Bài tổng hợp một số ngôi chùa tại Đồng Nai cho quý phật tử chiêm bái đảnh lễ Phật. Cũng như cúng dường ngôi Tam Bảo.
Mục Lục
1. Chùa Bửu Phong ở Biên Hòa Đồng Nai
Chùa Bửu Long nằm trên ngọn núi Bửu Long, thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, là ngôi cổ tự rêu phong cổ kính, có những pho tượng với những nét điêu khắc đặc biệt Á Ðông.
Chùa được xây dựng vào năm 1679, theo hình chữ “tam” gồm chính điện, giảng đường, nhà thờ tổ, ngoài ra còn có nhiều phòng Ni phái và nhà dưỡng tăng. Trong chùa có những pho tượng mang nét đặc biệt Á Đông và nhiều cổ vật như cặp nai vàng đời Nguyễn, đầu “phường cổ”(Nhà Phật), tượng Phật nằm, tháp Bửu Phong rêu phong cổ kính và Xá Lợi – một báu vật nhà Phật. Xung quanh chùa có Long Đầu Thạch (còn gọi là Hàm Rồng, Hầm Hổ) và đài Tam Thế Phật, đã từng là hầm bí mật nuôi dấu cán bộ cách mạng hoạt động ven đô trong chiến tranh.
Lúc đầu chùa chỉ là thảo am nhỏ sau do Thiền sư Pháp Thông xây cất tôn nghiêm. Chùa được trùng tu mở rộng vào năm 1829 và các năm gần đây. Chùa đã được công nhận Di Tích Lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia.
2. Chùa Đại Giác
Chùa Đại Giác nằm ở ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa còn có tên gọi là Đại Giác cổ tự hay chùa Phật lớn hay chùa Tượng. Chùa được xây dựng vào năm 1665 và là một trong những di tích văn hóa tiêu biểu của vùng đất Biên Hòa. Chùa có diện tích 3000 m2 với 3 dãy nhà ngang nối liền nhau.
Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo Việt được khởi dựng sớm nhất ở Đồng Nai và là chứng tích cho bước đường Nam tiến ở nửa đầu thế kỷ 17 của 3 nhà sư thuộc dòng Lâm Tế ở Đàng Trong. Ngoài giá trị này, ở chùa Đại Giác còn có các tượng Phật, hoành phi, liễn đối, phù điêu… mang nhiều đề tài phong phú, được chạm khắc công phu, sơn son thiếp vàng. Tất cả đã thể hiện tài năng chạm khắc của những nghệ nhân xưa với nền mỹ thuật truyền thống vùng Đông Nam bộ.
Chùa Đại Giác nằm cách trung tâm TP.Biên Hòa gần 2km. Trong chùa có pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,25m, lớn nhất miền Đông Nam bộ dưới thời nhà Nguyễn còn được lưu giữ, thờ phụng đến ngày nay. Pho tượng có giá trị cả về tín ngưỡng tôn giáo lẫn lịch sử văn hóa, đem đến nét độc đáo và hấp dẫn riêng. Ngoài ra chùa còn thờ Phật Thích Ca mâu ni, Phật Di Lặc, Quan Thánh đế quân, 5 vị diêm vương, 2 phán quan, Linh sơn Thánh mẫu…
Chùa Đại Giác được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1990.
3. Chùa Bửu Quang tại Xuân Lộc
Chùa Bửu Quang nằm trên địa bàn xã Xuân Trường (H. Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), khu vực núi Chứa Chan (hay còn gọi là núi Gia Lào hoặc Gia Ray) cách TP.HCM khoảng 120km. Đây là ngôi chùa lớn nhất và nằm ở vị trí cao nhất so với nhiều chùa khác trong khu vực.
Để lên đến chùa Bửu Quang, du khách sẽ chinh phục đoạn đường dài khoảng 3,2km được nối bởi hơn 365 bậc thang. Những bậc thang đá lên chùa Bửu Quang với quang cảnh hai bên tuyệt đẹp. Bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, giữa rừng cây bạt ngàn xanh mát.
Chùa Bửu Quang được xây dựng ngay trong “lòng núi”, kiến trúc ngôi chùa này mang nét thô sơ, tinh tế của thời xưa nhưng lại vô cùng ấn tượng và mang vẻ huyền bí
4. Chùa Long Hương – Chùa tại Đồng Nai
Chùa Long Hương là ngôi cổ tự đã có từ năm 1908 và vị Tổ khai sơn là Ngài Thượng Tâm Hạ Thường Năm 1945, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa đã bị cháy.
Năm 1956, đệ tử của Tổ khai sơn là Hòa thượng Yết ma Thích Trí Ngộ đã xây dựng lại ngôi chùa này. Nhưng chỉ mới hai năm sau, năm 1958, ngôi chùa Long Hương lại bị chiến tranh tàn phá hoàn toàn.
