Bảy Ngày Khai Thị Phật Thất

7 ngày khai thị phật thất

Nguyên tác: Ḥa thượng Diệu Liên
Việt dịch: Thích Tâm An

—ooOoo—

Mục Lục

NGÀY THỨ NHẤT

Núi non đêm ngày thanh tỉnh,

Danh hiệu Phật rửa sạch trần tâm

1.- Trời cao không phụ công lao người khổ nhọc

Chư vị về chùa Linh Nham tu Phật thất, ngày nay chỉ là ngày đầu tiên của khóa tu, chư vị biết niệm Phật rất tốt, song, trong khi niệm Phật cần phải giữ nhịp độ ổn định, không nên niệm cao quá, sẽ tổn hao thần lực, cũng không niệm nhỏ quá, sẽ bị hôn trầm. Nhịp độ niệm phải vừa phải, không nhanh cũng không chậm.

Vì thời gian chúng ta còn dài, chúng ta niệm Phật làm sao phải như dòng suối tuôn chảy, êm đềm mà không gián đoạn. Có như thế thân tâm mới có an tịnh, nghiệp chướng mới tiêu trừ, phước đức mới tăng trưởng. Nếu có thể niệm niệm không gián đoạn th́ đạo nghiệp nhất định sẽ mau thành tựu.

Cách dụng công niệm Phật phải như thế nào ? Chúng ta phải có thời gian, công phu tu tập phải trường kỳ khổ nhọc, th́ mới có thể thành tựu, cho nên tục ngữ có câu : “Trời cao không phụ người khổ nhọc” ư là thế. Đây là ngày khởi điểm của khóa tu, chư vị phải dụng công cho tốt, có như thế những ngày c̣n lại mới có kết quả. Điều đáng sợ nhất của người tu niệm Phật là không có tâm thành kính.

2.- Trong cung kính ngoài mới chí thành

Phật pháp có thành tựu hay không cũng ở tâm chí thành, cho nên người xưa có nói : “Trong cung kính, ngoài mới chí thành”. Nội tâm nếu có thành kính sẽ biểu hiện ra bên ngoài sự cung kính. Hiện tại, chư vị đang chắp tay nghe khai thị, hành động chắp tay là hành động biểu hiện cho sự cung kính của nội tâm. Nếu chư vị có tâm thành kính, không bảo chư vị chắp tay, chư vị cũng tự nhiên chắp tay, không bảo quư vị quỳ, quư vị cũng tự quỳ.

Chắp tay là hành động thể hiện cho sự cung kính. Nếu chư vị thấy chắp tay là việc khó nhọc th́ tạm thời có thể bỏ xuống. Hiện tại, chúng tôi nghiêm khắc bắt chư vị chắp tay, là muốn cho chư vị có hành động cung kính. Hành động chỉ là biểu hiện của thân, chẳng những thân cung kính, mà miệng phải niệm niệm rơ ràng, tai nghe rơ ràng, tâm cũng thấu suốt rơ ràng, tâm miệng nhất như.

Nếu chư vị mặc niệm, tuy miệng không niệm, tâm phải luôn luôn niệm, tai cũng nghe rơ ràng. Tai và tâm nhất như, niệm Phật một thời gian dài, thân tâm sẽ an nhiên, lúc đó chư vị sẽ không c̣n thấy chắp tay là việc khổ nhọc nữa.

Chắp tay chỉ là phương tiện, song trong khi ngồi công phu, nhất định mọi người cần phải ngồi xếp bằng, tối thiểu nhất là phải ngồi được bán già, v́ sao ? V́ chân không chịu đau được th́ thời gian công phu sẽ ít, dẫn đến công phu tâm lực không tương ưng, tâm khó an định. V́ thế, chư vị phải nhẫn nhịn chịu đau một thời gian th́ công phu mới có thể tiến bộ vào sâu được, sự nhẫn nhịn đó cũng phải xuất phát từ tâm thành kính. Vạn sự khởi đầu nan. Ban đầu chư vị thấy khó chịu thế nhưng dần dần sẽ quen thôi, điều quan trọng chúng ta có ư chí quyết tâm hay không đó mới là quan trọng.

3.- Người học đạo như kẻ chèo thuyền ngược nước

Người tu đạo thuận duyên không có, thế nhưng chướng duyên lại nhiều. Đơn giản nói về thân thể thôi, nếu không được khỏe một tí, công phu tu hành đă bỏ bê, ngồi thiền một chút đă không chịu được, hà huống là làm công việc ǵ lớn, đó là do nghiệp chướng của chúng ta từ vô thỉ đến nay. Nghiệp chướng th́ dày, trong khi thiện căn lại mỏng. Chúng ta đă tạo tác nghiệp chướng rất nhiều.

Song, người có thiện căn, tuy biết dụng công tu hành là khổ nhọc, biết nghiệp chướng tuy nặng, thế nhưng họ lại không sợ chướng ngại mà lại c̣n phát tâm tu hành, để tiêu trừ nghiệp chướng, hạng người này rất có hy vọng. Ngược lại, người biết nghiệp chướng của ḿnh đă nặng rồi, thấy tu hành khó khăn, lại nản chí, dù có gặp được thiện duyên đi chăng nữa, cũng khó phát tâm tu hành.

Do đó, chúng ta phải xét lại ḿnh là người có thiện căn hay không, phải dùng trí tuệ chiếu soi lại chính ḿnh. Đă biết ḿnh là người có nghiệp dày phước mỏng, nếu không phát tâm tu hành nghiệp chướng khó mà tiêu trừ được, nghiệp chướng không tiêu trừ làm sao dám nói đến việc liễu sinh thoát tử. Chư vị ! Cần phải nỗ lực tinh tấn quyết tâm hạ thủ công phu, thì không có việc gì khó. Trong thế gian không có việc ǵ là khó, mà sợ ḷng người không có quyết tâm. Cho nên tục ngữ có câu : “Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông cách núi, mà khó v́ ḷng người ngại núi e sông”.

Giống như học sinh, cùng học một bài văn, thế nhưng đứa có trí thông minh, đọc hai, ba lần, thậm chí nghe qua liền thuộc. C̣n đứa không có thông minh th́ phải đọc đi đọc lại ba bốn mươi lần mới có thể thuộc. Người dụng công niệm Phật cũng như thế.

Phật pháp giảng nói ba đời nhân quả. Nếu đời trước chư vị là người nghe pháp nhiều, tu hành nhiều, thiện căn dày, tu hành phước báo nhiều, mà đời nay không gặp được Phật pháp, thậm chí sinh ra một xứ sở hoàn toàn không có Phật pháp th́ thiện căn của các bạn cũng không bao giờ bị thối chuyển, cũng không tạo tác việc ác.

Các bạn chỉ cần nh́n cảnh mùa Xuân trăm hoa đua nở, mùa Thu lá vàng rơi lả tả, thấy được cảnh sinh diệt vô thường của vạn vật, các bạn có thể khai ngộ, hay minh tâm kiến tính liền. Giống như thời Phật c̣n tại thế, các vị nghe Phật giảng pháp, rồi y theo pháp thập nhị nhân duyên mà ngộ được đạo, gọi là “Duyên Giác”. Còn có một số vị sinh ra đời không gặp Phật, không được nghe pháp, thế nhưng họ nhờ vào việc quán sát sự thay đổi vô thường của vạn vật mà ngộ được, gọi là “Độc Giác”, những người này có thiện căn không thể nghĩ bàn mới được như thế.

Người có thiện nghiệp dày, ác nghiệp mỏng, tu hành rất thuận lợi. Thế nhưng, chúng ta ở đây toàn là những người có phước mỏng nghiệp dày, cho nên con đường tu của chúng ta, như khách lữ hành chèo thuyền ngược nước, nếu chúng ta không vững tay chèo, không có nỗ lực tinh tấn, chắc chắn bị nước cuốn trôi.

Vì thế, cổ đức có nói : “Người tu đạo như người chèo thuyền ngược ḍng, không tiến sẽ bị lùi”. Chúng ta phải dụng công hết ḿnh, thậm chí phải dùng hết sức ḿnh họa may mới không bị trôi theo ḍng sông sinh tử. Người thế gian, đa phần là buông ḿnh theo ḍng sinh tử, nên đối với họ không c̣n ǵ phải nói. Chúng ta là người tu đạo, là người đang lội ngược lại ḍng sinh tử, cho nên khó khăn rất nhiều, do đó xin chư vị hăy dụng công, vào đây niệm Phật rồi không nên lăng phí thời giờ.

4.- Gia công tinh tấn tiêu nghiệp chướng

Người có phước đức nhân duyên, nếu gia công tu hành tốt, dễ dàng được cảm ứng, cho nên họ xưng niệm Bồ Tát Quán Thế Âm. Cầu tài được tài, cầu con được con, cầu tam muội được tam muội, cầu Bát Nhă được Bát Nhă, nói chung cầu chi được nấy.

Cho nên nói : “Có cầu ắt sẽ có ứng” là vậy. Song, đối với người không có phước đức dù cầu nguyện bất cứ điều ǵ cũng không có cảm ứng. Nói như vậy Quan Âm Bồ Tát có thiên vị không ?. Xin thưa ! Là không, bạn cầu nguyện cũng có cảm ứng. Vậy cảm ứng cái ǵ ? Cảm ứng nghiệp chướng tiêu trừ, một khi nghiệp chướng của bạn tiêu trừ hết rồi, th́ bạn cầu ǵ đều được nấy. Bằng ngược lại, nghiệp chướng chưa tiêu trừ th́ dù bạn có cầu nguyện đến đâu cũng không có cảm ứng, một khi nghiệp chướng được tẩy sạch, bạn không cần cầu cũng tự nhiên có cảm ứng.

Những người lần đầu tiên vào đây dụng công tu hành, tâm lư có loạn động, liền nghĩ : “Không hiểu tại sao ở nhà b́nh thường ḿnh niệm Phật ít thấy có vọng tưởng, tâm lư lại được định tĩnh, thế nhưng vào đây niệm Phật, cứ một khi khởi niệm Phật lại thấy vọng tưởng quá nhiều, tâm lư lại không an, nguyên nhân đó xuất phát từ đâu ?

Chỉ vì ở nhà niệm Phật không có tập trung, niệm Phật một cách mơ mơ hồ hồ, vọng tưởng suy nghĩ cái này, nhớ nghĩ việc kia, vọng khởi triền miên, lại thêm ngoại cảnh ồn ào, nhộn nhịp nên khó nhận thấy được vọng khởi. Vào đây th́ cảnh núi non yên tĩnh, nương nhờ ánh sáng từ bi của chư Phật, tâm cảnh được sáng suốt, trí tuệ phát sinh, tự nhiên nhận thấy được vọng tưởng tạp niệm nhiều. Chư vị nhờ vào đây mới có cảm nhận như vậy, nếu nói ở nhà niệm Phật tốt hơn, là chư vị không có lương tâm rồi.

5.- Phải cầu diệu pháp xuất thế gian

Như trên vừa nói, người niệm Quan Âm Bồ Tát cầu tài được tài, cầu làm thân trai được thân trai, cầu thân gái được thân gái… Như vậy, chúng ta là người học Phật có phải cầu tài không ? Xin thưa ! Là có, nhưng tài ở đây là công đức pháp tài. Lại nữa, có nên cầu thân trai hay thân nữ không ? Cũng có, nhưng cầu trí tuệ phước đức của người nam, cầu tướng đoan chính của người nữ, thế nhưng quan trọng hơn hết vẫn là cầu pháp xuất thế gian.

Như Phật Đà “ba kỳ tu phước đức, trăm kiếp mới có tướng đoan nghiêm”. Do đó, chúng ta phải có trí tuệ, có phước đức mới có thể độ chúng sinh được. Có trí tuệ, có phước đức, lại phải có tướng tốt; tướng nếu không tốt, mọi người nh́n thấy khó mà khởi tâm cung kính. Như thời Đức Phật c̣n tại thế, mọi người một khi được nhìn thấy ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm của Ngài, tự nhiên liền sinh tâm cung kính, Ngài rất dễ dàng hóa độ. Cho nên người học Phật cũng có cầu nguyện, nhưng cầu nguyện ở đây phải cầu nguyện thật tướng diệu pháp xuất thế gian, chứ không phải cầu nguyện pháp hư vọng đối đăi của thế gian.

6.- Là tướng tu tất cả thiện pháp

Mọi người cần phải chú ư ! Tuy nói chúng ta cầu nguyện, song, phải cầu như thế nào cho hợp với Phật pháp đây ? Phải cầu với nhận thức không có tướng ngă, tướng nhân và tướng chúng sinh. Tuy là không tướng, nhưng phải tu tất cả thiện pháp, nếu ngộ nhận rằng, đă không có tướng ngă, tướng nhân, tướng chúng sinh, từ đó không chú trọng đến nhân quả, xả bỏ tu sự mà chuyên tu lư th́ có hại cho bản thân bạn vô cùng.

Cần phải biết, Phật pháp giảng nói lư nhân quả sự lư cần phải phối hợp hài ḥa. Nếu thiên lệch về lư mà phế bỏ nhân quả, không tu sự tướng nhân quả th́ không thể nào đạt được chân lư thực tiễn của Phật pháp. Tuy là không có tướng ngă, tướng nhân, ĺa tất cả pháp, ĺa tất cả tướng, nhưng đứng trên mặt sự tướng cần phải tu tất cả các pháp. Muốn tu được tốt, chúng ta phải có tinh tấn, thành khẩn tha thiết, trong tương lai chúng ta sẽ cảm ứng quả báo vô vi. Quả báo vô vi th́ không sinh, không diệt, đó mới chính là Phật pháp thiết thực. Nếu lấy tâm hữu tướng tu hành tất cả các pháp th́ sẽ cảm ứng quả báo hữu vi. Tất cả quả báo hữu vi đều là vô thường, sinh diệt. Tu thiện cảm ứng quả báo thiện, một khi hưởng hết rồi lại hoàn không. Tạo ác nghiệp phải thọ ác báo, quả khổ thọ rồi cũng trở nên không. Tất cả đều vô thường sinh diệt.

Chánh nhân vô thường, cho nên “sinh” vẫn măi măi sinh, “chết” cũng vĩnh viễn chết. Chánh nhân đă như vậy, sinh không ngừng, chết cũng không đoạn, sinh sinh tử tử, tử tử sinh sinh, măi măi chịu khổ không cùng tận. Chúng ta phải tu hành thôi, tại sao phải tu ? Chỉ có tu th́ chúng ta mới có trí tuệ Bát Nhă thấu rơ các pháp vốn không có sở hữu, tuy không có sở hữu, nhưng phải luôn tu hành sự tướng cho viên tṛn, tôi không bảo chư vị phải ĺa xa chúng sinh trong thế gian để mà tu, v́ Phật pháp vốn không xa ĺa thế gian. Đức Phật Bổn Sư cũng là chúng sinh, từ chúng sinh mà thành tựu đạo quả. Do đó, chúng ta không thể xa ĺa chúng sinh trong thế gian mà tu hành được. Ngược lại c̣n phải rộng kết thiện duyên với họ mới có thể độ được họ. Chư vị có hiểu không ?

7.- Có không trong mộng đều là hư giả

Phật pháp giảng “vô ngă” có thật là vô ngă không ? Nếu tất cả các pháp đều là vô ngă rồi th́ tu hành làm ǵ ? Nếu đă là vô ngă, th́ tạo nghiệp ác ai là người thọ khổ địa ngục ? Nếu quả thật vô ngă, tu phước tu thiện ai là hưởng thọ ? Cho nên nói “hữu ngă” mới có thể thông được, nếu nói “vô ngă” Đức Phật giảng nhân quả “nhân” ai tạo, “quả” ai hưởng ?

