Ái Dục – HT Tuyên Hóa – Trích trong “Khai Thị 1”

ái dục

Ái dục là tảng đá trở ngại sự tu hành, là khối đá cột chân người tu đạo. Trong nghiệp sinh tử, ái dục là cái gốc chướng đạo. Làm người tu đạo, bất luận đối với người khác hoặc đối với đồ vật sinh ra cái lòng ái dục thì sẽ chướng ngại sự tu hành làm mình không phát triển được. Một cách rõ hơn, ái dục là sinh tử, sinh tử chính là ái dục. Ái dục là nguồn gốc của sinh tử. Nếu mình không phá sự vô minh đó, ái dục đó thì mình không thể ra khỏi cái nghiệp sinh tử. Làm sao…? Rất giản dị: “đoạn dục khử ái.” Chẳng có cách nào khác hơn.

Người tu đạo đừng nên có tư tưởng ái dục, cũng đừng nên có hành vi tình ái. Đối với bất cứ mọi người đều sinh ra cái lòng yêu đương; có lòng yêu đương rồi thì gốc khổ không thể tránh được. Có tình ái thì sinh tử không có cách gì trụ được. Có người nói: “Con người là động vật có linh cảm nên phải có tình ái.” Chính bởi vì nhân duyên đó, tức là có tình ái nên phải tu đạo.

Trong Tứ Thập Nhị Chương kinh có nói rằng: “Mình coi những người già như mẹ mình, những người lớn tuổi như chị mình, những cô trẻ là em của mình và những đứa nhỏ là con của mình.” Sinh ra lòng độ thoát chúng và diệt trừ những niềm ác. Mình là kẻ tu đạo phải luôn luôn quán tưởng như vậy.

Nếu quả không có tình, không có ái thì gặp người khác mình cứ ngậm miệng lại chẳng để ý gì đến kẻ khác, phải chăng? Cái này cũng không đúng. Mình không chấp trước vào tình ái, không khinh cái lòng yêu đương nhưng mình cũng không sinh cái lòng ruồng ghét kẻ khác. Không thể nói rằng, bởi vì tôi không thương người ta nên tôi phải ghét người ta. Đó là điều sai lầm.

Như vậy thì thế nào là đúng? Tức là không thương ai mà cũng không ghét ai. Không thương, không ghét chính là Trung đạo. Tu hành là tu cái gì, chính là tu cái Trung đạo. Đối đãi với người ta mình luôn luôn bình đẳng, dùng tâm từ bi, trong hành động luôn luôn cẩn thận. Không rớt vào cái bẫy tình yêu.

Các vị chú ý, đừng nên bị tình ái làm cho mê hoặc. Nếu một người gửi cho bạn phong thơ tình, bạn cảm thấy lòng mình giống như có con thỏ nhảy lên nhảy xuống, con tim hết sức hoan hỷ, vui sướng, bồn chồn cho rằng có kẻ yêu mình đó là chuyện tốt. Sự thật là người yêu bạn chỉ muốn kéo bạn đọa lạc mà thôi. Các vị thiện trí thức tựa vào chỗ này mà dụng công phu, phải chân thật hiểu nó, ái tình là thứ phiền hà vô cùng. Từ vô lượng kiếp cho tới ngày hôm nay, sở dĩ sanh tử không thể chấm dứt được là bởi vì sao? Chính là bị tình ái làm hại.

Nếu như mình có thể đoạn dục khử ái thì mình có thể siêu thoát ra tam giới, không còn sanh tử nữa. Thích thì mình yêu, không thích thì mình ghét bỏ. Cả hai thứ, yêu, ghét đều là tình cảm cả. Nên người tu hành xử lý sự việc không dựa đến tình cảm, không dựa đến lòng thương hay ghét. Tuy nhiên mình cũng không muốn giống như ông Quan Công, ông ngồi chễm chệ trên bàn xử lý, người ta lạy ông cũng không thèm nhìn tới. Đối với người, mình phải có sự hòa nhã, lễ mạo, đừng do sự cung kính từ kẻ khác mà sinh ra cống cao, ngạo mạn, coi thường kẻ khác.

Tóm lại, đối với người khác mình phải có lòng từ bi, tìm phương tiện giúp đỡ họ. Lúc nào cũng làm kẻ khác hoan hỷ, luôn luôn đối xử tốt với mọi người nhưng đừng sinh lòng yêu đương tình cảm khi xử lý các chuyện. Các vị nhớ đó. Đó là pháp môn vô cùng trọng yếu.

