Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm 25 – THẬP HỒI HƯỚNG

Kinh Hoa Nghiêm - Phẩm 25 - THẬP HỒI HƯỚNG

(Hán Bộ Phần Sau Quyển 23 Ðến Hết Quyển 33)

Lúc bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật nhập Bồ Tát trí quang tam muội.

Nhập tam muội này rồi, mười phương đều quá mười vạn Phật sát vi trần số thế giới, có mười vạn Phật sát vi trần số Phật đồng một hiệu Kim Cang Tràng hiện ra trước Bồ Tát mà đồng khen rằng:

Lành thay! Ông có thể nhập Bồ Tát trí quang tam muội này!

Thiện Nam Tử! Ðây là mười phương đều mưới vạn Phật sát vi trần số Chư Phật dùng thần lục cùng gia hộ ông. Mà cũng là oai lực bổn nguyện của đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Và vì ông được trí huệ thanh tịnh, cùng chư Bồ Tát thiện căn tăng thắng, khiến ông nhập tam muội này để thuyết pháp. vì khiến chư Bồ Tát được thanh tịnh vô úy, vì để đủ vô ngại biện tài, vì nhập trí địa vô ngại, vì trụ đại tâm Nhứt thiết trí, vì thành tựu vô tận thiện căn, vì đầy đủ pháp lành vô ngại, vì nhập phổ môn pháp giới, vì hiện thần lực tất cả Phật, vì niệm trí về thời quá khứ chẳng dứt, vì được tất cả Phật hộ trì các ăn, vì dùng vô lượng môn nói rộng các pháp, vì nghe rồi trọn hiểu rõ thọ trì chẳng quên, vì nhiếp tất căn lành của chư Bồ Tát, vì trọn nên những pháp trợ đạo xuất thế, vì chẳng dứt Nhứt thiết chủng trí, vì khai phát đại nguyện, vì giải thích thiệt nghĩa, vì rõ biết pháp giới, vì khiến chư Bồ Tát đều trọn hoan hỷ, vì tu tất cả Phật bình đẳng thiện căn, vì hộ trì chúng tánh Phật.

Sẽ diễn thuyết pháp gì? Chính là diễn nói Thập hồi hướng của chư Bồ Tát vậy.

Thiện Nam Tử! Ông nên thừa thần lực của Phật mà diễn pháp ấy, vì để được Phật hộ niệm, vì an trụ nhà Phật, vì thêm lớn công đức xuất thế, vì được đà la ni quang minh, vì nhập Phật pháp vô ngại, vì đại quang chiếu khắp pháp giới, vì họp pháp thanh tịnh không lỗi, vì trụ cảnh giới trí quảng đại, vì được pháp quang vô ngại.

Chư Phật liền ban cho Kim Cang Tràng Bồ Tát vô lượng trí huệ cùng vô ngại biện, ban cho thiện phương tiện phân biệt cú nghĩa, ban cho pháp quang minh vô ngại, ban cho thân Như Lai bình đẳng, ban cho vô lượng âm thinh thanh tịnh sai biệ, ban cho Bồ Tát bất tư nghì thiện quán sát tam muội, ban cho thiện căn hồi hướng trí kiên cố, ban cho quan sát Nhứt thiết pháp thành tựu xảo phương tiện, ban cho biện tài ở tất cả chỗ, thuyết tất cả pháp vô đoạn.

Tại sao vậy? vì do sức căn lành nhập tam muội này từ được như vậy.

Chư Phật đều đưa tay hữu xoa đảnh Kim Cang Tràng Bồ Tát.

Ðược Chư Phật xoa đảnh xong, Kim Cang Tràng Bồ Tát xuất định nói với chúng Bồ Tát rằng: “Thưa Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát có đại nguyện bất tư nghì đầy khắp pháp giới cứu hộ đuợc tất cả chúng sanh. Chính là tu học tam thế Chư Phật hồi hướng.

Thưa Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát hồi hướng có mấy thứ?

Ðại Bồ Tát hồi hướng có mười thứ sau đây, tam thế Chư Phật đồng diễn thuyết:

Một là Cứu hộ tất cả chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng.

Hai là Bất hoại hồi hướng.

Ba là Ðẳng nhứt thiết Chư Phật hồi hướng.

Bốn là Chí nhứt thiết xứ hồi hướng.

Năm là Vô tận công đức tạng hồi hướng.

Sáu là Nhập nhứt thiết bình đẳng thiện căn hồi hướng.

Bảy là Ðẳng tùy thuận nhứt thiết chúng sanh hồi hướng.

Tám là Chơn như tướng hồi hướng.

Chín là Vô phược, Vô trước giải thoát hồi hướng.

Mười là Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng.

Thưa Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ Tát cứu hộ nhứt thiết chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng?

Ðại Bồ Tát này thật hành Ðàn Ba la mật, thanh tịnh Thí Ba la m ật, tu Nhẫn nhục Ba la mật, khởi Tinh tấn Ba la mật, nhập Thiền Ba la mật, trụ Bát nhã Ba la mật, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, tu vô lượng thiện căn như vậy.

Lúc tu thiện căn tự nghĩ rằng: Nguyện những thiện căn này có thể khắp lợi ích tất cả chúng sanh đều làm cho thanh tịnh đến nơi rốt ráo, lìa hẳn vô lượng khổ não Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Diêm La Vương v.v…

Ðại Bồ Tát lúc trồng thiện căn, đem thi ện căn của mình hồi hướng như vầy: Tôi sẽ làm nhà cho tất cả chúng sanh để họ khỏi tất cả sự khổ; tôi sẽ làm chỗ cứu hộ của tất cả chúng sanh khiến họ đều được giải thoát phiền não; tôi sẽ làm chỗ quy y của tất cả chúng sanh khiến họ đều được lìa sự bố úy; tôi sẽ làm chỗ xu hướ ng của tất cả chúng sanh khiến họ được đến nơi Nhứt thiế t trí; tôi sẽ làm chỗ an ỗn cho tất cả chúng sanh khiến họ được chỗ an ổn rốt ráo; tôi sẽ làm ánh sáng cho tất cả chúng sanh khi ến họ được trí quang diệt si ám; tôi sẽ làm ngọn đuốc cho tất cả chúng sanh để phá tất cả tối vô minh cho họ; tôi sẽ làm đèn cho tất cả chúng sanh khiến họ an trụ nơi rốt ráo thanh tịnh; tôi sẽ là Ðạo Sư cho tất cả chúng sanh dẫn dắt họ vào pháp chơn thệt; tôi sẽ làm đại Ðạo Sư của tất cả chúng sanh ban cho họ trí huệ lớn vô ngại.

Ðại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, bình đẳng lợi ích tất cả chúng sanh, rốt ráo đều khiến được Nhứt thiết trí.

Ðại Bồ Tát lợi ích hướng cho hàng chẳng phải thân hữu đồng như đối với hàng thân hữu của mình. Vì đại Bồ Tát đã nhập tánh bình đẳng c ủa tất cả pháp, với các chúng sanh không có một quan niệm là chẳng phải thân hữu. Giả sử có chúng sanh nào đem lòng oán hại Bồ Tát, Bồ Tát này cũng vẫn thương mến họ trọn không hờn giận.

Bồ Tát này làm thiện tri thức cho khắp tất cả chúng sanh, đem chánh pháp diễn thuyết khiến họ tu tập.

Ví như biển cả, tất cả chất độc, không làm biến hoại được.

Bồ Tát này cũng vậy. Tất cả kẻ ngu mông vô trí, vô ân, sân độc, kiêu mạn, mê tối không biết pháp lành, những kẻ ác này đủ cách làm bức hại vẫn không làm động loạn tâm Bồ Tát này được.

Ví như mặt nhựt hiện ra thế gian, chẳng do vì kẻ sanh manh kia mà lại ẩn đi không sáng. Lại cũng chẳ ng vì sươ ng mù, tay A Tu La, cây Diêm phù đề, gộp cao, hang sâu, bụi khói mây mù che chướng mà ẩn đi không sáng. Lại cũng chẳng vì thời tiết biến đổ mà ẩn đi không sáng.

Ðại Bồ Tát cũng như vậy. Có phước đức lớn, tâm sâu rộng chánh niệm quán sát không thối khuất. Vì muốn rốt ráo công đức trí huệ nên đối với pháp thắng thượng lập chí nguyện pháp quang chiếu khắp thấy tất cả nghĩa, nơi các pháp môn trí huệ tự tại, thường vì lợi ích chúng sanh mà tu pháp lành, chẳng bao giờ l ầm sanh lòng tổn hại chúng sanh. Chẳng vì chúng sanh tệ ác tà kiến khó điều phục mà rời bỏ chẳng tu hồi hướng. Chỉ dùng giáp trụ đại nguyện để tự trang nghiêm, luôn cứu hộ chúng sanh không thối chuyể n. Chẳng vì chúng sanh vô ân mà thối Bồ Tát hạnh, bỏ Bồ đề đạo, chẳng vì ở chung với kẻ phàm ngu mà lìa bỏ tất cả thi ện căn như thiệt, chẳng vì chúng sanh thường sanh lỗi ác khó nhẫn thọ được mà sanh lòng nhàm mỏi. Như mặt nhựt kia chẳng vì có một sự nào che chướng mà lại ẩn đi không chiếu sáng.

Ðại Bồ Tát chẳng phải chỉ vì cứu hộ một chúng sanh mà tu các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, mà chính vì khắp cứu hộ tất cả chúng sanh vậy. Chẳng phải chỉ vì thanh tịnh một Phật độ, tin một Ðức Phật, thấy một Ðức Phật, rõ một pháp, nhưng chính vì thanh tịnh khắp tất cả Phật độ, tin khắp tất cả Chư Phật, thấy khắp tất cả Chư Phật, hiểu tất cả Phật pháp mà phát khởi đại nguyện tu các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Ðại Bồ Tát dùng các Phật pháp mà làm duyên khởi, phát tâm quảng đại, tâm bất thối, trong vô lượng kiếp tu tập tâm bửu hy hữu nan đắc, trọn đều bình đẳng với tất cả Chư Phật.

Ðại Bồ Tát quán sát các thiện căn như vậy, tín tâm thanh tịnh, đại bi kiên cố, dùng thâm tâm, hoan hỷ tâm, thanh tịnh tâm, tối thắng tâm, nhu nhuyến tâm, từ bi tâm, lân mẫn tâm, nhiếp hộ tâm, lợi ích tâm, An Lạc tâm, mà khắp vì chúng sanh hồi hướng chơn thiệt, chẳng phải chỉ là lời suông.

Ðại Bồ Tát lúc đem các thiện căn hồi hướng tự nghĩ rằng: Do thiện căn của tôi đây, nguyện tất cả loài, tất cả chúng sanh đều được thanh tịnh, công đức viên mãn, chẳng bị trở ngại hư hoại, không cùng tận, thường được tôn tr ọng chánh niệm chẳng quên, được trí huệ quyết định, đủ vô lượng trí, thân, khẩu, ý ba nghiệp tất cả công đức viên mãn trang nghiêm.

Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng: Do căn lành này khiến tất cả chúng sanh thừa sự cúng dường tất cả Chư Phật không bỏ qua, khởi lòng tin Chư Phật thanh tịnh không hư hoại, được nghe chánh pháp dứt các sự nghi hoặc, và ghi nhớ không quên, tu hành đúng pháp, cung kính Chư Phật, thân nghiệp thanh tịnh an trụ vô lượng thiện căn rộng lớn, lìa hẳn sự nghèo cùng, đầy đủ bả y Thánh tài, thường theo Chư Phật tu học, thành tựu vô lượng thiện căn thắng diệu, tỏ ngộ bình đẳng trụ Nhứt thiết trí, dùng vô ngại nhãn bình đẳng nhìn chúng sanh, các tướng hảo nghiêm thân không tỳ vết, lời nói tinh diệu, công đức viên mãn, các c ăn điều phục, thành tựu thậ p lực, tâm lành đầy đủ, không chỗ y trụ, khiến tất cả chúng sanh đều được sự vui của Phật, trụ nơi chỗ Phật an trụ.

Ðại Bồ Tát thấy các chúng sanh gây tạo ác nghiệp, chịu nhiều khổ, bị đây làm chướng mà không thấy được Phật, chẳng được nghe pháp, chẳng biết Tăng, Bồ Tát ben nghĩ rằng:

Tôi sẽ ở trong các ác đạo kia, thay thế các chúng sanh chịu các sự khổ, khiến họ được giải thoát.

Lúc Bồ Tát chịu khổ thế chúng sanh như vậy càng tinh tấn hơn, chẳng bỏ chẳng tránh, chẳng kinh chẳng sợ, không nhàm mỏi. Vì đúng như bổn nguyện: Quyết muốn đảm nhiệm chúng sanh khiến họ được giải thoát. Bồ Tát nghĩ rằng: tất cả chúng sanh ở trong chỗ sanh, già, bệnh, chết các khổ nạn, theo nghiệp mà lưu chuyển, tà kiến vô trí mất các pháp lành, tôi phải cứu họ, cho họ được xuất ly.

Lại các chúng sanh bị lưới ái vấn, lọng si che, mà nhiễm trước cõi hữu lậu theo mãi không rời bỏ, vào trong lồng củi khổ não, thật hành nghiệp ma, ph ước trí đều hết thường ôm lòng nghi hoặc, chẳng thấy chỗ an ổn, chẳng biết đạo xuất ly, ở trong sanh tử luân hồi mãi, luôn bị ngập chìm trong khổ bùn lầy.

Bồ Tát thầy chúng sanh như vậy nên khởi tâm đại bi, tâm lợi ích, muốn làm cho chúng sanh đều được giải thoát nên đem tất cả thiện căn hồi hướng, dùng tâm quảng đại hồi hướng, như chỗ tu hành của tam thế Bồ Tát hồi hướng, như lời dạy trong kinh Ðại Hồi Hướ ng mà hồi hướng. Nguyện các chúng sanh đều khắp được thanh tịnh, rốt ráo thành tựu Nhứt thiết chủng trí.

Bồ Tát lại nghĩ rằng: Chỗ tu hành của tôi, muốn làm cho chúng sanh đều được thành bực trí huệ vô thượng. Tôi chẳng vì tự thân mà cầu giải thoát, chỉ vì cứu tế tất cả chúng sanh, khiến họ đều được Nhứt thiết trí, qua khỏi vòng sanh tử thoát tất cả khổ.

Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tôi sẽ vì khắp tất cả chúng sanh chịu đủ sự khổ, khiến họ ra khỏi hố sanh tử khổ. Tôi vì khắp tất cả chúng sanh mà tận vị lai kiếp chịu tất cả khổ trong các đạo nơi tất cả thế giới, nhưng vẫn luôn vì chúng sanh mà tu thiện căn. Tôi thà riêng màinh ch ịu mọi sự khổ, đem thân chuộc tất cả ác đạo chúng sanh khiến họ được giải thoát, chớ chẳng để chúng sanh đoạ nơi Ðịa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ, Diêm La Vương các ác đạo.

Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tôi nguyện bảo hộ tất cả chúng sanh trọn chẳng rời bỏ. Ðây là lời nguyện thành thật không hư vọng. Tại sao vậy? Tôi vì cứu độ tất cả chúng sanh mà phát Bồ đề tâm, chớ chẳng phải vì tự thân mà cầu đạo Vô thượng. Cũng chẳ ng phải vì cầu hưởng phước lạc trong ba cõi mà tôi tu Bồ đề hạnh. Tại sao vậy? Vì phước lạc thế gian không gì chẳng phải là khổ, là cảnh giới ma, Chư Phật luôn quở trách, chỉ có kẻ ngu mới tham trước, tất cả khổ hoạn đều nhơn đó mà có. Những ác đạo Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, chỗ Diêm La Vương, giận thù kiện cáo hủy nhục nhau v.v… đều do tham trước ngũ dục mà gây nên. Kẻ tham ngũ dục thời xa lìa Chư Phật, chướng ngại sanh lên cõi trời, huống là được Vô thượng Bồ đề.

Bồ Tát quán sát thế gian như vậy, vì tham chút ít dục lạc mà bị vô lượng sự khổ, nên trọn chẳng vì cảnh ngũ dục mà cầu Bồ đề Bồ Tát hạnh, chỉ vì An Lạc tất cả chúng sanh mà phát tâm tu tập thành tựu viên mãn đại nguyện, cắt đứt những dây khổ của chúng sanh khiến họ được giải thoát.

Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tôi phải đem căn lành hồi hướng như vậy khiến tất cả chúng sanh được vui rốt ráo, vui lợi ích, vui bất thọ, vui tịch tịnh, vui vô động, vui vô lượng, vui bất xả bất thối, vui bất diệt, vui Nhứt thiết trí.

Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tôi sẽ vì tất cả chúng sanh mà làm Ðiều Ngự Sựﬠlàm chủ binh thần, cầm đuốc đại trí, chỉ đường an ổn khiến họ lìa hiểm nạn, dùng thiện phương tiện khiến họ biết thiệt nghĩa. Nơi biển sanh tử làm thuyền trưởng khéo giỏi đủ trí đưa các chúng sanh đến bờ kia.

Thưa Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem các thiện căn hồi hướng như vậy. Chính là tùy nghi cứu hộ tất cả chúng sanh khiến họ thoát sanh tử, thờ cúng tất cả Chư Phật; được trí vô ngại, lìa các ma, xa bạn ác, gần bạn lành Bồ Tát, dứt trừ tội lỗi, thành tựu tịnh nghiệp, đầy đủ hạnh nguyện rộng lớn của Bồ Tát và vô lượng thiện căn.

Ðại Bồ Tát đem thiện căn chánh hồi hướng rồi, tự nghĩ rằng: Chẳng vì tứ châu thiên hạ đông chúng sanh mà có nhiều mặt nhựt hiện, chỉ một mặt nhựt mọc lên đủ soi sáng khắp tất cả chúng sanh. Lại các chúng sanh chẳ ng phải từ mình có ánh sáng để biết ngày đêm, đứng đi hành động, mà đều do mặt nhựt mọc lên. Mặt nhựt kia chỉ có một.

Cũng thế, đại Bồ Tát lúc tu tập thiện căn hồi hướng, nghĩ rằng: Các chúng sanh kia chẳng thể tự cứu, đâu có thể cứu người khác. Riêng một mình tôi tập chí nguyện tu tập thiện căn hồi hướng như vậy. Những là: Vì muốn quảng độ tất cả chúng sanh, vì chiếu khắp tất cả chúng sanh, vì chỉ dẫn tất cả chúng sanh, vì khai ngộ tất cả chúng sanh, vì đoái lại tất cả chúng sanh, vì nhiếp thọ tất cả chúng sanh, vì thành tựu tất cả chúng sanh, vì khiến tất cả chúng sanh hoan hỷ, vì khiến tất cả chúng sanh vui đẹp, vì khiến tất cả chúng sanh dứt nghi.

Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng: Tôi phải như mặt nhựt, chiếu khắp tất cả mà chẳng cầu báo ân; chúng sanh có kẻ ác hại tôi, tôi đều dung thọ trọn chẳng do đây mà bỏ thệ nguyện; chẳng vì một chúng sanh ác mà bỏ tất cả chúng sanh, tôi chỉ riêng tu tập thiện căn hồi hướng, khiến khắp chúng sanh đều được an lạc. Thiện căn dầu ít, nhưng vì nhiếp khắp chúng sanh tôi dùng tâm hoan hỷ hồi hướng quảng đại. Nếu có thiện căn mà chẳng muốn lợi ích tất cả chúng sanh thời chẳng gọi là hồi hướng. Tùy một thiện căn dùng khắp chúng sanh làm cảnh sở duyên mới gọi là hồi hướng. Hồi hướng đặt để chúng sanh nơi pháp tánh vô trước. Hồi hướng thấy chúng sanh bất động bất chuyển. Hồi hướng vô y vô thủ đối với sự hồi hướng. Hồi hướng chẳng chấp lấy tướng thiện căn. Hồi hướng chẳng phân biệt nghiệp báo thể tánh. Hồi hướng chẳng tham trước tướng ngũ uẩn. Hồi hướng chẳng phá hoại tướng ngũ uẩn. Hồi hướng chẳng chấp lấy nghiệp. Hồi hướng chẳng cầu báo. Hồi hướng chẳng nhiễm trước nhơn duyên. Hồi hướng chẳng phân biệt nhơn duyên khởi. Hồi hướng chẳng chấp xứ sở. Hồi hướng chẳng chấp pháp hư vọng. Hồi hướng chẳng chấp tướng chúng sanh, tướng thế giới, tướng tâm ý. Hồi hướng chẳng khởi tâm điên đảo, tưởng điên đảo, kiến điên đảo. Hồi hướng chẳng chấp đường ngôn ngữ. Hồi hướng quán tánh chơn thật của tất cả pháp. hồi hướng quán tánh bình đẳng của tất cả chúng sanh. Hồi hướng dùng ấn pháp giới ấn các thiện căn. Hồi hướng quán các pháp lìa tham dục. Hiểu tất cả pháp không gieo trồng, thi ện căn cũng như vậy. Quán các pháp không hai, không sanh, không diệt, hồi hướng cũng như vậy. Dùng những thiện căn hồi hướng như vậy mà tu hành pháp đối trị thanh tịnh. Bao nhiêu thiện căn thảy đề u tùy thuận pháp xuất thế, chẳng làm hai tướng. Chẳng phải tức nghiệp tu tập Nhứt thiế t trí. Chẳng phải lìa nghiệp hồi hướng Nhứt thi ết trí. Nhứt thiết trí chẳng phải tức nghiệp, nhưng cũng chẳng phải lìa nghiệp mà được Nhứt thiết trí. Bởi nghiệp thanh tịnh như bóng sáng. Báo như bóng sáng thanh tịnh bóng sáng, lìa ngã ngã sở tất cả động loạn tư duy phân biệt. Rõ biết như vậy, đem các thiện căn phương tiện hồi hướng.

Lúc Bồ Tát hồi hướng như vậy, Bồ Tát luôn độ thoát chúng sanh không thôi, chẳng trụ pháp tướng. Dầu biết các pháp không nghiệp, không báo, mà khéo hay xuất sanh tất cả nghiệp báo không trái nghịch. Bồ Tát phương tiện khéo tu hồi hướng như vậy.

Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy lìa tất cả lỗi, được Chư Phật khen ngợi.

Ðây là đại Bồ Tát cứu hộ nhứt thiết chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng thứ nhứt.

Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:

Tu hành trong bất tư nghì kiếp

Tinh tấn kiên cố tâm vô ngại

Vì muốn lợi ích các quần sang

Thường cầu khắp công đức của Phật.

Bực thế gian không ai sánh bằng

Tu sửa tâm ý rất sáng sạch

Phát tâm cứu khắp các hàm thức

Bực này khéo vào tạng hồi hướng.

Dũng mãnh tinh tấn sức đầy đủ.

Trí huệ thông đạt ý thanh tịnh

Cứu khắp tất cả các quần sanh

Lòng kia kham nhẫn chẳng khuynh động,

Tâm khéo an trụ không ai sánh

Ở thường thanh tịnh rất vui thích

Như vậy vì người siêng tu hành

Ví như mặt đất khắp dung thọ.

Chẳng vì tự thân cầu khoái lạc

Chỉ muốn cứu hộ các chúng sanh

Như vậy phát khởi tâm đại bi

Chóng được vào nơi bực vô ngại.

Tất cả thế gian ở mười phương

Bao nhiêu chúng sanh đều nhiếp thọ

Vì cứu họ nên khéo trụ tâm

Như vậy tu học các hồi hướng

Tu hành bố thí rất vui thích

Hộ trì tịnh giới không sai phạm 

Dũng mãnh tinh tấn tâm chẳng động

Hồi hướng Nhứt thiết trí của Phật.

Tâm đó rộng lớn không ngằn mé

Nhẫn lực an trụ chẳng lay động

Thiền định rất sâu luôn chiếu rõ

Trí huệ vi diệu khó nghĩ bàn.

Trong tất cả thế giới mười phương Tu tập đầy đủ hạnh thanh tịnh Công đức như vậy đều hồi hướng. Vì muốn an lạc các chúng sanh. Ðại sĩ siêng tu những thiện nghiệp Vô lượng vô biên chẳng đếm được Ðều đem lợi ích các chúng sanh Khiến trụ nơi trí huệ vô thượng Khắp vì tất cả các chúng sanh Mà ở địa ngục vô số kiếp

Nhưng vẫn không có lòng nhàm mỏi

Dũng mãnh quyết định thường hồi hướng.

Chẳng cầu sắc, thinh, hương cùng vị

Cũng chẳng mong cầu các diệu xúc

Chỉ vì cứu độ các quần sanh

Thường cầu trí tối thắng vô thượng.

Trí huệ thanh tịnh như hư không

Tu tập vô biên hạnh Ðại Sĩ

Như những công hạnh Phật đã làm

Bực này luôn tu học như vậy.

Ðại Sĩ du hành các thế giới Ðều hay an ổn các quần sanh Khiến khắp tất cả đều vui mừng Tu Bồ Tát hạnh không nhàm đủ. Dứt trừ tất cả những tâm độc Tư duy tu tập trí vô thượng Chẳng vì tự mình cầu an lạc

Chỉ nguyện chúng sanh được lìa khổ. Bực này hồi hướng được rốt ráo Tâm thường thanh tịnh lìa các độc Tam thế Chư Phật phó chúc cho Trụ nơi thành đại pháp vô thượng Chưa từng nhiễm trước nơi các sắc

Thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng nhiễm Tâm đó thoát hẳn nơi ba cõi

Tất cả công đức đều hồi hướng.

Những chúng sanh mà Phật thấy biết

Ðều trọn nhiếp thủ không thừa sót

Thệ nguyện đều khiến được giải thoát

Vì kia tu hành rất hoan hỷ,

Lòng kia niệm niệm luôn an trụ

Trí huệ rộng lớn không ai sánh

Rời si, chánh niệm thường vắng lặng

Tất cả các nghiệp đều thanh tịnh.

Như Bồ Tát kia ở thế gian

Chẳng nhiễm nội pháp như ngoại pháp

Như gió trong hư không vô ngại!

Ðại Sĩ dụng tâm cũng như vậy.

Bao nhiêu thân nghiệp đều thanh tịnh.

Tất cả ngôn ngữ không lỗi lầm

Tâm thường quy hướng nơi Như Lai.

Hay khiến Chư Phật đều hoan hỷ.

Thập phương vô lượng các quốc độ

Nơi tất cả Phật đều qua đến

Trong đó xem thấy đấng đại bi

Người đều cung kính mà thờ phụng.

Lòng thường thanh tịnh lìa các lỗi

Vào khắp thế gian không e sợ

Ðã trụ đạo Vô thượng của Phật

Làm ao pháp lớn cho ba cõi.

Tinh tấn quán sát tất cả pháp

Tùy thuận tư duy hữu phi hữu.

Như vậy thẳng đến lý chơn thật

Ðược vào chỗ vô tránh rất sâu.

Do đây tu thành đạo kiên cố

Tất cả chúng sanh chẳng hoại được

Khéo hay rõ thấu các pháp tánh

Khắp trong tam thế không chấp trước.

Như vậy hồi hướng đến bờ kia

Khiến khắp quần sanh lìa cấu nhiễm

Lìa hẳn tất cả những sở y.

Ðược vào chỗ vô y rốt ráo.

Ngôn ngữ của tất cả chúng sanh

Tùy theo chủng loại đều sai khác

Bồ Tát trọn hay phân biệt nói

Mà lòng vẫn vô trước vô ngại.

Bồ Tát tu hồi hướng như vậy

Công đức phương tiện bất khả thuyết

Hay khiến trong thế giới mười phương

Tất cả Chư Phật đều khen ngợi.

Thưa Chư Phật tử! Thế nào là Bồ Tát bất hoại hồi hướng?

Ðại Bồ Tát này được đức tin bất hoại đối với tam thế Chư Phậ t, vì hay trọn phụng thờ tất cả Chư Phật vậy; lại được đức tin bất hoại đối với t ất cả chư Bồ Tát, mhẫn đến đối với các B ồ Tát sơ phát tâm cầu Vô thượng đạo, vì thệ tu tất cả Bồ Tát thiện căn không mỏi nhàm vậy; được đức tin hoại đối với tất cả Phật pháp, vì phát chí nguyện sâu vậy; được đức tin bất hoại đối với tất cả Phật giáo, vì thủ hộ Trụ trì vậy; được đức tin bất hoại đối với tất cả chúng sanh, vì lòng từ bình đẳng xem chúng sanh đem thiện căn hồi hướng khắp lợi ích vậy; được đức tin bất hoại đối với tất cả pháp lành thanh tịnh, vì khắp họp vô biên thiện căn vậy; được đức tin bất hoại đối với đạo hồi hướng của tất cả Bồ Tát, vì đầ y đủ những thắng nguyện vậy; được đức tin bất hoại đối với các Bồ Tát Pháp sư, vì đối với Bồ Tát tưởng là Phật vậy; được đức tin bất hoại đối với thần thông tự tại của tất cả Phật, vì thâm tín Chư Phật khó nghĩ bàn vậy; được đức tin bất hoại đối với phương tiện thiện xảo của tất cả Bồ Tát, vì nhiếp thủ vô lượng vô số công hạnh vậy.

Ðại Bồ Tát lúc an trụ đức tin bất hoại như vậy, đối với Phật, Bồ Tát, Ðộc Giác, Thanh Văn, Phật pháp, Phật giáo, chúng sanh v.v… đều ở trong đó khéo vun trồng thiện căn vô lượ ng vô biên, khiế n thêm tâm Bồ đề, lớn lòng từ bi, quán sát bình đẳng, tùy thuận tu học chỗ làm của Chư Phật, nhiếp thủ tất cả thiện căn thanh tịnh vào nghĩa chơn thật, nhóm công hạnh phước đức thật hành bố thí lớn, tu các công đức, xem tam thế bình đẳng.

Ðại Bồ Tát dùng thiện căn công đức như vậy hồi hướng Nhứt thiết trí, nguy ện thường thấy Phật, gần bạn lành, cùng ở với chư Bồ Tát, nhớ Nhứt thiết trí không rời, thọ trì Phật giáo siêng thủ hộ, giáo hóa thành thục tất cả chúng sanh, tâm thường hồi hướng đạo xuất thế , cúng dường hầu hạ tất cả Pháp sư, hiểu rõ các pháp ghi nhớ chẳng quên, tu hành đại nguyện đều khiến đầy đủ.

Ðại Bồ Tát như vậy mà chứa nhóm thiện căn, thành tựu thiện căn, tăng trưởng thiện căn, tư duy thiện căn, hộ niệm thiện căn, phân biệt thiện căn, mến thích thiện căn, tu tập thiện căn, an trụ thiện căn.

Ðại Bồ Tát chứa nhóm những thiện căn như vậy rồi, dùng những y báo của thiện căn này mà tu Bồ Tát hạnh, trong mỗi niệm thấy vô lượng Phật và phụng thờ cúng dường.