Như vậy làm sao giảng cho chư vị tiếp thọ được đạo lư vô ngă đây ? V́ đây là đạo lư không dễ dàng ǵ nghe qua có thể hiểu được. Nay xin đơn cử thí dụ cho bạn hiểu được. Chư vị ! Chúng ta ai cũng có nằm mộng. Trong mộng tất cả chúng sinh hữu t́nh, đại địa vô t́nh, chung quy có hay là không ? Nếu có th́ không thể nói là không được. Tuy nói có, song tất cả là hư giả, huyễn hóa không có thật. Nếu tất cả trong mộng đều là thật, khi nằm mơ bạn thấy ḿnh mua vé số trúng, khi tỉnh dậy, bạn có phát tài hay là không ? Trong mộng vui không có, khổ cũng không. Trong giấc mơ bạn thấy ḿnh bị rắn cắn, sợ quá liền thức dậy, bạn thấy thân thể ḿnh có bị rắn cắn hay không ? Trên giường có con rắn nào không ? Đó chẳng qua tự ư thức của bạn khởi vọng tưởng mới thấy có thật, nói theo góc độ Duy thức học th́ những h́nh ảnh đó hoàn toàn do Độc Đầu Ư Thức tạo nên, tất cả đều là hư giả không có thật, như vậy bạn làm sao nhận cái giả cho là thật được ? (Lời chú giải của người dịch : ư thức là thức thứ sáu trong tám loại thức tâm vương, thức này tác dụng rộng sâu hơn năm thức trước và làm chủ năm thức trước. Thức này duyên với các tâm sở, căn bản phiền năo và tùy khởi phiền năo mà tạo nên nghiệp. V́ nó có tác dụng suy đoán, phân biệt và quyết định đưa đến thể hiện hành động cụ thể của thân và miệng, hoặc bằng hành động t́nh cảm như : yêu ghét, tham muốn… Về suy nghĩ làm việc phải thức này đứng đầu, c̣n tính toán tạo việc ác thức này cũng hơn các thức c̣n lại. Cho nên trong Duy thức có nói : “Công vi thủ, tội vi khôi”, chính là nói đến hoạt dụng của thức này vậy. Thức này có đủ ba tính : thiện, ác và vô kư.

Khi nó duyên với 51 món tâm sở th́ nó được chia thành hai loại : Độc đầu ư thức và Ngũ câu ư thức. Ư thức độc đầu là ư thức hoạt động độc lập, không có cộng tác với năm thức trước. Ư thức độc đầu lại được chia thành năm loại :

1. Ư thức tán vị : là ư thức phát khởi trong trạng thái phân tán.

2. Ư thức trong mộng : là hoạt động trong trạng mê ngủ, hoặc nằm chiêm bao. V́ trong mộng mị, người ta thường nghĩ rằng thế giới trong mộng là thế giới có thật, thật ra những cảnh tượng đó chỉ là những phát hiện của chủng tử độc ảnh trong kho chứa A Lại Da thức.

3. Ư thức cuồng loạn : là ư thức phát khởi khi điên loạn.

4. Ư thức trong định : là ư thức trong trạng thái thiền định, ư thức này chỉ có những người tu thiền định mới có kinh nghiệm.

5. Ư thức tán loạn : là ư thức bị loạn động phát khởi. Chúng ta làm việc quá sức, cũng gọi là trạng thái lơ đăng, hoảng hốt… Ḥa thượng Diệu Liên đang nói đến loại thứ hai của ư thức độc đầu).

Theo bạn, những cảnh tượng trong mộng có hay là không ? Nếu nói có thật, th́ trong mộng có sợ hăi, lúc tỉnh dậy tâm cũng vẫn c̣n sợ hăi, trong mộng vui sướng lúc tỉnh lại tâm cũng c̣n vui sướng, như vậy cứu cánh có hay là không ? Kỳ thật “chẳng có cũng chẳng không”. Nói có nói không đều rơi vào biên kiến, không còn trung đạo.

Từ góc độ tục đế mà nói thực tại của vạn vật vừa có lại vừa không. Nhưng đứng từ góc độ chân đế, phải xa ĺa thực tại, ĺa ngôn ngữ th́ đó mới là cứu cánh. Nếu chư vị có thể hiểu được bản chất thực tại, lư giải được tính không hữu thật tướng của vạn pháp, tŕ danh với cái nhận thức như thế chắc chắn văng sinh thượng phẩm.

Phật pháp nói tất cả đều vô ngă, là muốn nói tất cả vạn vật không có tướng hay một cái ngă cố định, v́ bản chất của vạn vật là duyên sinh, do nhiều yếu tố hợp lại mà có không có ǵ gọi là thật ngă. Nếu bạn không có hiểu được đều đó th́ chứng tỏ bạn là người kém phước đức trí tuệ. V́ vậy, bạn phải tu phước và trí tuệ, một khi phước trí viên măn bạn sẽ nhận thức được vạn vật là hư giả, thế gian là mộng huyễn. Trong kinh có nói : “Vô ngă th́ không có người tạo và người thọ, nghiệp thiện nghiệp ác cũng đều không”. Do đó, kính khuyên chư vị đối với Phật pháp hăy đọc nhiều, nghe nhiều, suy tư cho sâu, siêng năng lễ bái, và niệm Phật cho nhiều th́ nhất định đến một ngày nào đó quư vị tự nhiên sẽ đại ngộ.

8.- Cuộc sống Ta bà tất cả đều là mộng

Chư vị ! Khi chúng ta ngủ nằm mộng liền sực tỉnh, khi tỉnh rồi th́ những cảnh mộng không có thật nữa. Song, hằng ngày tuy chúng ta thức nhưng tất cả đều như nằm mộng, có lúc nào là thật sự tỉnh đâu ! Thật thương thay cho chúng ta, đă bao kiếp sống như mộng, mà cứ ngỡ ḿnh đang tỉnh, khổ đau chúng ta thọ nhận không ngừng mà vẫn chưa có ngày nào sực tỉnh. Nói th́ như vậy, thế nhưng là người tu hành chúng ta không nên sợ khổ đau, mà phải luôn luôn dụng công niệm Phật.

Một khi chúng ta được văng sinh đến thế giới Tây phương rồi, đến lúc đó chúng ta mới thật sự là tỉnh. Thế giới Ta Bà tất cả vốn là giả danh, mộng huyễn, bản lai của nó vốn không có khổ vui, mà khổ vui đó do chúng ta tạo nên rồi trở lại thọ nhận lấy nó. Do vui khổ mà chúng ta đă tạo ra biết bao nhiêu tội chướng. Đến một lúc nào đó chúng ta tỉnh ngộ rồi mới nhận được tất cả đều không có.

Chúng ta phải thấy tất cả mọi vật trên thế gian không có cái ǵ trường tồn bất diệt, không có ǵ là có ngă, tất cả như mộng như huyễn. Có nhận thức như thế mới có đầy đủ nhân duyên thành Phật. Nếu thấy tất cả đều là thật th́ măi măi chịu khổ đau. Tại sao ? V́ thấy tất cả vạn vật trên thế gian đều là thật, tất nhiên là thấy không biến đổi, không dao động th́ làm sao có thể dụng công tu hành và cũng làm sao có thể thành Phật được.

Đó là đạo lư quan trọng mà mọi người cần phải giác ngộ. Hiện tại, chúng ta đă biết và đang tu th́ làm sao chúng ta phải chứng được đạo lư vô ngă đó. Có như thế mới có thể phóng hạ vạn duyên thành tâm niệm Phật, cầu phước đức chân thật. Không nên nhàn rỗi, tán gẫu, suy nghĩ tà vạy, chỉ thêm mang nghiệp chứ không có lợi ích ǵ. Phải giác ngộ vạn pháp là vô ngă, chân thật dụng công tu niệm Phật, có như thế đời nay mới mong được giải thoát. Cổ đức có nói : “Thân này đời nay không độ, biết có khi nào độ được thân”.

NGÀY THỨ HAI

Trí tuệ Bát nhă đủ phước đức,

Niệm Phật văng sinh trọng tŕ danh.

1.- Vô tướng là chân thật tướng

Mọi người đến đây dự Phật thất, chủ yếu là niệm Phật. Có bốn phương pháp niệm Phật : Thật Tướng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật và Tŕ Danh Niệm Phật. Tu Thật tướng niệm Phật phải có trí tuệ Bát Nhă và sự hỗ trợ của phước đức. Thật tướng là vô tướng, vô tướng là thật tướng. V́ phàm phu chúng ta có sự nhận thức mâu thuẫn, cho vô tướng là không có ǵ, đă không có làm sao nói là chân thật được. Ví như nhà bếp không có gạo làm sao nấu cơm, trong nồi không có cơm th́ những người hành đường lấy cơm ở đâu châm thêm cho các bạn ? Phàm phu chúng ta cho rằng, đă là vật có sự tướng th́ nhất định là có thật, nói như vậy là mê lầm. Phật pháp chân thật là không, vạn pháp tuy là giả tướng, song, bản thể cứu cánh của nó là bất khả đắc, không thể thông qua h́nh tướng mà có thể nhận thức được, phải trải qua quá tŕnh văn, tư, tu mới có thể hội nhập được, không niệm Phật, không giữ giới th́ không thể lănh hội được. Đó là một điều xin chư vị cần phải chú ư !

2.- Y theo lời Phật dạy mà tín thọ phụng hành

Bản thể của Phật pháp vốn thậm thâm vi diệu không thể nghĩ bàn, nếu không có học hỏi nghiên cứu cho thấu đáo chắc chắn sẽ có sự nhận thức mâu thuẫn. Đối với hạng người thế trí biện thông trong thế gian, họ không thể nào tiếp nhận được Phật pháp. Thế trí biện thông là chỉ cho những bậc học giả, hoặc những người có địa vị chức quyền, giàu sang phú quư. Đối với những người này họ chỉ ưa luận bàn những triết lư sâu xa, cái hiểu biết của họ không có dính dáng ǵ đến đời sống của họ. Họ là những học giả có kiến thức uyên thâm về thế gian pháp.

Nên khi nghe Phật pháp có thể sinh ra hủy báng, hay chê bai, cho Phật pháp là cao xa, là huyễn hoặc, là mê tín, là bi quan yếm thế, chán đời, chỉ toàn nói đến khổ đau. Đối với hạng thế trí biện thông này, là người con Phật, chúng ta nếu có gặp họ cũng không nên luận bàn, hay tranh biện làm chi cho vô ích.

Vì sao ? V́ từ xưa đến nay, họ đâu có được phước duyên nghe Phật pháp như chúng ta. Từ chỗ không nghe, không hiểu biết nên trong tàng thức của họ không có hạt giống Phật pháp. Cho nên đối với họ, việc chê bai chánh pháp là điều không thể tránh được. Hăy thương yêu họ v́ họ không thể lănh thọ được Phật pháp để tu hành như chúng ta.

Người có thiện căn, mặc dù có nghe Phật pháp không hiểu được, thế nhưng đối với họ vẫn đủ niềm tin để tiếp thọ Phật pháp, vẫn có nhận thức Phật pháp vốn là điều chân thật, không phải là lời nói hư dối. Họ vẫn khẳng định rằng, những lời Phật nói, tôi vẫn đủ đức tin và vẫn thực hành. Tuy nhiên, nếu lư tôi không thể hội nhập được, tôi vẫn tin kiên cố y theo sự để thực hành.

Đối với hai hạng người trên, chúng ta nên nương theo hạng người có thiện căn với Phật pháp để học hỏi và tu tập, không nên học theo người thế trí biện thông mà bị dính mắc vào sở tri chướng, để rồi muôn kiếp phải luân hồi sinh tử. Chỉ nên nương theo lời Phật dạy mà thực hành.

3.- Mượn giả tu chân cần phải hiểu lư

Tu trí tuệ Bát Nhă phải từ tướng hư giả mà khởi tu, từ tướng hư giả mới có thể đạt đến tướng chân thật. Giả tướng là pháp hư vọng, làm sao có thể đạt đến tướng chân thật được. Từ tướng hư giả bạn phải liễu giải được tính duyên khởi “không” của vạn pháp. “Không” tức là chân thật tướng. Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có nói : “Nếu thấy các tướng là chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai”. Như Lai tức là chỉ cho thật tướng pháp thân.

Chúng ta đắp tượng Phật nhằm mục đích ǵ ? Nhằm giúp chúng sinh nương nơi tướng tốt của Phật mà phát khởi tâm cung kính tu hành, nếu không mượn tượng Phật hư giả th́ chúng sinh nương ở đâu, lấy cái ǵ lễ bái cúng dường, làm mô phạm cho chính ḿnh. Tất cả đều phải từ tướng hư giả mà khởi tu hành. Nói duyên khởi là hư giả, thế nhưng không thể xa ĺa tướng hư giả mà tu đạo xuất thế được.

V́ vậy, chúng ta cần phải phát tâm tu tập theo sự tướng. Phải liễu giải được, thật tướng sự tướng của vạn pháp vốn là không, sự tướng vốn là vô tướng, vô tướng chính là phước Bát Nhă, phước vô tướng. Phước Bát Nhă vô tướng là ǵ ? Đó là loại phước khi chúng ta tạo, mà không có sự chấp trước. Ví như, khi làm phước, bạn c̣n thấy ḿnh là người cho, thấy người nhận, và chấp trước vào công đức đó, đó là bạn dụng tâm thế gian tu thiện để cầu phước báo rồi.

Phước báo của việc làm đó đương nhiên là có, có gieo nhân tất phải có quả. Song, phước báo đó chỉ là phước báo của trời người, là Đệ nhị nghĩa đế. Nếu bạn lấy phước đó mà mong liễu sinh thoát tử, muốn thành Phật th́ không thể nào có được. Như vậy, chúng ta phải tu phương pháp nào mới có thể liễu sinh thoát tử ? Chúng ta phải lấy vô ngă tướng, vô nhân tướng và vô chúng sinh tướng, mà tu tất cả thiện pháp, th́ mới có thể thành tựu việc liễu sinh thoát tử.

4.- Tu thật tướng phải nương vào trí tuệ

Như thế nào mới là thật tướng niệm Phật chân chính ? Đứng về phương diện duyên khởi mà nói, như đă nói ở trên, hư tướng là không có tướng chân thật, tất cả đều do nhân duyên hợp lại mà thành. Bản thân của nó không có tướng chân thật. Y theo lư duyên khởi nhất tâm chỉ quán. Đó là niệm Phật thật tướng. Dù bạn có lư giải như thế nào đi chăng nữa, tuy nhiên hư giả vẫn là hư giả. Thế nhưng vẫn phải tu cái chân thật, nếu nói hư giả không có tu, th́ hoàn toàn sai lầm, nếu không từ sự mà khởi tu th́ làm sao có thể nhập được thật tướng niệm Phật.

Bạn không thâm nhập thật tướng niệm Phật, làm sao có thể liễu đạt đến chỗ chân thật “phàm những vật có h́nh tướng, tất cả đều hư vọng” (Kinh Kim Cang). Như khi bạn ăn cơm, nếu bạn thấy cơm là hư giả, không chịu ăn, th́ làm sao bạn có thể giữ ǵn thân để tu hành văng sinh được. Tuy cơm là duyên sinh, là vô ngă, là giả, nhưng nó có thể nuôi dưỡng thân xác của bạn. Bạn có thân thể khỏe th́ mới có thể tu hành tự lợi, lợi tha, và làm tất cả các việc.

Cho nên, tuy là hư giả nhưng nó cũng có công năng; nếu bạn cho nó là hư giả rồi không ăn, bạn không ăn chắc chắn sẽ chết. Phật pháp giảng “không” là muốn cho bạn nhận thức được nguyên lư chân thật. Nói có là muốn cho bạn tu tập tất cả các thiện pháp, không xa ĺa sự tướng. Do đó Tổ Huệ Năng có nói : “Phật pháp tại thế gian, không ĺa thế gian mà giác ngộ”. Chúng ta phải ở tại thế gian mà tu hành mới có thể thành tựu các pháp.

Nếu nói các pháp xuất thế gian là hư vọng, nhưng thế pháp của phàm phu có hư vọng hay không ? Đương nhiên là càng thêm hư vọng. Chúng ta cần phải chú ư : “Phàm những vật có h́nh tướng đều là hư vọng”, nếu bạn có thể “thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai”. “Không”, không phải là không có, cũng không phải ĺa sự tướng mới là không.

Bạn phải liễu đạt tất cả các pháp chỉ là một khối duyên sinh giả tướng, không có tính chân thật, như vậy mới là liễu giải được tính không. Tuy là không, nhân ngă là giả tướng, thế nhưng phải y theo nhân quả mà tu hành, thuận theo nhân quả mà tạo tác. Có nhân tất phải có quả, làm ác phải đọa tam đồ. V́ vậy, lư sự cần phải hiểu rơ mới có đủ trí tuệ để tu niệm Phật thật tướng. Trong thật tướng có vô tướng, trong vô tướng có thật tướng. Không là Chân đế, có là Tục đế. Muốn hiểu rơ Chân đế, chư vị phải dụng công nghiên cứu tu hành, mới có thể thấu hiểu được.

5.- Đệ nhất nghĩa đế cứu cánh là không

Nếu y theo đệ nhất nghĩa đế mà nói, thật tướng chân như cứu cánh là không. Nói nhiều th́ lại càng sai, nói đúng hơn “tâm suy nghĩ tức là sai”. Tâm phải không có một mảy may trụ chấp vào bất kỳ một pháp nào, ngay cả danh từ “không” cũng không trụ, cũng phải bỏ đi, đó mới gọi là niệm Phật thật tướng, niệm đệ nhất nghĩa đế không, cũng là niệm mà vô niệm, mọi người nghe qua khó mà hiểu được.

