Phiên âm:
Hàng long bát, giải hổ tích
Lưỡng cô kim hoàn minh lịch lịch
Bất thị tiêu hình hư sự trì
Như Lai bảo trượng thân tung tích
Dịch nghĩa:
* Gậy đuổi cọp, đến nay còn chứng tích
Bát thu rồng, của Lục Tổ hãy còn lưu
Thấy vật xưa, như gặp lại người xưa
Nhìn kỷ vật, để nhủ lòng thêm tinh tấn
* Cầm trích tượng tưởng như nắm trong tay chân lý
Tứ diệu đế với thập nhị nhân duyên
Trượng của Như Lai là biểu tượng của “bần tăng”
Chân đạo sĩ, chớ nên nghĩ: Đó là HƯ SỰ!
TRỰC CHỈ
Người học Phật, phải học, hiểu những vấn đề then chốt của nền giáo lý Phật, trước khi vào nhà Phật học đồ sộ. Đó là vấn đề:
– Sự – Lý
– Phương tiện – Cứu cánh
– Bất Liễu nghĩa – Liễu nghĩa
– Tục đế – Chơn đế
Hiểu được ý nghĩa và công dụng của những cặp phạm trù đó, người đạo sĩ thấy biết rộng sâu vào vấn đề:
– Lý pháp giới
– Sự pháp giới
– Lý sự pháp giới
– Sự sự pháp giới
– Lý vô ngại
– Sự vô ngại
– Lý sự vô ngại
– Sự sự vô ngại
Hiểu rỏ tánh chất “vô ngại” qua bốn cách nhìn “pháp giới”, người đạo sĩ chợt nhận ra chân lý “Pháp giới nhất chân”. Sự là “sự” của “lý”. Lý là “lý” của “sự”. SỰ LÝ VIÊN DUNG. Bấy giờ nhìn thấy gậy đuổi cọp, bát thu rồng, bình bát, tích trượng như nhìn thấy Phật, Pháp và tăng. Thấy được chân lý: “Một là tất cả”. “Tất cả là một”. Thế cho nên với người chứng đạo những chứng tích “hữu vi”, “sự tướng” đó không ngoài “bản thể nhất chân” thì sao được gọi là HƯ SỰ TRÌ?
Tuy nhiên với người chưa tỏ ngộ chân lý, ôm giữ bình bát tích trượng, ba y, cháng gốc của Phật tổ Như Lai, để mà “lễ bái” mà “cầu nguyện” mà “van xin” mà “hy vọng”, mà trông nhờ “sự phù hộ” sự “cứu rỗi” của Phật tổ thì rõ là HƯ SỰ TRÌ. Vì sự chỉ là sự “hữu vi pháp” thì của ai cũng đều như huyển, như hóa, như sương mai, như điện nhoáng mà thôi. Bo bo ôm giữ “sự tướng” là dẫm chân một chỗ. Mà phải hiểu:
“Sự để đạt đến Lý
Phương tiện để đạt đến cứu cánh
Bất liễu nghĩa để đưa đến liễu nghĩa
T ục đế để nhận thức tư duy chân đế”