Dùng vô số châu báu, hoa, tràng hoa, y phục, lọng, tràng phan, đồ trang nghiêm vô số lượ ng thoa, hương bột, hươ ng hòa trộn, hương đốt, đồ trán đất, vô số sự hầu hạ, thâm tín, mến ưa, tâm thanh tịnh, tôn trọng, ca ngợi, lễ kính, vô số bửu tòa, hoa tòa, hương tòa, man tòa, chiên đàn tòa, y tòa, Kim Cang toà, ma ni tòa, bửu tăng tòa, bửu sắc tòa, vô số chỗ kinh hành trải hoa, trải báu, trải hương, trải tràng hoa, trải y phục, trải lụa màu, vô số chỗ kinh hành tr ồng cây bửu đa la, lan can báu, lưới linh báu giăng che, vô số cung điện báu, cung điện hoa, cung điện tràng hoa, cung điện hương, cung điện chiên đàn, cung điện diệu hương tạng, cung điện Kim Cang, cung điện ma ni, tất cả đều qúy đẹp hơn ở cõi trời, vô số cây báu, cây hươ ng, cây bửu y, cây âm nhạc, cây diệu âm thinh, cây đồ trang nghiêm, cây hàng lụa báu, cây vòng báu, vô số cây hoa hương tràng phan lọng trang nghiêm che mát các cung đi ện, lại có vô số mái hiên trang nghiêm, vô số cửa chính cửa song trang nghiêm, vô số lâu các trang nghiêm, vô số hình bán nguyệt trang nghiêm, vô số màn trang nghiêm, vô số lưới vàng giăng che, vô số hương thơm tỏa khắp nơi, vô số thảm báu trải đất, tôn kính cúng dường tất cả Chư Phật trải qua vô lượng vô số bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, cúng dường luôn không thối chuyển không thôi nghỉ.

Sau khi mỗi Ðức Như Lai diệt độ, B ồ Tát cũng cúng dường Xá lợi như vậ y, vì muố n khiến chúng sanh khởi làng tin thanh tịnh, nhiếp thiện căn, lìa các khổ, hiểu biết rộng, dùng đại trang nghiêm để tự trang nghiêm, chỗ tu hành được rốt ráo, biết Chư Phật xuất thế rất khó gặp, được đủ vô lượng trí lực của Như Lai, trang nghiêm cúng dường tháp miếu của Chư Phật, trụ trì Phật pháp.

Bồ Tát cúng dường hiệ n tại Chư Ph ật và Xá lợi c ủa Phật như vậ y, dầu cả vô số kiếp nói cũng không thể biết. Bồ Tát tu tập vô lượng công đức này đều vì thành thục tất cả chúng sanh, không thối chuy ển, không dứt nghỉ, không nhàm, không chấp, lìa tâm tưởng, không y chỉ, tuyệt hẳn sở y, xa lìa ngã ngã sở, dùng pháp ấn như thiệt ấn các nghiệp môn, được pháp vô sanh, trụ chỗ trụ của Phật, quán tánh vô sanh, ấn các cảnh giới, Chư Phật hộ niệm, phát tâm hồi hướng, hồi hướng tương ưng với pháp tánh, hồi hướng phương tiện nhập pháp vô tác chỗ làm được thành tựu, hồi hướng phương ti ện bỏ lìa chấp trước, phương tiện hồi hướng an trụ nơi vô lượng thiện xảo, hồi hướng ra khỏi hẳn tất cả cõi hữu lậu, hồi hướng khéo tu hành chẳng trụ nơi tướng, hồi hướng nhiếp khắp tất cả thiện căn, hồi hướng thanh tịnh khắp tất cả Bồ Tát hạnh rộng lớn, hồi hướng phát tâm Vô thượng Bồ đề, hồi hướng đồng trụ tất cả thiện căn, hồi hướng đầy đủ tâm tín giải vô thượng.

Ðại Bồ Tát lúc đem thiện căn hồi hướng như vậy, dầu theo sanh tử mà chẳng biến đổi, cầu Nhứt thiết trí chưa từng thối chuyển, ở trong tam giới tâm không động loạn, trọn có thể độ thoát tất cả chúng sanh, chẳng nhiễm pháp hữu vi, chẳng mất trí vô ngại, Bồ Tát hàng vì nhơn duyên vô tận, các pháp thế gian không biến động được, thanh tịnh đầy đủ các Ba la mật, trọn có thể thành tựu Nhứt thiết trí lực.

Bồ Tát như vậy lìa các si ám, thành tâm Bồ đề, khai thị quang minh, tăng trưởng tịnh pháp, hồi hướng thắng đạo, đầy đủ các hạnh, dùng ý thanh tịnh khéo hay phân biệt, rõ tất cả pháp đều tùy tâm hiện, biết nghiệp như huyễn, báo như tượng, hành như hóa, pháp nhơn duyên sanh đều như vang, tất cả Bồ Tát hạnh như bóng, xuất sanh pháp nhãn thanh tịnh vô trước, thấy cả nh giới vô tác rộng lớn, chứng tánh tịch diệt, rõ pháp không hai được pháp thiệt tướng, đủ Bồ Tát hạnh, nơi tất cả tướ ng đều không chấp trước khéo hay th ật hành những việc đồng sự, hằng không rời bỏ các pháp lành thanh tịnh, lìa tất cả chấp trước trụ hạnh vô trước.

Bồ Tát như vậy khéo léo tư duy không mê hoặc, chẳng trái các pháp, chẳng hoại nghiệp nhơ n, thấy rõ chơn thiệt, khéo hồi hướng, biết pháp tánh, dùng sức phương tiện thành tựu nghiệp báo đến bờ kia, dùng trí huệ quan sát tất cả pháp được trí thần thông, vô tác mà thật hành các nghiệp thiện căn tùy tâm tự tại.

Ðại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, vì muốn độ thoát tất cả chúng sanh, chẳng dứt Phật chủng, lìa hẳn nghiệp ma, thấy Nhứt thiết trí không ngằn mé tin ưa không bỏ, lìa các cảnh giới, dứt những tạp nhi ễm, cũng nguyện tất cả chúng sanh được trí thanh tịnh, vào phương tiện sâu, ra khỏi pháp sanh tử, được thiện căn của Phật, dứt h ẳn tất cả sự nghiệp ma, dùng ấn bình đẳng ấn khắp các nghiệp, phát tâm vào thẳng Nhứt thiết chủng trí, thành tựu tất cả pháp xuất thế gian.

Ðây là đại Bồ Tát bất hoại hồi hướng thứ hai.

Ðại Bồ Tát lúc trụ nơi hồi hướng này, được thấy vô số Chư Phật, thành tựu vô lượng diệu pháp thanh tịnh, được tâm bình đẳng với khắ p chúng sanh, với tất c ả pháp không nghi hoặc, được tất cả Chư Phật thần lực gia hộ, hàng phục chúng ma lìa h ẳn nghiệp ma, thành tựu sanh qúy viên mãn Bồ đề tâm, được trí vô ngại hiểu chẳng do người, khéo hay khai xiển nghĩa của tất cả pháp, có thể tùy năng lực tư tưởng vào tất cả cõi, soi sáng khắp chúng sanh đều khiến thanh tịnh.

Ðại Bồ Tát dùng sức bất hoại hồi hướng này nhiếp các thiện căn.

Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:

Bồ Tát đã được ý bất hoại

Tu hành tất cả những nghiệp lành

Nên có thể khiến Phật hoan hỷ

Người trí do đây mà hồi hướng

Cúng dường vô lượng vô biên Phật

Bố thí trì giới phục các căn

Vì muốn lợi ích các chúng sanh

Khiến khắp tất cả đều thanh tịnh.

Tất cả những hương hoa thượng diệu

Vô lượng sai biệt thắng y phục

Bửu cái nhẫn đến đồ trang nghiêm

Cúng dường tất cả chư Như Lai.

Như vậy cúng dường lên Chư Phật.

Vô lượng vô số nan tư kiếp

Cung kính tôn trọng thường hoan hỷ

Chưa từng một niệm sanh nhàm mỏi.

Chuyên tâm tưởng niệm nơi Chư Phật

Ðèn sáng trong tất cả thế gian

 Mười phương tất cả chư Như Lai.

Thảy đều hiện tiền như mắt thấy.

Bất khả tư nghì vô lượng kiếp

Các thứ bố thí tâm không nhàm

Trong trăm ngàn muôn ức kiếp số

Tu những nghiệp lành đều như vậy.

Chư Như Lai kia diệt độ rồi.

Cúng dường Xá lợi không nhàm đủ

Ðều dùng các loại diệu trang nghiêm

Xây dựng vô lượng những tháp miếu

Tạo lập vô lượng hình tượng Phật.

Châu báu vàng bạc dùng trang nghiêm

Cao lớn vòi vọi như núi cả

Số đó vô lượng trăm ngàn ức,

Tịnh tâm tôn trọng cúng dường rồi

Lại khởi lòng hoan hỷ lợi ích

Bất tư nghì kiếp ở thế gian

Cứu hộ chúng sanh khiến giải thoát

Rõ biết chúng sanh đều vọng tưởng

Nơi kia tất cả vô phân biệt

Mà hay khéo biết căn chúng sanh

Vì khắp chúng sanh làm lợi ích.

Bồ Tát tu tập các công đức

Rộng lớn tối thắng không ai sánh

Rõ thấu thể tánh đều chẳng có

Quyết định như vậy đều hồi hướng.

Dùng trí tối thắng quán các pháp

Trong đó không có một pháp sanh

Như vậy phương tiện tu hồi hướng

Công đức vô lượng không thể hết.

Dùng phương tiện này khiến tâm tịnh

Ðều cùng tất cả Như Lai đồng

Phương tiện lực này chẳng cùng tận

Nên phước đức cũng không cùng tận.

Phát khởi tâm Bồ đề vô thượng

Tất cả thế gian vô sở y

Ðến khắp mười phương các thế giới

Mà tất cả nơi đều vô ngại

Tất cả Như Lai xuất thế gian

Vì muốn khải đạo lòng chúng sanh

Như tâm tánh kia mà quán sát

Rốt ráo tìm cầu chẳng thể được.

Tất cả các pháp trọn không thừa

Ðều vào chơn như không thể tánh

Dùng tịnh nhãn mà hồi hướng

Mở ngục sanh tử ở thế gian.

Ðều khiến các cõi đều thanh tịnh

Cũng chẳng phân biệt nơi các cõi

Biết tánh các cõi đều không có

Mà khiến ý hoan hỷ thanh tịnh.

Nơi một Phật độ không sở y.

Tất cả Phật độ đều như vậy

Cũng chẳng nhiễm trước pháp hữu vi

Biết pháp tánh kia không y xứ.

Do đây tu thành Nhứt thiết trí

Do đây trí vô thượng trang nghiêm

Do đây Chư Phật đều hoan hỷ

Ðây là hạnh Bồ Tát hồi hướng.

Bồ Tát chuyên tâm niệm Chư Phật

Trí huệ vô thượng phương tiện khéo

Như Phật tất cả không sở y

Nguyện tôi tu thành công đức này.

Chuyên tâm cứu hộ tất cả chúng

Khiến họ xa lìa các nghiệp ác

Như vậy lợi ích các chúng sanh

Chuyên niệm tư duy chưa từng có.

Trụ nơi pháp thủ hộ trí địa

Chẳng lấy Niết Bàn nơi thừa khác

Chỉ nguyện được Phật đạo vô thượng

Bồ Tát như vậy khéo hồi hướng.

Chẳng chấp lấy ngôn ngữ chúng sanh.

Tất cả sự hữu vi hư vọng

Dầu chẳng y tựa đường ngôn ngữ.

Cũng lại chẳng chấp không ngôn thuyết

Thập phương tất cả chư Như Lai.

Rõ thấu các pháp không còn sót

Dầu biết các pháp đều không tịch

Mà chẳng sanh niệm trụ nơi không.

Dùng một trang nghiêm nghiêm tất cả.

Cũng chẳng phân biệt nơi các pháp

Như vậy khai ngộ các quần sanh

Tất cả vô tánh vô sở quán.

Chư Phật tử! thế nào là Bồ Tát đẳng Nhứt thiết Phật hồi hướng?

Ðại Bồ Tát này tùy thuận tu học đạo hồi hướng của tam thế Chư Phật.

Lúc tu h ọc đạo hồi hướng như vậy, Bồ Tát này thấy t ất cả lục trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp hoặc tốt hoặc xấu, chẳng sanh lòng ưa hay ghét, tâm được tự tại, không lổi lầm, rộng lớn thanh tịnh, hoan hỷ vui thích, lìa những tưu não, tâm ý như nhuyến các căn thanh lương.

Lúc đại Bồ Tát được An Lạc như vậy, lại phát âm hồi hướng Chư Phật, tự nghĩ rằng:

Nguyện đem thiện căn của tôi vun trồng hiện nay làm cho sự vui của Chư Phật càng thêm. Những là sự vui nơi an trụ bất tư nghì của Phật, sự nơi tam muội vô tỷ của Chư Phật, sự vui đại từ bi vô hạn lượng, sự vui giải thoát của tất cả Chư Phật, sự vui đại thần thông ngằn mé, sự vui đại tự tại rất mực tôn trọng, sự vui vô lượng lực rốt ráo rộng l ớn, sự vui tịch tịnh lìa những tri giác, sự vui thường chánh định trụ nơi vô ngại trụ, sự vui thật hành hạnh vô nhị không đổi khác.

Ðại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng Phật xong, lại đem thiện căn hồi hướng Bồ Tát. Nghĩa là người chưa viên mãn làm cho được viên mãn, người tâm chưa thanh tịnh làm cho được thanh tịnh, người chưa tròn đủ Ba la mật làm cho được tròn đủ, an trụ nơi tâm Kim Cang Bồ đề, nơi Nhứt thi ết trí được bất thối chuyển, chẳng bỏ đại tinh tấn, thủ hộ môn Bồ đề, tất cả thiện căn có thể khiến chúng sanh bỏ lìa ngã mạn phát Bồ đề tâm chí nguyện được thành tựu viên mãn, an trụ nơi chỗ trụ của Bồ Tát, được các căn minh lợi của Bồ Tát, tu tập thiện căn chứng Phật chủng trí.

Ðại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng Bồ Tát như thế rồi, lại đem hồi hướng tất cả chúng sanh, nguyện cho tất cả chúng sanh có bao nhiêu thiện căn nhẫn đến rất ít chừng khoảng khảy ngón tay, đều được thấy Phật nghe pháp, kính Tăng, những thiện căn kia đều lìa chướng ngại, niệm Phật viên mãn, niệm Pháp phương tiện, niệm Tăng tôn trọng, chẳng lìa thấy Phật, tâm được thanh tịnh được các Phật pháp, họp vô lượng đức, thanh tịnh những thần thông, bỏ niệm nghi pháp an trụ đúng Phật giáo.

Bồ Tát này vì Thanh Văn và Bích Chi Phật hồi hướng cũng như vậy.

Lại nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn Ðị a ngục,Ngạ quỷ , Súc sanh, Diêm La Vương v.v… Tất cả nơi ác khổ, tăng trưởng tâm Vô thượng Bồ Ðề, chuyên ý siêng cầu Nhứt thiết chủng trí, lìa hẳn hủy báng chánh pháp Chư Phật được Phật an lạc thân tâm thanh tịn chứng Nhứt thiết trí.

Ðại Bồ Tát có bao nhiêu thiện căn đều do đại nguyện phát khởi, chánh phát khởi, tích tập chánh tích tập, tăng trưởng chánh tăng trưởng, đều rộng lớn đầy đủ.

Ðại Bồ Tát tại gia cùng vợ con ở chung chưa từng tạm bỏ tâm Bồ Ðề, chánh niệm tư duy cảnh Nhứt thiết chủng trí, tự độ độ người khiến được rốt ráo. Dùng thiện phương tiện giao hóa quyến thuộc của mình, khiến vào trí Bồ Tát, khiến thành thục giải thoát. Dầu cùng ở chung mà không lòng chấp trước. Vì bổn đại bi mà hiện ở nhà, vì từ tâm mà tùy thuận vợ con, nơi đạo thanh tịnh của Bồ Tát vẫn không chướng ngại.

Ðại Bồ Tát dầu ở nhà tạo lập sự nghiệp, nhưng chưa từng tạm bỏ tâm Nhứt thiết trí. Nghĩa là trong những lúc mặc y phục, ăn thực phẩm, uống thuốc men, tắm rửa, xoay ngó, đi, đứng ngồi, nằm, thân, ngữ, ý hoặ c ng ủ, hoặc thức v.v… lòng Bồ Tát luôn hướng đến đạo Vô thượng Giác chuyên nhiếp niệm tư duy nơi đây không lúc nào tạm bỏ rời.

Vì muốn lợi ích tất cả chúng sanh, mà Bồ Tát an trụ vô lượng đại nguyện Bồ Ð ề, nhiếp thủ vô số thiện căn rộng lớn, siêng thật hành những đề u lành, cứu độ khắp tất cả mọi loài, xa tất cả kiêu mạn phóng dật, quyết định đến bực Nhứt thiết trí, trọn chẳng để tâm đến nhữ ng đạo khác, thường quán sát Chư Phật Bồ Ðề, bỏ hẳn tất cả những pháp tạp nhiễm, tu hành tất cả chỗ sở học của Bồ Tát, nơi đạo Nhứt thiết trí, không bị chướng ngại, trụ nơi trí địa, ưa thích tụng tập, dùng vô lượng trí huệ họp những thiện căn, tâm chẳng luyến thích tất cả thế gian, cũng chẳng nhiễm trước nơi công hạnh của mình thật hành, chuyên tâm thọ trì giáo pháp của Chư Phật.

Bồ Tát ở tại gia nhiếp khắp những thiện căn khiến được tăng trưởng mà hồi hướng Chư Phật vô thượng Bồ Ðề như vậy.

Bấy giờ Bồ Tát nh ẫn đến thí cho Súc sanh ăn một nắm một hột, đều nguyện rằng: Tôi sẽ làm cho các loài này thoát khỏi báo Súc sanh mà được lợi ích an vui rốt ráo giải thoát, khỏi hẳn biển khổ, dứt hẳn khổ thọ, trừ hẳn khổ uẩn, dứt hẳn khổ giác, khổ tụ, khổ hạnh, khổ nhơn, khổ bổn và các khổ xứ. Nguyện cho những chúng sanh kia đều được giải thoát tất cả khổ.

Bồ Tát chuyên tâm tưởng nhớ tất cả chúng sanh như vậy, dùng thiện căn này làm trên hết, vì họ mà hồi hướng Nhứt thiết chủng trí.

Bồ Tát sơ phát tâm Bồ Ðề nhiếp khắp chúng sanh tu những thiện căn đều đem hồi hướng cả, muốn cho họ thoát hẳn sanh tử, được sự khoái lạc vô ngại của các Như Lai, ra khỏi bi ển phiền não, tu Phật đạo, từ tâm cùng khắp, bi lực rộng lớn, khiến khắp tất cả được vui tịch tịnh, gìn giữ thiện căn, gần gũi Phật pháp, ra khỏi cảnh ma, vào cảnh Phật, dứt giống thế gian, gieo giống Phật, trụ trong pháp tam thế bình đẳng.

Bao nhiêu thiện căn đã, sẽ và hiện tập họp đều đem hồi hướng như vậy cả.

Bồ Tát lại nghĩ rằng: như Chư Phật và Bồ Tát quá khứ thật hành những sự cung kính cúng dường Chư

Phật, độ chúng sanh khiến được giải thoát, siêng năng tu tập tất cả thiện căn đều đem hồi hướng mà không chấp trước. Nghĩa là chẳng tựa nơi sắc, chẳng nhiễm nơi thọ, không tưởng điên đảo, chẳng khởi hành, chẳng theo thức, bỏ rời sáu trần, chẳng trụ thế pháp, thích đạo xuất thế, biết tất c ả pháp đều như hư không, không từ đâu đến, bất sanh, bất diệt, không chơn thiệt, không nhiễm trước, xa lìa tất cả những kiến chấp phân bi ệt; động chẳng chuyển, chẳng mất, chẳng hoại, trụ nơi thiệt kế không tướng lìa tướng chỉ là nhứt tướng.

Bồ Tát thâm nhập tất cả pháp tánh như vậy, thường thích tu tập thiện căn phổ môn, đều thấy tất cả chúng hội Chư Phật.

Như thiện căn hồi hướng của tất cả Như Lai thời quá khứ, tôi cũng hồi hướng như vậy hiểu pháp như vậy, chứng pháp như vậy, y pháp như vậy mà phát tâm tu tập chẳng trái pháp tướng, biết chỗ tu hành như huyễn, như ảnh, như trăng đáy nước, như tượng trong gương, nhơn duyên hòa hiệp mà hiển hiện nhẫn đến bực Như Lai rốt ráo.

Bồ Tát lạ i nghĩ rằng: như Chư Phật thời quá khứ lúc tu hạnh Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, Chư Phật hiện tại và vị lai đều cũng như vậy.

Nay tôi cũng nên phát tâm nh ư chỗ phát tâm của Chư Phật; đem những thiện că n mà dùng hồi hướng: hồi hướng đệ nhứt, hồi hướng thắng, hồi hướng tối thắng, hồi hướng thượng, hồi hướng vô thượ ng, hồi hướng vô đẳng, hồi hướng vô đẳng đẳng, hồi hướng vô tỉ, hồi hướng vô đối, hồi hướng tôn, hồi hướng diệu, hồi hướng bình đẳng, hồi hướng chánh tr ực, hồi hướng đạ i công đức, hồi hướng quảng đại, hồi hướng thiện, hồi hướng thanh tịnh, hồi hướng ly ác, hồi hướng bất tùy ác.

Bồ Tát đem những thiện căn chánh hồi hướng như thế rồi, thời thành tựu thân, ngữ, ý nghiệp thanh tịnh, trụ nơi an trụ của Bồ Tát, không có các lỗi lầm, tu tập nghiệp lành, lìa sự ác nơi thân, ngữ, tâm, ý không tội lỗi, tu Nhứt thiết trí, trụ nơi tâm quảng đại, biết tất cả pháp không sở tác, trụ pháp xuất thế, chẳng nhiễm thế pháp, phân biệt rõ biết vô lượng các nghiệp, thành tựu hồi hướng phương tiện khéo léo, nhổ hẳn tất cả cội gốc chấp trước.

Thưa Chư Phật tử! Ðây là đại Bồ Tát nhứt thiết Phật hồi hướng thứ ba.

Ðại Bồ Tát trụ bực hồi hướ ng này, thâm nh ập nghiệp hạnh của tất cả Như Lai, xu hướ ng công đức thắng diệu của Như Lai, vào sâu trong cả nh giới trí huệ thanh tịnh, chẳng rời hạnh nghiệp của tấ t cả Bồ Tát, hay khéo phân biệt phương tiện xảo diệu, nhập thâm pháp giới, khéo biết th ứ đệ tu hành c ủa Bồ Tát, vào chúng tánh của Phật, dùng phương tiện xảo diệu phân biệt rõ bi ết vô lượng vô biên tất cả các pháp. Dầu hiện thân sanh vào thế gian nhưng không nhiễm trước thế pháp.

Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật, quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:

Chư Bồ Tát Ma ha tát đó

Tu pháp hồi hướng Phật quá khứ

Cũng học công hạnh của Chư Phật

Hiện tại cùng Chư Phật vị lai.

Nơi các cảnh giới được an vui

Chỗ ngợi khen của tất cả Phật

Mắt sáng suốt thanh tịnh rộng lớn

Ðều đem hồi hướng đại trí huệ.

Bồ Tát thân căn các sự vui

Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt cũng như vậy.

Vô lượng sự vui thượng diệu ấy

Ðều đem hồi hướng bực tối thắng.

Những pháp lành của các thế gian

Và chỗ thành tựu của Chư Phật

Nơi đó nhiếp cả không để thừa

Trọn tùy hỷ lợi ích chúng sanh.

Thế gian tùy hỷ vô lượng thứ.

Khiến vì chúng sanh mà hồi hướng

Những sự vui của đấng Nhơn Sư

Nguyện cho chúng sanh đều viên mãn.

Tất cả quốc độ tất cả Phật

Phàm chỗ thấy biết những sự vui

Nguyện cho chúng sanh đều được cả.

Làm đền sáng lớn chiếu thế gian.

Bồ Tát chỗ được vui thắng diệu

Ðều đem hồi hướng cho quần sanh

Dầu vì quần sanh nên hồi hướng

Nhưng không chấp trước nơi hồi hướng

Bồ Tát tu hành hồi hướng này

Hưng khởi vô lượng tâm đại bi

Như đức hồi hướng của Phật tu

Nguyện tôi tu hành trọn viên mãn.

Như chư Như Lai đã Thành tựu

Ðạo Nhứt thiết trí vui vi diệu

Và việc làm ở đời của tôi

Công hạnh Bồ Tát vui vô lượng

Thị hiện vào các loài an vui

Luôn gìn các căn vui tịch tịnh

Ðều đem hồi hướng các quần sanh

Khiến khắp tu thành trì vô thượng.

Chẳng phải thân ngữ, ý, là nghiệp.

Cũng chẳng rời đây mà có riêng.

Chỉ dùng phương tiện diệt si tối

Như vậy tu thành trí vô thượng.

Bồ Tát tu hành các công hạnh

Chứa họp vô lượng thắng công đức

Tùy thuận Như Lai sanh nhà Phật.

Yên lặng chẳng loạn chánh hồi hướng.

Tất cả thế giới ở mười phương

Bao nhiêu chúng sanh đều nhiếp thọ

Ðều đem thiện căn hồi hướng kia

Nguyện họ đầy đủ vui an ổn.

Chẳng vì thân mình cầu lợi ích

Muốn khiến tất cả đều an vui

Chưa từng tạm khởi tâm hí luận

Chỉ quán các pháp không vô ngã.

Thập phương vô lượng chư Như Lai.

Thấy biết tất cả chơn Phật tử

Ðều đem thiện căn hồi hướng cho

Mong mau được thành Vô thượng Giác.

Tất cả loài hàm thức thế gian

Bình đẳng nhiếp thủ không bỏ sót

Ðem những nghiệp lành của tôi tu

Khiến chúng sanh kia mau thành Phật

Vô lượng vô biên những đại nguyện

Vô thượng Ðạo Sư đã diễn thuyết

Nguyện các Phật tử đều thanh tịnh

Tùy tâm họ thích đều thành tựu

Xem khắp các thế giới mười phương

Ðều đem công đức thí chúng sanh

Nguyện họ đều đủ diệu trang nghiêm

Bồ Tát tu hồi hướng như vậy.

Lòng chẳng gẫm suy pháp sai biệt

Chỉ luôn rõ thấu pháp vô nhị

Các pháp hoặc hai hoặc chẳng hai

Trong đó rốt ráo không chấp trước.

Tất cả thế gian trong mười phương

Ðều là chúng sanh tưởng phân biệt

Nơi tưởng, phi tưởng không chỗ được

Với các tưởng rõ thấu như vậy.

Bồ Tát kia thân đã thanh tịnh

Thời ý thanh tịnh không lỗi lầm

Ngữ nghiệp thanh tịnh không sái quấy

Phải biết ý thanh tịnh không nhiễm.

Nhứt tâm chánh niệm Phật quá khứ

Cũng nhớ Chư Phật đời vị lai

Và nhớ hiện tại đấng Thế Tôn

Bồ Tát đều học pháp của Phật.

Tất cả Chư Phật trong ba thời

Trí huệ sáng suốt tâm vô ngại

Vì muốn lợi ích các chúng sanh

Nên họp công hạnh mà hồi hướng.

Trí huệ đệ nhứt, huệ rộng lớn

Huệ chẳng hư vọng, huệ vô đảo

Thiệt trí bình đẳng, huệ thanh tịnh

Ðấng huệ tối thắng nói như vậy.

Thưa Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ Tát chí nhứt thiết xứ hồi hướng?

Ðại Bồ Tát này lúc tu tập tất cả thiện căn tự nghĩ rằng: Nguyện năng lực của thiện căn công đức này đến tất cả chỗ.

Ví như thiệt tế không chỗ nào là chẳng đến, đến tất cả vạt, đến tất cả thế gian, đến tất cả chúng sanh, đến tất cả quốc độ, đến tất cả pháp, đến tất cả không gian, đến tất cả thời gian, đến tất cả hữu vi và vô vi, đến tất cả ngôn ngữ âm thinh.

Nguy ện thiện căn này cũng như vậy, đến khắp mọi chỗ của tất cả Như Lai, cúng duờng tất cả Chư Phật trong ba thời, Chư Phật quá khứ nguyện hạnh đều viên mãn, Chư Phật vị lai đầy đủ sự trang nghiêm, chư Phật hiện tại cùng quốc độ đạo tràng chúng hội cùng khắp tất cả hư không pháp giới.

Nguyện do tín giải oai lực lớn, do trí huệ rộng lớn không chướng ngại, do tất cả thiện căn đều hồi hướng, nên dùng những đồ cúng dường như của Chư Thiên để dâng lên Chư Phật, khắp vô lượng vô biên thế giới.

Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng: Chư Phật Thế Tôn cùng khắp tất c ả hư không pháp gi ới, những hạnh nghiệp tạo ra bất khả thuyết thế giới ở mười phương, bất khả thuyết Phật độ, Phật cảnh gi ới, các loại thế giới, vô lượng thế giới, thế giới xoay chuyển, thế giới nghiêng, thế giới úp, thế giới ngửa.

Trong tất cả thế giới như vậy, Chư Phật hiện tại trụ thế thị hiện những thần thông biến hóa.

Trong những thế giới đó, có Bồ Tát dùng sức thắng giải vì những chúng sanh đáng được giáo hóa mà khắp khai thị vô lượng thần lực tự tại của Như Lai, pháp thân đến khắp không sai biệt, bình đẳng vào

khắp tất cả pháp giới, thân Như Lai tạng bất sanh bất diệt, dùng phương tiện thiện xả o hiện khắp thế gian chứng pháp thiệt tánh, vì vượt hơn tất cả vậy, vì được sức bất thối vô ngại vậy, vì sanh ở trong tri kiến vô ngại đức tánh rộng lớn của Như Lai.

Thưa Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem tất cả thiện căn của mình vun trồng, nguyện ở nơi Chư Phật như vậy, dùng hoa đẹp, hương thơm, tràng hoa, lọng, tràng phan, y phục, đèn đuốc và tất cả những đồ trang nghiêm khác đều dâng lên Ðức Phật. Nơi tượng Phật, tháp Phật cũng đều cúng dường như vậy.

Ðem thiện căn này hồi hướ ng như vậy: những là bất loạn hồi hướng, nhứt tâm hồi hướng, tự ý hồi hướng, tôn kính hồi hướng, bất động hồi hướng, vô trụ hồi hướng, vô y hồi hướng, không tâm chúng sanh hồi hướng, không tâm đua tranh hồi hướng, tâm tịch tịnh hồi hướng.

Ðại Bồ Tát lại nghĩ r ằng: Khắ p không gian, tột thời gian, trong tất cả kiếp, Phật Thế Tôn được Nhứt thiế t trí thành đạo B ồ đề, có vô lượng danh tự sai biệt. Trong những lúc hiện thành bực Chánh Giác trọn đều trụ thọ t ận thuở vị lai. Chư Phật đề u dùng pháp giới trang nghiêm mà trang nghiêm thân mình, đạo tràng chúng hội khắp cùng pháp giới tất cả quốc độ, tùy lúc xuất thế mà làm Phật sự.