Học Phật pháp điều đáng sợ nhất là không hiểu, vì không hiểu sẽ đưa đến hiểu lầm, rồi sinh ra hủy báng. Nhưng chúng ta nghe dần dần sẽ liễu giải được thôi. Nếu không giảng, th́ măi măi chư vị sẽ không thể hiểu được. Hiện tại trong khóa tu, chúng ta không dùng phương pháp thật tướng niệm Phật, mà chỉ chú trọng tŕ danh niệm Phật thôi. Niệm Phật thật tướng là chuyên nhờ vào tự lực, trong khi đó căn cơ chúng ta ở đây c̣n thấp kém nên chỉ chú trọng tŕ danh niệm Phật là chính, v́ tŕ danh niệm Phật là nhờ vào tha lực. Thời đại mạt pháp ngày nay, nếu không nhờ vào tha lực sẽ không bao giờ có ngày liễu sinh thoát tử, chư vị nên chú ư điều đó !

Phật pháp giảng bản thể muôn vật không. Song, tất cả hiện tại sự vật là có, giống như hư không, bản chất của nó vốn là không, song, trời đất, sông núi, tất cả các tinh cầu, nhân vật đều trụ trong hư không, từ hư không mà lưu xuất. Bản thể hư không, không có cái ǵ nên gọi là không. Chính v́ bản thể vốn là không đó, nó mới có năng lực chứa tất cả các pháp. Không có một pháp nào mà không trụ trong hư không, nếu ĺa “không”, sẽ có pháp ǵ nữa không ? Chúng ta hằng ngày theo tập quán, chỉ cho rằng “không” là không có ǵ cả. Song, “không” không phải là không có ǵ. Như chư vị xem, hiện tại trong niệm Phật đường này, bản chất là không, nếu không có “không” th́ làm sao có thể dung chứa được tượng Tam Thánh ? Làm sao có thể chứa đựng được những thứ trang nghiêm khác ? Lại nữa, làm sao có chỗ cho chúng ta niệm Phật, lạy Phật ? “Không” chính mới có thể dụng, “không” có không th́ không có thể dụng. Do đó, chư vị nghe qua trí tuệ có thể phát khởi rồi, hy vọng từ đây chư vị không c̣n ngộ nhận cho “không” là không có ǵ nữa. Xin chư vị hằng ngày cứ lấy hư không quán sát làm thí dụ, chắc chắn trí tuệ sẽ phát sinh. Một lúc nào đó, chư vị sẽ liễu giải được nghĩa lư vi diệu chân không của Phật pháp. Chúc chư vị thành công !

6.- Vô thường biến các pháp thành không

Phật pháp giảng vạn pháp là vô thường. Thế giới có thành, trụ, hoại, không; con người có sinh, lăo, bệnh, tử; tâm có sinh, trụ, dị, diệt, tất cả các pháp đều là vô thường. Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác, Phật có dạy cho chúng ta rằng : “Quốc độ hư giả, mạng sống vô thường”. Quốc độ thuộc về khí thế gian, con người thuộc về hữu t́nh thế gian. Tất cả vũ trụ là khí thế gian, hữu t́nh thế gian đều ở trong vũ trụ. Vũ trụ dung chứa tất cả vạn pháp, song vạn pháp th́ không thường trụ, niệm niệm biến diệt, từng giây từng phút sinh diệt không ngừng. Thân thể con người chúng ta, các tế bào cũng sinh sinh, diệt diệt biến đổi trong từng sát na. Một người không phải sống đến tám mươi, chín mươi tuổi chết rồi mới gọi là diệt, mà ngay cả những khi c̣n nằm trong bào thai cũng đă sinh diệt không ngừng rồi.

Chẳng những hữu t́nh là vô thường, mà tất cả vạn vật trong vũ trụ, chỉ là giả danh tạm thời, không có thường trụ chân thật. Niệm niệm biến diệt, đều là vô thường, đến một lúc nhất định nào đó cũng phải tiêu diệt. Bạn thử t́m xem có một vật nào là trường tồn bất diệt không ? Không có một vật nào trên thế gian này trường tồn bất diệt cả. Tất cả đều biến đổi không ngừng, bản chất của chúng thay đổi trong từng sát na. Trong một phút thôi, thân thể của bạn, không hoàn toàn giống một phút trước đó nữa, mà các tế bào nó biến đổi không ngừng. Tế bào này chết, tế bào khác lại sinh, cứ luân phiên nhau thay đổi không có lúc nào dừng nghỉ. V́ thế, Phật mới dạy cho chúng ta, thế gian này không có ǵ gọi là trường tồn cả, mà ngược lại tất cả đều bị luật vô thường chi phối. Tất cả vạn vật đều phải chịu quy luật tự nhiên đó là sinh, trụ, dị, diệt, hoặc thành, trụ, hoại, không. Đối với chúng hữu t́nh th́ phải chịu quy luật sinh, lăo, bệnh, tử. Do bản thể các pháp vốn là vô thường nên nó vốn là không, không có thật ngă mà tất cả đều là vô ngă, là duyên sinh thôi.

Bản tính của chúng ta vốn thanh tịnh như thái không, nhưng chỉ v́ hiện tại chúng ta khởi nhiều vọng tưởng nên mới bị phiền năo, khổ đau, luân chuyển trong biển khổ phàm phu. Một khi c̣n ở địa vị phàm phu, chúng sinh chắc chắn không thể nào tránh khỏi tạo nghiệp luân hồi. C̣n nếu chúng ta nhớ Phật, niệm Phật tức là chúng ta đang đi trên lộ tŕnh tiến đến quả vị Phật. Như vậy, tại sao cần phải niệm Phật ? V́ niệm Phật là đ́nh chỉ vọng tưởng. Vọng tưởng dừng tâm liền thanh tịnh. Tâm thanh tịnh th́ ba nghiệp thanh tịnh. Ba nghiệp thanh tịnh, tức đồng Phật văng sinh Tây phương.

7.- Một câu Di Đà đầy đủ vạn đức

Bậc thiền giả tham thiền, cũng thuộc vô tướng. Mục đích của người tham thiền là thể nhập được chân tính. Thông thường, họ lấy các câu thoại đầu như : “Người niệm Phật là ai ?”, “Trước khi cha mẹ chưa sinh ra, ta là ai ?”… Đứng về lư mà nói, tại sao cần phải tham thiền, hoặc tham thoại đầu ? Cổ đức có nói : “V́ căn tính con người vốn hạ liệt, không có đủ trí tuệ, không có đủ năng lực thâm nhập được bản tâm, nên chư Tổ từ bi mà lập ra các phương tiện như vậy”. Giống như người già cả, người bệnh hoạn không thể tự ḿnh nỗ lực đi một ḿnh được, nên cần phải mượn cây gậy. Nhờ vào cây gậy mới có thể đi được.

Hiện tại chúng ta đang niệm Phật, th́ vốn “tâm là Phật, Phật là tâm”. Thế nhưng, có một số người dám mạo muội cho tâm là Phật, v́ thế họ không cần phải niệm Phật hay tu hành làm chi cho nhọc xác. Song, tuy tâm là Phật, nhưng bạn phải biết chúng ta hiện đang là phàm phu nghiệp chướng rất nặng nề, tâm c̣n đầy dẫy ô nhiễm, cho nên cần phải niệm Phật. V́ danh hiệu Phật A Di Đà vốn đầy đủ vạn đức trang nghiêm. Phật thường an trụ trong pháp thân thanh tịnh, tất cả các nghiệp ác và tội chướng của Ngài đều đă tiêu trừ, tất cả các công đức tu hành đều đă viên măn. Nếu có người nào dám mạo muội tự xưng họ đă là Phật rồi, chứng tỏ người này không có thiện căn. Hạng người này dù có gặp được nhân duyên tốt cũng không thể nào tu tập được, v́ không có chủng tử của Phật pháp.

Chúng ta không cần phải lư luận làm ǵ sâu xa, mà chỉ cần luôn biết an phận, lăo thật niệm Phật. Cứ niệm Phật giống như đứa bé chăm chú mớm sữa mẹ, ngày qua ngày đứa bé sẽ lớn dần. Cứ niệm Phật như ăn cơm. Có ăn thân thể mới có sức khỏe để làm việc. Việc niệm Phật cũng như vậy. Chúng ta không cần phải lư luận làm ǵ cho mất thời gian, chỉ cần có tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên, chắc chắn sẽ dần dần đạt được nhất tâm bất loạn, tâm bất loạn, liền được văng sinh. Kính thỉnh chư vị hăy chí thành mà niệm Phật.

NGÀY THỨ BA

Chấp tŕ Thánh hiệu nhất tâm,

Đời nay quyết định không lầm văng sinh.

Có người hỏi : “Chấp tŕ Thánh hiệu có thể đạt được nhất tâm hay không ? Niệm Phật có chắc chắn được văng sinh hay không ?”. Trong Kinh A Di Đà yếu giải có nói : “Tán loạn xưng danh gieo giống Phật, chấp tŕ danh hiệu đăng bất thối”. Bạn phải biết rằng Phật có công đức không thể nghĩ bàn, danh hiệu A Di Đà Phật cũng có công đức không thể nghĩ bàn. Nếu bạn niệm Phật tâm bị tán loạn sẽ tạo thành chủng tử. Như trong Kinh Pháp Hoa có nói : “Nếu người tâm tán loạn, đi vào trong bảo tháp, nhất tâm xưng niệm Nam Mô Phật, đều được thành Phật đạo”. Do đó có thể biết, lấy tâm tán loạn mà xưng niệm danh hiệu Phật công đức c̣n thù thắng, hà huống ǵ là chấp tŕ danh hiệu Phật được nhất tâm bất loạn, công đức lớn lao biết dường nào !

Kỳ thật, có được văng sinh Cực Lạc hay không, tất cả đều phụ thuộc nơi bạn. Nếu bạn có hỏi tôi : “Tôi có thể văng sinh hay không ?”. Tôi cũng xin thành thật trả lời với bạn rằng : “Điều đó hoàn toàn phụ thuộc nơi bạn”. Chỉ cần bạn chân thật nhận thức và có quyết tâm : “Thân này đời nay không độ, đời sau làm sao độ được thân”, đồng thời tin sâu, nguyện thiết, cầu văng sinh Tây phương th́ nhất định đời nay quyết định được văng sinh. Cho nên, bạn không cần phải phân vân tán tâm hay nhất tâm, chỉ cần bạn thường biết an phận, xưng niệm danh hiệu Phật cho thành tâm là tốt rồi.

1.- Thường hằng chấp trước đăng bất thối

Tóm lại, bạn chỉ cần “chấp tŕ” danh hiệu Phật không quên là tốt rồi. Thế nào gọi là “chấp tŕ” ? Giống như việc bạn nắm một vật quư giá trong tay, chẳng những bạn phải nắm giữ cho chắc, mà tâm phải trông chừng nó không cho nó rơi rớt, nếu rớt e rằng sẽ bị bể. Cho nên đ̣i hỏi bạn phải chú ư, tập trung gọi là “tŕ”. Nói tóm lại, chấp tŕ chính là “niệm niệm tương tục không gián đoạn”. Trước ngọ cũng niệm Phật, sau ngọ cũng niệm Phật; ngày nay niệm Phật th́ ngày mai cũng niệm Phật, đó chính là chấp tŕ. B́nh thường phải niệm, đến khi có bệnh hay gặp khó khăn cũng phải niệm, cứ niệm Phật cho đến khi nào giải thoát hết mọi khổ nạn mới dừng.

Nếu bạn không niệm Phật, tham, sân, si, trong tâm của bạn sẽ khởi lên. Song, trong tâm bạn có niệm Phật th́ tham, sân không thể nào khởi lên được. V́ bản chất của tam độc không phải là chân hữu, mà chúng chỉ là pháp huyễn tưởng, hư vọng mà thôi. Duy chỉ có niệm Phật mới là công đức chân thật. Những pháp hư huyễn làm sao có công đức được. V́ vậy, bạn không cần phải quan tâm đến việc tán tâm hay nhất tâm, mà chỉ cần bạn tin sâu, nguyện thiết, chấp tŕ một câu A Di Đà Phật. A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… không kể là đi, đứng, nằm, ngồi, hoặc may vá hay ăn uống. Từ sớm đến chiều, một câu Phật hiệu không cho gián đoạn, dù có bệnh khổ hoành hành, hay dù gặp việc bất như ư, chỉ có một ḷng niệm Phật, bạn cần ǵ phải lo sợ có được văng sinh hay không.

Như thế nào mới là người chân chính chấp tŕ danh hiệu ? Giống như có người khen bạn tốt, bạn đáp “A Di Đà Phật”, hoặc có người đến phá hoại bạn, hoặc chửi bới bạn, bạn cũng đáp lại “A Di Đà Phật”. Không kể gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh, cứ một câu A Di Đà Phật bạn chấp tŕ đừng cho gián đoạn, th́ không bao giờ bị hoàn cảnh dẫn dắt, lại giữ được chánh niệm văng sinh Tây phương.

Không những bạn phải bảo tŕ mà c̣n phải nhậm tŕ nữa. Nhậm tức là chỉ cho trạng thái tự nhiên, để tâm tự nhiên mà niệm Phật. Lúc b́nh thường bạn chấp tŕ, dần dần lâu ngày sẽ tự nhiên trở thành nhậm tŕ, tức là không niệm mà niệm. Chấp tŕ danh hiệu là “nhân”, văng sinh Tây phương là “quả”. Một khi bạn được sinh Tịnh độ rồi th́ không c̣n sợ thối chuyển nữa. V́ vậy, nếu có người nào hỏi tôi : “Tôi có được văng sinh hay không ?”. Tôi cũng xin hỏi lại bạn : “Bạn có niệm Phật hay không ?”. Nếu bạn có niệm Phật th́ có văng sinh, bằng ngược lại không có th́ không được văng sinh. Định luật nhân quả quy định rơ ràng như vậy.

2.- Có chí thành tức có thể nhất tâm

Một câu Thánh hiệu chỉ cần bạn chấp tŕ không gián đoạn. Tán loạn mặc cho tán loạn, cái tột cùng là tự nhiên có thể đạt đến nhất tâm bất loạn. Nếu bạn không chấp tŕ Thánh hiệu, làm sao có thể nói đến nhất tâm ? Không có gieo nhân làm sao có quả cảm ứng ? Có người một khi niệm Phật liền muốn nhất tâm, điều đó làm sao nói dễ dàng như vậy ? Nếu bạn không gieo nhân dụng công niệm Phật th́ làm sao cảm quả nhất tâm ? Điều đó chẳng qua là vọng tưởng mà thôi. Tôi nói như thế sẽ có nhiều người dị nghị rằng, tôi không dạy quư vị niệm Phật nhất tâm. Nếu tôi không dạy bạn niệm Phật nhất tâm là trái ngược với kinh điển, trái ngược với ḷng từ bi của cổ đức. Tôi dạy nhất tâm là có từng lớp.

Đứng về phương diện lư mà nói, phàm phu muốn nhất tâm là phải có tâm tàm quư, có tâm chí thành. Nếu không có hai loại tâm trên không nên nói đến nhất tâm làm ǵ cho vô ích. Trong Kinh Di Giáo, Phật có dạy : “Người có hổ thẹn là có thiện pháp, người không có hổ thẹn cùng với loài cầm thú không khác chút nào vậy”. Nếu bạn không có tâm hổ thẹn và chí thành, đối với việc thế tục khó mà thành tựu, hà huống ǵ nói đến việc xuất thế gian. Một người cần phải làm ǵ để đối trị ba độc phiền năo ? Chỉ cần người đó dụng tâm chí thành và hổ thẹn mà niệm Phật, lạy Phật. Con người chúng ta một khi khởi niệm đă là vọng tưởng rồi. Do đó, chúng ta thời thời, khắc khắc phải có tâm cảnh giác. Một khi tham, sân, si và các phiền năo khởi lên, không nên tùy trước theo nó mà tạo nghiệp, cần phải tức thời tỉnh ngộ, phát tâm hổ thẹn. Chớ nên đem tâm phiền năo đối xử với người, mà tự ḿnh cần phải từ bi tha thứ cho người. Bạn phải nghĩ rằng : “Bản thân ḿnh đă không thể giúp người liễu sinh thoát tử, sao c̣n lại tạo nhân đưa người vào tam đồ ác đạo ?”. Chỉ cần bạn có suy nghĩ như thế th́ cũng đủ giúp bạn không tạo thêm ác nghiệp rồi.