Trích trong “Khai Thị 1” Jan 2, 2005
Vi Tính: Giác Pháp

HT Tuyên Hóa
Ái Dục
HT Tuyên Hóa

Ái dục là tảng đá trở ngại sự tu hành, là khối đá cột chân người tu đạo. Trong nghiệp sinh tử, ái dục là cái gốc chướng đạo. Làm người tu đạo, bất luận đối với người khác hoặc đối với đồ vật sinh ra cái lòng ái dục thì sẽ chướng ngại sự tu hành làm mình không phát triển được. Một cách rõ hơn, ái dục là sinh tử, sinh tử chính là ái dục. Ái dục là nguồn gốc của sinh tử. Nếu mình không phá sự vô minh đó, ái dục đó thì mình không thể ra khỏi cái nghiệp sinh tử. Làm sao…? Rất giản dị: “đoạn dục khử ái.” Chẳng có cách nào khác hơn.

Người tu đạo đừng nên có tư tưởng ái dục, cũng đừng nên có hành vi tình ái. Đối với bất cứ mọi người đều sinh ra cái lòng yêu đương; có lòng yêu đương rồi thì gốc khổ không thể tránh được. Có tình ái thì sinh tử không có cách gì trụ được. Có người nói: “Con người là động vật có linh cảm nên phải có tình ái.” Chính bởi vì nhân duyên đó, tức là có tình ái nên phải tu đạo.

Trong Tứ Thập Nhị Chương kinh có nói rằng: “Mình coi những người già như mẹ mình, những người lớn tuổi như chị mình, những cô trẻ là em của mình và những đứa nhỏ là con của mình.” Sinh ra lòng độ thoát chúng và diệt trừ những niềm ác. Mình là kẻ tu đạo phải luôn luôn quán tưởng như vậy.

Nếu quả không có tình, không có ái thì gặp người khác mình cứ ngậm miệng lại chẳng để ý gì đến kẻ khác, phải chăng? Cái này cũng không đúng. Mình không chấp trước vào tình ái, không khinh cái lòng yêu đương nhưng mình cũng không sinh cái lòng ruồng ghét kẻ khác. Không thể nói rằng, bởi vì tôi không thương người ta nên tôi phải ghét người ta. Đó là điều sai lầm.

Như vậy thì thế nào là đúng? Tức là không thương ai mà cũng không ghét ai. Không thương, không ghét chính là Trung đạo. Tu hành là tu cái gì, chính là tu cái Trung đạo. Đối đãi với người ta mình luôn luôn bình đẳng, dùng tâm từ bi, trong hành động luôn luôn cẩn thận. Không rớt vào cái bẫy tình yêu.

Các vị chú ý, đừng nên bị tình ái làm cho mê hoặc. Nếu một người gửi cho bạn phong thơ tình, bạn cảm thấy lòng mình giống như có con thỏ nhảy lên nhảy xuống, con tim hết sức hoan hỷ, vui sướng, bồn chồn cho rằng có kẻ yêu mình đó là chuyện tốt. Sự thật là người yêu bạn chỉ muốn kéo bạn đọa lạc mà thôi. Các vị thiện trí thức tựa vào chỗ này mà dụng công phu, phải chân thật hiểu nó, ái tình là thứ phiền hà vô cùng. Từ vô lượng kiếp cho tới ngày hôm nay, sở dĩ sanh tử không thể chấm dứt được là bởi vì sao? Chính là bị tình ái làm hại.

Nếu như mình có thể đoạn dục khử ái thì mình có thể siêu thoát ra tam giới, không còn sanh tử nữa. Thích thì mình yêu, không thích thì mình ghét bỏ. Cả hai thứ, yêu, ghét đều là tình cảm cả. Nên người tu hành xử lý sự việc không dựa đến tình cảm, không dựa đến lòng thương hay ghét. Tuy nhiên mình cũng không muốn giống như ông Quan Công, ông ngồi chễm chệ trên bàn xử lý, người ta lạy ông cũng không thèm nhìn tới. Đối với người, mình phải có sự hòa nhã, lễ mạo, đừng do sự cung kính từ kẻ khác mà sinh ra cống cao, ngạo mạn, coi thường kẻ khác.

Tóm lại, đối với người khác mình phải có lòng từ bi, tìm phương tiện giúp đỡ họ. Lúc nào cũng làm kẻ khác hoan hỷ, luôn luôn đối xử tốt với mọi người nhưng đừng sinh lòng yêu đương tình cảm khi xử lý các chuyện. Các vị nhớ đó. Đó là pháp môn vô cùng trọng yếu.

Jan 2, 2005 – HT Tuyên Hóa