Tất cả Chư Phật Như Lai như vậy, tôi đem thiện căn đều hồi hướng kh ắp cả. Nguyện dùng vô số lọng thơm, tràng thơm, phan th ơm, trướng thơm, lưới th ơm, tượng thơm, ánh sáng thơm, ngọn lửa thơm, mây thơm, toà thơm, chỗ kinh hành thơm, chỗ ở thơm, thế giới thơm, núi thơm, biển thơm, sông thơm, cây thơm, y phục thơm, hoa sen thơm, cung điện thơm . . . mỗi thứ đều vô số. Lại dùng vô biên lọng tràng hoa nhẫn đến vô biên cung điện tràng hoa. Lại dùng vô đẳng lọng hương thoa nhẫn đế n vô đẳng cung điện hương thoa. Lại dùng bất khả s ổ lọng hương bột nhẫn đến bất khả sổ cung điện hương bột. Lại dùng bất khả xưng lọng y phục nhẫn đến bấ t khả xưng cung điện y phục. Lại dùng bất khả tư lọng báu nhẫn đến bất khả tư cung điện lọng báu. Lại dùng bất khả lượng đèn sáng nhẫn đến bất khả lượng cung điện đèn sáng, lại dùng bất khả thuyết lọng đồ trang nghiêm. Lại dùng bất khả thuyết bất khả thuyết lọng ma ni bửu nhẫn đến bất khả thuyết bất khả thuyết cung điện ma ni bửu.

Trong mỗi mỗi cảnh giới như vậy đều có vô số lan can, vô số cung điện. Vô số lâu các, vô số cửa cái, vô số cửa song, vô số hình bán nguyệt, vô số báu thanh tịnh, vô số đồ trang nghiêm.

Ðem những vật cúng dường như vậy mà cung kính dưng lên tất cả Chư Phật đã kể ở trên.

Nguy ện cho tất cả thế gian đều được thanh tịnh, tất cả chúng sanh đều được giải thoát trụ bực Thập địa, trong tất cả pháp được pháp minh vô ngại, khiến tất cả chúng sanh đầy đủ thiện căn đều được điều phục, tâm họ quảng đại vô lượng khắp cõi hư không, qua tất cả cõi mà không chỗ đến, vào tất cả cõi thật hành pháp lành, thường được thấy Phật vun trồng căn lành, thành tựu Ðại thừa chẳng chấp trước các pháp, đủ các điều lành lập vô lượng hạnh, vào khắp vô biên pháp giới, thành tựu thần lực của Chư Phật, được Phật trí.

Ví như vô ngã nhiếp khắp các pháp. cũng v ậy những căn lành của tôi nhiếp khắp tấ t cả Chư Phật Như Lai vì đều cúng dường không sót vậy, nhiếp khắp tất cả vô lượng pháp vì đều có thể chứng ngộ vô ngại vậy, nhiếp tất cả chúng Bồ Tát vì rốt ráo đều đồng thiện căn vậy, nhiếp khắp tất cả hạnh Bồ Tát vì bổn nguyệ n lực đều viên mãn vậy, nhiếp khắp tất cả Bồ Tát pháp minh vì rõ thấu các pháp đều vô ngại vậy, nhiếp khắp đại thần lực của Chư Phậ t vì thành tựu vô lượng thiện căn vậ y, nhiếp kh ắp các Phật lực vô úy vì phát tâm vô lượ ng viên mãn tất cả vậy, nhiếp khắp những tam muội biện tài đà la ni của Bồ Tát vì khéo có thể chiếu rõ pháp vô nh ị vậy, nhiếp khắp phương tiện thiện xả o của Chư Phật vì thị hiện đại thần lực của Như Lai vậy, nhiếp khắp tám tướng thành đạo của tam thế Phật vì cung kính cúng dường đều khắp cả vậy, nhiếp khắp tất cả thế giới mười phương vì nghiêm tịnh Phật sát đều rốt ráo vậy, nhiếp khắp tất cả kiếp rộng lớn vì xuất hiện trong đó tu Bồ Tát hạnh không đoạn tuyệt vậy, nhiếp khắp tất cả mọi loài vì đều hi ện thọ sanh trong đó vậy, nhiếp khắp tất cả chúng sanh giới vì đủ hạnh Phổ Hiền vậy, nhiếp khắp tất cả phiền não tập khí vì đều dùng phương tiệ n khiế n thanh tịnh vậy, nhiếp khắp tấ t cả vô lượng c ăn tánh sai biệt của chúng sanh vì đều rõ biết vậy, nhi ếp khắp tất cả tri giải sở dục của chúng sanh vì khiến họ lìa tạ p nhiễm được thanh tịnh vậy, nhiếp khắp tất cả công hạnh giáo hóa chúng sanh vì tùy chỗ họ đáng được độ mà hiện thân vậy, nhiếp khắp tất cả  loài chúng sanh đáng được độ vì đều vào tất cả chúng sanh giới vậy, nhiếp khắp tất cả trí tánh Như Lai vì hộ trì tất cả Phật giáo vậy.

Lúc đại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, thời dùng vô sở đắc làm phương tiện, ở trong nghiệp chẳng phân biệt báo, ở trong báo chẳng phân bi ệt báo, ở trong báo chẳ ng phân bi ệt nghiệp. Dầu không phân bi ệt mà vào khắp pháp giới. Dầu vô s ở tác mà luôn trụ thiện căn. Dấu vô sở khởi mà siêng tu thắng pháp. Chẳng tin các pháp mà có thể thâm nhập các pháp. Chẳng có nơi pháp mà th ấy biết tấ t cả pháp. Hoặc làm hay chẳ ng làm đều bấ t khả đắc. Biết các pháp tánh luôn chẳng tự tại. Dầu đều thấy các pháp mà không sở kiến. Dầu biết khắp tất cả mà không sở trì.

Bồ Tát rõ thấu cảnh giới như vậy, biết tất cả pháp lấy nhơn duyên làm căn bản, thấy pháp thân của Chư Phật, hiểu rõ thế gian đều như biến hóa, thấu rõ chúng sanh chỉ là một pháp không có hai tánh, chẳng bỏ nghiệp cảnh, phươ ng tiện thiện xảo nơi hữu vi giớ i hiển thị vô vi pháp, mà chẳng hoại diệt tướng hữu vi, nơi vô vi giới hiển thị hữu vi pháp mà chẳng phân biệt tướng vô vi.

Bồ Tát quán sát tất cả pháp rốt ráo tịch diệt như vậy, thành tựu tất cả thiện căn thanh tịnh mà khởi tâm cứu hộ chúng sanh, trí huệ thấu suốt biển tất cả pháp, thường thích tu hành pháp lìa ngu si, đã thành tựu đủ công đức xuất thế, chẳng còn tu học pháp thế giới, được trí nhãn thanh tịnh lìa những si tối, dùng phương tiện khéo tu đạo hồi hướng.

Ðại Bồ Tát đem các thiệ n căn hồi hướng như vậy, làm vừa lòng Chư Phật, nghiêm tịnh tất cả Phật độ, giáo hóa thành tựu tất cả chúng sanh, thọ trì đầy đủ tất cả Phật pháp, làm phước điền tối thượng của tất cả chúng sanh, là Ðạo Sư trí huệ của tất cả người hành đạo, là mặt nhựt sáng tất cả thế gian, mỗi mỗi thiện căn rộng khắp pháp giới đều có thể cứu hộ tất cả chúng sanh, đều khiến họ thanh tịnh có đủ công đức.

Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, có thể hộ trì tất cả Phật chủng, có thể thành th ục tất cả chúng sanh, có thể chẳng hư hoại tất cả hạnh nghiệp, có thể rõ biết tất c ả pháp, có thể bình đẳng quán sát các pháp vô nhị, có thể qua khắp thế giới mười phương, có thể rõ thấu thiệt tế ly dục, có thể thành tựu tín giải thanh tịnh, có thể đầy đủ căn thân minh lợi.

Ðây là đại Bồ Tát chí nhứt thiết xứ hồi hướng thứ tư.

Lúc đại Bồ Tát trụ bực hồi hướng này được thân nghiệp đến tất cả chỗ vì có thể ứng hiện khắp tất cả thế giới vậ y, được ngữ nghiệp đến tất cả chỗ, vì thuyế t pháp trong tấ t cả thế giới vậy, được nghiệp đến tất cả chỗ vì thọ trì tất cả Phật pháp vậy, được thần túc thông đến tất cả chỗ vì tùy theo tâm chúng sanh đều ứng đến vậy, được tùy chứng trí đến tất cả chỗ vì khắp có thể rõ thấu tất cả pháp vậy, được tổng trì biện tài đến tất cả chỗ vì đề u tùy theo tâm chúng sanh khiến họ hoan hỷ vậy, được nhập pháp giới đến tất cả chỗ vì trong một chưn lông vào khắp tất cả thế giới vậy, được biến nhập thân đến tất cả chỗ vì nơi một thân chúng sanh vậy, được phổ kiến kiếp đến tất cả chỗ vì trong m ỗi m ỗi kiếp thường thấ y tất cả Phật vậy, được phổ kiến niệm đến tất cả chỗ vì trong mỗi mỗi niệm tất cả Chư Phật đều hiện tiền vậy.

Ðại Bồ Tát được bực Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng thời có thể đem thiện căn hồi hướng như vậy.

Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa oai lực của Ðức Phật, quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:

Tất cả những thế gian trong ngoài

Bồ Tát thảy đều không chấp trước

Chẳng bỏ hạnh lợi ích chúng sanh

Ðại Sĩ tu hành trí như vậy.

Tất cả quốc độ ở mười phương

Tất cả vô y và vô trụ

Chẳng lấy những pháp mạng sống thảy

Cũng chẳng vọng khởi những phân biệt

Những chúng sanh trong mười phương cõi

Nhiết khắp tất cả không để sót

Quán thể tánh kia không sở hữu

Chí nhứt thiết xứ khéo hồi hướng

Nhiếp khắp pháp hữu vi vô vi

Chẳng ở trong đó sanh vọng niệm

Nơi pháp thế gian cũng như vậy

Bực Chiếu Thế Ðăng được giác ngộ.

Bồ Tát tu hành những nghiệp hạnh

Phẩm thượng, trung, hạ đều sai khác

Ðều đem thiện căn hồi hướng đến

Tất cả Chư Phật ở mười phương.

Bồ Tát hồi hướng đến bờ kia.

Theo Phật tu học đều thành tựu

Thường dùng diệu trí khéo tư duy

Thắng pháp nhơn gian đều đầy đủ.

Thiện căn thanh tịnh khắp hồi hướng

Lợi ích chúng sanh thường chẳng bỏ

Ðều khiến tất cả các chúng sanh

Thành đấng Chiếu Thế Ðăng vô thượng.

Chưa từng phân biệt chấp chúng sanh.

Cũng chẳng vọng tưởng nhớ các pháp

Dầu không nhiễm trước nơi thế gian

Cũng lại chẳng bỏ các hàm thức.

Bồ Tát thường thích pháp tịch diệt

Tùy thuận được đến cảnh Niết Bàn.

Cũng chẳng bỏ rời đạo chúng sanh

Mà được trí vi diệu như vậy.

Bồ Tát chưa từng phân biệt nghiệp

Cũng chẳng chấp lấy các quả báo.

Tất cả thế gian từ duyên sanh

Chẳng rời nhơn duyên thấy các pháp.

Cảnh giới như vậy đều thâm nhập

Chẳng ở trong đó khởi phân biệt.

Bực Ðiều Ngự Sư của chúng sanh

Nơi đây sáng tỏ khéo hồi hướng

Thế nào là đại Bồ Tát Vô tận công đức tạng hồi hướng?

Thưa Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát này đem thiện căn do sám trừ những nghiệp ch ướng nặng mà phát sanh, thiện căn do lễ kính tam thế Chư Phật mà phát sanh, thiện căn do khuyến th ỉnh Chư Phật thuyết pháp mà phát sanh, thiện căn do nghe Phật thuyết pháp siêng nă ng tu tập ngộ cảnh giới rộng lớn bất tư nghì mà phát sanh, thiện căn do lòng tùy hỷ những căn lành của tất cả Phật, của tất cả chúng sanh mà phát sanh, thiện căn do siêng năng tu tập căn lành vô tận của tam thế Chư Phật mà phát sanh, thiện căn do lòng tùy hỷ trong khi biết những sự thành Phật thuyết pháp điều phục chúng sanh của tam thế Chư Phật mà phát sanh, tấ t cả do lòng tùy hỷ nơi sự phát tâm đến thành Phật nhập Niết Bàn, chánh pháp trụ thế diệt tận của tam thế Chư Phật mà phát sanh. Vô lượng thiện căn quảng đại niệm cảnh giới của bất khả thuyết Chư

Phật và cả nh giới của Bồ Tát nhẫn đến cảnh giới Bồ đề vô ngại, phàm chỗ chứa họp, phàm chỗ tin hiểu, phàm chỗ tùy hỷ, phàm chỗ viên mãn, phàm chỗ thành tựu, phàm chỗ tu hành, phàm chỗ chứng được, phàm chỗ tri giác, phàm chỗ nhiếp trì, phàm chỗ tăng trưởng, tất cả thiện căn đều đem hồi hướng trang nghiêm tất cả Phật độ.

Như chỗ sở hành của Chư Phật trong tất cả thế giới nơi vô biện kiếp quá khứ. Những là vô lượng vô số thế giới chủng, chỗ Phật trí biết, chỗ Bồ Tát biết, chỗ đại tâm nhẫn thọ, cõi Phật trang nghiêm do nghiệp hạnh thanh tịnh cảm ra ứng theo chúng sanh thần lực của Như Lai thị hiện ra, tịnh nghiệp xuất thế của Chư Phật làm thành, diệu hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát hưng khởi. Trong đó, Chư Phật thành đạo thị hiện những thần lực tự tại. Cũng trong đó, cùng tận thời vị lai, tất cả Chư Phật Như Lai sẽ thành Phật đạo, sẽ được tất cả Phật độ công đức trang nghiêm thanh tịnh. Cùng tột pháp gi ới hư không giới, vô biên, vô tế, vô đoạn, vô tận đều từ trí huệ của Như Lai sanh ra, trang nghiêm với vô lượng diệu bửu.

Tất cả những hương trang nghiêm, hoa trang nghiêm, y phục trang nghiêm, công đức tạng trang nghiêm, Phật lực trang nghiêm, Phật độ trang nghiêm.

Nơi đây là chỗ ngự trị của Ðức Như Lai. Là chỗ cùng đồng ở của bất tư nghì chúng thanh tịnh đồng duyên đồng hành, sẽ thành Chánh giác ở thời vị lai.

Ðây là chỗ thành tựu của Chư Phật, thế gian chẳng thấy được, tịnh nhãn của Bồ Tát mới có thể thấy.

Chư Bồ Tát này có đủ Oai Ðức lớn đời trước đã vun trồng thiện căn, biết t ất cả pháp như huyễn như hóa, khắ p thật hành những nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát, nhập bất tư nghì tam muội tự tại, phương tiện thiện xảo có thể làm Phật sự, phóng Phật quang chiếu khắp thế gian không giới hạn.

Hiện t ại tấ t cả chẳng phải c ũng đều trang nghiêm thế giới như quang sắc, đều do công đức làm thành, có vô lượng hương, vô nghiêm, vô số cung điện, vô số âm thinh.

vậy: Vô lượng hình tướng, vô lượng lượng báu, vô lượng cây, vô số trang

Tùy thuận các bực thiện tri thức có duyên đời trước thị hiện tất cả công đức trang nghiêm không cùng tận. Nhữ ng là tất cả hương trang nghiêm, tràng hoa trang nghiêm, bửu trang nghiêm, phan trang nghiêm, lụa màu báu trang nghiêm, lan can báu trang nghiêm, vô số lưới vàng trang nghiêm, vô số sông trang nghiêm vô số mây trang nghiêm, vô số âm nhạc vi diệu.

Tất cả Phật độ mà Phật rõ biết, Phật tuyên nói, những là Phật độ trang nghiêm, Phật độ thanh tịnh, Phật độ bình đẳng, Phật độ tốt đẹp, Phật độ Oai Ðức, Phật độ rộng lớn, Phật độ an lạc, Phật độ bất khả hoại, Phật độ vô tận, Phật độ vô lượng, Phật độ vô động, Phật độ vô úy, Phật độ quang minh, Phật độ không trái ngh ịch, Phật độ khả ái, Phậ t khắp soi sáng, Phật độ nghiêm tốt, Phật độ rực rỡ, Phật độ khéo đẹp, Phật độ đệ nhứt, Phật độ thắng, thù thắng, tối thắng, cực thắng, Phật độ thượng, vô thượng, vô đẳng, vô tỷ, vô thí dụ.

Tất cả Phật độ trong ba thời có bao nhiêu sự trang nghiêm, đại Bồ Tát đem thi ện căn của mình mà phát tâm hồi hướng. Nguyện dùng tấ t cả sự trang nghiêm của tất cả quốc độ trong ba thời mà trang nghiêm nơi một thế giới, cũng đều thành tựu, đều thanh tịnh, đều tu tập, đều hiển hiện, đều tốt đẹp, đều trụ trì.

Một thế giới được trang nghiêm như vậy, tất cả thế giới tận pháp giới hư không giới cũng trang nghiêm như vậy.

Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy: Nguyện tất cả Phật sát của tôi tu đều đầy dẫy những bực đại Bồ Tát. Những Bồ Tát này thể tánh chơn thật, trí huệ thông đạt, khéo phân biệt được tất cả thế giới và chúng sanh giới, thâm nhập pháp giới và hư không gi ới, lìa bỏ ngu si, thành tựu niệm Phật, niệm Pháp ch ơn thật bất tư nghì, niệm Tăng vô lượ ng đều cùng khắp, cũng niệm hạnh xả, pháp nhựt viên mãn, trí quang chiếu khắp, chỗ thấy vô ngại, từ vô đắc mà sanh và sanh các Phật pháp, là ông chủ thiện căn thắng thượng của đại chúng, phát sanh tâm Vô thượng Bồ đề, trụ n ơi Phật lực, hướng đến Phậ t trí, pháp ma nghiệp, tịnh chúng sanh, thâm nhập pháp tánh, lìa hẳn điên đảo, thiện căn đại nguyện đều chẳng luống.

Chúng đại Bồ Tát như trên đây đầy dẫy trong quốc độ của tôi tu.

Những bực Bồ Tát sanh chỗ như vậy, có đức như vậy, luôn thật hành Phật sự, được Phật Bồ đề quang minh thanh tịnh, đủ trí pháp giới, hiện sức thần thông một thân đầy khắp pháp giới, có trí huệ lớn vào cảnh giới sở hành của Nhứt thiết trí, có thể phân biệt vô lượng vô biên pháp giới cú nghĩa, nơi tất cả cõi đều không chấp trước mà có thể hiện khắp tất cả Phật độ, lòng như hư không chẳng y tự a mà có thể phân biệt tất c ả pháp giới có thể khéo nhập xuất những tam muội rất sâu bất tư nghì, đến Phật trí, trụ Phật độ, được Phật lự c khai thị diễn thuy ết vô s ố pháp mà vẫn vô úy, tùy thuận thiện căn của tam thế Chư Phật, chiế u khắp Phật pháp giới, đều có thể thọ trì tất c ả Phật pháp, biết vô số ngôn ngữ, khéo hay diễn nói bất tư nghì âm thinh sai khác, vào nơi bực Phật tự tại vô thượng, đi khắp tất cả thế giới mười phương mà không bị chướng ngại, thật hành pháp vô tránh, vô y, vô phân biệt, tu t ập thêm rộng tâm Bồ đề, được trí thiện xảo khéo biết cú nghĩa có thể theo thứ đệ mà khai thị diễn thuyết.

Nguyện được chư đại Bồ Tát như trên đây trang nghiêm cõi nước của tôi tu.

Thưa Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem những thiện căn mà phương tiện hồi hướng tất cả Phật, phương tiện hồi hướng tất cả Bồ Tát, phương tiện hồi hướ ng tất cả Như Lai, phương tiện hồi hướng Phật Bồ đề, phương tiện hồi hướng tất cả nguyện rộng lớn, phươ ng ti ện hồi hướ ng tất cả đạo xuất yếu, phương tiện hồi hướng thanh tịnh tất cả chúng sanh giới, phương tiện hồi hướ ng nơi tất cả thế giới thường thấy Chư Phật hiện ra đời, phương tiện hồi hướ ng thường thấy Như Lai thọ mạng vô lượng, phương tiện hồi hướng thường thấy Chư Phật cùng khắp pháp giới chuyển Pháp luân vô ngại bất thối.

Lúc đại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướ ng như vậy, vì vào khắp tất cả Phật độ nên tất cả cõi Phật đều thanh tịnh, vì đến khắp tất cả chúng sanh giới nên tất cả Bồ Tát thảy đều thanh tịnh, vì nguyện Chư Phật xuất thế khắp tất cả thế giới nên tất cả pháp giới tất cả Phật độ đều có Phật thân xuất hiện.

Ðại Bồ Tát dùng vô tỷ hồi hướng như vậy để đến Phật trí, lòng Bồ Tát r ộng lớn như hư không không có hạn lượng, vào bất t ư nghì, biế t tấ t cả nghiệp và cùng quả báo thảy đều tịch diệt, tâm thường bình đẳng không có biên tế, có thể vào tất cả pháp giới.

Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, thời chẳng phân biệt ngã cùng ngã sở, chẳng phân biệt Phật pháp, chẳng phân biệt cõi nước cùng nghiêm tịnh, chẳng phân bi ệt chúng sanh và điều phục, chẳng phân biệt nghiệp và quả báo, chẳng chấp nơi tư và chỗ khởi của tư, chẳng hoại nhơn, chẳng hoại quả, chẳng lấy sự, chẳng lấy pháp, chẳng cho rằng sanh tử có phân biệt, chẳng cho rằng Niết Bàn thường tịch tịnh, chẳng cho rằng Ðức Như Lai chứng cảnh giới Phật, chẳng có chút pháp nào cùng ở với pháp.

Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, đem các thiện căn thí khắp chúng sanh quy ết định thành thục, bình đẳng giáo hóa, không tướng, không duyên, không cân nhắc, không hư vọng, xa lìa tất cả phân biệt chấp trước.

Ðại Bồ Tát hồi h ướ ng như vậy rồi, được vô tận thiện căn. Những là vì niệm tam thế Chư Phật nên được vô tận thiện căn, vì niệm tất cả Bồ Tát nên được vô tận thiện căn, vì thanh tịnh Phật độ nên được vô tận thiện căn, vì tịnh chúng sanh giới nên được vô tận thiện căn, vì thâm nhập pháp giới nên được vô tận thiện căn, vì tu vô lượng tâm đồng hư không giới nên được vô tận thiện căn, vì hiểu sâu cảnh giới Phật nên được vô tận thiện căn, vì nơi Bồ Tát hạnh siêng tu tập nên được vô tận thiện căn, vì rõ thấu tam thế nên được vô tận thiện căn.

Lúc đại Bồ Tát đem tất cả thiện căn hồi hướng như vậy, rõ chúng sanh giớ i không có chúng sanh, hi ểu tất cả pháp không có thọ mạng, biết tất cả pháp không có tác giả, ngộ tất cả pháp không có ngã, rõ tất cả pháp không có giận hờn tranh cãi, quán tất cả pháp đều từ duyên khởi không có trụ xứ, biế t tất cả vật đều không sở y, rõ t ất cả cõi đều không sở trụ, quán tất cả Bồ Tát hạnh cũng không xứ sở, thấy tất cả cảnh giới đều không sở hữu.

Lúc đạ i Bồ Tát hồi hướng như vậy, mắt trọn chẳng thấy Phật sát bất tịnh, cũng chẳng thấy chúng sanh dị tướng, không có chút pháp nào là sở nhập của trí, cũng không có chút trí nào nhập nơi pháp, hiểu thân Như Lai chẳng phải như hư không vì do vô lượng diệu pháp tất cả công đức mà được viên mãn, vì nơi tất cả chỗ khiến các chúng sanh chứa họp thiện căn đều đầy đủ.

Ðại Bồ Tát này ở trong mỗi niệm được bất khả thuyết bất khả thuyết Thập lục địa, đầy đủ tất cả phước đức, thành tựu thiện căn thanh tịnh làm phước điền của tất cả chúng sanh.

Ðại Bồ Tát này thành tựu tạ ng công đức như ý, vì chỗ cần dùng tất cả đồ thích ý thời đều đượ c có đủ , vì tùy chỗ nào mà Bồ Tát này đặt chân đến đều có thể nghiêm tịnh tấ t cả Phật độ, khiến bất khả thuyết bất khả thuyết chúng sanh đều thanh tịnh cả, vì nhiếp thủ phước đức tu tập các công hạnh vậy.

Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy thời tu tất cả Bồ Tát hạnh, phước đức thù thắng, sắc tướng vô tỷ, oai lực quang minh đều siêu việt thế gian, ma và ma dân chẳng đối lập được, đầy đủ thiện căn, thành tựu đại nguyện, tâm rộng rãi đồng Nhứt Thiết trí, trong một ni ệm đều có th ể cùng khắp vô lượng cõi Phật, trí lực vô lượng có thể rõ thấu tấ t cả cảnh giới Phật, với tất cả Phật được tín giải sâu, trụ nơi trí vô biên, tâm Bồ đề rộng lớn như pháp giới rốt ráo như hư không.

Ðây gọi là đại Bồ Tát vô tận công đức tạng hồi hướng thứ năm.

Ðại nhứt thiết trụ bực hồi hướng này được mười thứ vô tận tạng sau đây:

Ðược kiến Phật vô tận tạng vì nơi một chân lông thấy vô số Phật xuất thế.

Ðược nhập pháp vô tận tạng vì dùng Phật trí lực quán tất cả pháp đều vào một pháp.

Ðược ức trì vô tận tạng, vì thọ trì tất cả Phật pháp không quên mất.

Ðược quyết định huệ vô tận tạng vì khéo biết tất cả Phật pháp bí mật phương tiện.

Ðược giải nghĩa thú vô tận tạng, vì khéo biết tế hạn lý thú của các pháp.

Ðược vô biên ngộ giải vô tận tạng vì dùng trí như hư không thông đạt tam thế tất cả pháp.

Ðược phước đức vô tận tạng, vì làm cho ý của tất cả chúng sanh được sung mãn chẳng cùng tận.

Ðược dũng mãnh trí giác vô tận tạng vì đều có thể trừ diệt sự ngu si của tất cả chúng sanh.

Ðượ c quyết định biện tài vô tận tạng, vì diễn thuyết tất cả Phật pháp bình đẳng khiến chúng sanh đều hiểu rõ.

Ðược thập lực vô úy vô tận tạng, vì đầy đủ Bồ Tát hạnh, được ly cấu đến Nhứt Thiết trí vô ngại.

Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa oai lực của Ðức Phật quán sát khắp mười phương nói kệ rằng:

Bồ Tát thành tựu thâm tâm lực

Nơi các pháp được khắp tự tại

Do nên phước khuyến thỉnh tùy hỉ

Phương tiện vô ngại khéo hồi hướng.

Tam thế tất cả chư Như Lai

Nghiêm tịnh Phật độ khắp thế gian

Tất cả công đức đều đầy đủ

Hồi hướng tịnh độ cũng như vậy.

Tam thế tất cả những Phật pháp

Bồ Tát thảy đều tư duy kỹ

Dùng tâm nhiếp lấy không để thừa

Như vậy trang nghiêm các Phật độ.

Cùng tận tam thế tất cả kiếp

Khen những công đức một Phật độ

Những kiếp số kia còn cùng tận

Công Ðức Phật độ không cùng tận

Như vậy tất cả những Phật độ

Những kiếp số kia còn cùng tận

Công Ðức Phật độ không cùng tận.

Như vậy tất cả những Phật độ

Bồ Tát đều thấy không còn thừa

Ðều đem trang nghiêm một cõi Phật

Tất cả Phật độ đều như vậy.

Có những Phật tử tâm thanh tịnh

Ðều từ Phật pháp mà hóa sanh

Tất cả công đức trang nghiêm tâm.

Tất cả Phật độ đều sung mãn.

Chư Bồ Tát kia đều đầy đủ

Vô lượng tướng hảo trang nghiêm thân

Biện tài diễn thuyết khắp thế gian

Ví như biển cả không cùng tận.

Bồ Tát an trụ các tam muội.

Tất cả công hạnh đều đầy đủ

Tâm đó thanh tịnh không ai sánh

Quang minh chiếu khắp mười phương cõi.

Những Phật độ như vậy không thừa.

Chư Bồ Tát đây đều đầy dẫy

Chưa từng nhớ tưởng Thanh Văn thừa

Lại cũng chẳng cầu Duyên Giác đạo.

Bồ Tát tâm thanh tịnh như vậy

Thiện căn hồi hướng khắp quần sanh

Muốn khiến tất cả thành chánh đạo

Rõ biết đầy đủ các Phật pháp.

Mười phương tất cả các ma oán

Bồ Tát oai lực đều phá trừ

Trí huệ dũng mãnh không ai hơn.

Quyết định tu hành pháp rốt ráo.

Bồ Tát dùng sức đại nguyện này

Tất cả hồi hướng không chướng ngại

Vào nơi vô tận công đức tạng

Khứ, lai, hiện tại luôn vô tận.

Bồ Tát khéo quán các hành pháp

Rõ thấu tánh nó chẳng tự tại

Ðã biết các pháp tánh như vậy

Chẳng vọng lấy nghiệp và quả báo.

Không có pháp sắc pháp vô sắc

Cũng không pháp tưởng pháp vô tưởng

Pháp có pháp không thảy đều không

Rõ biết tất cả vô sở đắc.

Tất cả các pháp nhơn duyên sanh

Thể tánh chẳng có cũng chẳng không.

Mà nhơn duyên và sanh khởi

Trong đó trọn hẳn không chấp trước.

Những ngôn ngữ của các chúng sanh

Trong đó rốt ráo vô sở đắc.

Rõ biết danh tướng đều phân biệt.

Hiểu rõ các pháp đều vô ngã.

Như tánh chúng sanh vốn tịch diệt

Như vậy rõ biết tất cả pháp

Tam thế nhiếp lấy không thừa sót

Quyết định các nghiệp đều bình đẳng.

Dùng trí như vậy mà hồi hướng.

Tùy chổ ngộ hiểu phước nghiệp sanh

Những phước tướng này như chỗ hiểu

Há lại trong đó có sở đắc.

Hồi hướng như vậy tâm vô cấu

Trọn chẳng cân lường các pháp tánh

Rõ pháp tánh đó đều phi tánh.

Chẳng trụ thế gian cũng chẳng xuất.

Tất cả công hạnh những thiện nghiệp.

Ðều đem hồi hướng các quần sanh.

Ðều rõ thấu cả chơn tánh kia

Tất cả phân biệt đều trừ bỏ.

Tất cả những kiến chấp hư vọng

Thảy đều trừ bỏ không để sót

Rời những nhiệt não thường thanh lương

Trụ nơi bực giải thoát vô ngại.