3.- Thánh hiệu A Di Đà diệt ngũ dục

Thế giới Ta Bà này là cả một thế giới đầy dẫy ma quỷ. Những loại ma quỷ đó không phải là loại ba đầu sáu tay, lưỡi dài, móng sắc… Ma quỷ tôi muốn nói đây chính là ma ngũ dục : tài của, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ. Năm loại ngũ dục này được ví như rắn độc, hổ dữ. Thế nhưng, rắn độc hay hổ dữ cắn chúng ta th́ chúng ta chỉ có chết một đời này thôi, c̣n nếu bị ngũ dục dắt dẫn th́ chẳng những làm chướng ngại cho việc văng sinh, mà chúng c̣n khiến chúng ta măi măi đọa lạc trong tam đồ ác đạo. Đây là một điểm mà mọi người cần phải đặc biệt lưu ư, không thể không cảnh giác được. Hiện tại, chúng ta tu hành là đang cùng ma quỷ giao chiến, là đang chiến đấu lại ma ngũ dục. Nếu chúng ta không anh dũng, không quyết tâm hạ thủ nó, chắc chắn nó sẽ dẫn dắt chúng ta đi vào tam đồ.

B́nh thường, đối với người cần phải từ bi. Song, đối với thất t́nh lục dục không nên tùy thuận theo nó mà bị dẫn dụ. Nhất là người học Phật tại gia, rất đáng thương, v́ sống giữa trần lao, nh́n trước ngó sau đều bị ngũ dục bao vây chi phối. Thảo nào trong kinh Ưu Bà Tắc Giới Khinh, Đức Phật có nói : “Có hai hạng Bồ Tát : Bồ Tát tại gia tu hành th́ khó, Bồ Tát xuất gia tu hành th́ dễ”. Bạn xem, hiện tại bạn về đây tu tập, nhất cử nhất động đều an trụ trong câu niệm Phật, lại được nhất tâm tu hành. Nếu có phạm oai nghi tế hạnh, hay nội quy hoặc phạm giới, đều được người khác nhắc nhở. Chẳng những không tạo ác nghiệp mà c̣n gieo thiện duyên nữa. Ngược lại, sống giữa đời thường, một khi bạn sai lầm, có ai ở cạnh bạn để nhắc nhở đâu ?

Người tại gia tu hành, thuận duyên th́ ít mà ác duyên lại nhiều. Do đó, bạn là Bồ Tát tại gia phải tự ḿnh nỗ lực tu hành. Đồng thời phải cúng dường Tam Bảo, rộng làm các phước lành. Nếu bạn là người có gia đ́nh th́ trách nhiệm cũng lớn. Bạn phải cần tận lực hiếu thuận, lại hành từ bi, mọi việc trước sau, trên dưới cần phải chu toàn. Một khi mắc phải lỗi lầm, được người nhắc nhở nên vui vẻ đón nhận, không nên oán trách. Đối với mọi việc cần phải nhẫn nhục, chịu thương chịu khó mới có thể thành tựu được công đức.

Tôi thường nói, người xuất gia tu hành là người đại trượng phu. Thế nhưng, nếu người tại gia chân chính tu hành cũng là một người đại trượng phu, v́ hằng ngày phải đối diện với ngũ dục, chướng duyên khó khăn vô cùng. Vậy bạn phải làm ǵ để có thể thắng được ma ngũ dục ? Không ǵ tốt hơn là niệm Phật. Cứ một câu A Di Đà Phật, bạn chấp tŕ không cho gián đoạn, không luận là tán tâm hay nhất tâm, chẳng những tiêu trừ được ngũ dục mà bạn lại c̣n thành tựu đạo nghiệp, được văng sinh Tây phương nữa.

4.- Tánh không trừ, sinh tử khó thoát

Con người và trời đất gọi là tam tài. Người xuất gia tu hành là Tăng. Phật, Pháp, Tăng được gọi là Tam Bảo. Con người thuộc hạng cao quư nhất. Thế nhưng chỉ v́ vọng tưởng điên đảo mà trở nên thấp kém, quên ḿnh vốn cao quư. Khi có người lôi kéo bạn làm ác, hoặc t́m bạn làm phiền, việc đó không quan trọng, chỉ cần bạn niệm A Di Đà Phật, mọi việc trở nên vô sự. Song, việc đáng sợ nhất là mọi người đối xử với bạn tốt, từ đó phát sinh t́nh cảm luyến ái, luyến ái một khi phát sinh rồi th́ khó mà đoạn trừ được.

V́ vậy, phàm phu chúng ta nhất định phải phá bỏ quan hệ t́nh cảm. Nếu không phá bỏ khó mà liễu sinh thoát tử được. Căn bản sinh tử là ô nhiễm. Ô nhiễm cái ǵ ? Đó là ngũ dục. Học Phật là việc lớn của người đại trượng phu. Đối với quan hệ t́nh ái nam nữ, phải dùng kiếm trí tuệ Bát nhă mà chặt đứt nó đi, có như vậy mới có thể liễu sinh thoát tử. Nếu chỉ c̣n một mảy may t́nh cảm cũng vẫn c̣n bị trói buộc. Thế nhưng, ai là người trói buộc bạn ? Chính bạn chứ ai.

T́nh cảm ở đây không đơn thuần là t́nh cảm nam nữ. Nếu bạn chân thật muốn cầu giải thoát sinh tử, hành Bồ Tát đạo không có chướng ngại, tôi thành thật bảo với bạn rằng, ngay cả quan hệ cha mẹ, anh em cũng phải đoạn trừ. Đạo xuất thế gian hoàn toàn khác với đạo thế tục. Thế tục người ta lấy t́nh cảm luyến ái làm trọng, chính sự luyến ái đó là căn bản của sinh tử. Đạo xuất thế gian hoàn toàn ngược lại, là con đường liễu sinh thoát tử, cho nên ái dục cần phải đoạn trừ. Đó là “chân lư vô t́nh”, mọi người cần phải chú ư.

5.- Đạo Bồ Tát đại nhân đại nghĩa

Đứng về phương diện thế tục mà nói, làm con nhất thiết phải vâng lời cha mẹ, v́ cha mẹ là người có công dưỡng dục. Bổn phận làm con là phải hiếu thuận. Cha mẹ sai bạn làm ǵ bạn phải vâng làm cái đó, có như vậy mới đúng với lời dạy của thiên kinh. Song, bạn muốn tu hành để liễu sinh thoát tử th́ đối với quan hệ gia đ́nh bạn nhất định cũng phải cắt đứt, bạn mới có thể hành đạo Bồ đề, đạo nghiệp mới viên thành được. Bạn có độ cha mẹ phước tuệ viên măn, mới là đại hiếu chân chính. Bằng ngược lại bạn không có quyết tâm, một khi bạn đến chùa xuất gia, họ sẽ t́m mọi cách đưa bạn trở về thế tục. V́ vậy, đ̣i hỏi bạn phải có ư chí của kẻ xuất trần thượng sĩ, phải dũng mănh cắt đứt t́nh cảm luyến ái đó, mong ra mới có thể liễu sinh được.

Bạn phải suy nghĩ rằng, tự ḿnh sinh tử là việc nhỏ, cha mẹ bị sinh tử mới là việc lớn. Hơn nữa, không những cha mẹ hiện đời của bạn bị sinh tử, mà c̣n cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, đang chờ đợi bạn đến độ cho họ. Do đó bạn phải có chí, phải có trí tuệ tư duy của người xuất thế gian, không nên chỉ v́ chướng ngại của cha mẹ hiện đời mà làm ảnh hưởng đến việc liễu sinh thoát tử của cha mẹ nhiều kiếp. Tạm thời hiện đời, bạn phải nhẫn nhục, chịu khổ chịu cực th́ tương lai mới có giải thoát. Nếu bạn không nỡ xa rời cha mẹ, th́ bạn đă cắt đứt con đường Bồ đề của chính ḿnh, lại làm cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp tiếp tục ch́m đắm trong sinh tử. Bạn tha thiết liễu sinh thoát tử, phải chí thành mà niệm Phật, phải xuất gia, đồng thời cắt đứt mọi quan hệ t́nh ái th́ mới mong có ngày ra khỏi sinh tử.

Mọi người về đây tham dự Phật thất, tất cả đều có nghiệp chướng nặng nề, đều bị quan hệ t́nh cảm làm chướng ngại. Cho nên, các bạn muốn trừ nó không ǵ hơn là câu A Di Đà Phật, niệm cho chí thành khẩn thiết, nhất định nghiệp chướng sẽ tiêu trừ, lại thành tựu việc văng sinh Tịnh độ.

NGÀY THỨ TƯ

Sinh đại tàm quư phát tâm chí thành,

Như vậy niệm Phật mới đạt nhất tâm.

1.- Tâm chúng sinh đầy đủ bảo tạng

Mọi người về đây tham dự Phật thất. Sớm, trưa, chiều đều được nghe khai thị. Nói đến khai thị thật là hổ thẹn, v́ tôi không có đủ tŕnh độ, chẳng qua lấy kinh nghiệm tu hành của chính ḿnh mà nói cho chư vị nghe thôi. Nếu chư vị thấy được th́ giữ lấy, không được th́ bỏ đi. Đương nhiên nếu có sai lầm, xin chư vị chỉ giáo cho.

Hai chữ “khai thị” nghĩa là ǵ ? “Khai” nghĩa là mở, là hiển bày, hiển bày cái ǵ ? Đó là hiển bày bản tâm vốn thanh tịnh nơi mỗi người, mà bản tâm này cùng với chư Phật vốn không khác. Người người trong tâm đều có bảo tạng, không phải chỉ riêng Phật mới có. Chỉ v́ bản tâm chúng ta bị trói buộc bởi tham sân, phiền năo, nên bảo tạng không thể chiếu soi được. Tuy nó không được phát hiện, nhưng nó vẫn ẩn chứa trong tâm của mọi người, không bao giờ hư hoại. Điều đó thật đáng tiếc cho chúng ta.

Đức Phật có vô lượng trí tuệ. Ngài biết chúng sinh cũng có bảo tạng như Ngài, biết rằng chúng sinh không thể biết được bảo tạng quư báu đó, do đó Đức Phật v́ muốn cho chúng sinh khai thị, ngộ, nhập Phật tri kiến nên từ trong Thường Tịch Quang mà hạ sinh đến thế gian, từ bi “khai thị” cho chúng sinh, chỉ cho chúng sinh thấy được bảo tạng quư giá của chính ḿnh. Mỗi chúng sinh trong tâm đều có đầy đủ gia tài quư báu đó, không cần t́m kiếm bên ngoài. Song, phải tự mỗi người thâm nhập, phát huy bản tâm diệu dụng đó. Đức Phật không thể thay thế cho chúng sinh làm hiển lộ chân tâm được.

Chúng ta hiện tại, tuy là chúng sinh đang khổ năo, song, chúng ta phải biết rằng bảo tạng của Phật với ḿnh vốn giống nhau. Đức Phật là người đă đạt được bảo tạng, mà tại sao chúng ta vẫn chưa đạt được ? Nói ra thật hổ thẹn, chỉ v́ chúng ta quá giải đăi, quá lười biếng, không có quyết tâm giải quyết sinh tử, cho nên nói “ông tu ông đắc, bà tu bà đắc” là vậy. Nếu bạn không tu th́ lấy ǵ để đắc. Chúng ta ngày nay, có đủ thiện duyên nghe được Phật pháp rồi, đă hiểu được lư đạo rồi, cần phải theo đó mà tu hành th́ sự hiểu biết Phật pháp mới có lợi ích. Chỉ có tu là tốt, nếu bạn không tu sẽ bị ác nghiệp làm chướng ngại. Cho nên có nói “nghiệp lực không thể nghĩ bàn” là vậy. Song, bạn cần phải biết bên cạnh nghiệp lực đó có Phật lực, lại càng không thể nghĩ bàn hơn. Mọi người niệm Phật không nên sợ nghiệp chướng nặng. Chỉ cần mọi người có tâm thành khẩn tha thiết mà niệm Phật, lăo thật lễ lạy, đến một lúc nào đó công phu thành tựu, nhân duyên đầy đủ, quả báo sẽ thành tựu viên măn.

2.- Chuyển tâm phàm phu thành tâm Phật

Chư vị về đây đả thất, cần phải khéo dụng hoàn cảnh thanh tịnh mà tinh tấn dụng công niệm Phật, không nên như người thế tục quanh năm suốt tháng chỉ sống say chết ngủ trong ṿng giả danh mộng huyễn, cũng không nên quá yêu thương, chăm sóc cho thân thể này. Tại sao ? Chỉ v́ lo cho nó mà chúng ta đă tạo biết bao nhiều tội lỗi. Chính nó mà cha mẹ chúng ta đă khổ nhọc biết bao để thành tựu như ngày nay, chúng ta phải mượn nó tinh tấn dụng công niệm Phật, để báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Hy vọng mọi người phóng hạ thân tâm, tập trung dụng công niệm Phật. Có như thế công phu mới thành tựu, mới không phụ công sức của chư vị bỏ hết việc nhà về đây niệm Phật.

Chúng ta tham dự Phật thất cần phải khắc kỳ thủ chứng. Trước tiên, thân và tâm cần phải giữ ǵn không cho nó loạn động cũng không nên nói chuyện tạp, chuyện thị phi thế gian, phải giữ ǵn thân tâm, có như thế bảy ngày mới có thành tựu. Sở dĩ gọi là “đả thất”, đứng trên mặt văn tự mà giải thích, “thất” là bảy, là chỉ cho thức thứ bảy, nghĩa là chúng ta phải đem thức thứ bảy mà chuyển thành “B́nh Đẳng Tính Trí”. V́ sao ? V́ thức thứ bảy là cội gốc của chấp ngă, là đầu mối của tham, sân, si. Giả như bạn muốn bố thí, chính thức này sẽ cản trở bạn, không cho bạn làm phước. Thức thứ bảy chấp vào kiến phần của thức thứ tám là thức A Lại Da làm ngă. Ngoài ra, phải chuyển Tiền Ngũ Thức thành Thành Sở Tác Trí, thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí, chuyển thức thứ tám thành Đại Viên Cảnh Trí. V́ thế, tác dụng của Phật thất là chúng ta đem tám thức mà chuyển thành bốn trí. Có như thế, mới biến đổi tâm phàm phu thành tâm Phật được. Bạn niệm Phật chính là đang chuyển tâm phàm phu của chính ḿnh thành tâm Phật vậy.

Như thế nào là tâm Phật ? Tâm Phật chính là tâm thanh tịnh, tâm không thanh tịnh chính là tâm phàm phu. Cho nên tâm Phật và tâm chúng sinh vốn không hai, chỉ có khác nhau ở chỗ là thanh tịnh hay không thanh tịnh mà thôi. Tại sao tâm chúng ta không thể thanh tịnh ? Chỉ v́ chúng ta không có tâm hổ thẹn và tâm chí thành mà thôi. Một người làm việc ác như sát sinh, trộm cắp, tà dâm… toàn thân đều có tội chướng. Song, chỉ cần người đó tâm sinh đại hổ thẹn, chí tâm sám hối, phát tâm đại chí thành, nguyện không tái phạm, đồng thời ra sức làm việc thiện th́ tội chướng liền tiêu trừ. Cho nên nói : “Ngày ngày hướng phía Đông, quay đầu là hướng Tây” hay “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. V́ thế, phát tâm đại hổ thẹn, đại chí thành chính là nương vào giới. Công đức niệm Phật thật vô lượng, có thể khiến cho tội chướng tiêu trừ, một khi tội chướng tiêu trừ tâm trở nên thanh tịnh, tâm thanh tịnh sẽ khiến lục căn được viên minh, biến thành lục thông tự tại. Nếu bạn có thể phát tâm đại tàm quư, đại chí thành mà dụng công niệm Phật nhất định có thể văng sinh Tây phương, viên thành quả Bồ đề, rộng độ chúng sinh đồng văng sinh Tịnh độ

3.- Văng sinh Tây phương viên chứng tam bất thối

Văng sinh đến thế giới Cực Lạc có một điểm rất tốt là chứng tam bất thối : 1. Vị Bất Thối, 2. Hạnh Bất Thối, 3. Niệm Bất Thối. Tức là một khi được văng sinh đến Tây phương liền chứng một lần ba loại Tam Bất Thối. Không giống như một số kinh điển nói rằng chứng tam bất thối phải có thứ lớp.

Hành giả tu tập tại thế giới Ta Bà phải phá trừ ngă chấp, đoạn phiền năo kiến tư hoặc, chứng quả A la hán, liền dự vào ḍng Thánh, không c̣n rơi lại địa vị phàm phu đó là Vị Bất Thối. Người chứng được sơ quả nhất định sẽ chứng được quả A la hán. Chứng được sơ quả th́ không c̣n rơi vào ba đường ác mà chỉ luân hồi trong hai cơi trời và người mà thôi. Những người này tu chậm nhất là bảy đời mới có thể thoát khỏi tam giới, tuy nhiên, nếu tinh tấn tu hành th́ không nhất định là bảy đời mà có thể ba hoặc năm đời. So sánh giữa họ và phàm phu chúng ta, phàm phu chúng ta đáng thương vô cùng, v́ chỉ lui tới trong sáu nẻo luân hồi, nếu người nào làm ác, phạm giới th́ lại rơi vào ba đường ác.

