chữ và truyền lại trên 25 thế kỷ.

Đạo Phật chưa bao giờ, trong quá trình lịch sử trên 2,500 năm, và sẽ không bao giờ tịch biên tài sản, ngăn cấm không cho giữ những chức vụ công, lưu đày, cầm tù chung thân hay cột vào cây, chất củi đốt cho tới khi chết cháy nếu nói điều gì trái với giáo hội. Vì thế Đạo Phật còn gọi là Đạo Từ Bi.

Ngay từ lúc khởi hành đi tìm đạo, ta cũng đã cảm thấy thoải mái, và đã cảm thấy hương vị “giải thoát” ngay từ ngày đầu. Tiểu Thừa, Đại Thừa hay Trung Thừa không phải là những giáo phái chống đối nhau, chém giết nhau hàng chục năm, hàng trăm năm. Tất cả chỉ khác nhau ở cách tu luyện.

Tại sao cách tu tập khác nhau, vì mỗi người có những khả năng tu hành khác nhau. Đức Phật đưa ra những phương thức khác nhau để hành giả tùy nghi áp dụng cho chính bản thân mình. Chúng ta hãy lấy một thí dụ. Ta đi từ điểm A đến điểm B, ta có thể đi bộ, đi bằng xe hơi, đi bằng máy bay. Đấng Thích Ca chỉ cho ta cách xử dụng những phương tiện di chuyển khác nhau. Điểm A là Bến Mê, điểm B là Bờ Đại Giác.

Trong bộ Thiền Luận, GS Suzuki mơœ đầu bằng câu: “Thiền là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh, để đưa ta từ triền phược đến giải thoát.” Thiền là một trong những phương cách thực hiện cuộc hành trình để tự “giải thoát” chính mình. Ta phải tự đi, Ông Phật không cõng ta trên vai.

Triết lý Đấng Thích Ca chỉ là cái ngón tay chỉ cho ta thấy mặt trăng, đừng lầm ngón tay với mặt trăng; triết lý Đấng Thích Ca chỉ là con thuyền giúp ta sang sông. Nếu ta không tự chèo lấy, làm sao con thuyền có thể nhổ neo để sang bờ Đại Giác, con thuyền sẽ mãi mãi đậu tại Bến Mê.