Bồ Tát chẳng hoại tất cả pháp

Cũng chẳng diệt hoại các pháp tánh

Hiểu rõ các pháp như bóng vang

Ðối với tất cả đều vô trước.

Rõ những chúng sanh suốt tam thế

Ðều từ nhơn duyên hòa hiệp khởi

Cũng biết tâm thích và tập khí

Chưa hoại diệt tất cả pháp.

Rõ thấu nghiệp tánh chẳng phải nghiệp

Mà cũng chẳng trái các pháp tướng

Lại cũng chẳng hoại nghiệp quả báo

Nói các pháp tánh từ duyên khởi

Rõ biết chúng sanh không có sanh

Cũng không chúng sanh bị lưu chuyển

Không thiệt chúng sanh nói đến được

Chỉ dựa thế tục giả tuyên nói.

Thế nào là đại Bồ Tát tùy thuận kiên cố nhứt thiết thiện căn hồi hướng?

Thưa Chư Phật tử! Bực Bồ Tát này hoặc làm Ðế Vương ngự nơi đại quốc, có Oai Ðức lớn danh chấn thiên hạ, phàm các oán địch đều quy thuận, hiệu lịnh ban ra đều dựa theo chánh pháp, cầm một cây lọng che mát mười phương, đi khắp cõi nước không bị tr ở ngại, đầu vấn lụa ly cấu, tự tại đối với các pháp, người thấy đều phục tùng. Ch ẳng cần đến hình phạt, chỉ dùng đức cảm hóa. Dùng pháp Tứ nhiếp, nhiếp các chúng sanh. Làm Chuyển Luân Vương châu cấp tất cả.

Ðại Bồ Tát an trụ công đức tự tại như vậ y. Có đông quyế n thuộc chẳng ai làm tr ở ngạ i phá hoại được. Lìa khỏi l ỗi l ầm người thấy không nhàm, phước đức trang nghiêm tướng hảo viên mãn. Ðược thân na la diên kiên cố có đại lực không ai khuấ t phục được. Ðượ c nghiệp thanh tịnh lìa các nghiệp chướng. Tu hành đầy đủ tất cả bố thí hoặc thí thực phẩm, hoặc thí xe cộ, hoặ c thí y phục, ho ặc thí tràng hoa, các thứ hương, gi ườ ng ghế, nhà cửa, đèn đuốc, thuốc men, những khí cụ báu, ngựa giỏi, voi hay đều hoan hỷ bố thí. Hoặc có kẻ đến xin ghế của vua ngự, hoặc xin lọng, phan, vật báu, đồ trang nghiêm, mão vua, minh châu, cả đến ngôi vua cũng sẳn sàng bố thí không hối tiếc.

Nếu thấy người bị cầm tù, liền xả thí của cải quyến thuộc hoặc đến thân mình để giải cứu. Nếu thấy kẻ tử thù, liền xả thân thế mạng. Có ai đến xin bất luận vật gì nơi thân: Mắt, tai, mũi, lưỡi, da, thịt, xương, tủy, đầu, mặt, tay, chân, tạng, phủ v.v… đều vui lòng thí xả.

Hoặc vì cầu thỉnh pháp vị tằng hữu mà gieo mình vào hầm lửa. Hoặc vì hộ trì chánh pháp mà đ em thân nhẫn thọ tất cả sự khổ độc. Hoặc vì cầu chánh pháp nhẫn đến một ch ữ mà có thể thí xả tất cả sở hữu. Thường đem chánh pháp giáo hóa chúng sanh, khiến tu hạnh lành lìa bỏ điều ác. Nếu thấy kẻ giết hại, thời dùng tâm từ cứu vớt khiến bỏ nghiệp ác.

Nếu thấy Ðức Như Lai thành Ðẳng Chánh Giác thời truyền rao ca ngợ i cho mọi nơi đều đượ c hay biết, hoặc thí đất để xây dựng Tăng đường, điện nhà, vì chúng sanh mà cúng dường thờ phụng Ðức Phật.

Lúc đại Bồ Tát bố thí như vậy, phát tâm khéo nhiếp thọ đều đem hồi hướng cả.

Những là khéo nhiế p s ắc, thọ, tưở ng, hành, thức tùy thuận kiên cố t ất cả thiện că n. Khéo nhiếp đồ cần dùng tùy thuận kiên cố tất cả thiện căn. Khéo nhiếp huệ thí tùy thuận kiên cố tất cả thiện căn.

Ðại Bồ Tát bố thí tài vật thân mạng thứ nào cũng đến số vô lượng vô biên, đem thiện căn đó hồi hướng như vậy:

Như lúc bố thí thức ăn, lòng Bồ Tát thanh tị nh đối với vậ t bố thí, không tham trước, không bỏn xẻn luyến tiế c, cầu nguyện cho t ất cả chúng sanh được món ă n trí huệ, tâm đượ c vô ngại rõ biết tánh chất của thức ăn nên không tham tr ướ c, chỉ thích món ăn pháp hỷ xu ất ly, đầy đủ trí huệ dùng pháp kiên trụ nhi ếp thủ thiện căn, pháp thân và trí thân thanh tịnh du hành. Vì từ tâm làm phướ c đi ền cho chúng sanh mà thị hiện thọ đoàn thực. Ðây là Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng, lúc bố thí thức ăn.

Ðại Bồ Tát lúc bố thí thức uống, đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh u ống nước pháp vị, siêng nă ng tu tập đầy đủ Bồ Tát đạo, dứt sự khát ái thế gian, thường cầu Phật trí, lìa cảnh dục được s ự vui pháp h ỷ. Từ nơi pháp tịch tịnh sanh ra thân mình, thườ ng dùng tam muội mà đ iều nhiếp tâm mình. Vào biển trí huệ, nổi mây pháp lớn, xối mưa pháp lớn. Ðây là đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng, lúc bố thí thức uống.

Ðại Bồ Tát lúc bố thí những thứ uống ăn thượ ng vị thanh tịnh có thể làm cho thân tứ đại điều hòa tráng kiện, da th ứa tươi nhuần, căn khiếu minh mẫn, tạng phủ mạnh tốt, không nhiễm độc, không nhuốm bịnh, luôn được an vui, trong lòng thanh tịnh thường hoan hỷ, đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh được đầy đủ cam lồ tối thượng vị. Nguyện cho tất cả chúng sanh được pháp trí v ị rõ biết nghiệp dụng của tất cả vị. Nguyện cho tất cả chúng sanh được vô lượ ng pháp vị rõ thấu pháp giới an trụ trong thành trì đại pháp thi ệt tế. Nguyện cho tất cả chúng sanh làm mây đại pháp khắp tất cả pháp giới rưới pháp võ giáo hóa điều phục tất c ả chúng sanh. Nguyện cho tất cả chúng sanh được thắ ng trí vị, pháp hỷ vô thượng sung mãn thân tâm. Nguyện cho tấ t cả chúng sanh không tham trước tất cả thượng vị, ch ẳng nhiễm tất cả vị thế gian, thường siêng tu tập tất cả Phật pháp. Nguy ện tất cả chúng sanh được pháp nhứt vị rõ các Phật pháp đều không sai khác. Nguyện tất cả chúng sanh được vị tối thắng trọn không thối chuyển nơi Nhứt thiết trí. Nguyện cho tất cả chúng sanh được vào pháp vị bình đẳng của Ch ư Phật đều có thể phân biệ t được tấ t cả những că n tánh. Nguyện cho tấ t cả chúng sanh thêm lớn pháp vị thường đượ c đầy đủ Phật pháp vô ngại. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí thượng vị đem thiện căn hồi hướng, khiến tất cả chúng sanh siêng tu phước đức đều được đầy đủ trí thân vô ngại.

Ðại Bồ Tát lúc bố thí xe cộ, đem thiện căn căn hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh đều được đầy đủ Nhứt thi ết trí ngồi xe Ðạ i thừa, xe bất hoại, xe tối thắng, xe tối thượng, xe tốc t ật, xe đại lực, xe ph ước đức đầy đủ, xe xuất thế, xe xuất sanh vô lượng Bồ Tát. Ðây là đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng lúc bố thí xe cộ.

Ðại Bồ Tát lúc bố thí y phục đem các thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện t ất cả chúng sanh được y phục tàm qúy để che thân họ, bỏ lìa tà đạo ác pháp, da thứa mịn màng, nhan sắ c tươi sáng, thành tựu sự vui đệ nhứt của Phật, được Nhứt thiết chủng trí. Ðây là lúc đại Bồ Tát bố thí y phục đem thiện căn hồi hướng.

Ðại Bồ Tát thường đem các thứ hoa thơ m đẹp cúng dường Chư Phật hiện tại, và cúng dường điện tháp thờ Phật, cũng cúng dườ ng người thuyết pháp, Tỳ kheo Tăng, ch ư Bồ Tát, các thiện trí thức, hành Thanh Văn, Ðộc Giác, cha mẹ, Sư Trưởng, nhẫn đến kẻ nghèo cùng côi cút.

Lúc bố thí, Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh đều được hoa tam muội của Phật có thể đơ m nở tất cả pháp. Nguyện t ất cả chúng sanh đều được như Phật, ai xem thấy cũng đều hoan hỷ không chán. Nguyện tất cả chúng sanh tâm không động loạ n, chỗ thấy đều thuận hiệp. Nguyện tất cả chúng sanh làm đủ những nghiệp hạ nh rộng l ớn thanh t ịnh. Nguyện tất cả chúng sanh luôn nhớ thiện hữu lòng không đổi dời. Nguyệ n tấ t cả chúng sanh như thuốc A già đà có thể trừ tất cả độc phiền não. Nguyện tất cả chúng sanh trọn nên đại nguyện đều thành bực Pháp Vương vô thượng. Nguyện tất cả chúng sanh phóng trí quang phá tối ngu si. Nguy ện tất cả chúng sanh đầy đủ trí giác. Nguyện tấ t cả chúng sanh gặp thiện trí th ức thành tựu đầy đủ tất cả thiện căn. Ðây là lúc đại Bồ Tát bố thí hoa đẹp đem thiện căn hồi hướng khiến chúng sanh được trí huệ thanh tịnh vô ngại.

Lúc bố thí tràng hoa, đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh được ng ười thích thấ y, người thấy đều mến kính, thân thiện, khát ngưỡng, người thấy đề u tr ừ sự ưu phiền, đượ c hoan hỷ, lìa ác, thườ ng đượ c gần gủi Chư Phật, được Nhứt thiết trí. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí tràng hoa đem thiện căn hồi hướng.

Lúc bố thí các thứ hương, đại Bồ Tát hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh được đầy đủ giới hương, được giới h ạnh chẳng kém thiếu, chẳng tạp, chẳng nhiễm ô, chẳng hối hận, đượ c giới h ạnh lìa triều phược, không nhiệt não, không sai phạm, được giới vô biên, giới xuất thế, giới Bồ Tát Ba la mật. Nguyện tất cả chúng sanh do giới hạnh này mà đều được thành tựu giới thân của Chư Phật. Ðây là lúc đại Bồ Tát bố thí các thứ hương đem thiện căn hồi hướng, khiến chúng sanh đều được viên mãn giới tụ vô ngại.

Lúc đại Bồ Tát bố thí hương thoa, đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguy ện cho tất c ả chúng sanh được thí hương xông kh ắp đều có thể huệ xả tất cả sở hữu. Nguyện cho tất cả chúng sanh được giới hương xông khắp đều được tịnh giới rốt ráo của Như Lai.

Nguyện cho tất cả chúng sanh được nhẫn hương xông khắp lìa bỏ tâm hiểm hại. Nguyện cho tất cả chúng sanh được tinh tấn hương xông khắp th ường mặc mão giáp tinh tấn Ðại thừa. Nguyện cho tất cả chúng sanh được định hương xông khắp an trụ nơi chánh định hiện ti ền của Chư Ph ật. Nguy ện cho tất cả chúng sanh được huệ hương xông khắp trong một niệm được thành Trí Vương vô thượng. Nguy ện cho tất cả chúng sanh đượ c pháp hương xông khắp nơi pháp vô thượng được vô úy. Nguyện cho tất cả chúng sanh được đức hương xông khắp thành tựu hương đại công đức. Nguyện cho tất cả chúng sanh được Bồ đề hương xông khắp được Phật Thập lự c đến nơi bờ kia. Nguyện cho tất cả chúng sanh được hương bạch pháp thanh t ịnh xông khắp dứt hẳn tất cả pháp bất thiện. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí hương thoa đem thiện căn hồi hướng.

Lúc bố thí giường ghế, đại Bồ Tát đem tất cả hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh được giường ghế Chư Thiên và chứ ng trí huệ lớn. Nguyện cho t ất cả chúng sanh được giường ghế Thánh Hiền bỏ ý phàm phu tr ụ tâm B ồ đề. Nguyện cho tấ t cả chúng sanh được giường ghế an lạc lìa tất cả khổ não sanh tử. Nguyện cho tất c ả chúng sanh đượ c giường ghế rốt ráo thấy thần thông tự tại của Phật. Nguyện cho tất c ả chúng sanh được giường ghế bình đẳng, luôn huân tu khắp tất cả pháp lành. Nguyện cho tất cả chúng sanh được giường ghế tối thắng đủ nghiệp thanh tịnh, thế gian không sánh kịp. Nguy ện cho tất cả chúng sanh được gi ường ghế an ổn chứng pháp chơn thiệt rốt ráo đầy đủ. Nguyện cho tấ t cả chúng sanh được gi ường ghế thanh tịnh tu t ập tịnh trí của Như Lai. Nguyện cho tất cả chúng sanh được an trụ nơi giường ghế, được hành thiện tri thức luôn theo che ch ở. Nguyện cho tất cả chúng sanh được giường ghế sư tử thường nằm nghiêng hông mặt như Phật. Ðây là lúc đại Bồ Tát bố thí giường ghế đem thiện căn hồi hướng, khiến chúng sanh tu tập chánh niệm khéo thủ hộ các căn.

Lúc đại Bồ Tát bố thí phòng nhà đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất c ả chúng sanh đều được an trụ Phật độ thanh tịnh, siêng n ăng tu tập tất cả công đứ c, an trụ cảnh giới tam muội thậm thâm, rời bỏ tất cả chỗ chấp trước, rõ chỗ tr ụ đều là vô sở hữu, lìa thế gian mà nơi Nhứt thiết trí, nhiếp l ấy chỗ trụ của Phậ t, trụ nơi đạo rốt ráo, nơi chốn an vui, luôn tr ụ nơi thiện căn thanh tịnh đệ nhứt, trọn chẳng r ời bỏ ch ỗ tr ụ Vô thượng của Phậ t. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí phòng nhà đem thiện căn hồi hướng, vì muốn lợi ích tất cả chúng sanh tùy chỗ họ đáng được độ mà tư duy cứu hộ.

Lúc đại Bồ Tát bố thí chỗ ở, đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện cho t ất c ả chúng sanh thường được lợi lành lòng họ an vui. Nguy ện cho tất cả chúng sanh y tựa Ðứ c Phật mà trụ, y tựa đại trí mà trụ, y tựa thiệ n trí thức mà tr ụ, y tựa tôn th ắng mà trụ, y tựa thi ện hạnh mà trụ, y tựa đại từ mà tr ụ, y tựa đại bi mà trụ, y tựa sáu môn Ba la mật mà trụ, y tựa đại Bồ đề tâm mà trụ, y t ựa Bồ Tát đạo mà trụ. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí chỗ ở đem thiện căn hồi hướng để cho tất cả phước đức được thanh tịnh, rốt ráo thanh tịnh, trí thanh t ịnh, đạ o thanh tịnh, pháp thanh tịnh, giới thanh tịnh, chí nguyện thanh tịnh, tín giải thanh tịnh, tất cả thần thông công đức thanh tịnh.

Ðại Bồ Tát lúc bố thí các thứ đèn sáng: đèn tô, đèn dầu, đèn báu, đèn ma ni, đèn sơ n, đèn l ửa, đèn trầm thủy, đèn chiên đàn, tất cả đèn thơm, đèn vô lượng màu sắc sáng chói …, vì muốn lợi ích tất cả chúng sanh, vì muốn nhiếp thọ tất cả chúng sanh, nên đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được vô lượng quang chiếu khắp chánh pháp của Chư Phật. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c thanh tịnh quang soi thấy sắc c ực vi tế của thế gian. Nguyện tất cả chúng sanh được ly tế quang rõ biết chúng sanh giới rỗng không vô sở hữu. Nguyện tất cả chúng sanh được vô biên quang, thân phóng ánh sáng vi diệu chi ếu khắp tất cả . Nguyện tất cả chúng sanh được phổ chi ếu quang, tâm không thối chuy ển đối với Phật pháp, nguyện tất cả chúng sanh được Phật tịnh quang, thảy đều hiển hiện trong t ất cả cõi. Nguyện tất cả chúng sanh được vô ngại quang, một ánh sáng chiế u khắp pháp gi ới. Nguyện t ất cả chúng sanh được vô đoạn quang, ánh sáng chiếu các Phật độ chẳng gián đoạ n. Nguyện tất cả chúng sanh được trí tràng quang chi ếu khắp thế gian. Nguyện tấ t cả chúng sanh được vô lượng sắc quang chiế u tất cả cõi th ị hiện thần lực. Ðây là lúc đại Bồ Tát bố thí các thứ đèn sáng đem thiện căn hồi hướng như vậy không bị chướng ngại, khiến khắp chúng sanh an trụ trong thiện căn.

Lúc bố thí thuốc men, đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguy ện tấ t cả chúng sanh rốt ráo ra khỏi nhữ ng phiền não. Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn thân bị nh được thân Như Lai. Nguyệ n tấ t cả chúng sanh làm thuốc hay, dứt trừ tất cả bịnh bất thiện. Nguyện tất cả chúng sanh thành thuốc A già đà an trụ bực b ất thối. Nguyện tất cả chúng sanh thành thuốc Như Lai có thể nhổ tất cả tên độc phiền não. Nguyện tất cả chúng sanh gần gũi Hiền Thánh dứt trừ phiền não tu hạnh thanh tịnh. Nguyện tất c ả chúng sanh làm vị Dược Vương trừ hẳ n các bịnh chẳng cho tái phát. Nguy ện tất cả chúng sanh làm cây thuốc bất hoại có thể chữa lành tất cả loài. Nguyện tất cả chúng sanh được ánh sáng Nhứt thiết trí nhổ tên các bịnh tật. Nguyện tấ t c ả chúng sanh khéo hiểu phương thuốc thế gian chữa trị cho những người bịnh. Vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sanh, nên lúc bố thí thuốc men, Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vậy.

Ðại Bồ Tát lúc đem những khí cụ bằng thất bửu đựng đầy chây báu bố thí cúng dường Chư Ph ật, chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, cúng dường hành Thanh Văn, Ðộc Giác, cha mẹ, Sư Trưởng, nh ẫn đến bố thí cho những kẻ nghèo cùng côi cút, chẳng chấp có vật thí người lãnh, tất cả thiện căn đều hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh thành tạng vô biên đồng như hư không, niệm lực r ộng lớn, có thể thọ trì trọn vẹn tất cả kinh sách thế gian và xuất thế gian không quên sót. Nguyện tấ t cả chúng sanh thành khí cụ thanh tịnh tỏ ngộ đượ c chánh pháp thậm thâm của Chư Phật. Nguyện tấ t cả chúng sanh thành bử u khí vô thượ ng có thể thọ trì trọn vẹ n tam thế Phật pháp. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu pháp khí rộng lớn của Như Lai dùng lòng tin bất hoại nhiếp th ọ pháp Bồ đề của tam thế Phật. Nguyệ n t ất cả chúng sanh thành tựu khí cụ bửu trang nghiêm tối thắng trụ tâm Bồ đề Oai Ðức lớn. Nguyện t ất c ả chúng sanh thành tựu khí cụ làm chỗ tựa cho tất cả công đứ c, tin hiểu thanh tịnh đối với vô lượng trí huệ của Như Lai. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu khí c ụ nhập Nhứt thiết trí rốt ráo giải thoát vô ngại của Như Lai. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c khí cụ Bồ Tát hạnh có thể làm cho m ọi loài đều được an trụ Nhứt thiế t trí. Nguy ện tất cả chúng sanh thành tựu thắng công đức tam thế Phật tánh, có thể thọ trì pháp âm của Chư Phật. Nguyệ n tất cả chúng sanh thành t ựu khí cụ dung nạp tấ t cả Phật hội đạo tràng khắp pháp giới, là th ượng thủ ca ngợi Ph ật và khuyến thỉnh chuyể n pháp luân. Vì muốn tất cả chúng sanh đều được viên mãn hạnh Phổ Hiền, nên lúc bố thí khí cụ, Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Ðại Bồ Tát lúc bố thí các lo ại xe cộ, những là xe bằng vàng bạc thất bửu, hoặc ngựa kéo hay voi kéo, trang nghiêm với những thứ châu ngọc vật báu, cúng dường lên Chư Phật, hoặc dâng lên điện tháp thờ Phật, đem công đức này hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh đều biết cúng dường phước điền vô thượng, tin chắc rằng cúng Phật được vô lượng quả báo. Nguyện tất cả chúng sanh nhứt tâm hướng đến Phật, thường gặp vô lượng phước điền thanh tịnh. Nguyện t ất cả chúng sanh không l ẫn tiế c đối với Như Lai, thành tựu trọn vẹn lòng đại xả. Nguyện t ất cả chúng sanh ở chỗ Chư Phật, tu hành h ạnh bố thí rời tâm Nhị thừa, đến được Nh ứt thiết chủng trí vô ngại giải thoát của Như Lai. Nguyện tấ t cả chúng sanh chỗ Chư Phậ t thậ t hành vô t ận thí vào vô lượng công đức trí huệ của Phật. Nguyệ n t ất cả chúng sanh nhập thắng trí của Phật được thành bực trí vương thanh tịnh vô thượng. Nguyện tất cả chúng sanh được thần thông vô ngại của Phật, muốn đến nơi nào đều tự tại cả. Nguyện t ất cả chúng sanh thậm nhập Ðại thừa được vô lượng trí an trụ bất động. Nguy ện tất c ả chúng sanh đều có thể xuất sanh pháp Nh ứt thiết trí làm phướ c điề n vô thượng của hàng Nh ơn, Thiên. Nguyện tất cả chúng sanh ở chỗ Chư Phật không có tâm hiểm hận, siêng vun trồng căn lành thích cầu Phật trí. Nguyện tất c ả chúng sanh nhiệm vận có thể qua đến tất cả Phật độ, trong một sát na đi khắp pháp giới mà không mỏi nhọc. Nguyện tất cả chúng sanh được Bồ Tát t ự tại thần thông, phân thân khắp pháp gi ới thân cận cúng dường tất cả Phậ t. Nguyện tất cả chúng sanh được thân vô tỷ đến khắp m ười phương vẫ n không mỏi nhàm. Nguyện tất cả chúng sanh được thân quảng đại phi hành mau chóng, chỗ đến tùy ý trọn không lườ i trễ. Nguyện tấ t cả chúng sanh đượ c oai lực tự tại rốt ráo của Chư Phật, trong m ột sát na hiện Phật thần thông biến hóa khắp h ư không gi ới. Nguyện tất cả chúng sanh tu hạnh an lạc tùy thuận tất c ả Bồ Tát đạo. Nguyện tất cả chúng sanh được mau chóng th ật hành rốt ráo Thập l ực trí huệ thần thông. Nguyệ n tất cả chúng sanh bình đẳng vào khắp pháp gi ới. Nguyện t ất cả chúng sanh không th ối chuyển hạnh Phổ Hiền đế n bờ kia thành Nhứt thiết trí. Nguy ện tất cả chúng sanh lên b ực trí huệ vô t ỷ tùy thuận pháp tánh thấy lý ch ơn thật. Ðây là lúc cúng dường xe cộ cho Chư Phật hoặc điện tháp thờ Phật, đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vậy, vì muốn cho chúng sanh được Phật thừa rốt ráo giải thoát vô ngại.

Lúc bố thí các loại xe cộ cho chư Bồ Tát các thiện tri thức, đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện tấ t cả chúng sanh tâm thường ghi nhớ l ời dạy của thiện tri thức, chuyên cần gìn gi ữ chẳ ng để quên mất. Nguyện tất c ả chúng sanh đồng đượ c lợi ích như thiện tri th ức, nhiếp khắ p tất cả cùng đồng một thiện căn. Nguyện tất cả chúng sanh g ần thiện tri thứ c tôn trọng cúng dường, xả trọn sở hữu để thuận theo lòng thiệ n tri thức. Nguyện tất cả chúng sanh được chí mu ốn lành chẳng rời thiện hữu. Nguyện t ất cả chúng sanh thừơng được gặp gỡ các thiện tri thức, kính thờ chẳng trái lờ i d ạy. Nguyện tất cả chúng sanh mến thích thiện tri thức, chẳ ng rời, chẳng hở, chẳng lầm l ỗi. Nguyện tất cả chúng sanh có thể đem thân bố thí cho thi ện tri thức tùy ý sai bảo chẳng hề trái nghịch. Nguyệ n tất cả chúng sanh được thiện tri thứ c nhiếp thọ tự tại đại t ừ xa lìa điều ác. Nguyệ n tất cả chúng sanh theo thiện tri thức nghe chánh pháp của Phật dạy. Nguy ện tất cả chúng sanh cùng thiện tri thức động một thiện căn đồng một nghiệp quả thanh tịnh, đồng một hạnh nguyện với chư Bồ Tát đến rốt ráo Thập lực. Nguyện t ất cả chúng sanh đều có thể thọ trì pháp thiện tri thức đến được tất cả định huệ th ần thông. Nguyện tất cả chúng sanh đều có thể thọ trì t ất cả chánh pháp, tu tập các hạnh đến nơi bờ kia. Nguyện tấ t cả chúng sanh thừ a nơi Ðại th ừa không b ị chướng ngại thành tựu rốt ráo đạo Nhứt thiết trí. Nguyện tất cả chúng sanh đều được lên xe Nhứ t thiết trí đến chỗ an ổn không bị thối chuyển. Nguyện tất cả chúng sanh biế t hạnh như thiệt phàm nghe Phậ t pháp đều được rốt ráo trọn không quên sót. Nguyện t ất cả chúng sanh được Chư Phật nhi ếp thọ được trí vô ngại. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c thầ n thông tự tại, phàm muốn đến chỗ nào, tùy niệm liền đến. Nguyện tất cả chúng sanh đều đi tự tại giáo hóa rộng khắp khiế n đều an trụ nơi Ðại thừa. Nguy ện tất cả chúng sanh chỗ thật hành chẳng luống, chở chuyên bằng xe trí đến bực rốt ráo. Nguyện t ất cả chúng sanh được xe vô ngại, dùng trí vô ngại đến tất cả chỗ. Ðây là lúc bố thí xe cộ cho các thiện tri thức, đạ i Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng vì muốn cho tất cả chúng sanh đầy đủ công đức đồng với Phật và Bồ Tát.

Lúc Bồ Tát bố thí xe báu cho Chư Tăng, liền khởi tâm học t ất cả hạnh bố thí, tâm trí huệ khéo rõ biết, tâm công đức thanh t ịnh, tâm tùy thuậ n hạnh xả , tâm Tăng Bửu khó gặp, tâm tin sâu Tăng Bử u, tâm nhiếp trì Chánh pháp, trụ nơi chí mu ốn thù thắng được chư a từng có làm hội đạ i thí, xuất sanh vô l ượng công đức rộng lớn, tin sâu Phật pháp không bị ngăn trở phá hoại. Ðem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguy ện tất cả chúng sanh vào khắp Phật pháp ghi nhớ chẳng quên. Nguy ện tất c ả chúng sanh rời pháp phàm ngu, vào chỗ Thánh Hiền. Nguyện tất cả chúng sanh mau vào ngội Thánh có thể đem Phậ t pháp tuần tự dạy bảo. Nguyện t ất cả chúng sanh đượ c toàn thể thế gian tôn trọng, l ời nói tất được tin dùng. Nguyện tất c ả chúng sanh khéo vào tất cả pháp bình đẳng rõ biết pháp giới tự tánh không hai. Nguyện tất cả chúng sanh từ nơi trí cảnh Như Lai mà sanh, những người điều thuận theo làm quyến thuộc. Nguyện tất cả chúng sanh trụ pháp ly nhiễm d ứt trừ tất cả trần cấu phiền não. Nguyện tấ t cả chúng sanh đều đượ c thành tựu Tăng Bửu vô thượng lìa hạng phàm vào hàng Thánh. Nguyện t ất cả chúng sanh siêng tu pháp lành được trí vô ngại đủ công đức vô thượng. Nguyện t ất cả chúng sanh đượ c tâm trí huệ ch ẳng chấp trước nơi thế gian, ở giữa chúng được tự tại như vua chúa. Nguyệ n tất c ả chúng sanh ngồi xe trí huệ chuy ển chánh pháp luân. Nguyện tất cả chúng sanh có đủ thần thông, trong khoả ng một niệm có thể qua đế n bất khả thuyết, bất khả thuyế t thế giớ i. Nguyện tất cả chúng sanh thừa thân h ư không được trí huệ vô ngại thấu suốt t ất cả thế gian. Nguyệ n tấ t c ả chúng sanh vào khắp chúng hội của Chư Phật trong tất cả hư không giớ i và thành tựu đệ nhứt Ba la m ật. Nguyện tất cả chúng sanh được trí huệ thù thắng thân thể nhẹ nhàng có thể đế n khắp tất cả Phật độ. Nguyện tấ t cả chúng sanh được thần túc thiện xảo vô biên tế , trong kho ảng sát na hiện thân khắp m ọi nơi. Nguyện tất cả chúng sanh được thân vô sở y dùng thần lự c hiện khắp mọi nơi như bóng. Nguyện t ất cả chúng sanh được th ần lực tự tại bất tư nghì, tùy kẻ đáng được độ liền hiện ra trước họ mà giáo hóa điề u phục. Nguyện tất cả chúng sanh được phương tiện vô ngại nhập pháp giới khoảng một niệm đi khắp cõi nước mười phương. Ðây là lúc bố thí xe báu cho Chư Tăng đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướ ng, vì muốn cho chúng sanh đều ngồi xe vô thượng trí thanh tịnh, chuyển pháp luân trí huệ vô ngại nơi tất cả thế gian.

Lúc đại Bồ Tát bố thí xe báu cho Thanh Văn và Ðộc Giác, liền khởi những tâm phướ c điền, công đức, tôn kính, tâm xu ất sanh công đức trí huệ, tâm từ thế lự c công đức của Như Lai sanh ra, tâm tu tập từ tră m ngàn ức na do tha ki ếp, tâm có thể tu Bồ Tát hạnh nơi bất kh ả thuyết kiếp, tâm giải thoát tất cả sự hệ phược của ma, tâm trừ diệt tất cả ma quân, tâm huệ quang chiếu rõ pháp vô thượng.