Người muốn chứng được Hạnh Bất Thối cần phải phát tâm đại Bồ Tát, hành Bồ Tát đạo, đồng thời phải đoạn trừ kiến tư hoặc và trần sa hoặc, trên cầu Phật đạo dưới độ chúng sinh th́ mới được xem thành tựu Hạnh Bất Thối. Người muốn chứng Niệm Bất Thối th́ niệm niệm phải an trụ trong thanh tịnh chân như, phải phá trừ vô minh, đồng thời chứng được pháp thân th́ mới đạt được Niệm Bất Thối.

Người được văng sinh Tịnh độ, không nhất định phải đoạn trừ nghiệp cảm, chỉ cần người đó có tin sâu, nguyện thiết, nhất tâm niệm Phật, chỉ mười niệm tâm không vọng tưởng thôi cũng được đới nghiệp văng sinh. Một khi văng sinh Tịnh độ người đó được sống chung với các bậc thiện nhân và chư đại Bồ Tát, người đó nhất định sẽ không c̣n bị duyên xấu lôi kéo, cho nên chứng được Vị Bất Thối. Lại nữa, người được văng sinh Tịnh độ do nhân duyên được gần chư Thánh nhân, nên ngày ngày được nghe Phật pháp để tu tập, công phu ngày càng cao nên không c̣n bị chướng duyên làm trở ngại nữa, liền chứng được Hạnh Bất Thối. Người được đới nghiệp văng sinh Tịnh độ, hóa sinh trong hoa sen, một khi hoa nở liền thấy Phật, do nhân duyên được thấy Phật nên niệm niệm tâm mong cầu thành Phật, do đó không có chướng duyên làm thối tâm hướng về quả Bồ đề vô thượng nữa, người này liền chứng được Niệm Bất Thối. Thật vậy, khi người nào được văng sinh Tịnh độ sẽ chứng được tam bất thối, được vào hàng nhất sinh bổ xứ, thật thù thắng vô cùng.

4.- Trí niệm Phật Thánh hiệu Tất cánh bất thối

Trong kinh chỉ có đề cập đến tam bất thối, chớ không có nói đến Tất cánh bất thối. Tất cánh bất thối là ǵ ? Đó là chỉ cho việc chuyên tŕ danh hiệu, viên măn vô ngại, không thể nghĩ bàn. Không luận là định tâm niệm, hay tán tâm niệm, có niệm hay không niệm, chỉ cần bạn niệm tai nghe rơ ràng. Mặc dù bạn không niệm, nhưng danh hiệu Phật cũng tự nhập vào tàng thức của bạn làm thành chủng tử không bao giờ mất. Giả như đời nay bạn không được liễu sinh thoát tử, trải qua vạn kiếp về sau, đến một lúc nào đó chủng tử này sẽ thành thục, chắc chắn bạn nhờ vào công đức niệm Phật đó cũng được liễu sinh tử và thành Phật.

Niệm Phật công đức không thể nghĩ bàn. Thí như vào thời Phật c̣n tại thế, một hôm Phật ở tại tịnh xá của trưởng giả Cấp Cô Độc, có một ông già không biết từ đâu đến xin vào gặp Phật để xin xuất gia, lúc đó đệ tử lớn của Phật là ngài Xá Lợi Phất liền nhập định quan sát thử ông này trong ṿng tám vạn đại kiếp trở lại có nhân duyên lành ǵ để xuất gia hay không. Sau khi nhập định xong, ngài liền bảo với ông già : “Ông không có thiện căn ǵ làm sao có thể xuất gia được ?”. Nghe xong ông già buồn bă, khóc lóc van xin thảm thiết. Phật nghe được tiếng khóc, liền hỏi chúng đệ tử có việc ǵ mà ông già khóc lóc như thế. Sau khi nghe chúng đệ tử tŕnh bày sự việc, Đức Phật liền nói : “Ông có thể xuất gia, v́ tám vạn đại kiếp về trước ông có thiện căn”.

Thiện căn ǵ ? Trước tám vạn đại kiếp về trước, ông là người tiều phu chuyên đốn củi trên núi. Một ngày nọ, ông bị cọp rượt, trong lúc nguy nan, vội leo lên cây, chỉ niệm “Nam mô Phật”. Từ đó trải qua vô lượng kiếp, nay nhân duyên của ông đă thành thục và có thiện căn để xuất gia, đồng thời về sau cũng có thể chứng được quả A La Hán. Điều đó trong Kinh Pháp Hoa cũng được Phật nói đến : “Nếu có người tâm tán loạn, đi vào trong bảo tháp, chỉ niệm Nam mô Phật, cũng được thành Phật đạo”. Thật vậy, người trong thế gian cũng thế, tuy họ không có tin Phật, thế nhưng khi gặp thiên tai, hoặc nguy hiểm, miệng niệm “A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”. Chỉ cần niệm danh hiệu Phật một lần cũng đă có chủng tử rồi, trải qua vô lượng kiếp và đến một ngày nào đó nhất định thiện căn của họ thành thục, cũng có thể thành Phật như mọi người, đó chính là Tất cánh bất thối.

Hiện tại chúng ta về đây tham dự Phật thất, mỗi ngày có ít nhất là mười hai tiếng công phu, niệm Phật tối thiểu là mấy vạn câu, lễ Phật năm trăm lạy, công đức không đó thể văng sinh được hay sao ? Nhất định chúng ta được văng sinh ! Không cần phải niệm đến nhất tâm bất loạn mới được văng sinh. Trong kinh có đề cập đến hai loại nhất tâm bất loạn. 1. Lư nhất tâm, 2. Sự nhất tâm. Người chứng được sự nhất tâm tức được Vị Bất Thối, sẽ sinh vào Phương Tiện Hữu Dư Độ. Chứng được lư nhất tâm tức được Niệm Bất Thối, sẽ được sinh vào Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Phàm phu chúng ta hiện tại không thể đạt đến cảnh giới sự và lư nhất tâm. Song chỉ cần chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là đă được Tất Cánh Bất Thối, sớm muộn ǵ chúng ta cũng được văng sinh Tây phương. Do đó, mọi người chỉ cần thành tâm mà chấp tŕ danh hiệu là có thể văng sinh rồi. V́ thế, không cần phải sợ ḿnh niệm Phật có được văng sinh hay không, tâm tán loạn làm sao có thể văng sinh ? Quan trọng nhất là bạn có chấp tŕ danh hiệu hay không, có đầy đủ tín, nguyện để niệm Phật hay không. Nếu bạn có đầy đủ tín, nguyện th́ nhất định bạn được văng sinh. Được văng sinh hay không do nơi bạn vậy.

5.- Thánh hiệu Di Đà là nước cam lồ

Thế gian thường nói : “Chính thắng tà”. Song, cũng có lúc tà thắng chính. Giống như thời đại mạt pháp hiện nay, tà thuyết của ngoại đạo rất thịnh hành, lắm lúc người học đạo lấy giả làm chân, nhận chân cho là giả. Thế nhưng, tà th́ luôn có giới hạn, nó không thể nào thắng chân được. Tại sao ? Tục ngữ có nói : “Thiện như thân tùng, ác như loài hoa, hoa nở tùng không động, một ngày sương tuyết đổ, thấy tùng không thấy hoa”.

Chúng ta là người biết đạo, giống như nước nhất định sẽ tưới tắt được lửa, nhưng nếu nước chỉ có một bát làm sao có thể dập tắt được một xe củi đang cháy. Thời đại mạt pháp hiện nay, tà thuyết ngoại đạo rất thịnh hành, trong khi chúng sinh thiện căn lại kém cỏi, nghiệp chướng lại sâu dày, lấy một ít nước thiện căn làm sao dập tắt được ngọn lửa ác nghiệp sâu dày của nhiều đời. V́ thế, mọi người khi niệm Phật mới có vọng tưởng, lúc lạy Phật mới có tạp loạn, đau lưng.

Tuy là như vậy, song nhiều nơi lửa rất lớn, nước không thể dập tắt được, chỉ có dùng nước cam lồ mới rưới tắt được lửa lớn. Cũng vậy, khi chúng ta niệm Phật, có vọng tưởng tạp loạn không nên sợ nó. Chỉ cần bạn niệm một câu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… cứ câu này nối tiếp nối câu kia không cho gián đoạn, vọng tưởng làm sao khởi lên. A Di Đà Phật chính là ḍng nước cam lồ thanh tịnh, có công năng tiêu trừ vọng tưởng trần cấu cho chúng sinh, giúp chúng sinh tiêu trừ tội chướng từ vô thỉ cho đến ngày nay.

Mọi người về đây tham dự Phật thất, cần phải dụng công tinh tấn mà niệm Phật, hăy dùng ḍng nước cam lồ A Di Đà Phật mà tưới tắt hết tất cả phiền năo tham sân. Lửa có thể đốt ở phạm vi sơn hà đại địa, chớ không đốt được hư không, cho nên chung quy chánh luôn thắng tà là vậy. Tà có thể thắng một thời chớ không thể tồn tại lâu dài được. Thiện giống như cây tùng, ác như loài hoa. Tùng tồn tại bốn mùa, hoa chỉ nở được trăm ngày rồi cũng rụng. Cho nên, người làm ác không bao giờ tồn tại lâu dài, gieo nhân ác rồi cũng gặt quả ác. Chúng ta là người tu hành phải xót thương cho họ, v́ bản tâm của họ vốn cũng có thiện căn như chúng ta, chỉ v́ một niệm vô minh, bất giác mà tạo ra tội ác như vậy. Nếu có thiện duyên trợ giúp, chung quy họ cũng giác ngộ, xả bỏ tà mà quay về chánh.

6.- Một đời nhất tâm niệm Thánh hiệu có thể thành Phật đạo

Chư vị nghe qua mười phần cũng đă có ḷng tin được một phần. Nếu như biết ḿnh thiện căn kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, không có phước báo, nhất định phải niệm Phật cho nhiều, tinh tấn mà dụng công th́ nghiệp chướng mới có thể tiêu trừ, mới có an vui được. Duy chỉ có niệm Phật cho nhiều nghiệp chướng mới tiêu, phước tuệ mới tăng trưởng, một bát nước làm sao có thể dập tắt được một xe củi đang cháy ? Chúng ta cần phải có ḷng tin kiên cố, tin rằng “chỉ xưng Nam mô Phật, đều có thể thành Phật đạo”, quyết định đời nay văng sinh để được thọ hưởng vui sướng. Có nên cầu đời sau văng sinh không ? Một đời chúng ta đă chịu biết bao thống khổ hà huống ǵ là phải trải qua tám vạn đại kiếp như lăo già Tu Bạt Đà La. Thọ sinh nhiều đời phải chịu nhiều khổ năo. V́ thế, chúng ta phải quyết định đời nay văng sinh thôi, nhất định Phật A Di Đà từ tôn sẽ tiếp dẫn, kính thỉnh chư vị phải tự ḿnh quyết tâm vậy.

Mọi người mỗi ngày niệm Phật đều có đọc hai câu kệ “Bốn mươi tám nguyện mong độ chúng, hoa sen chín phẩm rước lên ngôi”. Văng sinh Tây phương được chia thành ba hạng là thượng, trung, hạ. Mỗi hạng lại chia thành ba phẩm, cộng lại tất cả là chín phẩm. Do sự dụng công của chúng sinh có khác nhau nên mới có cảm quả vị không đồng. Người niệm Phật được lư nhất tâm th́ được văng sinh thượng phẩm, được sự nhất tâm th́ sinh vào trung phẩm. Người niệm Phật tuy chưa đạt nhất tâm, cũng có thể văng sinh hạ phẩm. Người phạm tội ngũ nghịch, thập ác, nếu có thể thành tâm niệm Phật sám hối, cũng có thể văng sinh hạ hạ phẩm. Đó là nhờ vào nguyện lực của Phật A Di Đà và đới nghiệp văng sinh, đó cũng là một điểm rất đặc biệt của pháp môn Tịnh độ. Đối với chín phẩm, cũng được gọi là người gieo một phần nhân th́ hưởng một phần quả. Cũng như trong thế gian, người có tiền ít th́ mua đồ rẻ, có tiền nhiều th́ mua đồ đắt, nếu có tiền ít mà muốn mua đồ dùng cao cấp làm sao có thể mua được ? Cho nên, người giải đăi nếu có thể tinh tấn niệm Phật đến nhất tâm cũng được sinh thượng phẩm, đạo quả bồ đề viên măn cũng có thể thành Phật như Phật.

Do đó, mọi người cần phải chí tâm lạy Phật, niệm Phật, th́ có được văng sinh hay không ? Chẳng những được văng sinh mà c̣n được sinh ở phẩm vị cao nữa. Nên biết “thân này đời nay không độ, biết đến khi nào độ được thân”. Hy vọng chư vị tinh tấn dụng công mà niệm Phật, cầu sinh Tây phương.

NGÀY THỨ NĂM

1.- Dừng tâm cầu phú quý, chỉ cầu Vô thượng đạo

Trước khi vào vấn đề xin chư vị niệm t́nh tha thứ cho ! V́ thời đại ngày nay là thời đại mạt pháp, cách Phật diệt độ rất xa. Hiện tại Phật Di Lặc vẫn chưa đản sinh, nên chúng ta hiện đang kẹt trong bát nạn. Thế nhưng, chư vị ngày nay được nghe đạo vô thượng, gặp được pháp môn Tịnh độ để tu tập, lại gặp được đạo tràng thanh tịnh như thế này, chứng tỏ chư vị là người đă có gieo nhân lành trong vô lượng kiếp.

Chúng ta học Phật, điều quan trọng nhất là phải có chánh tri kiến, người không có chánh tri kiến học Phật cũng không có lợi ích thiết thực ǵ. Chánh tri kiến như kim chỉ nam định hướng cho chúng ta con đường đi đúng đắn. Mọi người đă là người biết đạo, là người niệm Phật tu hành, không nên giống người trong thế tục chỉ cầu giàu sang phú quư, thăng quan phát tài, mà mục đích chúng ta học Phật là cầu giải thoát khổ đau, thoát ly luân hồi sinh tử. Nếu người học Phật với mục đích chỉ cầu phú quư th́ chẳng khác nào ngoại đạo. Nói như thế, Phật pháp có giảng cầu phú quư không ? Đương nhiên, Phật pháp cũng có nói đến việc cầu phú quư, song, cầu xuất thế gian mới là chân thật phú quư.

Giàu sang phú quư của thế gian thường làm chướng ngại cho đạo nghiệp, chúng ta phải xả bỏ nó. Trong kinh thường nói : “Giàu sang học đạo là khó”. Người giàu sang có tiền tài, phú quư, có danh vọng. Tài và danh là hai loại trong năm thứ ngũ dục. Chúng giống như hai sợi xích trói buộc con người, đưa con người vào đọa lạc. Người có tài, có danh vọng thật khó xả bỏ để tu hành. Do đó, người tu hành chúng ta chỉ cần thân thể mạnh khỏe, ăn mặc vừa đủ là được rồi. Nếu như ăn mặc không đầy đủ, đương nhiên sẽ khó mà tu hành, v́ ăn mặc không đủ dẫn đến thân thể bất an, thân thể không an th́ tâm khó an định, thân thể không có an làm sao tu hành được.

Chúng ta sinh vào thời đại ngày nay, phương tiện ăn mặc của chúng ta không đến nỗi thiếu thốn ǵ. Chúng ta sinh được vào hoàn cảnh tốt như thế này, không cần phải tranh danh đoạt lợi rồi. V́ cầu danh tranh lợi ắt hẳn làm chướng ngại cho việc tu hành. Mọi người nhất định phải xả bỏ cái tâm mong cầu giàu sang phú quư th́ mới có thể học đạo được.

Trên sự thật, người giàu sang phú quư đa số là làm ác, tạo nghiệp nhiều. Chúng ta cứ quan sát xem, người giàu sang phú quư có được mấy người chân chính cống hiến cho xă hội, cho đất nước ? Có được bao nhiêu người giàu sang mà không kiêu ngạo, không mê muội ? Một người đă giàu sang rồi khó mà tránh khỏi sự tham đắm ngũ dục. Tài, sắc, danh, thực, thùy là chỗ y cứ cho địa ngục, cho nên chúng ta không nên có tâm mong cầu phú quư trong thế gian.