Năm 1992, các vị kỳ lão tại địa phương đã phát tâm xây dựng lại ngôi chùa Long Hương và dâng cúng Hòa thượng Thích Thanh Từ.
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tu học cho Tăng Ni và Phật tử ngày càng đông tại Chùa Long Hương nên cần phải xây dựng thêm các công trình còn lại như: Thiền đường, Hậu tổ, Tăng đường, Trai đường, Nhà khách, cổng Tam quan và ngôi Đại Bảo Tháp 9 tầng cao 49 mét (tôn thờ Xá Lợi Phật và hài cốt của Chư Tăng Ni, và quý Phật tử).
Nay đã được chính quyền các cấp cho phép xây dựng. Nên đã khởi công xây dựng vào ngày 29/11/2012 (nhằm ngày 16 tháng 10 năm Nhâm Thìn). Do đội ngũ chuyên nghiệp thiết kế.
5. Chùa Long Thiền
Chùa Long Thiền nằm bên hữu ngạn sông Đồng Nai thuộc ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa. Chùa Long Thiền được xây dựng vào năm 1664 do tổ sư Thành Nhạc, người miền Trung vào khai sáng.
Chùa được xây theo lối kiến trúc hình chữ tam, mặt chính chùa hướng ra sông theo hướng Đông Bắc. Khoảng sân rộng của chùa có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát. Dưới gốc cổ thụ có tượng Phật Di Lặc tọa thiền. Bên tả là nhà tăng, bên hữu là hòn giả sơn phổ đá, tượng Phật Quan Âm đứng uy nghi với nét mặt nhân từ, khoan dung, chan chứa và từ bi.
Khuôn viên chùa là khu vườn rộng, còn lưu lại những bảo tháp cổ trong đó có bảo tháp của tổ sư Thành Nhạc khai sáng với tấm bia bằng đá xanh chạm trỗ tinh vi.
Phần chánh điện uy nghiêm tôn kính. Bệ thờ chính thờ Phật Di Đà, Thích Ca, Ngọc Hoàng, Tam Thế Phật, Đức Địa Tạng, Ông Tiêu… và các vị Bồ Tát. Đối xứng hai bên thờ Già Lam, Linh Sơn cùng Thập điện Diêm Vương. Dối diện bàn thờ chính là bàn thờ bằng xi măng hai mặt thờ Tiên Diệu Đại Sĩ, Tam châu Hộ pháp cùng đức Thiên Thủ, Thiên Nhãn. Những hàng cột chính trong chánh điện chạm khắc tinh tế đề tài hoa điểu, bát tiên, lý ngư hóa long, nhựt nguyệt, tứ linh được sử dụng trang trí một cách tinh tế trong chánh điện tăng thêm nét cổ kính cho ngôi chùa.
Hiện nay chùa Long Thiền là trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai. Hàng năm, vào các dịp lễ lớn: Phật Đản, ngày vía, ngày giỗ tổ (18 /12 âm lịch) … rất đông thiện tâm tín hữu, tăng ni Phật tử đến cúng.
6. Chùa Phước Viên
Được dựng tại khu phố 5, phường Tân Hiệp với diện tích hơn 6000 mét vuông, chùa Phước Viên là điểm đến thu hút nhiều du khách tham quan và dâng hương ở Biên Hòa.
Trước chùa có một Bảo tháp tứ giác cao 8m gồm 3 tầng mái, là nơi thờ đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Với không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng, ngôi chùa ẩn mình trong khu phố cách xa trung tâm thành thị tạo nên không khí bình yên lạ thường.
7. Chùa Phật Tích Tòng Lâm
Chùa tọa lạc ở xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Chùa do Hòa thượng Thích Nhật Minh khai sáng vào năm 1962.
8. Chùa Ngọc Đạt
Chùa Ngọc Đạt tọa lạc tại Ấp Ðồng, xã Phước Tân, Tp.Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai.
9. Chùa Bạch Liên
Chùa Bạch Liên toạ lạc tại ấp Thanh Nguyên, xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai.
Là ngôi chùa có vườn tượng Phật lộ thiên lớn nhất Việt Nam, được khởi công xây dựng, trùng tu vào đầu năm 1996 và hoàn thành vào năm 1998 gồm 6 Phật cảnh: Phật đản sanh, Phật xuất gia, Phật khổ hạnh, Phật thành đạo, Chuyển pháp luân, Phật nhập Niết bàn. Các tượng Phật được thiết kế rất hoành tráng và cân đối, hài hòa. Trong khuôn viên rộng rãi và thoáng mát.