Ðem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được thế gian tin là phước điền đệ nhứt trọn đủ Ðàn Ba la mật vô th ượng. Nguyện tất cả chúng sanh rời bỏ lời nói vô ích thích ở một mình, tâm không có hai niệm. Nguyện tất cả chúng sanh thành phướ c điề n thanh tịnh đệ nhứt, nhiếp các chúng sanh khiến tu ph ước nghiệp. Nguyện tất cả chúng sanh thành vự c sâu trí huệ có thể đem lại vô lượ ng vô số thiện quả cho chúng sanh. Nguyện tất cả chúng sanh trụ hạnh vô ngại tr ọn đủ phướ c điền thanh tịnh đệ nhứt. Nguyện tất cả chúng sanh trụ pháp vô tránh, rõ tất cả pháp đều vô sở tác, đều lấy vô tánh làm tánh. Nguyện tất c ả chúng sanh thườ ng được gần g ũi phước đi ền vô thượng tu hành trọn đủ vô lượng phước đức. Nguyện tất cả chúng sanh có thể hiện vô l ượng thần thông tự tại dùng phước điền thanh tịnh nhiếp các hàm thức. Nguyệ n tất cả chúng sanh trọn đủ vô tậ n công đức ph ước điền có thể đem quả Ph ật thừ a đệ nhứt cho các chúng sanh. Nguyện tất cả chúng sanh là phước đ iền chơn thiệt thành Nhứt thiết trí và phước tụ vô tận. Nguyện tất cả chúng sanh được pháp diệt tội, trọn thọ trì được cú ngh ĩa Phật pháp chưa từng nghe. Nguyện tất cả chúng sanh thường siêng nghe thọ tất cả Phật pháp và đều tỏ ngộ tất c ả. Nguyện tất cả chúng sanh thường siêng nghe lãnh tất cả Phật pháp, tùy thu ận diễn nói đúng như chỗ đã nghe. Nguyện tất cả chúng sanh tin hiểu tu hành theo Phậ t pháp, bỏ lìa tất c ả chín mươi sáu phái ngoại đạo tà kiến. Nguyệ n tất cả chúng sanh thường gặ p Hiền Thánh tăng trưởng những thiện căn tối thắng. Nguy ện tất cả chúng sanh tâm thường tin ưa bực trí huệ, cùng ở cùng vui với các đấng Thánh triết. Nguyện tất cả chúng sanh nghe danh hiệu Phật đều được t ận mắt thấy Phật không bỏ luống. Nguyện tất cả chúng sanh khéo phân biệt biết Phật pháp và đều có thể giữ gìn thọ trì tất cả. Nguyện tất cả chúng sanh luôn thích nghe tấ t cả Phật pháp thọ trì, đọc tụng, khai th ị rõ ràng. Nguyện tất c ả chúng sanh tin hi ểu công đức chơ n thật của Phậ t pháp, trọn bỏ sở hữu để cung kính cúng dường. Ðây là lúc bố thí xe báu cho Thanh Văn, Ðộc Giác, đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh đều được thành tựu trí huệ Thần thông thanh tịnh đệ nhứt, tinh tấn tu hành được trí lực vô úy.

Ðạ i Bồ Tát đem xe báu nhẫn đến bố thí cho những kẻ nghèo cùng côi cút, tùy họ cầu xin đều đem cho cả, lòng luôn hoan hỷ không nhàm mỏi mà còn bảo họ rằng đáng lẽ tôi ph ải tự mình mang đế n phân phát cho các Ngài, không dám để các Ngài phải nhọc nhằn tìm đến. Ðem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe pháp luân quảng đại vô ngại bất thối thẳng đến dưới cội cây B ồ đề bất tư nghì. Nguyện tất c ả chúng sanh ngồi xe pháp trí thanh t ịnh lớn, mãi mãi tu Bồ Tát không th ối chuyển. Nguyện tất c ả chúng sanh ngồi xe tất cả pháp vô sở hữu lìa hẳn sự phân biệt chấp trước mà th ường tu tập đạo Nhứt thiết trí. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe chánh trực, không dua dối, qua đến các Phậ t độ tự tạ i vô ngại. Nguyện tấ t cả chúng sanh tùy thuận an trụ nơi xe Nhứt thiết trí cùng nhau hoan lạc nơi Phậ t pháp. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe Bồ Tát thạnh thanh tịnh đầy đủ mười đạ o xuất ly của Bồ Tát và vui n ơi tam muội. Nguyện tất c ả chúng sanh ng ồi xe bốn bánh: nghĩa là ở quốc độ tốt, y tự a b ực Thi ện nhơn, họp phước đức thù thắng, phát thệ nguyện l ớn, dùng bốn điều này thành tựu viên mản tất cả Bồ Tát hạnh thanh tị nh. Nguyện t ất cả chúng sanh được xe pháp quang chiếu khắp mười phương, tu học Phật trí lực. Nguyện tất cả chúng sanh ng ồi xe Ph ật pháp rốt ráo đến bờ kia. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe pháp chở những phướ c lành hiển bày đạo ch ơn chánh an ổn khắp mườ i phương. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe đại thí bỏ lòng bỏn xẻn. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe tịnh giới trì vô biên giới hạnh thanh tịnh. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe nhẫn nhục, rời lòng sân hận. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe tinh t ấn lớn, bền tu tập công hạnh thù thắng đến đạ o Bồ đề. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe thiền định mau đến đạo tràng chứng trí Bồ đề. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe trí hu ệ phương tiện khéo Hóa thận khắ p c ả Phậ t độ trong pháp giới. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe Pháp Vươ ng thành tựu vô úy luôn ban bố pháp Nhứt thiết trí kh ắp tất cả. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi xe trí hu ệ vô trước đề u có thể vào khắp tất cả mườ i phương mà chẳng động ch ơn pháp tánh. Nguyện t ất cả chúng sanh ngồi xe Phật pháp thị hiện thọ sanh khắp mười phương cõi mà chẳ ng hư mất đạo Ðạ i Thừa. Nguyệ n tấ t cả chúng sanh ngồi xe báu Nhứt thi ết trí vô thượng, trọn đủ hạnh nguyện Phổ Hiền. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí các loại xe báu cho tất cả phướ c điền, đem thiện c ăn hồi hướng vì muốn cho chúng sanh đủ vô lượng trí, vui mừng hớn hở rốt ráo đều được xe Nhứt thiết trí.

Ðại Bồ Tát thí tượng b ửu cùng mã bửu, trang nghiêm v ới bành vàng, yên ngọc, giây vàng, lục lạc báu, cho cha mẹ, thiện hữu, nhẫn đến kẻ nghèo cùng, không chút hối tiếc, đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguy ện tất cả chúng sanh ngồi xe điều thuận thêm lớn công đức của Bồ Tát. Nguyện t ất cả chúng sanh được xe thi ện xảo, có thể tùy ý xuấ t sanh tất cả Phật pháp. Nguyện tất c ả chúng sanh được xe tín giải chiếu kh ắp trí l ực vô ngại của Như Lai. Nguyện t ất cả chúng sanh được xe phát thu, có th ể khắp phát hưng tất cả đại nguyện. Nguy ện tất cả chúng sanh đầy đủ xe Ba la m ật bình đẳng, trọn nên tất cả thiện căn bình đẳ ng. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu xe báu xuất sanh bửu trí vô thượng. Nguyện t ất cả chúng sanh được xe Bồ Tát h ạnh trang nghiêm nở bông tam muội c ủa B ồ Tát. Nguyện tấ t cả chúng sanh được xe mau chóng vô biên trong vô số ki ếp thanh tịnh tâm B ồ Tát, siêng t ư duy rõ thấu các pháp. nguyện tất cả chúng sanh thành tựu đại thừa điều thuận tối thắng dùng phươ ng tiện khéo trọn đủ Bồ Tát địa. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu Ðạ i thừ a kiên cố rất cao rộng có thể khắp chuyên ch ở tấ t cả chúng sanh đều đượ c đến bực Nhứt thiết trí. Ðây là lúc bố thí voi, ngựa, đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh đều được ngồi nơi xe vô ngại trí viên mãn Phật thừa.

Lúc b ố thí các thứ tòa ngồi, hoặc bửu tòa sư tử vô lượng trang nghiêm dâng lên Ðức Phật, chư Bồ Tát, Thiện tri thức, Thánh Tăng, Pháp sư, cha mẹ, tôn nhân, Thanh Văn, Ðộc Giác, người xu hướng Bồ Tát thừa, hoặc tháp mi ếu của Như Lai, nh ẫn đến kẻ nghèo cùng, tùy họ cần dùng thứ chi đều ban cho cả, Bồ Tát đem công đức này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh ngồi tòa B ồ đề đều có thể giác ngộ chánh pháp của Chư Phật. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi tòa tự tại đượ c pháp tự tại có thể trừ dẹp các quân ma. Nguyệ n tất c ả chúng sanh được tòa sư tử tự tại của Phật, được tất cả chúng sanh chiêm ngưỡng. Nguyện tất cả chúng sanh được bất khả thuyế t bất kh ả thuy ết tòa trang nghiêm báu đẹp t ự tại giáo hóa chúng sanh. Nguyện tất cả chúng sanh được tòa thù thắng trong tất cả thế gian do thiện căn rộng lớn nghiêm sức. Nguyện tất cả chúng sanh được tòa rộng khắp bấ t khả thuyết bất khả thuyế t th ế giới vô số kiếp khen ngợi vô tận. Nguy ện tất cả chúng sanh được mãn tất cả pháp giới. Nguyện tấ t cả chúng sanh được bửu tòa b ất t ư nghì tùy bổn nguyện của họ mà ban bố pháp thí cho chúng sanh. Nguyện tất cả chúng sanh được tòa thiện di ệu hiện bất khả thuyết thần thông của Chư Phật. Nguyện tất cả chúng sanh được tòa t ất cả bửu, tòa tất cả hượng, tòa tất cả hoa, tòa tất cả y phục, tòa tất cả tràng hoa, tòa tất cả ma ni, tòa t ất cả lưu ly v.v… bất tư nghì bửu tòa, tòa vô lượng thế giới, tòa trang nghiêm thanh tịnh, tòa Kim Cang thị hiện Oai Ðức t ự tại thành vô thượng chánh giác. Ðây là đại Bồ Tát lúc b ố thí bửu tòa đem thiện căn hồi hướng vì muốn cho chúng sanh được tòa đại Bồ đề xuất thế gian tự nhiên giác ngộ tất cả Phật pháp.

Lúc đại Bồ Tát với tâm thanh tịnh đem vô lượng bửu cái trang nghiêm thù thắng dâng cúng Chư Phật, tháp miếu của Chư Phật, hoặc vì pháp mà dâng cúng chư Bồ Tát, các thiện tri thứ c, đại Pháp sư, Chư Tăng, cha mẹ, dâng cúng Phật pháp, bực phát Bồ đề tâm, nhẫn đến kẻ nghèo cùng, tất cả thiện căn này đều hồi hướng như vầy:

Nguy ện tấ t cả chúng sanh siêng tu thi ện căn luôn đượ c Chư Phật che chở. Nguyện tấ t cả chúng sanh dùng công đức trí huệ làm lọng lìa hẳn tấ t cả phiền não. Nguyện tất c ả chúng sanh dùng thiện pháp để tự che trừ di ệt trần cấu nhiệt não thế gian. Nguyện tất cả chúng sanh được tạng trí hu ệ khiến đại chúng thích thấy tâm không nhàm đủ. Nguy ện tất cả chúng sanh dùng pháp lành tịch tịnh để tự che chở rốt ráo chẳng hoại Ph ật pháp. Nguyện tất cả chúng sanh khéo che thân mình r ốt ráo được pháp thân thanh tịnh. Nguy ện tấ t cả chúng sanh làm lọng to rộng che trùm thế gian với thập trí lực. Nguyện tất c ả chúng sanh được diệ u trí huệ không hề nhiễm trước. Nguyện tất cả chúng sanh được lọng ứng cúng thành phước điền thọ tấ t cả sự cúng dường. Nguyện t ất cả chúng sanh được lọng tối thượng được vô thượng trí tự nhiên giác ngộ. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí lọng báu đem thiện că n hồi hướ ng khiến tất cả chúng sanh được lọng tự tại có thể giữ gìn tất c ả thiệ n pháp, có thể dùng một cây lọng che trùm tất cả, hư không pháp gi ới, tất c ả cõi nước, thị hiện thầ n thông t ự tại không thối chuyển, có thể trang nghiêm mười phương thế giới để cúng dường Phật, có thể dùng tràng phan tốt và bửu cái đẹ cúng dường tấ t cả Phật, có thể được bửu cái phổ trang nghiêm che khắp trọn vẹn tấ t cả Phật độ, được bửu cái quảng đại che khắp chúng sanh khiến họ đối với Ph ật sanh lòng tín giải, khiến tất c ả chúng sanh dùng bất khả thuyết bửu cái cúng dường m ột Ðức Ph ật, với bất kh ả thuyết Ðức Phật, cũng cúng dường như vậy, khi ến t ất c ả chúng sanh được bử u cái Bồ đề rộng lớn che khắp tất cả Phật, khiến tất cả chúng sanh được bửu cái ma ni trang nghiêm, bửu cái tất cả hươ ng trang nghiêm, bửu cái tấ t cả trang nghiêm, bửu cái thanh tị nh trang nghiêm, lưới báu giăng che, linh báu treo thòng gió động reo tiếng vi di ệu che khắp Phật thân trong tất cả thế giới, khiến tất cả chúng sanh được bửu cái trí huệ trang nghiêm vô chướng vô ngại che khắp tất cả Phật.

Lại vì muốn khiến tất cả chúng sanh được trí huệ đệ nhứt, đượ c Phật công đức trang nghiêm, có chí nguyện thanh tịnh đối với công đức của Phậ t, được vô lượng vô biên tâm bửu tự tạ i, được toàn vẹ n trí huệ tự tại. Lại muố n khiến chúng sanh dùng những thiện căn che trùm tấ t cả, thành tựu bửu cái trí huệ tối thắng, thành tựu bửu cái Thập lực, với tất cả pháp được tự tại làm đấng Pháp Vương.

Lại muốn khiến chúng sanh được tâm t ự tại Oai Ðức lớn, được trí rộng lớn không gián đoạn, được vô lượng công đức che khắp tất cả đều trọn vẹn.

Lại muốn khiến tấ t cả chúng sanh dùng lọng công đức che tâm mình, dùng tâm bình đẳng che chúng sanh, được trí huệ lớn bình đẳng, đượ c phương tiện thiện x ảo hồi hướng lớn, được tâm nguyện thanh tịnh thù thắng, được tâm nguyện thanh tịnh thuần thiện, được đại hồi hướng che khắp tất cả chúng sanh.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát với tâm tín gi ải thanh tịnh, đem vô lượng tràng phan cực tốt đẹp vi diệu trang nghiêm toàn vàng ngọc, châu báu dâng lên hiện tại Chư Phật và tháp miếu của Chư Phật đã diệt độ, hoặc dâng lên Pháp bửu, Tă ng bửu, hoặc dâng cho chư Bồ Tát thiện tri thức, hàng Thanh Văn, Ðộc Giác, hoặc thí cho đại chúng, cùng tất cả người đến cầu xin.

Ðại Bồ Tát dùng thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh đều có thể kiế n lậ p tràng phan thiện căn phướ c đức kiên cố chẳng hư hoại, kiến lập tràng phan tự tạ i nơi tất cả pháp tôn trọng mến thích siêng năng giữ gìn, thường dùng lụa báu biên chép chánh pháp hộ trì pháp tạng của Chư Phật Bồ Tát.

Nguyện tất cả chúng sanh kiến lập tràng cao hiển thắp đèn trí huệ soi khắp thế gian.

Nguyện tất cả chúng sanh kiến l ập tràng kiên cố trừ dẹp tấ t cả nghiệp ma, kiến lập tràng trí huệ tất cả loài ma không phá hư được, kiến lập tràng Kim Cang đại trí huệ trừ dẹp tất cả sự ngạo mạn của thế gian.

Nguyện tất cả chúng sanh được tràng trí huệ đại quang chiếu khắp pháp giới.

Nguyện tất cả chúng sanh có đủ vô lượng tràng báu trang nghiêm sung mãn thập phương tất cả thế giới cúng dường Chư Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh được tràn Như Lai xô dẹp tất cả chín mươi sáu phái ngoại đạo tà kiến.

Ðây là lúc đạ i Bồ Tát bố thí tràng phan đem thiện căn hồi hướng khi ến tất cả chúng sanh được tràng Bồ Tát hạnh cao rộng thậm thâm và được tràng thanh tịnh đạo hạnh thần thông của Bồ Tát.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát khai những bửu t ạng đem tr ăm ngàn ức na do tha thứ trân bửu cấp cho vô số chúng sanh, tùy theo ý của họ muốn không hề lẫn tiếc.

Ðại Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh thường thấy Phật Bửu rời bỏ ngu si mà tu hành chánh niệm.

Nguyện tất cả chúng sanh được đầy đủ Pháp Bửu sáng chói hộ trì pháp tạng của Chư Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh đều có thể nhiếp thọ tất cả Tăng Bửu châu cấp cúng dường luôn không hề nhàm.

Nguyện tất cả chúng sanh được Nhứt thiết trí tâm bửu vô thượng, tâm Bồ đề thanh tịnh bất thối.

Nguyện tất cả chúng sanh được trí bửu vào khắp tất cả pháp tâm không nghi hoặc.

Nguyện tất cả chúng sanh đầy đủ những công đức bửu của Bồ Tát, khai thị diễn thuyết vô lượng trí huệ.

Nguyện tất cả chúng sanh được vô lượng công đức bửu vi diệu tu thành Chánh giác mười trí lực.

Nguyện tất cả chúng sanh được diệu tam muội mười sáu trí bửu rốt ráo thành tựu trí huệ rộng lớn.

Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu báu phước điền đệ nhứt, ngộ nhập trí huệ vô thượng của Như Lai.

Nguy ện tất cả chúng sanh được thành bửu vương vô thượng đệ nhứt dùng biện tài vô tận khai diễn các pháp.

Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí các châu báu đem thiện căn hồi hướng khiến tất cả chúng sanh thành tựu trí bửu đệ nhứt và nhãn bửu thanh tịnh của Như Lai.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát xem tất cả chúng sanh ở thế gian như con m ột, muốn cho họ đều được thân thanh tịnh trang nghiêm, thành tựu sự an lạc t ối thượng ở thế gian và sự vui trí huệ c ủa Phật, an trụ Phật pháp l ợi ích chúng sanh, nên đem vô lượng thứ trang nghiêm cụ báu đẹp chuyên cần bố thí, mà hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu đồ nghiêm sức tốt đẹp vô thượng dùng các công đức trí huệ thanh tịnh trang nghiêm Nhơn, Thiên.

Nguyện tất cả chúng sanh được tướng trang nghiêm thanh tịnh dùng phước đức thanh tịnh trang nghiêm thân mình.

Nguyện tất cả chúng sanh được tướng trang nghiêm thượng diệu dùng tướng trăm phước trang nghiêm thân mình.

Nguyện tất cả chúng sanh được tướng trang nghiêm chẳng tạp loạn dùng tất cả tướng trang nghiêm thân mình.

Nguyện tất cả chúng sanh được tướng ngôn ngữ trang nghiêm thuần thiện thanh tịnh đầy đủ biện tài vô tận.

Nguyện tấ t cả chúng sanh được tướng tiếng trang nghiêm đủ công đức, thinh âm thanh tịnh người nghe vui mừng.

Nguyện tấ t cả chúng sanh được tướng ngôn ngữ trang nghiêm khả ái của Phật, khiến các chúng sanh nghe pháp vui mừng tu hạnh thanh tịnh.

Nguyện tất cả chúng sanh được tướng tâm trang nghiêm, nhập thâm thiền định thấy khắp Chư Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh đượ c tướng tổng trì trang nghiêm chiếu sáng tất cả Phật pháp. Nguyện tất cả chúng sanh được tướng trí huệ trang nghiêm, dùng trí huệ của Phật trang nghiêm tâm mình.

Ðây là bố thí các thứ trang sức đạ i Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng, khiến tất cả chúng sanh đầy đủ vô lượng Phật pháp, công đức trí huệ đều viên mãn trang nghiêm rời hẳn tất cả sự kiêu mạn, phóng dật.

Chư Phật tử! Ðạ i Bồ Tát đem bửu quang ma ni và bửu châu trong búi tóc thí cho chúng sanh không lòng lẫn tiế c, thường siêng tu tập làm đại thí chủ, tu học thí huệ, tăng trưởng xả căn, trí huệ thiện xảo, tâm lượng quảng đại.

Ðại Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được pháp quán đảnh của Chư Phật thành bực Nhứt thiết trí.

Nguyện tất cả chúng sanh tròn đủ đảnh tướng được trí đệ nhứt đến bờ kia.

Nguyện tất cả chúng sanh dùng tri` bửu vi diệu nhiếp khắp mọi loài đều khiến rốt ráo đảnh công đức.

Nguyện tất cả chúng sanh đều được thành tựu bửu đảnh trí huệ kham thọ sự lễ kính của thế gian.

Nguyện tất cả chúng sanh dùng mão trí huệ trang nghiêm đầu mình làm Pháp Vương tự tại.

Nguyện tất cả chúng sanh dùng minh châu trí huệ cột trên đảnh đầu mình, tất cả thế gian không ai thấy đến được.

Nguy ện tất cả chúng sanh đều kham thọ sự đảnh lễ của thế gian, thành tựu huệ đảnh chiếu sáng Phật pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh đầu đội mão Thập lực trang nghiêm, đầy đủ trí huệ thanh tịnh.

Nguyện tất cả chúng sanh đến đảnh đại địa, được Nhứt thiết trí rốt ráo Thập lực phá các loài ma ở đảnh cõi Dục.

Nguy ện tất cả chúng sanh được thành đảnh vương vô thượng đệ nhứt, được đảnh Nhứt thiết trí sáng chói, không gì là lu mờ được.

Ðây là lúc bố thí mão báu, đại Bồ Tát đem thiện c ăn hồi hướng khiến chúng sanh được bực trí huệ thanh tịnh đệ nhứt, dùng trí huệ làm bửu quang ma ni vi diệu vậy.

Chư Phậ t tử! Ðại Bồ Tát thấy có chúng sanh bị gian c ầm cùm xiềng nơi lao ngục tối tăm quá khổ sở không ai cứu vớt, liền liều bỏ của cải vợ con nhẫn đến tự thân mà vào ngục tù cứu các chúng sanh ấy, như Ðại Bi Bồ Tát, Diệu Nhãn Vương Bồ Tát. Khi đã cứ u độ rồi, tùy theo chỗ cần dùng của họ mà cung cấp đầ y đủ, khi ến họ được an ổn. Sau đó mới ban cho họ pháp bửu vô thượng, khiến họ tu hành rời phóng dật, gieo căn lành, chẳng thối chuyển nơi Phật pháp.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc cứu chúng sanh như vậy, đem công đức này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh giải thoát rốt ráo sự tri ền phược của tham ái. Nguyện t ất cả chúng sanh dứt giòng sanh tử lên b ờ trí huệ. Nguyện tất c ả chúng sanh trừ diệt ngu si sanh trưởng trí huệ dứt hẳn phiền não. Nguyện tất c ả chúng sanh dứt sự trói buộc của ba cõi được Nhứt thiết trí giải thoát r ốt ráo. Nguyện tất cả chúng sanh dứt hẳn tấ t cả phiền não đến nơi bờ trí huệ vô ngại kia. Nguyện tất cả chúng sanh lìa động niệm tư duy phân biệt vào nơi trí địa B ồ đề bất động. Nguyện tất c ả chúng sanh xa lìa t ất cả sự tham dục của thế gian và không nhiễm trướ c trong ba cõi. Nguyện tất cả chúng sanh được chí nguyện thù thắng, luôn đượ c Chư Phậ t thuyết pháp cho. Nguyện tất cả chúng sanh được tâm giải thoát không nhiễm trước, không hệ phược, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không. Nguyện tất cả chúng sanh được Bồ Tát thần thông, đến tất cả thế giới đi ều phục chúng sanh khiến lìa thế gian trụ nơi Ðại thừa. Ðây là đại Bồ Tát lúc cứ u độ chúng sanh thoát khổ ngục tù đem thiện căn hồi hướng, khiến chúng sanh khắp vào bực trí huệ của Như Lai vậy.

Chư Phật tử! Ðại B ồ Tát thấy tù nhơn: c ổ mang gông, tay chơn b ị trói, s ắp bị xử tử, hoặc lóc thịt, hoặc giáo đâm, hoặ c hỏa thiêu, hoặc bêu đầ u, phải xa bỏ gia đình thân tộc mà bị mọi đi ều thống khổ. Bồ Tát liền đem thân mình chịu khổ thay thế cho họ, như A Dật Ða Bồ Tát, Thù Thắng Hạnh Vương Bồ Tát v.v…

Chư Phật tử! Lúc đại Bồ Tát tự xả thân mạng cứu chúng sanh, đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được thân mạng rốt ráo t ận, lìa hẳn tất cả tai hoạnh bức não. Nguyện t ất cả chúng sanh y Chư Phật mà trụ được thọ ký s ẽ thành Phật. Nguyệ n tất cả chúng sanh cứu khắp hàm thức khiến lìa bố úy thoát hẳn ác đạo. Nguyện tất c ả chúng sanh được tất cả thọ mạng vào cảnh trí huệ bất tử. Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn oán địch nạn khổ, luôn được Chư Phật, và thiện hữu nhiếp thọ.

Nguyện tất c ả chúng sanh lìa bỏ tất cả dao gươm, võ khí nghiệp ác, tu hành những nghiệp lành thanh tịnh. Nguyện tất cả chúng sanh lìa khỏi sự bố úy, dưới cội Bồ đề phá quân ma. Nguyện t ất cả chúng sanh lìa đạ i bố úy, nơi pháp vô thượng tâm thanh tịnh vô úy có thể làm bự c đại sư tử hống vô thượng. Nguyện tất cả chúng sanh được trí vô ngại tu hành chánh nghiệp nơ i các thế gian. Nguy ện tất cả chúng sanh đến chỗ vô úy, thường nhớ cứu hộ nhữ ng chúng sanh khổ. Ðây là đại Bồ Tát lúc tự xả thân cứu những tử tù sắp bị hành hình mà đem thiện căn hồi hướng, muốn cho chúng sanh lìa khổ sanh tử được sự vui vi diệu vô thượng của Như Lai.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát bố thí cả búi tóc liền v ới da đầu cho kẻ đến xin, như Bửu Kế Vương Bồ Tát, Thắng Diệu hân Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Lúc tay cầ m dao bén lóc tr ọn da đầu, liền với búi tóc cung kính trao cho kẻ đến xin, đại Bồ Tát không lòng động loạn, chỉ chánh niệm tam thế Ch ư Phật, lòng hoan hỷ thêm lớn chí nguyện, khéo hiểu các pháp chẳng thấy đau khổ, rõ bi ết sự kh ổ vốn vô tướ ng vô sanh, khổ vui thay nhau không có thường trụ, thật hành hạnh đại xả đồng với tam thế Bồ Tát, phát tín nguyện sâu cầu Nhứ t thiế t trí không thối chuyển, chẳng do sức thiện tri thức khác dạy trao. Ðem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được tướng vô ki ến đảnh, được búi tóc nh ư ngọn tháp. Nguyện tất cả chúng sanh được tóc xanh biếc, tóc kim cang, tóc mịn nhuyễn, có th ể dứt tất c ả phiền não cho chúng sanh. Nguyện tất cả chúng sanh được tóc nhuần láng, tóc kín dày, tóc không lấn phủ vành trán. Nguyện tấ t cả chúng sanh được tóc như chữ “Vạn”, tóc xoắn khu ốc về phía hữu. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c tóc như tóc Phật, lìa hẳn tất cả kiết tập phiền não. Nguyện tất c ả chúng sanh được tóc chói sáng chiếu thập phương thế giới. Nguyệ n tất cả chúng sanh được tóc không r ối, đẹp, sạch như tóc c ủa Phật. Nguyện tất cả chúng sanh được tóc như đảnh tháp của Phật, khiến người thấy như thấy tóc của Phật. Nguyệ n tấ t cả chúng sanh đề u được tóc vô nhiễ m của Như Lai không hề bợn nhơ. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí búi tóc liền cả da đầu đem thiện căn hồi hướng, khi ến chúng sanh được tâm niệm tịch tịnh đều được viên mãn các môn đà la ni, rốt ráo Nhứt thiết chủng trí đủ Thập lực.

Chư Ph ật t ử! Ðại Bồ Tát đem tròng mắt bố thí cho người xin như Hoan Hỷ Hạnh Bồ Tát, Nguyệt Quang Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Lúc bố thí tròng mắt, đại B ồ Tát khở i tâm thanh tịnh thí nhãn, tâm thanh tịnh trí nhãn, tâm y ch ỉ pháp quang minh, tâm hiện quán Phật đạo vô th ượng, pháp tâm h ồi hướng trí huệ r ộng l ớn, phát tâm xả thí bình đẳng đồng ch ư Bồ Tát trong ba thuở , phát tâm trí nhãn vô ngại chẳng hư lòng tin thanh tịnh. Ðối với người xin sanh tâm hoan hỷ nhi ếp thọ vì để rốt ráo tất cả thần thông, vì sanh Phật nhãn, vì thêm lớn tâm Bồ đề, vì tu tập đại từ bi, vì chế phục sáu căn.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc bố thí tròng mắt, đối với người xin sanh lòng thương mến, vì họ mà lập hội bố thí, thêm lớn pháp lực, rời bỏ những ái khiến phóng dật c ủa thế gian, dứt trừ dục nhiễm mà tu tập hạnh Bồ đề, tâm an vi bất động làm vừa lòng người xin cho họ được thỏa mãn.

Ðem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được mắt tối thắng dìu dắt tấ t cả mọi loài. Nguyện tất cả chúng sanh được mắt vô ngại mở kho trí huệ rộng lớn. Nguy ện tất cả chúng sanh được nhục nhãn thanh tịnh quang minh soi suốt không gì che được. Nguy ện tất cả chúng sanh được thiên nhãn thanh tị nh trọn thấy nghiệ p quả của tất cả chúng sanh. Nguy ện tất cả chúng sanh được pháp nhãn thanh tịnh, có thể tùy thuận vào cảnh giới Như Lai. Nguyện tất cả chúng sanh được huệ nhãn lìa bỏ tất cả sự phân biệt chấp trước. Nguyện tấ t cả chúng sanh viên mãn Phật nhãn đều có thể giác ngộ tất c ả các pháp. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu phổ nhãn cùng tận các cảnh giới không bị chướng ngại. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu mắt thanh tịnh không mê mờ, rõ chúng sanh giới rỗng không vô sở hữu. Nguyện t ất cả chúng sanh đầy đủ mắt thanh tịnh vô ngại trọn vẹn m ười trí lực. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí tròng mắt đem thiện căn hồi hướng khiến tất cả chúng sanh được mắt thanh tịnh Nhứt thiết trí.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát có thể đem vành tai và cái mũi cho người xin, như Thắng Hạnh Vương Bồ Tát, Vô Oán Thắng Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Lúc bố thí, Bồ Tát gần gũi người xin, chuyên tâm tu tập các hạnh Bồ Tát, đủ chủng tánh Phật, sanh nhà Như Lai, nhớ hạnh bố thí của Bồ Tát tu, luôn siêng phát khởi Phật Bồ đề, làm cho các căn công đứ c trí huệ đều thanh tịnh, quan sát ba cõi không một mảy kiên cố. Nguyện luôn được thấy Chư Phật và Bồ Tát, tùy thuận ghi nhớ tất cả Phật pháp, rõ biết thân thể là hư giả rỗng không, không một mảy tham tiếc.