Phật pháp giảng nói điều cao quư nhất là ǵ ? Tu lục độ vạn hạnh là giàu sang nhất, giải thoát khỏi Nhị tử là phú quư nhất. Nhị tử bao gồm những ǵ ? Đó là Phân đoạn sinh tử và Biến dịch sinh tử. Sinh sinh, tử tử trong lục đạo luân hồi gọi là Phân đoạn sinh tử. Phàm phu tu đạo chứng được quả A la hán, tức được giải thoát khỏi Phân đoạn sinh tử, chứng quả A la hán lại phát Bồ Tát tâm hành Bồ Tát đạo, lại phá trừ vô minh chứng được pháp thân, Phật đạo viên thành, đó là giải thoát khỏi Biến dịch sinh tử. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà, cùng vô lượng chư Phật là những vị đă giải thoát khỏi Nhị sinh tử, tự do tự tại qua lại trong chín giới cứu độ chúng sinh, đó mới là cao quư nhất.

Đức Phật được gọi là Thế Tôn, là thầy của trời người, là do người thế gian tôn quư Ngài mà gọi tên như vậy. V́ Ngài có đại từ bi, đại trí tuệ, có thể cứu khổ chúng sinh thoát khỏi khổ năo, đạt được an lạc giải thoát. Chúng ta thử xem người giàu sang trong thế gian có bao nhiêu người làm được vậy ? Chúng ta là người học Phật, phải noi gương Phật mà học tập, phải hướng tâm cao thượng cầu đạo xuất thế gian, đó mới là phú quư chân thật nhất, mới là người Phật tử chân chính.

2.- Tận tính thọ trước, chí thành xưng niệm

Mọi người học tập, tu pháp môn Tịnh độ, trước tiên phải có đầy đủ tư lương tín, nguyện, hạnh. Trong Kinh A Di Đà yếu giải, có nói : “Không có tin th́ không thể phát nguyện, không có phát nguyện th́ không có thực hành”. Chúng ta tham dự Phật thất niệm Phật bảy ngày chú trọng là thực hành. Phương pháp dụng công niệm Phật phải như thế nào ? B́nh thường có bốn phương pháp niệm Phật. Hiện tại, tôi xin đơn cử nói đến phương pháp được nhiều người thực hành nhất, một phương pháp dễ thực hành, lại dễ thành công nhất, đó là phương pháp Tŕ danh niệm Phật. Tŕ danh, thế nào là tŕ danh ? Là tŕ niệm danh hiệu A Di Đà Phật vạn đức hồng danh. Đương nhiên, tŕ niệm danh hiệu của các Đức Phật khác công đức cũng không thể nghĩ bàn. Vậy th́ tại sao Đức Phật Thích Ca lại đề cử Phật A Di Đà là tôn quư nhất trong vô lượng chư Phật ? Tại sao Ngài lại khuyên chúng ta thành kính mà niệm danh hiệu Ngài ? V́ Phật A Di Đà có nguyện lực rất lớn, Ngài phát bốn mươi tám lời nguyện, độ tất cả chúng sinh. Do đó, chúng ta không cần phải tŕ niệm bất cứ một danh hiệu Phật nào nữa, để dễ chuyên tâm. V́ thế, cổ đức có nói : “Chuyên tu th́ vạn người tu vạn người được” là vậy.

Chúng ta khi dụng công niệm Phật, không kể là niệm bốn chữ hoặc sáu chữ, phải niệm sao cho từng câu từng chữ rơ ràng. Danh hiệu phải lưu xuất từ tâm thành kính, tai phải nghe từng câu từng chữ rơ ràng, tâm phải lưu xuất chú ư vào danh hiệu. Một câu danh hiệu niệm như vậy, ngh́n câu vạn câu cũng niệm như vậy, ngày nay niệm như vậy, ngày mai cũng niệm như vậy, năm này niệm như vậy, năm tới cũng nên niệm như vậy, cho đến trăm năm cũng niệm như thế. Điều quan trọng là tâm phải thường hằng, không được ngày nay niệm ngày mai lại phế bỏ, tâm không chuyên nhất khó mà được văng sinh, lại phí công sức nữa.

Chúng ta nên niệm bốn chữ hay sáu chữ ? Kỳ thật, niệm bốn chữ hay sáu chữ công đức đều giống nhau, không phải niệm sáu chữ là tốt hơn bốn chữ. Trong kinh điển thường gọi người chấp tŕ “A Di Đà Phật”, song, tại sao cần phải niệm thêm hai chữ “Nam mô” ? “Nam mô” có nghĩa là quy mạng, là quy y, cũng có ư nghĩa là “nhất tâm”, chúng ta nhất tâm quy mạng A Di Đà, nếu bạn muốn niệm chậm th́ niệm sáu chữ, muốn niệm nhanh th́ tŕ niệm bốn chữ, cái nào cũng tốt.

Chúng ta niệm Phật cũng phải như ăn cơm vậy. Mỗi ngày đều phải ăn, từ khi lọt ḷng mẹ đă ăn rồi, hiện tại ngày nào cũng phải ăn. Vậy đến khi nào mới ngừng ăn ? Chỉ có khi nào Diêm vương đến rước bạn mới ngừng ăn thôi. Chúng ta niệm Phật cũng phải giống như vậy. Phải niệm cho rơ ràng, niệm đến khi nào Phật A Di Đà đến tiếp dẫn mới thôi niệm. Không nên cho rằng niệm một ngày, hai ngày, hoặc một Phật thất, hay hai Phật thất là được, mà phải niệm Phật, niệm đến lúc nào thành thục mới thôi. Giống như một em tiểu học, học thuộc ḷng văn chương, học một lần không thuộc, lại học hai lần, ba lần vẫn không thuộc th́ phải đọc đến trăm lần, học đến khi nào thuộc mới thôi. Chúng ta niệm Phật cũng phải như vậy, niệm đến khi nào Phật A Di Đà đến tiếp dẫn mới có thể dừng nghỉ được.

Chúng ta một khi được văng sinh rồi th́ không c̣n lo sợ không thành Phật nữa. Phàm phu sinh đến Tây phương, đầu tiên là tạm trú tại cơi Phàm Thánh Đồng Cư, sau đó lại đến ở tại Phương Tiện Hữu Dư độ, Thật Báo Trang Nghiêm độ, sau cùng là tiến nhập vào Thường Tịch Quang Tịnh độ mà thành Phật. Chúng ta tại sao cần phải niệm Phật ? V́ muốn được thành Phật, thành Phật để làm ǵ ? V́ độ chúng sinh. Do đó chúng ta cần phải phát Bồ đề tâm mà niệm Phật, hành Bồ Tát đạo mà niệm Phật, có như thế mục đích mới chính xác. Nếu bạn xả bỏ tâm Bồ đề mà niệm Phật tức là kim chỉ nam của bạn đă sai hướng rồi, một khi văng sinh Tịnh độ rồi cần phải trở lại Ta Bà để độ chúng sinh, độ chúng sinh đến khi nào mới dừng nghỉ ? Đến khi nào chúng sinh hết, giác hạnh viên măn mới thôi.

3.- Bối trần hợp giác hướng Phật đạo

Chúng ta niệm Phật cứu cánh là niệm cái ǵ ? Cái được gọi là “tâm tức là Phật, Phật tức là tâm”, tâm chúng ta niệm Phật A Di Đà Phật, A Di Đà Phật chính là tâm chúng ta. A Di Đà Phật ở thế giới Tây phương, thế giới Cực Lạc cũng đều ở trong tâm chúng ta, thậm chí ngay cả thế giới pháp tạng, hư không cũng là trong tâm chúng ta. Hư không là không có giới hạn, tâm chúng ta cũng chính là vũ trụ hư không. Vũ trụ là ǵ ? Trên dưới, phải trái, bốn phương gọi là vũ, tức là chỉ cho không gian, từ xưa đến nay gọi là trụ, tức là chỉ cho thời gian, nói tóm lại vũ trụ tức là chỉ không gian và thời gian. Chúng ta nói tâm bao trùm cả thái hư, tức là chỉ cho sự vô biên, vô thủy vô chung của tâm. V́ vậy, tâm không phải do duyên sinh, nếu tâm do duyên sở sinh, th́ cũng phải tùy duyên mà diệt, tức là không chân thật rồi. Chân tâm chúng ta, tức là chỉ cho tâm thanh tịnh, tâm này vốn cũng là Phật, vừa là chúng sinh, là tâm chân thật không sinh, cũng không diệt.

Phật A Di Đà là người đă đoạn trừ hết tất cả phiền năo, không c̣n tạo nghiệp, thanh tịnh vô vi giải thoát tự tại, chẳng những tự lợi đă viên măn, mà công đức lợi tha của Ngài cũng đă viên măn. Nói tóm lại, phước tuệ của Ngài cứu cánh viên thành, đă chứng được pháp giới tàng thân, cũng đă chứng được bản tâm thanh tịnh. Thật ra, tất cả chúng sinh vốn có đầy đủ bản tâm thanh tịnh, cũng có năng lực chứng được pháp giới tàng thân. Song, chỉ v́ chúng ta không có ư chí, không phát tâm tu hành, nên khiến cho bản tâm thanh tịnh của chính ḿnh không hiển phát được, chớ nào phải do một đấng thượng đế có quyền hạn giáng họa cho chúng ta như vậy. Mà chỉ v́ chúng ta không nỗ lực tu hành, chỉ v́ chúng ta quá ư giải đăi mới ra nông nỗi như thế.

Thân của Đức Phật là thân được tạo nên từ các công đức thanh tịnh, c̣n thân chúng ta là thân do tạo ác nghiệp mới có. V́ Phật là người bối trần hợp giác, tu tất cả các pháp thanh tịnh, phàm phu chúng ta, ngược lại bối giác mà hợp trần, mê muội trong trần lao. Trần ở đây chính là ngũ dục, là tài, sắc, danh, thực, thùy, những thứ mà chúng sinh t́m kiếm để rồi bị đọa lạc. Nếu như chúng ta muốn chuyển phàm thành thánh, chuyển nhiễm thành tịnh, th́ không ǵ hơn là niệm Phật. Chúng ta sở dĩ tạo các ác nghiệp sát sinh, trộm cắp, dâm dục, và làm các việc ác khác, chỉ v́ chúng ta đă có sẵn những hạt giống này trong tàng thức, v́ nó đă được huân tập nhiều đời nhiều kiếp, trở thành tập khí quá nặng nên khó mà chuyển đổi được. Là người học Phật, cần phải chuyển đổi những tập khí đó trở thành những hạt giống thanh tịnh, mà muốn chuyển đổi nó không có ǵ hơn là chư vị hăy thành tâm niệm Phật sám hối.

4.- Niệm Phật tức là niệm tự tâm

“Tâm tức là Phật, Phật tức là tâm”. Chúng sinh tức là Phật, Phật tức là chúng sinh; tâm Phật và tâm chúng sinh không hề sai biệt. Khi chúng ta niệm Phật tức là niệm tự tâm, A Di Đà Phật là Phật trong tâm chúng sinh, Phật không ĺa khai tâm chúng sinh, cho nên, khi chúng ta niệm Phật chính là niệm tự tính Phật trong tâm chúng ta, đă niệm Phật trong tự tâm rồi th́ có Phật nào nữa mà cảm ứng, lúc đó tự tâm cảm ứng tự tâm. Chẳng những Phật A Di Đà ở trong tâm chúng sinh mà mười phương chư Phật cũng ở trong tâm chúng sinh, chúng sinh như đứa con thơ trong tâm chư Phật, đă là đứa con thơ ở trong tâm Phật th́ Phật nào mà chẳng từ bi tiếp dẫn, chẳng thương nhớ chúng sinh. V́ thế Đức Phật A Di Đà luôn thương nhớ chúng sinh, Ngài luôn hi vọng những đứa con lầm đường lạc lối của ḿnh sớm trở về ngôi nhà Cực Lạc, sớm thành tựu ba đức của Ngài, đó là Trí đức, Ân đức và Đoạn đức, cũng là đức Pháp thân, đức Giải thoát, đức Bát nhă.

Chúng ta trăm ngàn đại kiếp đă lầm đường lạc lối mê lầm, cho nên ngày nay vẫn c̣n trôi lăn trong ṿng sinh tử. V́ thế ngày nay cần phải phát tâm chí thành, lăo thật niệm Phật, nếu tâm nhớ đông nhớ tây, tư tưởng loạn động, làm sao niệm Phật có cảm ứng được ?

5.- Chuẩn bị tư lương văng sinh Tây phương

Chúng ta tham dự Phật thất chú trọng ở chỗ thực hành, nếu có điều chi nghi ngờ phải nên thỉnh giáo, dụng công có thông mới có lợi ích thiết thực, nếu có trở ngại th́ công phu khó mà thành tựu được. Đối với chúng ta điều thiết yếu quan trọng nhất là phải dụng công niệm Phật cho nhiều, lễ Phật cho nhiều.

Chúng ta học Phật phải chú trọng ở điểm thực hành, nếu không tu hành mà chỉ nghiêng về nghiên cứu kinh sách, dù cho bạn thông suốt đến đâu, cũng không được văng sinh, đôi khi c̣n bị mắc vào sở tri chướng. Nếu muốn văng sinh, bạn cần phải nhờ vào công đức của danh hiệu, lấy đó làm tư lương. Chúng tôi hy vọng rằng mọi người không nên v́ việc làm công quả mà phế bỏ việc niệm Phật. Cần phải từng giây, từng phút chấp tŕ Thánh hiệu chuẩn bị tư lương văng sinh Tây phương. Thời gian thấm thoát thoi đưa, không chờ đợi một ai, kính thỉnh chư vị niệm Phật cho thật nhiều, nhất tâm cầu sinh Tây phương.

NGÀY THỨ SÁU

Niệm Phật chú trọng cầu văng sinh,

Xả bỏ pháp môn này khó giải thoát.

1.- Chỉ y theo niệm Phật độ sinh tử

Ấn Quang Đại sư có nói : “Đời mạt pháp chỉ có chấp tŕ danh, niệm A Di Đà Phật mới có thể giải thoát. Tu hành các pháp môn khác khó mà được giải thoát”. Nói như thế, người không hiểu lư sẽ không bao giờ chịu phục. Tại sao chỉ v́ một câu A Di Đà đơn giản mà lại dám phế bỏ đi tất cả những lời dạy khác của Đức Phật, mà Ngài đă dạy trong cả một thời đại ? Nói như thế chứng tỏ bạn là người không thông hiểu Phật pháp, đạo pháp cũng có thời đại của nó. Giống như người nông dân trồng trọt cũng phải y theo thời tiết, nếu gieo giống không đúng mùa, làm sao giống có thể mọc được. Thời đại nào cũng có ảnh hưởng của thời đại đó. Phật pháp cũng phân chia thành ba thời kỳ chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Thời đại chúng ta hiện đang là thời kỳ mạt pháp, nếu bạn không thành tâm niệm Phật, mà cho rằng các pháp là tốt, đương nhiên các pháp môn khác cũng là tốt. Song không có hợp thời cơ.

Phàm một sự vật hay sự việc ǵ dù tốt đến đâu, cũng có thời hạn sử dụng của nó, nếu hết thời hạn sử dụng chất lượng sẽ không có. Cũng như trời đông lạnh giá, bạn lại nói rằng mặc áo lụa cho mát mẻ th́ đă sai rồi. Áo lụa chỉ thích hợp cho mùa hè mùa thôi. Ngược lại, vào ngày hè thời tiết nóng nực, bạn lại nói mặc áo da áo bông là tốt. Áo bông, áo da chỉ có tác dụng chống lạnh mà thôi. Đương nhiên nó cũng tốt, song nó chỉ tốt cho ngày đông, bạn không thể mặc nó vào mùa hè mà cho là tốt được, chứng tỏ bạn là người không hiểu rơ thời thế. V́ thế, tất cả các pháp không kể là xuất thế gian hay xuất thế gian, đều lệ thuộc vào nhân duyên và thời tiết mà sinh sinh diệt diệt.

Pháp môn đă thuộc vào đệ nhất nghĩa đế, đương nhiên cũng tùy thuộc vào thời tiết nhân duyên mà có tác dụng. Đó là điểm mọi người cần phải nhận thức cho rơ. Vào thời đại ngày nay, chỉ có một câu “A Di Đà Phật” mới có thể liễu sinh thoát tử. Bạn muốn văng sinh Tây phương không c̣n thọ nhận khổ đau thế gian th́ bạn cần phải có chánh tri kiến, có tín tâm mới có thành tựu được. Bạn không nên nghe người khác nói pháp môn này tốt, pháp môn kia vi diệu rồi tin theo. Bạn cần phải biết rằng : “Thiên kinh vạn luận, xứ xứ đều quy hướng Tịnh độ, Tổ Tổ Thánh hiền xưa nay chỉ quy hướng Tây phương”, đó là điểm các bạn cần phải chú ư. Vào thời đại này duy chỉ có nương theo niệm Phật mới được độ thoát, trừ niệm Phật ra, tu các pháp môn khác khó mà được giải thoát. Tôi thường giới thiệu cùng chư vị lời dạy của Tổ Ấn Quang, v́ sao ? V́ lời của Tổ dạy, từng câu từng chữ đều khế hợp với kinh điển, đều được Tổ căn cứ trên kinh điển mà nói. Thí dụ như Tổ có nói : “Thời đại hiện nay, xả bỏ pháp môn niệm Phật, không thể giải thoát, không thể liễu sinh tử”, lời nói này rất hợp với lời Phật dạy trong Kinh Đại Tập : “Thời đại mạt pháp ức ức người tu ít có người đắc đạo, duy chỉ y theo pháp môn niệm Phật, mới được độ thoát”. Đó là một sự thật, v́ thời đại ngày nay, là thời đại mạt pháp, căn khí của chúng sinh không c̣n sâu dày lanh lợi như thời tượng pháp và chánh pháp, nếu tu tự lực thật khó mà giải thoát được, khó có được một người thành tựu, duy chỉ có nương theo pháp môn niệm Phật mới có thể giải thoát, chỉ v́ pháp môn niệm Phật dễ thực hành, đơn giản và lại dễ thành tựu, bất cứ hạng người thuộc căn cơ nào cũng tu được.

Lời dạy của Phật trong kinh điển mọi người cần phải tin, nếu không tin th́ không phải là người Phật tử rồi. Nhất là thân làm người xuất gia, ăn cơm Phật mặc áo của Phật, bạn không thể tuyên dương chánh pháp là điều không thể nói rồi, nếu ngay lời Phật dạy cũng không tin, thậm chí lại c̣n hủy báng pháp môn niệm Phật, không tin lời Phật, lời Tổ tức bạn là quyến thuộc của ma, như vậy làm sao tránh khỏi quả báo, làm sao đủ chánh tri kiến học Phật được.

2.- Một câu niệm Phật đủ Lục độ

Phật thường dạy : “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Thật vậy, chúng ta là người học Phật, cố nhiên không phải chỉ học một pháp môn mà cần phải học tất cả các pháp môn khác. Thế nhưng, bạn phải biết rằng pháp môn niệm Phật, là pháp môn tổng tŕ, có đầy đủ vô lượng vô biên các pháp. Tôi thường thí dụ danh hiệu A Di Đà Phật giống như thức ăn duy tŕ thân mạng, nếu bạn không ăn thân thể sẽ trở nên tiều tụy. V́ một câu A Di Đà Phật đầy đủ tứ nhiếp pháp, lục độ vạn hạnh. Liên Tŕ Đại sư cũng có nói : “Một khi khởi niệm danh hiệu đă đầy đủ vạn đức, một khi tŕ danh đă đầy đủ trăm hạnh”, nói như thế người không có trí tuệ sẽ không thể nào lănh thọ, không thể hiểu được, đồng thời cũng không tin.

B́nh thường có một số người ngộ nhận rằng : “Một câu A Di Đà Phật đă đầy đủ lục độ vạn hạnh, tứ nhiếp, như vậy chúng ta tu lục độ và hành tứ nhiếp pháp th́ không cần phải niệm Phật nữa”. Bạn cần phải biết rằng chúng ta niệm Phật là để cầu sinh Tây phương, trong Kinh A Di Đà, Phật có dạy : “Không thể nào lấy một chút ít phước đức nhân duyên mà được sinh sang nước ấy”. Chúng ta nhất định phải có ḷng tin kiên cố, trước tiên lấy câu A Di Đà Phật tŕ niệm cho chí thành, có như thế nghiệp chướng mới tiêu trừ, trí tuệ mới phát sinh, sau đó mới tu tập các pháp khác. V́ sao trước tiên chúng ta phải chấp tŕ Thánh hiệu ? V́ trong Thánh hiệu đă có đầy đủ công đức tứ nhiếp pháp và lục độ vạn hạnh, v́ thế chúng ta cần phải niệm Phật cho nhiều, nhờ vào công đức của niệm Phật làm cơ sở, nền móng cho chúng ta, sau đó mới tu tứ nhiếp và lục độ, có như thế con đường tu đạo mới thông, từ chỗ thông rồi, dụng công mới nhẹ nhàng, mới có an ổn được.

Tuy nói cần tu lục độ vạn hạnh, song, chúng ta là người niệm Phật cần phải chú trọng ở việc cầu sinh Tây phương, sinh Tây phương chứng được vô sinh pháp nhẫn rồi, sau đó mới trở lại đạo tràng trong mười phương thế giới, rộng độ chúng sinh, viên măn hạnh nguyện Bồ đề, có như thế mới xứng đáng là người tu niệm Phật.

Những lời nói trên đều đă được chư Tổ sư nói trong quá khứ, lời Tổ nói đều căn cứ theo kinh điển, tôi chỉ đem lời nói của các ngài mà phân tích, diễn bày cho chư vị dễ hiểu, thật ra lời nói đó không khác ǵ lời dạy của chư Tổ. Tại sao tôi lại dám biến đổi lời dạy của chư Tổ ? V́ muốn khế lư khế cơ theo thời đại, nếu nói hoàn toàn giống lời văn trong kinh điển, e rằng sẽ có người không thể hội được, v́ thế cần phải tùy theo hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của mọi người mà nói. Song, dù trăm thuyết ngàn thuyết cũng không ĺa nghĩa lư, giống như các nhà khoa học y khoa hiện tại rất tiến bộ, đă phát hiện ra nhiều chất dinh dưỡng để duy tŕ mạng sống nhân loại, cho nên tôi cũng lấy thí dụ, danh hiệu A Di Đà vạn đức hồng danh dạy người cho dễ hiểu, quư vị có nhận thức được hay không ?

3.- Hạnh Đại thừa bất năo chúng sinh

B́nh thường có một số người cho rằng, nếu người tu theo Đại thừa, th́ người đó phải ở tại thế giới Ta Bà, hành Bồ Tát đạo, rộng độ chúng sinh mới đúng là Đại thừa, nếu nói cầu sinh Tây phương tức là Tiểu thừa rồi. Bạn nói như vậy là không sai, người tu theo Phật pháp là cần phải độ chúng sinh, phải xả tự kỷ để hành lợi tha, chỉ có độ chúng sinh mới có thể báo đáp ân đức của Phật, mới có thể thành Phật đạo. Song, bạn phải tự suy xét ḿnh có đủ năng lực độ chúng sinh hay không ? Nếu có, bạn cứ lấy lợi tha để làm tự lợi cho việc tu hành, chúc bạn độ tha, sớm thành Phật đạo.

Chúng ta hiện nay là tội chướng phàm phu, sinh vào thời đại mạt pháp, nhưng được may mắn gặp được Phật pháp, lại có đủ ḷng tin để tu hành. Điều đó chứng tỏ chúng ta là người đă nghe Phật pháp trong nhiều đời nhiều kiếp, là người có thiện căn, người không có thiện căn chắc chắn không thể gặp được Phật pháp. Chỉ v́ chúng ta có nghiệp chướng nặng nề, đến ngày nay chưa được giải thoát. Tuy là tu thiện, thế nhưng không thể tránh hẳn được làm ác, thiện cũng chưa thuần. Một mặt tu đức, một mặt th́ làm tổn đức; hoặc tuy giữ giới, song, chưa tu phước tuệ, không có kết thiện duyên với người. V́ thế, chúng ta muốn độ chúng sinh cần phải có thứ lớp, trước tiên cần phải tŕ giới cho tốt, lấy giới làm cơ sở, tự cầu giải thoát, tiếp theo là tu hạnh Bồ Tát rộng độ chúng sinh, cho nên mới nói “leo cao ắt phải từ dưới thấp, đi xa ắt phải từ chỗ gần”.

Phải có thứ lớp như thế bạn mới có an ổn, nếu không nhất định bạn sẽ gặp phải sai lầm. Tại sao ? Trong luận có nói : “Tự thân chưa độ mà độ người, tức là không có”. Bạn nói độ chúng sinh tốt, song cần phải cảnh giác, phải thấy ḿnh có đầy đủ đạo lực hay không, nếu không chẳng những bạn không độ được chúng sinh mà ngược lại bị chúng sinh độ nữa là khác. Kỳ thật người niệm Phật, là người đang hành đạo Bồ đề, cầu sinh Tây phương, một khi hoa nở liền thấy Phật, ngộ vô sinh pháp nhẫn, sau đó trở lại khắp mười phương rộng độ chúng sinh, theo bạn th́ như vậy đúng hay là sai ? Chẳng lẽ lời dạy của chư Phật, chư Tổ lại cần bạn chấn chỉnh hay sao ? Nếu bạn là người chân thật có trí tuệ, sao lời nói của bạn không tương ưng với lời dạy của chư Phật.

Hiện tại chúng ta không hại chúng sinh là tốt, là quư lắm rồi. Nếu bạn không muốn làm hại chúng sinh bạn cần phải giữ giới hạnh cho thanh tịnh, bạn hại chúng sinh tức là phạm giới rồi. Nếu bạn không muốn làm hại chúng sinh, gây khổ đau sầu năo cho chúng sinh, bạn cần phải tŕ giới cho thanh tịnh, nếu không làm sao bạn có thể tu lục vạn hạnh độ chúng sinh, hay đạt được sự thanh tịnh viên măn được. Quư vị ở đây những người có chí, có tâm thiết tha tu hành, kính xin chư vị không nên nói pháp môn niệm Phật không tốt, rồi đánh mất đi nhân duyên hy hữu được văng sinh của chính ḿnh.

4.- Tưởng nhớ Pháp sư xin niệm Phật

Ấn Quang Tổ sư có khuyên người xuất gia, nếu có nhớ đến ngài xin hăy tha thiết dụng công mà niệm Phật. Nếu bạn niệm Phật cho tốt, tương lai nhất định cũng có năng lực như Pháp sư. Nếu như bạn không có tu tŕ phước đức lại muốn nghiên cứu kinh điển, học làm Pháp sư, v́ làm Pháp sư thăng ṭa uy phong ai mà chả thích, song việc đó bạn có làm được hay không ? Nếu trong quá khứ bạn không có trồng nhân đó, không có năng khiếu và năng lực, nhân duyên không đầy đủ, th́ cũng không nên luống phí tâm lực, hoang phí thời gian làm ǵ, mà cần phải chí tâm mà niệm Phật, lạy Phật. V́ “lễ Phật một lễ tội diệt hà sa, niệm Phật một câu phước tăng vô lượng”. Bạn cứ như vậy mà dụng công tám năm, mười năm sau, muốn làm Pháp sư cũng chưa muộn. Thật ra không cần học, tự nhiên bạn cũng có thể giảng kinh thuyết pháp được, cũng có thể độ chúng sinh được. V́ thế bạn cần phải theo thứ lớp mà học tập, giống như ban đầu vào chùa làm tiểu sa di, năm năm đầu phải tinh chuyên giới luật, năm năm sau mới nghe pháp tham thiền học đạo, niệm Phật, có như thế nghiệp chướng mới tiêu trừ, về sau thành tựu mới lớn. Nếu không học căn bản, cứ học những điều cao xa, làm sao thành tựu được. Hy vọng chư vị học giả sơ phát tâm phải như vậy, không nên hy vọng cao xa, mà phải lăo thật dụng công mới là tốt.

Tổ sư Ấn Quang sở dĩ khăng khăng không nhận đệ tử xuất gia cũng v́ nguyên nhân đó, ngài e ngại rằng nếu nhận người xuất gia th́ họ sẽ học đ̣i làm Pháp sư, sợ họ không đủ giới đức tu hành, luống thọ của đàn na ắt hẳn sẽ đọa lạc. Hiện tại đa số người xuất gia đều như vậy, cứ vào chùa cạo đầu, chỉ biết lo thụ hưởng, không nghĩ đến bổn phận cao quư của người xuất gia, chỉ tu tập cho qua ngày đoạn tháng, chớ không bao giờ nghĩ đến việc giải quyết sinh tử, cứu độ chúng sinh, thậm chí c̣n làm mất chánh kiến cho hàng Phật tử tại gia, làm cho đạo pháp ngày càng đi vào con đường suy đồi. Thảo nào cổ đức có nói : “Người xếp hàng trước cửa địa ngục nhiều nhất là Tăng chúng”. Ngày nay thậm chí những người làm sư phụ đều như vậy, bản thân không có thân giáo, lại nhận đệ tử, tự ḿnh không có ǵ để làm nơi nương tựa tu tập, không có kinh nghiệm, làm sao dạy đạo hạnh, công phu cho hàng đệ tử. Từ chỗ thầy không tốt, cho nên dẫn đến đệ tử làm sao tốt được.

Nếu bạn có thể noi theo gương Ḥa thượng Quảng Khâm mà học tập th́ tốt nhất. Học Ḥa thượng ở cái ǵ ? Học cái khổ hạnh của ngài, mấy mươi năm tu tập trên núi không thọ nhận của đàn na đă đành, thế nhưng sau khi trở về thế gian được thí chủ cúng dường ngài không bao giờ có tâm tham trước, ngài ăn mặc rất đạm bạc thô sơ giản dị, bao nhiêu của ngon ngọt của đàn na cúng dường cho ngài, ngài đều chia cho đại chúng, đều lo cho Phật sự. V́ thế bạn muốn học đạo cho tốt, hăy nên lấy ngài làm tấm gương mà học tập. Nếu bạn không học, không khổ công tu hành, lại vọng tưởng làm cái này cái nọ thật chẳng khác nào bỏ gốc mà theo ngọn, giống như người nông dân không có cày bừa, không cần cù siêng năng mà lại muốn lúa khai hoa kết nhụy. V́ thế kính thỉnh chư vị sơ phát tâm, phải khổ luyện cho vững chắc, có khổ luyện mới có thành tựu lớn, như vậy mới không phụ công lao học Phật của chính ḿnh.

Ḥa thượng Quảng Khâm không hề thuyết pháp hay giảng kinh, thế nhưng ngài lại là một đại Pháp sư, mọi người thấy ngài đều quy kính, lễ lạy, ngài không có học vị tiến sĩ, thạc sĩ hay bác sĩ, thế nhưng thành phần đệ tử quy y với ngài đều là những hạng người đó. Chúng ta thử xem, Ḥa thượng Quảng Khâm không có giảng kinh mà đă có thể độ ngh́n vạn người, hà huống ǵ ngài thuyết pháp giảng kinh sẽ độ biết bao nhiêu người ? Ngài dựa vào cái ǵ ? Dựa vào công đức tŕ giới trang nghiêm, dựa vào công phu thiền định tịch tịnh, dựa vào niệm Phật. Chư vị nên biết, Ḥa thượng không phải là không giảng kinh được, song, chỉ v́ ngài không lấy đó làm nhu yếu, ngài chỉ lấy giới đức trang nghiêm, lấy công phu chân thật là đă đủ độ người rồi. Cho nên nói thân giáo bao giờ cũng quan trọng hơn khẩu giáo. Như vậy tại sao chúng ta không thể noi theo học tập Ḥa thượng được ? Chỉ v́ chúng ta quá ư giải đăi, bạn có bao giờ thấy người nào giải đăi mà đạo nghiệp hay học vấn thành tựu không ? Do đó, chúng ta chỉ có tinh tấn niệm Phật mới có thành tựu văng sinh Tịnh độ được.

5.- Tâm miệng niệm Phật dễ tương ưng

Chư vị về đây tham dự Phật thất, thông thường mà nói, niệm Phật chỉ dụng tâm niệm, mà không dụng khẩu niệm. Song, chúng ta tu pháp môn Tịnh độ trọng ở tŕ danh niệm Phật, pháp tŕ danh là từ kim khẩu của Đức Thế Tôn thuyết, cho nên lấy miệng chấp tŕ danh hiệu cũng rất trọng yếu. Như trên đă nói, niệm Phật là dụng tâm niệm, không cần dụng khẩu niệm; nên biết rằng tâm niệm đương nhiên là trọng yếu, song không thể phế bỏ khẩu niệm. Người xưa căn tính rất lanh lợi nên dụng tâm niệm, niệm Phật Thật tướng, đương nhiên là có thể được. Song, hiện tại chúng ta đang ở thời đại mạt pháp, căn tính không thể sánh với người xưa được. Cho nên, chúng ta không thể phế bỏ khẩu niệm, khẩu niệm nếu có thể tương tục không gián đoạn, niệm niệm rơ ràng, tuy tu tŕ danh nhưng cũng có thể đạt đến Thật tướng.