Lúc đại Bồ Tát bố thí tai, mũi như vậy, lòng luôn tịch t ịnh đi ều phục các căn, cố gắng cứu giúp chúng sanh thoát nạn hiểm ác, sanh trưởng tất cả trí huệ chúng sanh, vào biển đại bố thí, rõ thấu nghĩa của các pháp, tu đủ các đạo hạnh, thật hành theo trí huệ, được pháp tự tại, đem thân chẳng bền đổi lấy thân bền.

Chư Phật tử! lúc đại Bồ Tát bố thí vành tai đem những thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện tấ t cả chúng sanh được tai vô ngại nghe khắp tất cả âm thinh thuyết pháp. Nguyệ n t ất cả chúng sanh được tai vô ngại có thể hiểu rõ tr ọn tất cả âm thinh. Nguyện tất cả chúng sanh được tai Phật thông thấu tất cả không bị trệ ngại. Nguyện tất cả chúng sanh được tai thanh tịnh, chẳng vì tai nghe mà sanh lòng phân biệt. Nguyện tấ t cả chúng sanh không tai điế c lảng, khiến r ốt ráo không có sự nghe sai mờ. Nguyện tất cả chúng sanh được tai khắp pháp giới nghe biết tr ọn pháp âm c ủa Chư Phật. Nguy ện tất cả chúng sanh được tai vô ngạ i khai ngộ tất cả pháp vô ngại, khéo biết các luận không ai phá đượ c. Nguyện tất cả chúng sanh được tai nghe khắ p thanh tịnh rộng lớn. Nguyệ n tấ t cả chúng sanh đầy đủ Thiên nhĩ nhẫn đến Phật nhĩ. Ðây là lúc bố thí tai, đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng, khiến các chúng sanh đều được tai thanh tịnh.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc bố thí cái mũi hồi hướng như vầy:

Nguyện tất c ả chúng sanh được mũi cao và thẳng, được mũi đẹp, được mũi có tướng lành, được mũi khả ái, được mũi tịnh diệu, đượ c mũi tùy thuận, đượ c mũi cao rõ, đượ c mũi phục oán, đượ c mũi thiện kiến, được mũi Phật. Nguyện tất cả chúng sanh được gương nặt lìa nét giậ n hờn, được mặt Nhứt thiết pháp, đượ c mặt vô ngại, được mặt thiện kiến, được mặt tùy thuận, được mặt thanh tịnh, được mặt lìa lỗi, được mặt Phật viên mãn, được mặt khắp tất cả chỗ, được mặt vô lượng xinh đẹp. Ðây là đạ i Bồ Tát lúc bố thí cái mũi đem thiện căn hồi hướng, khiến chúng sanh rốt ráo vào Phật pháp Nhiếp thọ Phậ t pháp, rõ biết Phậ t pháp, trụ trì Phậ t pháp, thường thấy Phật, đều chứng pháp môn của Phật thành tựu tâm không gì phá hoại được, có thể chi ếu rõ chánh pháp của Phật, trang nghiêm thanh tịnh khắp những Phật độ, được thân oai lực lớn của Phật.

Trên đây là đại Bồ Tát lúc bố thí tai và mũi đem thiện căn hồi hướng.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát an trụ trong bực tự tại kiên cố, có thể đem nanh ră ng thí cho chúng sanh, như thuở xưa Hoa Xỉ Vương Bồ Tát, Lục Nha Tượng Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Lúc bố thí r ăng, lòng Bồ Tát thanh tịnh hy h ữu như hoa sen xanh: Những là tâm bố thí vô tận, tâm bố thí tin sâu, tâm bố thí thành tựu vô lượng hạnh xả trong m ỗi bướ c đi, tâm bố thí điều ph ục các căn, tâm bố thí xả tất cả, tâm bố thí Nhứt thiết trí, tâm bố thí an lạc chúng sanh, bố thí lớn, bố thí tột mức, bố thí thù thắng, tối thắng bố thí không lòng ghét giận.

Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được nanh ră ng trắng bén thành tháp t ối thắng thọ sự cúng dường của Nhơn, Thiên. Nguyện tất cả chúng sanh được ră ng đều bằng nh ư ră ng Phật không h ở khuyết. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c tâm điều phục khéo đến hạnh Ba la mật của Bồ Tát. Nguyện tất cả chúng sanh miệng lành thanh tị nh, nanh răng bóng trắng sáng rỡ. Nguyện tất cả chúng sanh được nanh răng trang nghiêm, miệng thanh tịnh không tướng xấu. Nguyệ n t ất cả chúng sanh trọn đủ bốn mươi răng, luôn thoảng ra những mùi thơm vi diệu hi hữu. Nguy ện tất cả chúng sanh ý khéo điều phục răng bóng sạch nh ư hoa sen trắng, phóng vô l ượng ánh sáng chiếu khắ p nơi. Nguy ện tất cả chúng sanh nanh răng bén chắc, ăn không tham nhi ễm làm phước điền vô thượng. Nguy ện tất cả chúng sanh nơi k ẻ răng thường phóng quang minh thọ ký chư Bồ Tát. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí nanh răng đem thiện căn hồi hướng, khiến chúng sanh đủ Nhứt thiết trí, vì được trí huệ thanh tịnh ở trong các pháp vậy.

Chư Phật tử! Nếu lúc có người đến xin cái lưỡi, đối v ới người xin, đại Bồ Tát dùng tâm từ bi nói lời dịu dàng khả ái, như thuở xưa Ðoan Chánh Diện Vương Bồ Tát, Bất Thối Chuyển Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Bấy giờ, đại Bồ Tát mời người xin ngồi trên toà sư tử. Với tấm lòng thanh t ịnh hiền hòa an vui, không chấp lấy thân, không chấp l ấy lời, Bồ Tát qùy gối hả miệng le l ưỡi cho người xin mà bảo rằng: Thân của tôi đây hiện nay hoàn toàn thuộc về Ngài, xin cắt lấy lưỡi này tùy ý Ngài sử dụng, cho Ngài được thỏa lòng mong muốn.

Bồ Tát đem thiện căn bố thí lưỡi này hồi hướng như vầy:

Nguyện tấ t cả chúng sanh được lưỡi cùng khắ p, có thể tuyên nói các lời, các pháp. nguy ện tấ t cả chúng sanh được lưỡi trùm cả mặt, lời nói trọn chơn thiệt, không hai lời. Nguyện t ất cả chúng sanh được lưỡi trùm khắp t ất cả Phật độ, thị hi ện thần thông tự tại của Phật. Nguyện tất c ả chúng sanh được lưỡ i m ền mỏng, luôn h ưởng vị ngon lành thanh tịnh. Nguyện tất c ả chúng sanh được lưỡi biện tài, dứt được tất cả lưới nghi thế gian. Nguyệ n tất cả chúng sanh được lưỡi sáng chói, có thể phóng vô lượng quang minh. Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡ i quyết định, biện nói các pháp không cùng tận. Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡ i điều phục khắp cả, có thể khéo khai thị tất cả bí yếu, lời nói ra khiến người tin nhận. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c lưỡi thông đạt khắp cả, khéo vào tất cả biể n ngôn ngữ. Nguyện tất cả chúng sanh được lưỡi khéo nói t ất cả những pháp môn, nơi trí ngôn ngữ, đề u đến bỉ ngạ n. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí cái lưỡi đem thiện căn hồi hướng, khiến chúng sanh đều được viên mãn trí vô ngại.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát dùng đầu b ố thí những ng ười đến xin, như Tối Thắng Trí Bồ Tát, Qu ốc Vươ ng Ca Thi và các Bồ Tát khác. Ðại Bồ Tát b ố thí như vậy là vì muốn thành tựu trí thủ t ối thắng vào tất cả pháp, muốn thành tựu đều đại Bồ đề cứu chúng sanh, muốn đầ y đủ đầu đệ nhứt thấy tất cả pháp, muốn được đầu trí huệ chánh kiến thanh tịnh, muốn thành tựu đầu vô ngại, muốn được đầu bực đệ nhứt, muốn đượ c đầu trí tối thắng nơi thế gian, muốn được đầu trí hu ệ thanh tịnh vô kiến đảnh, muốn được đầu trí huệ thị hiện khắp đến mười phương, muốn được đầu tự tại đối với tất cả pháp.

Ðại Bồ Tát an trụ pháp này siêng cầ u tu tập thời là đã vào chủng tánh Phật, học h ạnh bố thí của Phật, sanh lòng tin thanh tịnh đối với Phật, thêm lớn thiện căn, khiến người xin đều được thoả mãn vui mừ ng, lòng họ thanh tịnh vui mừng vô lượ ng, lòng tin hiểu thanh tịnh soi rõ Phật pháp, phát tâm Bồ đề, an trụ tâm xả, các căn thơ thới, công đức tăng trưởng, phát chí nguyện lành, thường ưa tu hành hạnh bố thí rộng lớn.

Bấy giờ Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được đầ u Như Lai, được vô kiến đảnh, nơi tất cả chỗ không bị che khuất, là thượng thủ nhứt trong các Phật độ, tóc xoắn phía hữu nhuần bóng sáng sạch, chữ “Vạn” nghiêm sức rất hy hữu trong đời, toàn vẹn đầu Phật, thành tựu đầu trí, đầu đệ nhứt trong tất cả thế gian, là đầu hoàn toàn, là đầu thanh tịnh, là trí thủ viên mãn ngồi nơi đạo tràng. Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí đầu đem thiện căn hồi hướng, khiến chúng sanh được pháp tối thắng, thành trí huệ vô thượng.

Chư Phật tử! Ðại B ồ Tát bố thí tay và chân cho chúng sanh, như Thường Tinh Tấn Bồ Tát, Vô Ưu Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Ở trong các loài, Bồ Tát nhiều đời bố thí tay chân. Dùng tín làm tay mà khởi hạnh nhiêu ích, qua lại xoay vần siêng tu chánh pháp. Nguyện được tay báu dùng tay làm vật bố thí, đầy đủ Bồ Tát đạo, thường dang rộng hai tay sẳn sàng bố thí, bước đi an lành dũng mãnh không khiếp sợ. Dùng sức tin thanh tịnh tròn đủ hạnh tinh tấn, trừ diệt ác đạo thành tựu Bồ đề.

Ðại Bồ Tát lúc bố thí nh ư vậy dùng vô lượng vô biên tâm quảng đại khai thị pháp môn thanh tịnh và biển Ch ư Phật thành tựu tay bố thí châu cấp khắp mọi nơi, nguyện l ực nhậm trì đạo Nhứt thiết trí, trụ nơi tâm rốt ráo ly cấu, pháp thân và trí thân không dứt không h ư, tất cả nghiệp ma chẳng khuynh động được y tựa nơi thiện tri thức để kiên cố tâm mình, tu hành Bố thí Ba la mật đồng như chư Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát đem căn lành này hồi hướng như vầy:

Nguy ện tất cả chúng sanh tròn đủ sức thần thông đều được tay báu. Ðượ c tay báu rồi, thờ i đều tôn kính nhau, xem là phướ c điền, đem các vật báu cúng dường nhau, l ại đem các báu cúng dườ ng Ch ư Ph ật, nổi mây báu đẹp khắp các Phật độ, khiến các chúng sanh thương yêu nhau, chẳng não hại nhau, dạo đi các cõi Phật an trụ vô úy, tự nhiên đầy đủ trọn vẹn thần thông.

Lại khiến chúng sanh đều được tay báu, tay hoa, tay hương thơm, tay y phục, tay lọng, tay tràng hoa, tay hương bột, tay đồ trang nghiêm, tay vô lượng, tay vô lượng, tay rộng khắp.

Ðược tay này rồi, dùng sức thần thông thường siêng năng qua đến tất c ả Phật độ. Có th ể dùng một tay rờ khắp t ất c ả thế giới của Chư Phật. Dùng tay tự tại giữ gìn các chúng sanh. Ðược tay đủ tướng vi diệu phóng vô lượng quang minh. Có thể dùng một tay che khắp chúng sanh. Thành tựu tay Như Lai: Ngón có màng lưới, móng như đồng đỏ.

Bấy giờ Bồ Tát dùng tay đại nguyện che khắp các chúng sanh. Nguyện tất cả chúng sanh chí thường thích cầu Vô thượng Bồ đề, xuất sanh tất c ả biển công đức lớn. Thấy người đến xin thời lòng hoan hỷ không nhàm. Vào biển Phật pháp, thiện căn đồng với Phật.

Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí tay chân đem thiện căn hồi hướng.

Chư Ph ật t ử! Ðại Bồ Tát hoại thân thể để lấy máu bố thí chúng sanh, như Pháp Nghiệp Bồ Tát, Thiện Ý Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Ở trong các loài, lúc bố thí máu nơi thân, đại Bồ Tát khởi tâm thành tựu Nhứt thiết trí, khởi tâm hân ngưỡng đại Bồ đề, khởi tâm thích tu hạnh Bồ Tát, khởi tâm chẳng chấp lấy khổ thọ, khởi tâm thích thấy người xin, khởi tâm chẳng hiềm người đến xin, khởi tâm xu hướng Bồ Tát đạo, khởi tâm gìn giữ hạnh xả của tất cả Bồ Tát, khởi tâm làm thêm rộng hạnh bố thí lành của Bồ Tát, khởi tâm bất thối chuyển, tâm chẳng thôi nghỉ, tâm không luyến nơi mình.

Bồ Tát đem căn lành này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh đều được thành tựu pháp thân, trí thân. Nguyệ n tất cả chúng sanh được thân không mỏi nhọc như Kim Cang. Nguyện tất cả chúng sanh được thân bất hoại không ai làm thương tổn được. Nguyện tất cả chúng sanh được thân như biến hóa, hiện khắp thế gian không cùng t ận. Nguyện tất cả chúng sanh được thân khả ái tịnh diệu kiên c ố. Nguyện tất c ả chúng sanh thân pháp giới đồng với Như Lai không chỗ y chỉ. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c thân như di ệu bửu chói sáng, t ất cả người trong thế gian không sánh kịp. Nguyện tất cả chúng sanh được thân trí tạng, ở trong vòng sanh tử mà được tự tại. Nguyện tất cả chúng sanh được thân bửu hải, đem sự lợi ích lạ i cho tất cả ai ngó thấy. Nguyện tất cả chúng sanh được thân hư không, những sự khổ nảo hoạn nạn của thế gian không làm nhiễm trước được.

Ðây là lúc bố thí máu nơi thân, Bồ Tát dùng tâm Ðại thừa, tâm thanh tịnh, tâm quảng đại, tâm vui thích, tâm hân hạnh, tâm hoan hỷ, tâm tăng thượng, tâm an lạc, tâm không ô trược mà đem thiện căn hồi hướng như vậy.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát thấy có người đến xin, thịt và tủy nơi thân thể mình, liề n hoan hỷ dịu dàng bảo người xin rằng: Thịt và tủy nơ i thân tôi đây tùy ý Ngài lấy dùng, như Nhiêu Ích Bồ Tát, Nhứt Thiết Thí Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Ðạ i Bồ Tát ở trong các loài, nhiều đời đem tủy và thịt nơi thân mình mà bố thí cho ngườ i đến xin, lòng rất hoan hỷ càng thêm lớ n tâm bố thí, tu tập thiện căn đồng với chư Bồ Tát, lìa trần cấu thế gian được chí nguyện sâu, đem thân bố thí khắp nơi, lòng vẫn vô tận, tròn đủ vô lượng thi ện c ăn r ộng l ớn nhiếp thọ tất cả công đức vi diệu, thọ trì thật hành mãi không nhàm, đúng như pháp tắc của Bồ Tát, lòng th ường ưa thích công đứ c bố thí, châu cấp tất cả lòng không h ối tiếc, quan sát khắp các pháp đều tùy duyên sanh vốn không có tự thể, chẳng luyến hạnh nghiệp bố thí cũng chẳng tham quả báo bố thí, tùy chỗ hội ngộ bình đẳng thí cho.

Lúc đại B ồ Tát bố thí như vậy, Chư Phật đề u hiện tiền, vì khiến được an trụ khắp các pháp thanh tịnh. Tất cả thế giới đều hiện tiề n vì khi ến nghiêm tịnh t ất cả Phật độ. Tất cả chúng sanh đều hiệ n tiề n vì dùng tâm đại bi cứu hộ kh ắp t ất cả. Tất cả Phật đạo đều hiệ n tiền, vì thích quan sát mười trí lực của Như Lai. Quá khứ, vị lai, hiện tại t ất cả Bồ Tát đều hiện tiề n vì đồng chung viên mãn những thi ện căn. Tất cả vô úy đều hiện tiền vì có thể làm bực thuyết pháp tối thượng. Tất cả tam thế thời gian đề u hiện ti ền vì được trí bình đẳng quan sát khắp cả . Tất cả thời gian đều hiện tiền vì phát nguyện r ộng l ớn tu hạnh Bồ đề trọn kiếp vị lai. Tất cả hạnh không mệt nhàm của Bồ Tát đều hiện tiền vì phát tâm rộng lớn vô lượng.

Ðại Bồ Tát, lúc bố thí thịt và tủy, đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguy ện tất cả chúng sanh được thân Kim Cang ch ẳng bị ngăn trở phá hoại. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c thân kiên mật chẳng khuy ết giảm. Nguyện tất cả chúng sanh được ý sanh thân, trang nghiêm thanh tịnh như thân Ph ật. Nguyện tất cả chúng sanh được thân đủ trăm tướng phước đức, trang nghiêm với ba mươi hai tướ ng. Nguyện tấ t cả chúng sanh được thân diệu trang nghiêm đủ tám mươi tướng tùy hảo, đủ mười trí lực. Nguyện tấ t cả chúng sanh đượ c thân Như Lai, rốt ráo thanh tịnh không hạn lượng. Nguyện tất c ả chúng sanh được thân kiên cố, tất cả chúng sanh được thân nhứt tướ ng đồng một thân tướng với Chư Phật tam thế. Nguyện t ất cả chúng sanh được thân vô ngại dùng pháp thân thanh tịnh khắp cõi hư không. Nguyện tất cả chúng sanh được thân Bồ đề tạng, dung nạp tất cả thế gian.

Ðây là B ồ Tát vì cầu Nhứt thiết trí, lúc bố thí thịt và tủy đem thiện căn hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh đều được thân vô lượng thanh tịnh rốt ráo của Như Lai.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem quả tim bố thí cho người đến xin, như Vô Hối Yểm Bồ Tát, Vô Ngại Vương Bồ Tát và vô lượng đại Bồ Tát khác.

Lúc Bồ Tát đem tim mình cho người xin, thời học tâm bố thí tự tại, tu tâm bố thí tất cả, tập tâm Ðàn Ba la mật, thành tựu tâm Ðàn Ba la mật, học tâm bố thí của tất cả Bồ Tát, tâm vô tận thí x ả tấ t c ả, tâm tập quán đều bố thí tất cả, tâm th ật hành b ố thí gánh vác tất cả của Bồ Tát, tâm chánh niệm tất cả Chư Phật hiện tiền, tâm cúng dường tất cả người đến xin không hề đoạn tuyệt.

Vì thành tựu Nhứt thiết trí, Thập lực, an trụ Bồ Tát đạo, nên lúc bố thí tim mình, đại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguy ện tất cả chúng sanh được tâm Kim Cang tạng. Nguyện tất c ả chúng sanh được tướng chữ “Vạn” trang nghiêm tâm Kim Cang giới, được tâm không thể dao động, được tâm chẳng thể khủng bố, được tâm l ợi ích thế gian thường vô tận, được tạng tâm trí huệ đạ i dũng mãnh, được tâm na la diên kiên cố, được tâm vô tận như chúng sanh giới, đượ c tâm trừ diệt các ma nghiệp ma quân, được tâm vô úy, tâm đại Oai Ðức, tâm thường tinh tấn, tâm đại dũng mãnh, tâm chẳng kinh sợ, tâm áo giáp Kim Cang, tâm Tối thượng c ủa Bồ Tát, thành tựu tâm Phật Bồ đề sáng chói, được ngồi dưới cội Bồ đề, an trụ Phật pháp, hết mê hoặc, hoàn thành tâm Nhứt thiết trí, tâm Thập lực.

Ðây là đạ i Bồ Tát lúc bố thí quả tim mình đem thiện căn hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh chẳng nhiễm thế gian, tròn đủ tâm Thập lực của Như Lai.

Chư Phật tử! Nếu có người đế n xin gan, phổi, ru ột, cật của mình, đại Bồ Tát đều bố thí cho họ, như Thiện Thí Bồ Tát, Hàng Ma Tự Tại Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Lúc bố thí những vật trên đây, thấy ngườ i đế n xin, lòng Bồ Tát hoan hỷ kính mến, vì cầu đạo Bồ đề, nên đều bố thí đúng theo ý ng ười xin, ch ẳng hối tiếc, quan sát thân này không b ền ch ắc, tôi nên đem bố thí cho họ để được thân kiên cố. Bồ Tát lại suy nghĩ thân của tôi đây liền sẽ hư rã ai thấy cũng nhàm, sẽ là món ăn của chồn, sói, thân này là vật vô thường rồi cũng phải bỏ.

Ðại Bồ Tát lúc quan sát như vậy, bi ết thân rất vô thường nhơ uế, được tỏ ngộ nơi pháp nên rất vui mừng, kính mến người xin như bực thiện tri thức, đem thân không bền đổi lấy thân bền, tất cả thiện căn này đều hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh đượ c thân trí tạng trong ngoài đều thanh tịnh. Nguyện tất c ả chúng sanh được thân phước tạng có thể nhậm trì tất cả trí nguyện. Nguy ện tất cả chúng sanh đượ c thân th ượng diệu, trong chứa hương thơm, ngoài phát ánh sáng. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c thân không lộ bụng, trên dưới ngay th ẳng, lóng đốt xứ ng nhau. Nguyện tất cả chúng sanh được thân trí huệ, dùng pháp v ị của Phật để dinh dưỡng thơ thới. Nguyện tất c ả chúng sanh được thân vô tận, tu tập an trụ nơi pháp tánh thậm thâm. Nguyện t ất cả chúng sanh được thân tổng trì thanh tịnh dùng diệ u biện tài hiển thị các pháp. Nguyện t ất cả chúng sanh được thân thanh tịnh, cả thân và tâm trong ngoài đều thanh tịnh. Nguy ện tất cả chúng sanh được thân trí hạnh sâu rộng của Phật, trí huệ trùm khắp, mưa pháp vũ l ớn. Nguyện tất cả chúng sanh được thân ở trong thời tịch tịnh, ở ngoài thời vì chúng sanh mà làm tràng trí huệ phóng đại quang minh soi sáng tất cả.

Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí tạng phủ đem thiện căn hồi hướng. Vì muốn cho chúng sanh thân tâm thanh tịnh, đều được an trụ trong trí huệ vô ngại.

Chư Phật tử! Ðạ i B ồ Tát bố thí những lóng xương của mình, như Pháp Tạng Bồ Tát, Quang Minh Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Lúc thấy người đến xin những lóng xương của mình, đại Bồ Tát rất hoan hỷ kính mến họ. Lòng Bồ Tát luôn an lạc thanh tịnh dũng mãnh, vững lòng tin, thêm lòng từ mẫn, lòng vô ngại, bố thí đúng theo chỗ nhu cầu của người xin. Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguy ện tất cả chúng sanh đượ c hóa thân, chẳng còn bẩm thọ thân máu thịt. Nguyện tất cả chúng sanh được thân Kim Cang bất ho ại, không ai hơn đượ c. Nguyện tất cả chúng sanh được pháp thân viên mãn Nhứ t thiết trí, sanh vào n ơi cõi không hệ phược nhiễm trước. Nguyện tất cả chúng sanh được thân trí lực, các căn đều toàn vẹn chẳng hư khuyế t. Nguyện tất cả chúng sanh được thân pháp lực, tự tại đến nơi bỉ ngạn. Nguyện tất cả chúng sanh được thân kiên cố không hư hoạ i. Nguyện t ất cả chúng sanh được thân tùy loại ứng hiện, giáo hóa điều phục muôn loài. Nguyệ n tất cả chúng sanh được thân trí huân, có sức khỏe l ớn Na la diên. Nguyện tất cả chúng sanh được thân kiên cố chẳng đoạn tuyệt, lìa h ẳn tất cả sự mỏi nhọc. Nguyện t ất cả chúng sanh đượ c thân rất khỏe vững vàng, đầy đủ đại lực tinh tấn. Nguyện tất cả chúng sanh được pháp thân bình đẳng khắp thế gian trụ nơ i bực vô lượng trí huệ tối thượ ng. Nguyện tất cả chúng sanh được thân phước đứ c, ai ngó thấy đều đượ c l ợi ích xa lìa những điều quấy ác. Nguyện tất cả chúng sanh được thân không y tựa, đề u được đầ y đủ trí huệ vô y vô tr ước. Nguyện tất c ả chúng sanh đượ c thân Phật nhiếp thọ, thường được Chư Phật gia hộ. Nguyện tất c ả chúng sanh được thân lợi ích tất cả mọi loài, đều có thể vào tất cả mọi loài. Nguyện tất cả chúng sanh được thân ph ổ hiện, có thể chiếu hi ện khắp tất cả Phậ t pháp. nguyện tất cả chúng sanh được thân hoàn toàn tinh tấn, chuyên niệm siêng tu trí hạnh Ðại th ừa. Nguyện tất cả chúng sanh được thân thanh tị nh, lìa cống cao, ngã mạ n trí huệ luôn vững vàng không động loạn. Nguyện tất cả chúng sanh được thân hành kiên cố, thành tựu tất cả trí nghiệp Ðại thừa. Nguyện tất cả chúng sanh được thân nhà Phật, lìa hẳn tất cả sanh tử thế gian.

Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí những lóng xương nơi thân mình đem thiện căn hồi hướng. Vì muốn cho chúng sanh được Nhứt thiết trí vĩnh viễn thanh tịnh vậy.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát thấy có người cầ m dao bén xin da nơi thân mình, thời rất hoan hỷ xem nh ư là có trọng ân đối với mình. Bồ Tát liền tiếp rướ c mời ngồi tòa cao, rồi đ em thân dâng nạp cho người xin làm vừa ý họ với lòng kính mến, như Thanh Tịnh Tạng Bồ Tát, Kim Hiếp Lộc Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Bấy giờ Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được da mịn nhuy ễn thanh tị nh như thân Phật, người thấy không nhàm. Nguyện tất cả chúng sanh được da bất hoại như Kim Cang không ai phá ho ại được. Nguyện t ất cả chúng sanh được da màu hoàng kim thanh tịnh sáng sạch. Nguyện tất cả chúng sanh được da vô lượ ng màu sắc, tùy theo tâm nguyện hiện s ắc thanh tịnh. Nguyện tất cả chúng sanh được da thanh tịnh vi diệu đệ nhứt đủ các tướng hảo của Phật, phóng đại quang minh chiếu khắp tất cả.

Ðây là đại Bồ Tát lúc bố thí da nơi thân mình đem thiệ n căn hồi hướng, vì muốn chúng sanh đều được tất cả cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh đầy đủ công đức lớn của Như Lai.

Chư Phật tử! Ðạ i Bồ Tát đem ngón tay ngón chân bố thí cho người xin, như Kiên Tinh Tấn Bồ Tát, Diêm Phù Ðề Tự Tại Vương Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Lúc bố thí, Bồ Tát hòa nhan vui vẻ, lòng an lành không điên đảo, chẳ ng cầu t ư l ợi chẳng chuộng tiếng tăm, an trụ nơi Ðại thừa phát ý quảng đại, lìa b ỏ lòng ganh ghét bỏn xẻn và tất cả phiền não, chuyên hướng đến diệu pháp vô thượng của Như Lai. Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy :

Nguy ện tất cả chúng sanh đượ c ngón tay ngón chân dài thon, đều đặn, tròn tr ịa, ngay thẳng trên dưới xứng nhau, móng như đồng đỏ nổi cao chói sáng, như ngón của Ðức Phật, đầy đủ Thập lực. Nguyện tất cả chúng sanh được ngón có chỉ xoay vòng phía hữu, đẹp như hoa sen. Nguyện tất cả chúng sanh được ngón tạng quang minh, phóng ánh sáng lớn chiếu vô lượng cõi Phật. Nguyện tất cả chúng sanh được ngón khéo an bài, màng lưới hoàn toàn hảo khéo léo.

Ðây là đạ i Bồ Tát lúc bố thí ngón, đem thiện căn hồi hướng vì muốn cho chúng sanh đều được tâm thanh tịnh vậy.

Chư Phật t ử! Ðại Bồ Tát lúc thỉnh cầu chánh pháp, vui lòng dâng móng liền thịt cho người thí pháp, nếu người này muốn, như Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát, Vô Tận Bồ Tát và vô lượng Bồ Tát khác.

Bấy giờ Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh đều đượ c móng t ướng đồng đỏ như Phật. Nguyện t ất cả chúng sanh được móng bóng láng trang nghiêm xinh đẹp chói sáng đệ nhứt. Nguyện t ất cả chúng sanh được móng Nhứt thiết trí toàn vẹn tướng đại nhơn, không nhiễm trước thế gian, không gì sánh bằng. Nguyện tất cả chúng sanh được móng diệu trang nghiêm chói sáng tất cả thế gian. Nguyện tất cả chúng sanh được móng bất hoại thanh tịnh không kém khuyết. Nguyện t ất cả chúng sanh được móng đủ tướng phương ti ện vào tất cả Phật pháp, trí hu ệ rộng lớn thảy đề u thanh t ịnh. Nguyện tất cả chúng sanh được móng thiện sanh, đầy đủ nghiệp quả tịnh diệu của Bồ Tát. Nguyện tất cả chúng sanh được móng Nhứt thiết trí đại Ðạo Sư, phóng tạng quang minh vô lượng sắc vi diệu.

Ðây là đại Bồ Tát vì cầu pháp mà bố thí móng liền thịt, đem thiện căn hồi hướng, vì muốn chúng sanh được Nhứt thiết trí vô ngại.

Chư Phậ t tử! Ðạ i Bồ Tát cầu pháp tạng của Phậ t, hết lòng cung kính tôn tr ọng, dầu đượ c nghe chánh pháp rồi phải tự nhảy vào h ầm lửa sâu cũng rất vui mừng, như Cầu Thiện Pháp Vương Bồ Tát, Kim Cang Tư Duy Bồ Tát và chư đại Bồ Tát khác.

Bấy giờ Bồ Tát đem căn lành này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh an trụ nơi pháp Nhứt thiết trí của Phật, trọn chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề.

Nguyện tất cả chúng sanh lìa các hiểm nạn, hưởng thọ sự an vui của Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh được tâm vô úy, lìa các khủng bố.

Nguyện tất cả chúng sanh thường thích cầu pháp đầy đủ sự vui vẻ trang nghiêm.

Nguyện tất cả chúng sanh lìa các ác thú, dứt trừ tất cả lửa dữ tam độc.