Mọi người cần phải biết, chữ “niệm” trong hai chữ “niệm Phật” là do hai chữ “kim tâm” hợp lại mà thành. Chúng ta tu tŕ danh niệm Phật, cố nhiên là phải dùng miệng niệm, song không phải là quên tâm đi, mà nhất định dụng tâm mà niệm. Dụng tâm như thế nào ? “Kim tâm” chữ “kim” tức là chỉ cho hiện tại, là giây phút hiện tại, giây đầu tiên là hiện tại, thế nhưng khi bước sang giây thứ hai, th́ giây thứ nhất đă trở thành quá khứ rồi, giây đồng hồ chạy tích tắc, tích tắc rất có quy luật. Tâm chúng ta niệm Phật cũng như giây đồng hồ vậy, từng giây từng giây, tích tắc tích tắc, không ngừng niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… câu này tiếp nối câu kia, niệm không cho gián đoạn, câu này qua liền chú ư vào câu kế tiếp, niệm niệm phải từ tâm mà lưu xuất, nếu tâm không có chú ư tức tâm bạn đă tán loạn, tâm tán loạn làm sao mà thành tựu việc văng sinh được ?

Chúng ta niệm Phật là nhờ vào tha lực, tức là nhờ vào nguyện lực đại từ bi của Phật A Di Đà. Song, trong khi niệm bạn không được quên tâm chí thành, tâm cung kính, mỗi câu danh hiệu từ tâm thành kính mà lưu xuất, miệng niệm từng câu từng chữ rơ ràng, tai nghe từng câu từng chữ rơ ràng. Nếu miệng bạn niệm mà tâm không có chú ư tức bạn sẽ bị vọng tưởng khởi lên, cho nên điều quan trọng bạn phải dụng tâm mà niệm. Mọi người phải chú ư, nếu bạn không dụng tâm mà niệm, th́ giống như Đại sư Hám Sơn có nói : “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, chỉ luống phí mất công”, cho nên khi niệm Phật mà bạn không có dụng tâm chú ư vào câu Thánh hiệu, tán loạn sẽ khởi lên. Nếu có chú ư th́ tâm khó mà tán loạn được. Khi công phu niệm Phật, chúng ta phải tùy trước vào thời gian, không lo ngại đến tán tâm hay hôn trầm. Nếu bạn có thể chân thật dụng “kim tâm” mà niệm, th́ càng niệm tâm bạn sẽ càng an lạc, càng niệm tâm càng thanh tịnh. Một giờ công phu là một giờ an lạc, một giờ công phu là một giờ giải thoát. Bạn niệm Phật mà cảm thấy khổ đau hay khó chịu, không thích thú chứng tỏ trong quá tŕnh dụng công niệm Phật tâm bạn có nhiều vọng tưởng, do có vọng tưởng nên tâm không an, tâm không an tức là tâm tán loạn, tâm tán loạn th́ làm sao có an lạc được.

Bạn cần phải biết “Phật” có nghĩa là giác, chúng ta niệm Phật tức là chúng ta thời thời giác ngộ. Bạn có thể dụng “kim tâm” mà niệm, từng giây từng phút niệm niệm rơ ràng, bạn sẽ có được an lạc và tự tại. Bạn muốn có pháp lạc chỉ cần bạn niệm niệm tương ưng, tương tục là có thể đạt được rồi, pháp lạc của việc tu hành, không có một thú vui nào trong thế gian có thể sánh bằng.

Nếu bạn có thể dụng “kim tâm” mà niệm, th́ một ngày công phu bạn có thể đạt đến mười vạn câu. Thế nhưng đối với người sơ phát tâm, một ngày công phu niệm được bốn hay năm vạn câu là khá lắm rồi, chư vị sơ phát tâm phải chú ư điều đó, v́ chúng ta là người mới tập tểnh bước vào công phu, chư vị chỉ cần quy định bốn hay năm vạn câu là khá nhiều, không nên học đ̣i theo những người có công phu thành thục, mong muốn ḿnh như họ niệm mười vạn câu. Thế nhưng khi vào công phu chúng ta mới thấy được, ḿnh không thể làm được việc đó, lư do vọng tưởng ḿnh quá nhiều, từ chỗ công phu không thành tựu như người thành thục sẽ dẫn đến tâm lư bức xúc, đó là kinh nghiệm tu hành xin chư vị sơ phát tâm chú ư cho. Điều thiết yếu công phu niệm Phật không chú trọng ở nhiều hay ít, mà là ở chỗ tâm có an định hay không.

6.- Tánh, vô tánh niệm niệm sinh diệt

Nói đến tâm, chúng ta chung quy là có tâm hay không ? Thực tế là không có tâm, tại sao lại không có tâm ? V́ không kể là hữu t́nh hay vô t́nh đều có bốn giai đoạn sinh, trụ, dị, diệt. Kỳ thật nói là “trụ” nhưng thực thể của nó vốn niệm niệm biến diệt, lấy thí dụ cái bàn chẳng hạn, tuy nh́n bên ngoài b́nh thường như thế, thế nhưng thực thể bên trong của nó biến diệt không ngừng, một sát na trôi qua, nó đă không c̣n như trước nữa. Bất kể là sơn hà đại địa, t́nh hay vô t́nh đều phải chịu bốn quy luật sinh, trụ, dị, diệt, ngay như con người của chúng ta cũng vậy, nó cũng phải chịu bốn quy luật sinh, lăo, bệnh, tử.

Tâm chúng ta thay đổi so với vật chất nhanh hơn nhiều, nhanh đến tốc độ nào ? Trong kinh luận thường nói : “Trong một cái khảy tay có chín mươi sát na, trong một sát na có chín trăm niệm sinh diệt”. Tốc độ đó nhanh hay không ? Lấy thí dụ cho dễ hiểu, như máy cắt giấy chẳng hạn, chỉ cần bấm máy một cái “cạch” thôi, trong nháy mắt đă có một ngh́n trang giấy bị cắt, thời gian máy cắt là một sát na, c̣n một ngh́n trang giấy bị cắt là biến đổi của một sát na, trong một sát na sinh diệt đó cũng có sát na biến diệt quá khứ, hiện tại và tương lai. Cũng là một lần cắt, thế nhưng trang này cắt trước, trang kia cắt sau, tuy không được cắt đồng thời một lần, nhưng có chung một sát na.

Tốc độ biến đổi của một sát na cực nhanh, cực ngắn, nhăn quan phàm phu chúng ta không thể nh́n thấy được. Duy chỉ có nhăn quan của Phật mới nh́n thấy được thôi. Hiện tại các nhà khoa học nghiên cứu chưa đạt đến tŕnh độ đó. Chúng ta cũng biết rằng tốc độ điện đàm của máy điện thoại nhanh đến mức độ nào, chỉ cần chúng ta bấm số thôi, trong giây lát đă có thể nói chuyện với người ḿnh cần gặp, như đang đối diện trước mặt, dù cách xa nhau đến hàng ngh́n cây số. Sự hiểu biết chúng ta có giới hạn không được thông suốt như Phật. Bạn muốn đạt được nhăn quan như Phật, muốn thấy được bản lai của các pháp, xin hăy tinh tấn mà niệm Phật.

7.- Tu hành theo đệ nhất nghĩa đế

Bạn phải biết rằng vui thế gian là nguồn gốc của đau khổ, nếu bạn không hiểu biết điểm này, mà lại tham đắm vào tài của, sắc đẹp, danh lợi, ăn ngon, ngủ nghỉ th́ không bao giờ có ngày liễu sinh thoát tử. Đă không biết thú vui thế gian là nguồn gốc của đau khổ, th́ làm sao có thể xả bỏ nó được ? Không xả bỏ nó làm sao có được tự tại ? Hưởng thọ t́nh ái, ngũ dục thế gian có bao giờ t́m thấy được chân hạnh phúc. Bạn nên biết rằng ngũ dục trong thế gian như nước muối vậy, bạn càng uống càng khát, cho nên người học Phật chúng ta nên giác ngộ mà xả bỏ nó đi, nếu không th́ măi măi ch́m đắm trong bể khổ sinh tử, làm sao có ngày giải thoát được. V́ thế, mọi người hăy đem thế gian t́nh mà đoạn trừ nó đi. Phật pháp không có giảng nói thế gian t́nh, mà chỉ nói đến t́nh xuất thế gian, đó là liễu sinh thoát tử. V́ thế chư vị tự ḿnh phải giác ngộ mới có thể tu hành được.

Phật pháp giảng nói đệ nhị nghĩa đế, đương nhiên cũng có nói đến trung hiếu, nhân nghĩa… song, chúng ta chân chính tu hành th́ không thể y theo đệ nhị nghĩa đế, hay thế gian t́nh được, mà chỉ có y theo đệ nhất nghĩa đế tu hành mới có thể giải thoát, cho nên mới có nói : “Không y đệ nhất nghĩa đế, không thể đắc Bát nhă giải thoát”. Nếu có thể như vậy mà dụng công tu hành th́ đạo nghiệp mới thành tựu, mới có thể trở lại độ chúng sinh được, mới chân chính được gọi là : “Phật pháp tại thế gian, không ĺa thế gian mà giác ngộ, nếu ĺa thế gian mà t́m Bồ đề, chẳng khác đi t́m lông rùa sừng thỏ”. Bạn muốn độ chúng sinh nhất định đạo nghiệp phải viên thành, phước tuệ viên măn, phải liễu sinh thoát tử mới trở lại độ chúng sinh được. Bằng không, mơ mơ hồ hồ, không theo thứ lớp, không phân biệt được trước sau, th́ càng tu càng hỏng bét. Làm sao có thể liễu sinh tử ? Muốn liễu sinh thoát tử, kính thỉnh mọi người nên chí tâm mà niệm Phật.

NGÀY THỨ BẢY

Dụng công diệu pháp là gì?

Tŕ danh niệm Phật tối thượng thừa.

Đối với phương pháp niệm Phật, giả như b́nh thường mọi người đă có phương pháp thực hành rồi, lại thấy phương pháp đó thích hợp, công phu có thành tựu th́ cứ nên theo đó mà thực hành. Những người sơ phát tâm nếu chưa có phương pháp nào thực hành th́ xin hăy lắng tâm nghe tôi nói đây.

1.- Ba nghiệp tương ưng công phu thành tựu

Công phu niệm Phật không phải một ngày, hai ngày mà có thể thành tựu, làm sao cho nhanh chóng ? Nếu ngày nay dụng công không tốt, th́ ngày sau lại dụng công, nếu ngày sau nữa lại không tốt th́ lại tiếp tục ngày ngày sau nữa, cứ thế dụng công đến khi nào thấy tốt mới dừng. Dụng công như thế nào là tốt ? Đó là ba nghiệp thân, khẩu, ư có thể tương ưng với Phật, không loạn tưởng, ngày đêm an lành, tâm nhớ Phật, miệng niệm Phật, thân lễ Phật, có thể chấp tŕ danh hiệu không quên không gián đoạn như vậy mới là tốt.

Trước tiên nói thân nghiệp, khi chúng ta ngồi cần phải thẳng thắn, thân không được cúi về phía trước hay ngă về phía sau quá, mà luôn giữ cho lưng thẳng đứng. Chân cần phải ngồi xếp bằng bán già hoặc kiết già tùy theo năng lực. Đầu không nghiêng qua phải qua trái mà luôn giữ sao cho thẳng thắng, không nên cúi tới trước, hoặc ngă về phía sau. Đối với tay, lấy tay phải để lên tay trái đặt trên đùi. Mắt không liếc trái, liếc phải, mà nh́n theo sống mũi, cách chỗ ngồi khoảng ba, hoặc bốn tấc, nếu thấy trong người mệt mỏi, hoặc buồn ngủ nên mở mắt, nếu nhắm ắt hẳn sẽ đưa đến hôn trầm. Trong khi công phu nếu thấy tinh thần sảng khoái nên khép mắt lại. Chú ư toàn thân các cơ luôn buông thả, chỉ giữ sao cho cột sống luôn thẳng đứng, lưng không được cong, v́ cong ắt sẽ dẫn đến đau lưng, cũng không được ưỡn về phía trước quá, v́ ưỡn quá sẽ dẫn đến tức ngực.

Đối với khẩu nghiệp, không kể là niệm thầm, niệm lớn hay niệm trung b́nh, kim cang niệm hay mặc niệm tất cả đều tốt, chỉ quư ở chỗ là làm sao “niệm niệm tương tục”, không cho gián đoạn.

Trong quá tŕnh công phu, bạn thấy ḿnh bị hôn trầm hay tán loạn nên niệm lớn, niệm lớn không có nghĩa là bạn niệm quát tháo lên, để cho tốn hao thần lực, mà niệm ở đây là niệm vang rền từng câu từng chữ rơ ràng, âm thanh vừa đủ tai nghe, âm thanh niệm không nên cao quá, cũng không được nhỏ quá, mà nên trung b́nh, đó là những phương pháp bạn xem thử ḿnh thích hợp với phương pháp nào, rồi chọn lấy một mà thực hành. Song, hiện tại chư vị đang tu tập theo đại chúng, nhất nhất đều nên theo chúng. Không nên chúng niệm nhanh ḿnh lại niệm chậm, chúng niệm chậm ḿnh lại niệm nhanh, mà cần phải ḥa đồng với chúng, cùng chúng dị khẩu đồng âm mới dễ thu nhiếp thân tâm, tâm mới có thanh tịnh được.

Kim Cang niệm, tức là niệm chỉ có một ḿnh bạn biết, người bên cạnh không thể thấy biệt được, nếu miệng không động, chỉ niệm trong tâm gọi là mặc niệm, mặc niệm là niệm không ra tiếng. Tuy không niệm ra tiếng, song tự tâm của bạn phải niệm từng chữ từng câu cho rơ ràng, tai cũng nghe từng chữ từng câu rơ ràng, có như thế mới dễ tương ưng.

Như thế nào là ư nghiệp tương ưng ? Trong khi niệm Phật bạn cần phải chú ư, nắm lấy câu danh hiệu mà niệm, ư niệm từng câu, từng chữ rơ ràng, như vậy bạn niệm ngh́n vạn câu mà trong tâm không có tạp loạn, dụng công lâu ngày ắt sẽ có tự tại và an lạc, không hôn trầm, không tán loạn, công phu trở nên thành thục tương ưng “một niệm tương ưng một niệm Phật” công đức niệm Phật như thế không thể nghĩ bàn, kính thỉnh mọi người thành tâm dụng công niệm Phật. Mỗi câu danh hiệu có thể niệm như trên, th́ mỗi một câu niệm Phật ba ngàn thế giới đều có thể nghe được, âm thanh chu biến khắp ba ngàn thế giới, công đức như thế có lớn không ? Nếu có thể “niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật” th́ mười phương các nước chư Phật đều nghe được, như vậy một câu danh hiệu, âm thanh chu biến khắp pháp giới, công đức đó mới chân thật là lớn. Kính thỉnh chư vị chí tâm niệm Phật, nếu không thời gian trôi qua thật tiếc thay ! Thật tiếc thay !

2.- Phật thủ bất tận dụng bất kiệt

Chúng ta mở mắt ra thấy tượng Phật, nhắm mắt lại thấy tượng Phật đó là quán tượng niệm Phật. Hiện tại ở đây chúng ta chỉ chú trọng tŕ danh niệm Phật, nên quán tưởng như thế nào ? Quán nghĩa là quán chiếu, cũng có nghĩa là chú ư, tập trung tâm lực lại một chỗ, chúng ta tu tŕ danh là tập trung chú ư vào danh hiệu, niệm từng câu từng chữ sao cho rơ ràng, chú ư vào âm thanh câu thánh hiệu, dụng nhĩ căn quán chiếu. Nếu miệng niệm mà tâm không có chú ư, đó là tâm bạn đă bị loạn tưởng rồi, người niệm Phật là đem âm thanh danh hiệu tập trung lại, phản quan nghe lại âm thanh, tức là tu nhĩ căn, từng tiếng từng tiếng rơ ràng tâm nhớ không quên đó là bạn nhớ Phật niệm Phật. Niệm Thánh hiệu là Phật A Di Đà, tai nghe rơ ràng là Quán Thế Âm, nhớ Phật là Đại Thế Chí, như vậy người niệm Phật là lấy Tây phương tam Thánh làm cảnh giới y chính trang nghiêm, làm cảnh giới cho chánh niệm.

Danh hiệu Phật phải lưu xuất từ đâu ? Phải lưu xuất từ tâm của bạn, lưu xuất từ tâm mới có thể tŕ niệm lâu dài, như thế mới có thành tựu. V́ tâm là chủ thể của các pháp, tâm được ví như nguồn nước không bao giờ cạn, bạn thấy giếng nước có những mạch nước luôn luôn chảy không gián đoạn, nó cung cấp nước cho chúng ta, có bao giờ bạn xài hết giếng nước không ? Cho nên tục ngữ mới có câu “thủ chi bất tận, dụng chi bất kiệt” là vậy.