Nguyện tất cả chúng sanh thường được an vui thắng diệu như Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh được tâm Bồ Tát, lìa hẳn tất cả lửa tham, sân, si.

Nguyện tất cả chúng sanh đều được sự vui chánh định của Bồ Tát thấy khắp Chư Phật lòng họ rất vui mừng.

Nguyện t ất cả chúng sanh khéo nói chánh pháp, đối với pháp cứu cánh luôn không quên sót. Nguy ện t ất cả chúng sanh toàn vẹn sự vui vi diệu thần thông của Nhứt thiết, rốt ráo an trụ nơi Nhứt thiết chủng trí.

Ðây là đại Bồ Tát vì cầu chánh pháp, lúc đem thân tự nhảy vào hầm lửa dùng thiện căn hồi hướng muốn cho chúng sanh lìa nghiệp chướng ngại, đều được đầy đủ lửa trí huệ.

Chư Phật t ử! Ðại Bồ Tát vì cầu chánh pháp để khai thị diễn thuyết đạo hạnh Bồ Tát, chỉ đường Bồ đề, đến trí Vô thượng, siêng tu Th ập lực, hiển thị tâm Nhứt thi ết trí, được trí vô ngại, cho chúng sanh được thanh t ịnh trụ nơi cảnh giới Bồ Tát siêng tu tập đại trí được Phật Bồ đề, mà tự thân phải thọ lấy vô lượng sự khổ não, như Cầu Thiện Pháp Bồ Tát, Dũng Mãnh Vương Bồ Tát và vô lượng đại Bồ Tát khác.

Lúc vì pháp mà thọ khổ, Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

 

Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn tất cả sự khổ não bức bách, thành tựu thần thông tự tại an vui.

Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn những sự khổ được tất cả sự vui, dứt hẳn thân khổ được thân thanh tịnh an vui.

Nguyện tất cả chúng sanh thoát khỏi ngục khổ thành tựu trí hạnh.

Nguyện tất cả chúng sanh thấy đường an ổn lìa khỏi các ác đạo.

Nguyện tất cả chúng sanh được vui pháp hỷ dứt hẳn các sự khổ.

Nguyện tất cả chúng sanh dứt hẳn, các sự khổ, không lòng oán hại, luôn yêu mến nhau.

Nguyện tất cả chúng sanh được sự vui của Phật, lìa khổ sanh tử.

Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu, sự an lạc thanh tịnh vô tỷ, không sự khổ gì làm tổn thương được.

Nguyện tất cả chúng sanh được tất cả sự vui thù thắng vô ngại của Phật.

Ðây là đại Bồ Tát lúc chịu khổ để cầ u chánh pháp đem thiện că n hồi hướng vì muốn c ứu hộ tất cả chúng sanh, khiến họ khỏi những hiểm nạn mà an trụ nơi giải thoát vô ngại Nhứt thiết chủng trí vậy.

Chư Phậ t tử! Ðại Bồ Tát lúc ở ngôi vua mà cầu chánh pháp, đến đỗi có thể vì qúy trọng một chữ , một câu, một nghĩa mà thí xả tất cả s ở hữ u trong nước, thành ấp, nhơn dân, đất đại, kho tàng, vàng bạc, châu báu, cung điện, quyến thuộc v ợ con, đến cả ngôi vua cũng thí xả được, để đem sự l ợi ích lạ i cho tất cả chúng sanh, cần cầu đạo Nhứt thiết trí vô ngại thanh tịnh của Chư Phật, như Ðại Thế Ð ức Bồ Tát, Thắng Ðức Vương Bồ Tát và vô lượ ng đại Bồ Tát khác. Nhẫn đến vì cầu một chữ chánh pháp mà năm vóc mọp lạy, chánh ni ệm tam thế Phật pháp, thích tu tập, chẳng màng danh lợi, bỏ ngôi vua thế gian mà c ầu ngôi Pháp Vương tự tại, không tham luy ến sự vui thế gian mà dùng pháp xuất thế nuôi lớn tâm tánh, lìa hẳn tất cả sự hí luận thế gian mà trụ nơi Phật pháp không hí luận.

Bấy giờ đại Bồ Tát đem các thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh thường thích bố thí tất cả sở hữu không lòng hối tiếc.

Nguyện tất cả chúng sanh luôn cầu chánh pháp, chẳng tiếc những của cải sanh sống đến cả thân mạng.

Nguyện tất cả chúng sanh đều được lợi ích nơi chánh pháp, có thể giải quyết sự nghi hoặc của tất cả chúng sanh.

Nguyện tất cả chúng sanh có lòng ham thích pháp lành, luôn vui thích chánh pháp của Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh vì cầu Phật pháp nên có thể xả thân mạng nhẫn đến ngôi vua, phát đại tâm tu tập Bồ đề Vô thượng.

Nguyện tất cả chúng sanh tôn trọng chánh pháp, thường rất mến thích chẳng tiếc thân mạng.

Nguyện tất cả chúng sanh hộ trì Phật pháp rất khó được mà thường siêng tu tập.

Nguy ện tất cả chúng sanh đều được quang minh Phật Bồ đề, thành hạnh Bồ đề, tỏ ngộ chẳng do người khác.

Nguy ện tất cả chúng sanh thường có thể quan sát tất cả Phật pháp, nhổ trừ mũi tên nghi ngờ, trong tâm được an ổn.

Ðây là đại Bồ Tát thí xả ngôi vua để cầu chánh pháp, đem thiện căn hồi hướng như vậy, vì muốn cho chúng sanh được tri kiến viên mãn thường được trụ nơi đạo an ổn vậy.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát làm đại Quốc Vương được tự tại, ban chỉ dụ trừ bỏ nghiệp sát sanh. C ấm dứt sự giết thịt trong toàn thể quốc nội. Những sanh vật không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, tất cả đều ban cho s ự vô úy. Không lòng khi đoạt, r ộng tu tấ t cả hạnh Bồ Tát, nhơ n từ che chở mọi loài, chẳng xâm não, phát tâm làm an ổn chúng sanh, lập quán trí rất thích đối vớ i Chư Phậ t, thườ ng tự an trụ nơi ba Tụ tịnh giớ i và cũng làm cho chúng sanh an trụ như vậy. Ðại Bồ Tát khiến các chúng sanh trụ nơi Ngũ giới, dứt hẳn nghiệp sát sanh. Ðem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh phát tâm Bồ Tát đầu đủ trí huệ, thọ mạng được bảo đảm không cùng tận.

Nguyện tất cả chúng sanh trụ vô lượng kiếp cúng dường tất cả Phật, cung kính siêng tu càng thêm thọ mạng.

Nguyện tất cả chúng sanh tu hành hoàn toàn lìa pháp lão tử, tất cả sự tai độc chẳng hại mạng họ được.

Nguyện tất cả chúng sanh được hoàn toàn thân thể không bịnh não, thọ mạng tự tại có thể tùy ý mà trụ thọ.

Nguy ện tất cả chúng sanh được thọ mạng vô tận, cùng kiếp số vị lai trụ hạnh Bồ Tát, giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh.

Nguyện tất cả chúng sanh, được môn thọ mạng thiện căn thập lực tăng trưởng, thọ mạng vô tận hoàn thành đại nguyện.

Nguyện tất cả chúng sanh đều thấy Chư Phật phụng thờ cúng dường, thọ mạng vô tận tu tập thiện căn.

Nguyện tất cả chúng sanh ở nơi Chư Phật khéo học Phật pháp được Thánh pháp hỷ thọ mạng vô tận.

Nguyện tất cả chúng sanh được thọ mạng thường trụ, dũng mãnh tinh tấn nhập trí huệ của Phật.

Ðây là đại Bồ Tát trụ ba Tụ tịnh giớ i dứt hẳn nghiệp sát sanh đem thiện căn hồi hướng, muốn cho chúng sanh được toàn vẹn mười trí lực của Phật vậy.

Chư Phậ t tử! Ðạ i Bồ Tát thấy có chúng sanh ôm lòng tàn nhẫn làm tổn hại loài người và thú vậ t, vì thế nên phải thọ lấy thân nam hình thiếu sứt khổ sở, Bồ Tát khởi lòng từ bi mà thương xót cứu vớt họ, làm cho tất cả nhơn dân nơi diêm phù Ðề đều bỏ nghiệp sát hại, đem tất cả tài vật của mình bố thí cho họ, rồi dạy họ hiều biết chánh pháp, khiến họ vui mừng sanh lòng từ ái thương yêu lẫn nhau, dứt bỏ ác tâm.

Bấy giờ Bồ Tát đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh toàn vẹn thân trượng phu thành tựu tướng Phật mã âm tàng.

Nguyện tất cả chúng sanh toàn vẹn thân nam tử, phát tâm dũng mãnh tu các phạm hạnh.

Nguyện tất cả chúng sanh có sức dũng mãnh, thường làm bực chủ đạo, trụ nơi trí vô ngại không hề thối chuyển.

Nguyện tất cả chúng sanh đều được đầy đủ thân đại trượng phu, lìa bỏ tâm tham dục không còn nhiễm trước.

Nguyện tất cả chúng sanh đều được thành tựu pháp Thiện Nam Tử, trí huệ tăng trưởng được Chư Phật khen ngợi.

Nguyện tất cả chúng sanh được đầy đủ sức lực bực đại nhơn, luôn có thể tu tập căn lành mười trí lực.

Nguyện tất cả chúng sanh vĩnh viễn chẳng hư mất thân nam tử, thường tu tập pháp phước huệ Vị tằng hữu.

Nguyện tất cả chúng sanh ở trong ngũ dục không nhiễm không ràng buộc, được tâm giải thoát, nhàm lìa ba cõi tu hạnh Bồ Tát.

Nguyện tất c ả chúng sanh thành tựu bực trượng phu trí huệ đệ nhứt, mọi loài đều tôn kính phục tùng sự giáo hóa của họ.

Nguyện tt cả chúng sanh đầy đủ trí huệ của Bồ Tát, chẳng bao lâu sẽ thành bực Ðại Hùng.

Ðây là đại Bồ Tát c ấm tuyệt tất cả s ự hủy hoại thân nam tử, đem thiện căn hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh toàn vẹn thân tr ượng phu, đều có th ể thủ hộ các điề u lành của bực tr ượng phu, sanh vào nhà Hiền Thánh, đầy đủ trí huệ , thường siêng tu tập thắng hạnh c ủa bự c trượng phu, có lực dụng bực trượng phu, khéo hay hi ển thị bảy đạo hạnh bực trượng phu, đầy đủ thiện chủng trượng phu, chánh giáo trượng phu, dũng mãnh trượng phu, tinh tấn trượng phu, trí huệ trượng phu, thanh tịnh trượng phu, làm cho tất cả chúng sanh rốt ráo cũng đều được như vậy, như đấng Như Lai Ðiều Ngự Trượng Phu.

Chư Phật tử! Bực đại Bồ Tát nếu thấy Ðức Như Lai xuất thế thuyết pháp, liền cả tiếng bảo tất cả chúng sanh:

Ðức Như Lai xuất thế! Ðức Như Lai xuất thế!

Làm cho mọi loài chúng sanh được nghe danh hiệu của Phật mà rời bỏ tất cả ngã mạn hí luận.

Ðại Bồ Tát lại dìu dắt chúng sanh được mau thấy Phật, niệm Phật, về với Phật, tưởng nơi Phật, quan sát Phật, ca ngợi Phật.

Ðại Bồ Tát lại vì chúng sanh mà nói gặp Phật là việc rất khó. Vì ngàn vạn ức kiếp, Ðức Phật mới xuất thế một lần.

Nhờ sự khuyên b ảo của đại Bồ Tát mà chúng sanh được thấy Phật rồi sanh lòng tin thanh tịnh vui mừng hớn hở tôn trọng cúng dường.

Nơi Ðức Phậ t, chúng sanh được nghe danh hiệu c ủa Chư Phật, nên rồi lại được gặp gỡ vô số Chư Phật khác, do đây sự tu tập các căn lành càng lớn thêm.

Ðối với Bồ Tát, các chúng sanh này đều coi là những bực thiện tri thức tối thượng.

Do đại Bồ Tát mà các chúng sanh được thành tựu Phật pháp, rồi tự đem căn lành đã vun trồng trong vô số kiếp mà thật hành Phật sự khắp thế gian.

Chư Phật t ử! Lúc khai thị cho các chúng sanh được thấy Ðức Phật, bực đại Bồ Tát đem những căn lành hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh, chẳng cần chờ khuyên bảo, tự đến gặp Phật để cúng dường và sanh lòng hoan hỷ.

Nguyện tất cả chúng sanh thường thích thấy Phật không bỏ rời.

Nguyện tất cả chúng sanh thường siêng tu tập trí huệ rộng lớn thọ trì Phật pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh chẳng luận nghe tiếng gì đều tỏ ngộ Phật pháp, tu hạnh Bồ Tát trong vô lượng kiếp.

Nguyện tất cả chúng sanh chánh niệm vững vàng, do trí nhãn, luôn thấy Ðức Phật xuất thế.

Nguy ện tất c ả chúng sanh không nhớ nghiệp hạnh nào khác, chỉ thường nhớ Phật, thấy Phật và siêng tu mười trí lực.

Nguyện t ất cả chúng sanh thường thấy Chư Phật không luận chỗ nào, do đây rõ thấu Ðức Như Lai khắp cả cõi hư không.

Nguyện tất cả chúng sanh đều được đầy đủ thân tự tại của Phật, thành đạo thuyết pháp khắp cả mười phương.

Nguy ện tất cả chúng sanh gặp thiện tri thức thường nghe Phật pháp, được lòng tin bất hoại đối với Chư Phật.

Nguy ện tất cả chúng sanh đều có thể ngợi khen Chư Phật xuất thế, làm cho người thấy Phật đều được thanh tịnh.

Trên đây là đại B ồ Tát đem căn lành ca ng ợi Ðứ c Phật ra đời mà hồi hướng cho chúng sanh được thấy Phật, cúng dường Phật, nơi pháp vô thượng được rốt ráo thanh tịnh.

Chư Phật tử! Bực đại Bồ Tát đem đất bố thí cho Phật xây dự ng Tinh xá. Hoặc đem đấ t bố thí cho chư Bồ Tát, các bực thiệ n tri thức tùy ý sử dụ ng. Hoặc đem đất bố thí cho Chư Tăng cất chỗ ở. Hoặc đem bố thí cho cha mẹ, cho các bực Thanh Văn, Ðộc Giác, hoặc là người khác, nhẫn đế n k ẻ nghèo khó côi cút, tùy ý họ sử dụng. Hoặc đem đất bố thí để xây cất tháp miếu thờ Phật. Trong tất cả cơ sở đã xây cất lên đó, đại Bồ Tát đều vì họ mà sắm đủ đồ dùng, khỏi lo sợ thiếu thốn.

Ðại Bồ Tát lúc bố thí đất, đem căn lành hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh trọn vẹn thanh tịnh Nhứt thiết trí, rốt ráo hạnh Phổ Hiền.

Nguyện tất cả chúng sanh được bực tổng trì, chánh niệm thọ trì tất cả Phật pháp.

Nguyện tất cả chúng sanh được sức trụ trì, có thể thường giữ gìn tất cả Phật giáo.

Nguyện t ất cả chúng sanh được tâm bao dung như quả đất, đối với mọi loài lòng thường thanh tịnh không có ác niệm.

Nguyện tất cả chúng sanh nắm giữ Phật chủng, trọn nên cấp bực của Bồ Tát không dứt mất.

Nguyện tất cả chúng sanh làm chỗ an ổn cho tất cả mọi loài, làm cho mọi loài đều được điều phục trụ nơi đạo thanh tịnh.

Nguyện t ất cả chúng sanh đồng như Ðức Phật làm lợi ích thế gian, khiến mọi loài đều siêng tu an trụ nơi Phật lực.

Nguyện tất cả chúng sanh được khắp thế gian mến thích, khiến họ an trụ nơi sự vui vô thượng của Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh được thiện phương tiện, an trụ nơi pháp vô úy, trí lực của Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh được trí huệ như quả đất, tự tại tu hành tất cả Phật pháp.

Trên đây là đại Bồ Tát lúc bố thí đất đai, đem căn lành hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh đều được rốt ráo bực thanh tịnh của Chư Phật.

Chư Phật tử! Bực đại Bồ Tát đem trăm ngàn muôn ức kẻ đồng bộc tùy thời nghi mà dâng hiến cho Chư Phậ t, Bồ Tát, thiện tri thức, chúng Tăng; hoặc cung cấp cho cha mẹ, người bịnh tật, k ẻ nghèo cùng côi cút, và tất c ả người không kẻ giúp đỡ săn sóc; hoặc để gìn giữ tháp miếu của Ðức Như Lai; hoặc để biên chép chánh pháp của Chư Phật.

Những đồng bộc này đều thông minh khéo léo, tánh nết điều thuận, siêng nă ng không lười biếng, đều có tâm ngay th ẳng, tâm vui vẻ, tâm lợi ích, nhơn t ừ, cung kính, không có lòng oán hận, thù địch. Lại vì do tịnh nghiệp của đại Bồ Tát cảm hóa nên những đồng bộc này đều có tài năng, tùy theo phương tục, hay làm cho người chủ được lợi ích, được vừa ý.Ðại Bồ Tát đem căn lành này mà hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được tâm điều thuận tu tập căn lành nơi tất cả Chư Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh tùy thuận cúng dường tất cả Chư Phật, có thể nghe và lãnh thọ lời Phật dạy.

Nguyện tất cả chúng sanh được Phật nhiếp thọ, luôn quán tưởng Ðức Như Lai, trọn không nghĩ gì khác.

Nguyện tất cả chúng sanh chẳng làm hư Phật chủng, siêng tu căn lành tùy thuận nơi Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh thường siêng cúng dường tất cả Chư Phật không để thời gian luống qua.

Nguyện tất cả chúng sanh nhiếp trì diệu nghĩa của Chư Phật, lời nói thanh tịnh, du hành vô úy.

Nguyện tất cả chúng sanh thường thích thấy Phật không hề nhàm, đối với Phật không tiếc thân.

Nguyện tất cả chúng sanh được thấy Chư Phật, không nhiễm đắm thế gian.

Nguyện tất cả chúng sanh chỉ quy y Phật, lìa hẳn tất cả sự tà quy y.

Nguyện tất cả chúng sanh tùy thuận Phật đạo, lòng thường thích quán Phật pháp vô thượng.

Trên đây là Bồ Tát lúc bố thí những đồng b ộc đem căn lành hồi hướng, để làm cho chúng sanh xa lìa trần cấu, thanh tịnh Phật địa, có thể hiện thân tự tại của Ðức Như Lai.

Chư Phật tử! Bực đại B ồ Tát lúc đem thân thể bố thí cho người đến xin thờ i sanh lòng khiêm tốn, lòng như m ặt đất, chị u đựng mọi sự khổ lòng không xao động, sanh lòng muốn hầu hạ giúp đỡ chúng sanh không hề nhàm, sanh lòng xem chúng sanh như mẹ hiền có bao nhiêu căn lành đều muốn đem cấp cho cả, sanh lòng tha thứ cho những chúng sanh cực ác thường xâm lăng mình, lại luôn siêng năng giúp đỡ họ.

Ðại Bồ Tát đem căn lành này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất c ả chúng sanh thườ ng không thiế u những đồ dùng mà mình muốn; không ngớt thật hành hạnh Bồ Tát; chẳng bỏ việc làm l ợi ích của tất cả Bồ Tát; khéo an trụ lơi đạ o hạnh Bồ Tát; rõ th ấu pháp tánh bình đẳng của Bồ Tát; được ở trong số chủ ng tộc của Như Lai; gìn lời chơn th ật, giữ hạnh Bồ Tát; làm cho thế gian được Phật pháp thanh tịnh, tin hiểu sâu chắc, ch ứng pháp r ốt ráo; làm cho chúng sanh xuất sanh thiện căn tăng thượng thanh tịnh, được công đức lớn, đủ Nhứt thiết trí.

Ðạ i B ồ Tát đem thiện căn này làm cho tất c ả chúng sanh thường đượ c cúng dường tất cả Chư Phật, hiểu tất cả pháp và thọ trì, đọc tụng, chẳng quên sót, chẳ ng sai l ầm, khéo điều phục tâm, dùng pháp tịch tịnh để rèn luyện tâm mình. Ðại Bồ Tát làm cho chúng sanh ở trong Phật pháp được những công hạnh như vậy.

Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn này khi ến tất cả chúng sanh làm ngôi tháp đệ nhứt, đáng thọ những sự cúng dường c ủa thế gian; khiến tất cả chúng sanh thành ph ước điền vô thượng, đượ c Phật trí rồi khai ngộ mọi loài, làm lợi ích t ất cả chúng sanh, làm cho đầ y đủ tất cả thiện căn, được vô lượ ng phước báu, ra khỏi tam giới, làm đấng đệ nhứt Ðạo Sư, chỉ bày đạo như thậ t cho thế gian; làm cho tất cả chúng sanh được tổng trì vi diệu thọ trì đủ tất cả chánh pháp củ a Chư Phật ; làm cho tất cả chúng sanh chứng được pháp giới đệ nhứt đầy đủ đạo vô ngại như hư không.

Trên đây là đạ i Bồ Tát bố thí thân thể của mình rồi đem tất cả hồi hướng làm cho chúng sanh đều được trí thân phước điền vô thượng.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát nghe pháp vui mừng sanh lòng tin thanh tịnh, có thể đem thân mạ ng mình cúng dường Chư Phật, xem Chư Phật như cha mẹ, ưa thích tin hiểu pháp bảo vô thượng, thọ trì, đọc tụng, chánh pháp vô ngại, vào khắp vô số na do tha pháp bảo đại trí huệ và những môn thiện că n, lòng luôn nhớ t ưởng vô lượng Phật, vào nghĩa lý sâu xa cảnh giới của Ph ật, có thể dùng phạ m âm của Phật để hưng khởi mây Phật pháp, rưới mưa Phật pháp, tự t ại dũng mãnh có thể giảng thuyết đị a vị của bực đại trí đệ nhứt, hoàn mãn đầy đủ trí huệ, dùng vô lượng đại pháp để thành tựu các thiện căn.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát được nghe những pháp như vậy nơi Chư Phật, thời hoan hỷ vô lượng, đứng vững trong chánh pháp tự dứt sự nghi lầm, và cũng làm cho người khác dứt, lòng luôn thơ thới, hoàn mãn công đức, đầy đủ thiện căn, luôn luôn có lòng làm lợi ích cho chúng sanh chẳng để thiếu sót, được trí tối thắng thành Kim Cang tạng, gần gũi Chư Phật, thanh tịnh Phật độ, thường siêng cúng dường Chư Phật.

Bấy giờ đại Bồ Tát đem những thiện căn trên đây hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh đều được viên mãn thân tối thắng, được tất cả Chư Phật nhiếp thọ.

Nguyện tất cả chúng sanh thường được ở gần bên Phật, luôn được chiêm ngưỡng Ðức Thế Tôn.

Nguyện tất cả chúng sanh đều được thân thanh tịnh chẳng hư hoại, tất cả công đức trí huệ đều được đầy đủ.

Nguyện tất cả chúng sanh thường siêng cúng dường Chư Phật, thật hành phạm hạnh vô sở đắc rốt ráo.

Nguyện tất cả chúng sanh được thân vô ngã: lìa hẳn ngã và ngã sở.

Nguyện t ất cả chúng sanh đều có thể phân thân khắp cõi nước mười phương, như bóng hiện, nhưng vẫn không có tướng qua lại.

Nguyện tất cả chúng sanh được thân tự tại đến khắp mười phương mà không có ngã, không có lãnh thọ.

Nguyện tất cả chúng sanh sanh ra từ thân Phật và ở nơi nhà vô thượng Phật thân.

Nguyện tất cả chúng sanh được thân pháp lực, có sức nhẫn nhục lớn không ai phá hoại được.

Nguyện tất cả chúng sanh được thân vô tỷ, thành tựu pháp thân thanh tịnh của Như Lai.

Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu thân công đức xuất thế sanh vào nơi pháp giới thanh tịnh vô sở đắc.

Trên đây là đại Bồ Tát đem thân mạng cúng dườ ng Ðức Phật, rồi hồi hướng thiện căn cho tất cả chúng sanh được vĩnh viễn ở trong nhà của tam thế Chư Phật.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem thân b ố thí cho tất cả chúng sanh, vì muốn cho tất cả chúng sanh đều thành tựu thiện căn, ghi nhớ thiện căn.

Ðại Bồ Tát tự nguyện thân mình làm đèn sáng lớn, soi sáng khắp tấ t cả chúng sanh. Làm những nhạc khí, nhiếp th ọ khắ p tất cả chúng sanh. Làm diệ u pháp tạng nhiế p trì khắp tất cả chúng sanh. Làm tịnh quang minh, khai ngộ khắp tất c ả chúng sanh. Làm bóng sáng thế gian, khắp tất c ả chúng sanh đều thường được ngó th ấy. Làm nhơn duyên cho thiện căn, khắ p chúng sanh thường được gặp gỡ. Làm chơn thiện tri thức, khắp chúng sanh đều được dạy dỗ. Làm con đườ ng bình th ản, t ất cả chúng sanh đều được đi trên đó. Làm chỗ an lạc hoàn bị vô th ượng, cho tất cả chúng sanh khỏi khổ được thanh tịnh. Làm mặt nhựt sáng trong, cho khắp thế gian được lợi ích bình đẳng.

Bấy giờ, đại Bồ Tát đem những thiện căn trên đây hồi hướng như vầy:

Nguyện tất c ả chúng sanh thường gần gũi Chư Phật, được nhập Phật trí. Nguyện tất c ả chúng sanh được trí tùy thu ận trụ bực Vô thượng giác. Nguyện tất c ả chúng sanh thường ở trong pháp hội của Chư Phật, khéo điều phục tâm ý. Nguyện tất cả chúng sanh thật hành đúng pháp tắc, đầy đủ oai nghi của Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh đều được Niết Bàn, hiểu sâu pháp nghĩ a. Nguyện tất cả chúng sanh đủ hạnh tri túc, sanh vào nhà Như Lai. Nguyệ n tấ t cả chúng sanh bỏ tham dục vô minh, an trụ trong chí lạc của Phật. Nguyện tất cả chúng sanh sanh căn lành tối thắng, ngồi tòa Bồ đề. Nguyện tất cả chúng sanh giết giặc phiền não, xa lìa lòng oán hại. Nguyện tất cả chúng sanh hộ trì đầy đủ tất cả Phật pháp.

Trên đây là đại Bồ Tát bố thí thân mạng đem căn lành hồi hướng nguyện cho tất cả chúng sanh được sự lợi ích ở nơi an ổn vô thượng.

Này Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát tự đem thân mình hầu hạ Ch ư Phật. Ðối vớ i Chư Phậ t luôn nghĩ nhớ đền đáp ơn nặng như nhớ cha mẹ, rất kính tin Chư Phật, hộ trì đạ o Bồ đề của Chư Phật với tấm lòng thanh tịnh, an trụ nơi Phật pháp xa lìa quan niệm thế gian, sanh vào nhà Chư Phậ t, thuận theo Chư Phật xa lìa cảnh ma, rõ thấu công hạnh của Chư Phật, trọn nên pháp khí của tất cả Chư Phật.

Bấy giờ, đại Bồ Tát đem căn lành này hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được lòng thanh tịnh, t ự trang nghiêm vớ i báu Nhứt thiết trí. Nguyện tất cả chúng sanh khéo tự điề u phục xa lìa tất cả nghiệp ác. Nguy ện tấ t cả chúng sanh được quyến thuộc bền ch ặt không bị phá hoại, đều có thể nhiếp thọ chánh pháp của Chư Phật. Nguyện tất cả chúng sanh làm đệ tử của Phật đến bực Bồ Tát Quán Ðảnh. Nguyện tất cả chúng sanh thường được Chư Phật nhiếp thọ, xa lìa tất cả điều ác. Nguyện tất cả chúng sanh thuận theo Chư Phật, tu hành Bồ Tát hạnh tối thắng. Nguyện tất cả chúng sanh vào cảnh giới Chư Phật, được thọ ký chứng Nh ứt thiế t trí. Nguyện tất cả chúng sanh đều được bình đẳng với Chư Phật, nơi tất cả Phật pháp đề u được tự tại. Nguyệ n tất cả chúng sanh đều được Chư Phật nhiế p thọ, luôn tự tại những hạ nh vô thủ vô trước. Nguyện tất cả chúng sanh thường làm thị giả bực nhứt của Chư Phật, thường tu hạnh trí huệ.

Trên đây là đại Bồ Tát hầu hạ Chư Phậ t đem căn lành hồi hướng, vì muốn chứ ng Vô thượ ng Bồ đề, cứu hộ tất cả chúng sanh, thoát kh ỏi ba cõi, trọn nên tâm lành không tổn não, được Bồ đề rộng l ớn vô lượ ng, được trí huệ soi rõ Phật pháp, vì muốn thường được Chư Phật nhiếp thọ, được Chư Phật hộ trì, muốn tin hiểu tất cả Phậ t pháp, muốn đượ c thiện căn bình đẳng với tam thế chư Phật, muốn được trọn vẹn tâm không hối hận, để được chứng tất cả Phật pháp.

Chư Phật tử! Ðố i vớ i tất cả tài vật, cõi nước, nhẫn đến ngôi vua, đại Bồ Tát đều thí xả được tất cả. Với mọi thế sự, lòng c ủa đại Bồ Tát đều được tự tại, không ràng buộc, không luyến ái, lìa hẳn nghiệp ác, làm lợi ích cho chúng sanh, chẳng chấp nghiệp quả, chẳng thích thế pháp, chẳng còn tham nhi ễm chốn sanh tử. D ầu Bồ Tát ở thế gian nhưng thật ra nơi đây không phải là chổ sanh của Bồ Tát. Lòng Bồ Tát không chấp trướ c những pháp: Uẩn, xứ, gi ới. Không trụ không tựa nơi pháp trong, pháp ngoài. Chẳng bao giờ quên mất nh ững hạnh Bồ Tát, chưa t ừng xa rời các thiện tri thức, gìn giữ hạnh nguyện rộng lớn của Bồ Tát. Thường vui được kính thờ tất cả thiện hữu.

Bấy giờ đại Bồ Tát đem căn lành đây hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh làm đại Pháp Vương tự t ại với các pháp và rốt ráo đến bờ kia. Nguyện cho tất c ả chúng sanh được thành Ph ật xô dẹp tất cả oán tặc phiền não. Nguyệ n cho t ất cả chúng sanh ở nơi ngôi Phật, được trí huệ Phậ t khai di ễn Phật pháp. Nguyện cho tất c ả chúng sanh ở nơi cảnh giới Phật hay chuyển pháp luân tự tại vô thượng. Nguyện cho tất cả chúng sanh, sanh vào nhà Phật được t ự tại với các pháp gìn giữ mãi giống Phật không mất. Nguyện cho tất cả chúng sanh khai thị chánh pháp của chư Phậ t, tạ o nên vô biên bực đại Bồ Tát. Nguyệ n cho tất cả chúng sanh an tr ụ nơi pháp giới thanh tịnh làm bực đạ i Pháp Vươ ng hi ện thân Phật xuất thế nối luôn không dứt. Nguyện cho tất cả chúng sanh làm vua trí huệ nơi các thế giới giáo hóa mọi loài không tạm ngừng nghỉ. Nguyện cho t ất cả chúng sanh làm vua pháp thí của tất cả mọi loài trong khắp pháp giới hư không giới, làm cho mọi loài đều được trụ nơi đại thừa. Nguyện cho tất cả chúng sanh được thành bực đầy đủ pháp lành bình đẳng với chư Phật.

Trên đây là đại Bồ Tát lúc bố thí ngôi vua đem thiện căn hồi hướng, vì muốn khiến cho tất cả chúng sanh được ở chỗ an ổn rốt ráo.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát hiện thân làm vua lúc thấy có người đến xin thành phố tốt, kinh đô của nhà vua, ch ỗ thâu thuế, đều bố thí cho cả, không chút h ối ti ếc. Trong tâm của Bồ Tát chỉ chuyên hướng về đạo b ồ đề phát nguyện lớn, ở vững nơi đức đại từ, thật hành đại bi, luôn vui vẻ làm lợ i ích cho chúng sanh, dùng trí huệ r ộng lớn hiểu rõ pháp sâu xa, trụ nơi pháp tánh bình đẳng. Như thế là vì phát tâm cầu được nhứt thiết trí, vì thích pháp tự tại, vì muốn đượ c trí huệ tự tại, vì tịnh tu t ất cả công đức, vì muốn trụ nơi trí huệ rộng lớn bền ch ắc, vì muốn chứa nhóm t ất cả căn lành, vì nguyện tu hành tất c ả Phật pháp, vì muốn được đại trí t ự nhiên giác ngộ, vì được an trụ không thối chuyển nơi tâm Bồ đề, vì muốn tu tập tất cả hạnh nguyện để trọn rốt ráo Nhứt thiết chủng trí.

Vì những điều trên đây mà Bồ Tát thật hành việc bố thí, rồi đem thiện căn này mà hồi hướng như vầy:

Nguyện cho ất cả chúng sanh đều có thể trang nghiêm thanh tịnh vô lượ ng cõi nước rồi đem dưng lên chư Phật để làm chỗ ở. Nguy ện cho tất cả chúng sanh thường thích ở nơi vắng lặng. Nguyện cho tất cả chúng sanh trọn chẳng y chỉ đô thành, th ị xã, chỉ thích tịch tịnh để được thẳng đến quả lành rốt ráo. Nguyện tất cả chúng sanh trọn chẳng ham ưa cảnh thế gian, nhằm lìa ngôn ngữ thế gian. Nguyện tất cả chúng sanh lìa được tâm tham, không bao giờ hối tiếc khi bố thí những gì mình có. Nguyện tất cả chúng sanh được tâm xuất thế rời bỏ gia nghiệp. Nguyện tất cả chúng sanh có tâm không bỏn xẻn thường hay bố thí. Nguyện tất cả chúng sanh được tâm không tham tr ước lìa nhà thế tục. Nguyện tất cả chúng sanh đượ c khỏi mọi điề u khổ, dứt trừ tấ t cả sự tai vạ khủng bố. Nguyện tất cả chúng sanh trang nghiêm thanh tịnh tất cả thế giới ở mười phương rồi đem dâng lên chư Phật.

Trên đây là đại Bồ Tát lúc bố thí kinh đô đem căn lành hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh trang nghiêm thanh tịnh các cõi Phật.

Chư Phật tử ! Do nghiệp lành rộng l ớn nên tất cả quyến thuộc của Bồ Tát, nhẫn đến thị nữ đều tài mạo xuất chúng, xinh đẹp đoan trang, tài năng đầy đủ, trên thân trang sức đủ đồ báu l ạ tất cả đều thuận thảo. Nếu có ai đến xin những quyến thuộc thị nữ này, Bồ Tát đều vui vẻ bố thí, trọn không luyến ái, không say mê, không ràng buộc, không chấp lấy, không tham hiễm, không phân biệt, không theo dõi, không chấp tướng, không thích, không muốn.

Bấy giờ đại Bồ Tát quan sát các căn lành, đem căn lành này hồi hướng là vì muốn cho tất cả chúng sanh đều đượ c giải thoát, vì đượ c pháp hỷ của Phật, vì được sự kiên cố trong những sự không kiên cố, vì được trí Kim cang bất ho ại, vì vào đạo tràng c ủa Phật, vì đến bờ kia, vì được tâm vô thượng Bồ đề, vì đượ c trí huệ thông rõ các pháp, vì xuất sanh tất cả căn lành, vì vào nhà của chư Phật. Vì những điều trên đây mà Bồ Tát đem căn lành hồi hướng.

Chư Phật t ử! Ðại Bồ Tát an trụ trong những pháp lành như vậy mà được sanh vào nhà của Như Lai, đượ c thêm lớn thắng nhơ n thanh tịnh của chư Phật, được xuất sanh đạo Nhứt thiết trí tối thắng, được vào sâu nơi trí hạnh rộng lớn của Bồ Tát, được trừ diệt tất cả phi ền não thế gian, thường có thể cúng dườ ng nơi phướ c điề n công đức, tuyên thuyết diệu pháp cho chúng sanh, khôn khéo sắp đặt cho chúng sanh tu tập công hạnh thanh tịnh, luôn cần mẫn nhiếp lấy tất cả thiện căn.

Nguy ện cho tất cả chúng sanh thường đượ c vô lượng tam muội chánh định n ối sanh không dứt. Nguyện tất cả chúng sanh thường thích thấy Phật, đều vào chánh định trang nghiêm của chư Phật. Nguyện cho tất cả chúng sanh thành tựu chánh định bất tư nghì của Bồ Tát hiện vô lượng thần thông tự tại. Nguyện tất cả chúng sanh nhập như thậ t định được bất hoạ i tâm. Nguyện tất cả chúng sanh đều được tam muội thậm thâm của Bồ Tát, đối với các môn thiền định đều đượ c tự t ại. Nguyện tất cả chúng sanh được tâm giải thoát trọn nên tất cả tam muội. Nguyện tấ t cả chúng sanh đều được khéo giỏi nơi các môn tam mu ội, đều có thể nhiế p lấy các tướng tam muội. Nguyện tất cả chúng sanh được thắng trí tam muội, có thể học khắp các môn tam muội. Nguyện tất cả chúng sanh được tam muội vô ngại nhập thâm thiền định không hề thối thất. Nguyện tất cả chúng sanh được vô trước tam muội, tâm luôn trụ trong chánh thọ chẳng chấp lấy hai pháp.

Trên đây là đại Bồ Tát lúc bố thí tất cả quyến thuộc trong cung n ội r ồi đem căn lành hồi hướng. Vì muốn cho tấ t cả chúng sanh đều đượ c quyến thuộc thanh tịnh không tan vỡ, được quy ến thu ộc Ðại thừa, được đầy đủ Phật pháp, được đầy đủ sức Nhứt thiết trí, được chứ ng trí huệ vô thượng, được quy ến thuộc thuận thảo, được bạn đồng chí nguyện cùng ở chung, được đầy đủ tất cả phước trí, được trọn vẹ n căn lành thanh tịnh, đượ c quyế n thu ộc hi ền hòa, được pháp thân thanh tịnh của Phật, được bi ện tài chơn chánh khéo diễn nói vô tận tạ ng pháp của Phậ t, rời bỏ hẳn phước nghiệp thế gian mà đồng tu căn lành xuất thế thanh tịnh, được đầy đủ hạnh nghiệp thanh tịnh để trọn nên pháp thanh tịnh, tất cả Phật pháp đều được hiện tiền, dùng quang minh của Phật pháp trang nghiêm thanh tịnh khắp nơi.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát có thể đem vợ con rất thân yêu bố thí cho người, như thuở xa xưa Thái tử Tu Ðạt Noa, nhà vua Hiện Trang Nghiêm v.v…

Bấy giờ đại Bồ Tát do lòng từ bi mà bố thí, mà tu tậ p h ạnh xả thí. Lòng B ồ Tát luôn thanh tịnh không hề hối tiếc. Xả thí hết cả những gì của mình trân quý để cầu Nhứt thi ết trí, làm cho chúng sanh đượ c chí nguyện thâm hậu thành tựu hạnh Bồ đề quán sát đạo Bồ Tát, tưởng niệm Phật Bồ đề, an trụ chủng tánh Phật.

Ðại Bồ Tát trọn nên tâm bố thí như vậy rồi, thờ i quyết định chí cầ u thân Như Lai, tự xem thân của mình là hệ thu ộc vớ i tất c ả không được tự tại. Bồ Tát lại đem thân mình nhi ếp khắp chúng sanh, và cấp thí cho tất cả, ai chưa được đầy đủ thời làm cho họ được đầy đủ, như hòn đảo bửu châu.

Bồ Tát làm lợi ích chúng sanh như vậy, muốn chính thân mình là ngôi tháp đệ nhứ t cho tất c ả chúng sanh đều có lòng hoan hỷ, muốn có lòng bình đẳng vớ i tất cả thế gian, muốn làm ao n ước mát mẻ cho chúng sanh, muốn ban cho chúng sanh tất c ả sự an lạc, muốn làm đại thí chủ của chúng sanh. Bồ Tát có trí huệ tự tại rõ biết công hạnh của B ồ Tát phải làm nên phát nguyện lớ n trang nghiêm như vậy h ướng đến Nhứt thiết trí mong thành b ực trí huệ phướ c điền vô thượ ng. Bồ Tát nhớ tưở ng khắp cả chúng sanh thường theo gìn giử họ. Do đây tự thân của Bồ Tát được trọn vẹn mọi l ợi ích, trí huệ sáng suố t soi khắp thế gian, tâm bố thí rộng lớn thường sốt sắng luôn và thường thích quan sát cảnh giới của Phật.

Chư Phậ t tử! Ðại Bồ Tát dùng tâm giải thoát không buộc ràng tham đắm mà bố thí vợ con, có bao nhiêu căn lành đem hồi hướng như vầy:

Nguyện cho t ất cả chúng sanh an trụ nơi vô thượng giác, hóa thân khắp pháp gi ới chuyển pháp luân bất thối. Nguyện cho tất c ả chúng sanh đượ c thân tự tại nương nguyện lực đi khắp tất cả cõi Phật. Nguyện cho tất cả chúng sanh bỏ lòng yêu ghét dứt hẳn tâm tham sân. Nguyện cho tất cả chúng sanh là chơn Phật tử làm theo hạnh Phật. Nguyện cho tất cả chúng sanh đố i với Phật quả lòng quyết định không thối thất. Nguyện tất c ả chúng sanh thườ ng làm con Phật từ pháp hóa sanh. Nguyện tất cả chúng sanh trọn nên Phật trí tự tại được bực rốt ráo. Nguy ện t ất cả chúng sanh chứng Vô Thượng Giác dứt hẳn phiền não. Nguyện tất cả chúng sanh có thể diễn nói đủ đạo vô th ượng và thườ ng thích thật hành pháp thí vô thượng. Nguy ện tất cả chúng sanh được tâm chánh định, mọi chướng duyên không phá hoại được. Nguyện tất cả chúng sanh ngồi tòa Bồ đề thành Vô Thượng Giác, khai hóa vô lượng nam nữ trở thành Phật tử.

Trên đây là đại Bồ Tát lúc bố thí vợ con đem căn lành hồi hướng vì muốn cho chúng sanh đều chứng được trí huệ giải thoát vô ngại vô trước.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát s ửa soạn nhà cử a và những vật c ần dùng. Có ai đến xin Bồ Tát đều vui lòng cấp cho cả, không hề tham luyế n nhà cửa, xa lìa quan niệm ở nhà, nhàm chán gia nghiệp và mọi vật cần dùng, lòng không tham, không thích, không chút ràng bu ộc. Bi ết nhà cửa dễ hư hoại nên lòng Bồ Tát luôn nhàm bỏ, chỉ muốn xuất gia tu tập hạnh Bồ Tát, ch ỉ muốn trang nghiêm mình bằng Phật pháp, xả thí t ất cả sở hữu không một mảy hối tiếc, thấy người đến xin hết sức vui mừng. Bồ Tát này thường được chư Phật ngợi khen.

Bấy giờ Bồ Tát đem căn lành này hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tất cả chúng sanh lìa bỏ vợ con, trọn nên sự vui xuất gia đệ nhứt. Nguyện cho tất cả chúng sanh thoát khỏi sự buộc ràng của nhà thế tục vào nhà giải thoát tu tập hạnh thanh tịnh trong Ph ật pháp. Nguyện tất cả chúng sanh lìa bỏ lòng bỏn xẻn thích bố thí không thối thất. Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn nghiệp nhà, ít muốn biết đủ, không chứa để của cải. Nguyện tất cả chúng sanh ra khỏi nhà thế tục ở nhà Như Lai. Nguyệ n tất cả chúng sanh được pháp vô ngại d ứt tr ừ m ọi th ứ chướ ng ng ại chánh pháp. Nguy ện tất cả chúng sanh lìa sự ái luyến gia thuộc, dầu hiện ở nhà mà lòng không tham luyến. Nguyện tất cả chúng sanh khéo giáo hóa, chẳng rờ i gia nghiệp mà diễn nói trí huệ của Phật. Nguyệ n tấ t cả chúng sanh hi ện thân tại gia mà lòng luôn an trụ nơi Phậ t trí. Nguyện tất cả chúng sanh hiện ở tại gia mà không rời nhà Phật, làm cho mọi loài sanh lòng hoan hỷ.

Trên đây là đại Bồ Tát lúc bố thí nhà cửa đem thiện căn hồi hướng, vì muốn cho tất cả chúng sanh trọn nên các môn trí huệ thần thông hạnh nguyện Bồ Tát.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc bố thí những loại vườ n rừng, đình đài, chổ vui chơi thời nghĩ rằng: Tôi sẽ vì tất cả chúng sanh làm vườn rừng tốt. Tôi s ẽ vì tất cả chúng sanh mà thị hiện pháp lạc. Tôi sẽ bố thí cho tất cả chúng sanh ý niệ m vui vẻ. Tôi sẽ chỉ cho chúng sanh vô biên sự hỷ lạc. Tôi sẽ vì tất cả chúng sanh mà khai thị pháp môn thanh tịnh. Tôi sẽ làm cho chúng sanh phát tâm hoan hỷ. Tôi sẽ làm cho Tất cả chúng sanh được Phật trí. Tôi sẽ làm cho chúng sanh trọn nên nguyện rộng lớn. Tôi s ẽ như là Từ phụ của tất cả chúng sanh. Tôi sẽ làm cho tấ t cả chúng sanh được trí huệ quan sát. Tôi sẽ bố thí tất cả đồ cần dùng cho chúng sanh. Tôi sẽ như là Từ mẫu của tất cả chúng sanh, sanh trưởng tất cả căn lành nguyện lớn cho họ.

Chư Phậ t tử! Ðại Bồ Tát lúc tu hành những căn lành như vậy, đối với chúng sanh ác không hề nhàm bỏ. Dầu cho tất cả chúng sanh khắp thế gian đều không biế t ơ n, Bồ Tát không hề có một niệm hờn ghét, cũng không mảy may cầu báo đáp, mà chỉ muốn trừ diệt vô lượng sự khổ não cho họ. Ðối với thế gian, lòng Bồ Tát như hư không, chẳ ng chút nhiễm trước. Bồ Tát quan sát t ướng chơn thậ t của các pháp, phát thệ nguyện lớn cứu khổ chúng sanh, trọn chẳng nhàm bỏ chí nguyện Ðại thừa, dứt tất cả kiến chấp, tu tập các hạnh nguyện bình đẳng của Bồ Tát.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát quán sát như thế rồi, nhiếp các căn lành đều đem hồi hướng như vầy:

Nguyện t ất cả chúng sanh luôn luôn sanh thêm vô lượ ng pháp lành, trọn nên tâm vô thượ ng. Nguy ện tất cả chúng sanh được pháp bấ t động, thấy chư Phật đều hoan hỷ. Nguyện tất c ả chúng sanh vui thích vườn pháp, được thấy vườn diệ u lạc của Phật. Nguyện tất cả chúng sanh được tâm tịnh diệu, thường thấy vườn rừng thần thông của Phật. Nguyện tất c ả chúng sanh đượ c sự vui của Phật, thường khéo đi trong cảnh giới trí huệ. Nguyện t ất cả chúng sanh được sự vui th ần thông, đến khắp cả đạo tràng pháp hội trong vô lượng cõi. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu thầ n thông giải thoát của B ồ Tát, cùng tận kiếp vị lai thật hành hạnh Bồ Tát không hề biết nhọc. Nguyện tất cả chúng sanh thấy chư Phật đấy khắp pháp giới, phát tâm r ộng lớn ở vườn rừng của Phật. Nguyện tất cả chúng sanh đều đến được khắp các cõi Phật và cúng d ường khắ p tất cả Phật. Nguyện tất cả chúng sanh được tâm nguyện lành, trang nghiêm thanh tịnh tất cả cõi Phật.

Trên đây là đạ i Bồ Tát lúc bố thí vườn r ừng đình đài đem căn lành hồi hướng, vì muốn tất cả chúng sanh được thấy chư Phật, được đi trong vườn rừng của Phật.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát mở tr ăm ngàn ức na do tha vô lượng vô s ố hội bố thí rộng lớn, tất c ả đều thanh tịnh, chư Phật đều ấn khả, trọn không tổn não đến một chúng sanh, làm cho khắp mọi loài xa lìa các điều ác, ba nghiệp thanh tịnh, trọn nên trí huệ , sắ p bày trăm ngàn ức na do tha vô lượng vô số cảnh giới thanh tịnh, chứa nhóm tră m ngàn ức na do tha vô lượng, vô số đồ dùng tốt đẹp, phát tâm bồ đề Vô thượng, bố thí không giới h ạn, làm cho tấ t c ả chúng sanh an trụ nơi đạo thanh tịnh, t ất cả đều lành, đề u có lòng tin hiểu thanh tịnh. Tùy theo ch ổ sở thích của trăm ngàn ứ c vô lượ ng chúng sanh mà làm cho họ đều hoan hỷ, dùng lòng đại bi cứu hộ tất cả, cúng dườ ng phụng thờ tam thế chư Phậ t. Vì muốn thành tựu tất cả Phật chủng nên Bồ Tát tu hành công hạnh bố thí không hề hối tiếc, thêm lớn lòng tin, trọn vẹn hạnh lớn, luôn luôn tiến đến Ðàn Ba La mật.

Bấy giờ đại Bồ Tát đem căn lành hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh phát tâm Ðại thừa đều đượ c thành tựu hạnh b ố thí rộng lớn. Nguyện tất cả chúng sanh đều có thể mở hội bố thí lớn, bố thí tấ t cả, bố thí lành, bố thí hơn hết, bố thí vô thượng, bố thí vượt trên thế gian, bố thí được tất cả chư Phật ngợi khen. Nguyện tấ t cả chúng sanh làm thí chủ đệ nhứt, hết lòng cứu khổ cho chúng sanh trong ác đạo đều khiế n họ đượ c vào trí huệ vô ngại, tu nguyện bình đẳng, tu thiệ n că n như thậ t, được trí vô sai biệt, chứng tự cảnh trí. Nguyện tất cả chúng sanh an trụ trong trí tịch tịnh c ủa các môn thi ền định, vào đạo bất tử, tr ọn nên tất cả trí huệ thần thông, dũng mãnh tinh tiến, chứng đủ các bực, trang nghiêm Phật pháp, đến bờ đại giác trọn không thối chuyển. Nguy ện tất cả chúng sanh lập hội b ố thí lớn, chẳng nhàm chẳng biết nhọc, cứu giúp chúng sanh không ng ừng ngớt, đến rốt ráo chủ ng trí vô thượng. Nguyện tất cả chúng sanh luôn siêng gieo trồng tấ t cả c ăn lành nhẫn đến vô l ượng công đức vô th ượng. Nguyện tất cả chúng sanh th ường được Chư Phật khen ngợi làm đại thí chủ cho thế gian, đầy đủ công đức ban bố sự vui vô thượ ng khắ p thập phương pháp giới. Nguyện tất cả chúng sanh lậ p hội bố thí lớn, chứa nhiề u c ăn lành, Bồ đề dìu dắt mọi loài đến bờ Vô Th ượng Giác. Nguyện tất cả chúng sanh thành hạnh bố thí hơn hết, làm cho kh ắp m ọi loài đều an trụ nơi Nhứt thừa. Nguyện tất c ả chúng sanh b ố thí đúng thờ i, xa hẳn sự bố thí trái thời. Nguy ện tất cả chúng sanh thành tựu s ự bố thí lành nh ẫn đến sự bố thí viên mãn rốt ráo của Phật. Nguyện tất cả chúng sanh thường thật hành sự bố thí trang nghiêm rộng lớn rốt ráo, lấy Chư Phật làm Thầy và luôn gần gũi cúng dường. Nguy ện tất cả chúng sanh bố thí thanh tịnh, chứa vô l ượng phước đứ c kh ắp pháp giới đến bờ Chánh Giác. Nguyện tất cả chúng sanh làm bực đại thí chủ của thế gian, thệ độ mọi loài đến quả địa Như Lai.

Trên đây là đạ i B ồ Tát lập hội bố thí lớn đem căn lành hồi hướng, vì muốn cho t ất c ả chúng sanh thật hành sự bố thí vô thượng, sự bố thí rốt ráo của Phật, sự bố thí trọn lành, sự bố thí bất ho ại, s ự bố thí vì cúng dườ ng Phật, sự bố thí không xen hờn gi ận, s ự bố thí cứu khổ mọi loài, sự bố thí trọn nên Nhứt thiết trí, sự bố thí thườ ng thấy Chư Phật, sự bố thí tinh tấn trọn lành, sự bố thí rộng lớn trọn nên công đức của Bồ Tát và trí huệ của Phật.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát bố thí tất cả vật dụng không chút hối tiếc, ch ẳng mong đền đáp, chẳng cầu quả báo, không h ề mong đượ c sự giàu vui ở đời, r ời tâm vọng tưở ng, khéo suy gẫm chánh pháp, chỉ vì muốn lợi ích tất cả chúng sanh, xét kỹ thật tánh của tấ t cả Pháp, tùy theo mọi loài chúng sanh sai khác, chỗ cần chỗ muốn đều khác nhau mà s ắm sửa vô lượ ng vật dụng, tất cả đều bền chắc tốt đẹp, rồi thật hành hạnh bố thí vô biên, bố thí tất cả, bố thí trong thân ngoài của.

Lúc bố thí như thế, Bồ Tát thêm lớn chí nguyện, được công đức lớn, thấy bổn tâm, có thể thường gia hộ cho tất cả chúng sanh đều làm cho họ phát sanh chí nguyện thù thắng. Bồ Tát trọn không có một niệm cầu đề n đáp, do đây thiện căn của Bồ Tát này được đồng với Chư Phật, đều để viên mãn Nhứt thiết chủng trí.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem tất cả căn lành bố thí trên đây hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh được điều phục thanh tịnh. Nguy ện tất cả chúng sanh dứt trừ phiền não nghiêm tịnh tất cả cõi Ph ật. Nguyện tất cả chúng sanh do tâm thanh tịnh nơi khoảng một niệm đi khắp pháp giới. Nguyện tất cả chúng sanh có trí huệ khắp cả hư không pháp giới. Nguyện tất cả chúng sanh được Nhứt thi ết trí điều phục chúng sanh khắp c ả ba đời, trong tấ t cả thời gian luôn chuyển pháp luân thanh tịnh b ất thối. Nguyện tất cả chúng sanh đủ Nhứt thiế t trí, có thể khéo thị hiện thần thông phương tiệ n làm lợi ích chúng sanh. Nguyện tất cả chúng sanh đề u có th ể tỏ ngộ vào trí huệ Phật, cùng tận kiếp vị lai thường nói chánh pháp khắp thập phương thế gi ới không thôi nghỉ, cho mọi loài đều được nghe biết. Nguyện t ất cả chúng sanh trong vô lượng kiếp tu hạnh Bồ Tát đề u được viên mãn. Nguyện tất cả chúng sanh tu hạnh Bồ Tát khắp trong tất cả thế gi ới ở mười phương. Nguyện t ất cả chúng sanh trong mỗi niệm luôn thật hành sự nghiệp của tam thế Chư Phật, giáo hóa mọi loài thẳng đến Nhứt thiết trí.

Chư Phậ t tử! Tùy theo chỗ cần dùng của chúng sanh, đem vô số vật dụng đẹp tốt cung cấp cho họ. Như thế là vì đạ i Bồ Tát muốn Phậ t pháp được nối luôn không dứt, vì lòng đại bi cứu khổ tất cả mọi loài, vì lòng đại từ tu hạ nh Ðại thừa, không hề trái l ời Phật dạy, dùng phương tiện khéo tu những hạnh lành, chẳng dứt chủng tánh của Chư Phật, tùy theo chỗ cầu xin của người mà cấp cho không hề nhàm, xả thí tất cả không hề tiếc, luôn luôn hướng về Nhứt thiết trí.

Bấy giờ các quốc độ ở m ười phương, có vô số loài chúng sanh cùng vô số phước điền đều hội đế n chỗ Bồ Tát mà cầu xin. Lòng Bồ Tát rất vui mừng đều nhiếp thọ tất c ả, xem họ như bạn lành, lòng đạ i bi xả thí m ạnh mẽ không chút mỏi nhàm, tùy theo chỗ cầu xin của mỗi người mà cung cấp đầy đủ, cho họ hết thiếu thốn.

Những người đến xin đều rất hài lòng, hết sức truyền tụng tán dương đức hạnh của Bồ Tát.

Thấy họ vui sướ ng, lòng B ồ Tát c ũng hoan hỷ vô l ượng. Ðem sự hỷ lạc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp của trời Ðế Thích, sự hỷ lạ c trong vô số kiếp của tr ời Dạ Ma, trong vô lượng kiếp c ủa trời Ðâu Suấ t, trong vô biên kiếp của trời Biế n Hóa, trong vô đẳng kiếp của trời Tha Hóa, trong bất khả sổ kiếp của trời Phạm Vương, trong bất khả kiếp của Chuyển Luân Vương, trong bất khả tư kiếp của trời Biến Tịnh, s ự di ệu lạc trong bấ t khả thuyết kiếp của trời Tịnh Cư, so sánh cũng không bằng lòng hoan hỷ của đại Bồ Tát lúc thấy người đến cầu xin. Do đây đại B ồ Tát được thêm lớn đức tin, chí nguyện thanh tịnh, sáu căn điều thuận, đầy đủ tín giải nhẫn đến tăng tấn Phật trí.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem căn lành này hồi hướng, muốn cho tất cả chúng sanh được l ợi ích, tất cả chúng sanh được an lạc, tất cả chúng sanh được lợi lớn, tất cả chúng sanh được thanh tị nh, tấ t cả chúng sanh đều c ầu Phật đạo, tất cả chúng sanh đều được bình đẳng, tất cả chúng sanh đều được lòng hiền lành, tấ t cả chúng sanh đều vào Ðại thừa, tất cả chúng sanh đều được trí huệ lành, tất cả chúng sanh đều trọn đủ hạnh nguyện Phổ Hiền, viên mãn mười trí lực, hiện thành Chánh giác.

 

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc đem căn lành trên đây hồi hướng như thế, thời thân, ngữ, ý, ba nghiệp đều giải thoát cả: không dính mắ c, không buộc ràng, không chúng sanh tưở ng, không mạ ng giả tưởng, không ngã tưởng, không nhơn tưởng, không đồng tử tưở ng, không sanh giả tưởng, không tác giả tưởng, không thọ giả tưởng, không hữu tưởng, không vô tưởng, không tưở ng đời này đời sau, không tưởng chết đây sanh kia, không tưởng thường, không tưởng vô thường, không tưởng có ba cõi, không tưởng không  ba cõi, chẳng phải tưởng, không phải chẳng phải tưởng.

Như thế là hồi hướng không hệ phược, hồi hướng không hệ phược gi ải thoát, hồi hướng chẳng phải nghiệp, hồi hướng chẳng phải nghiệp báo, hồi hướng chẳng ph ải phân biệt, hồi hướng ch ẳng phải vô phân biệt, hồi hướng chẳng phải đã tư duy, hồi hướng chẳng phải tâm, hồi hướng chẳng phải vô tâm.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướng như th ế không chấp trong ch ấp ngoài, không chấp năng duyên, không chấp s ở duyên, chẳ ng chấ p nhơn, chẳng chấp quả, chẳng chấp pháp, chẳng chấp phi pháp, chẳng chấp tu duy, không chấp chẳng tư duy, chẳng chấp sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chẳng chấp sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệt.

Chư Phật tử!đạ i Bồ Tát nếu không ch ấp trước các pháp, thời không hệ phược nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không hệ phược sắc, thọ, tưởng, hành, thức sanh, không hệ phược sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệt.

Nếu có thể không hệ phược với các pháp, thời đối với các pháp cũng không giải thoát.

Bởi vì không có chút pháp nào là hiện sanh, đã sanh, sẽ sanh. Không có pháp nào có thể lấy, có thể chấp.

Tất cả các pháp: tự tướng nó là như vậy. Nó không có tự tánh, tự tánh nó vốn rời lìa. Nó chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải vô lượng, chẳng phải nhỏ, chẳng phải lớn, chẳng phải hẹp, chẳ ng phả i rộng, chẳng phải sâu, chẳng phải cạn, chẳng phải rộn ràng, chẳng phải tịch tịnh, không phải xứ, không phải phi xứ, không phải pháp, không phải phi pháp, không phải thể, không phải chẳng phải thể, chẳng phải có, chẳng phải không có.

Bồ Tát quan sát các pháp là chẳng phải pháp, trong lời nói, thuận theo thế gian, kiến lập chẳng phải pháp làm pháp, chẳng dứt các nghiệp đạo, chẳng bỏ hạnh Bồ Tát, cầu Nh ứt thiết trí trọn không thối chuyển, rõ biết tất cả nghi ệp duyên như giấ c mơ, tất cả âm thanh như vang, tất cả chúng sanh như bóng, tất cả pháp như ảo, nhưng cũng chẳng hoại nhơn duyên nghiệp lực, rõ biết các nghiệp l ực công dụng nó rộng lớn, hiểu thấu tất cả pháp đều không sở tác, thật hành đạo vô tác chưa bao giờ tạm bỏ.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát này tr ụ Nhứt thiết trí, hoặc xứ hay phi xứ thảy đều hoan hỷ Nhứt thiết trí, nơi tất cả chỗ đều hồi hướng không thối chuyển.

Do nghĩa gì gọi là Hồi hướng?

Vì vĩnh viễn độ thế gian đến bờ giác, vì thoát khỏi nă m uẩ n đến bờ giác, vì vượt qua ngôn ng ữ đến bờ giác, vì xa lìa các vọng tưởng đến bờ giác, vì dứt hẳn thân kiến đến bờ giác, vì lìa h ẳn chỗ s ở y đến bờ giác, vì tuyệt hẳn sở tác đế n bờ giác, vì ra khỏi hẳ n các cõi đến bờ giác, vì bỏ hẳn các sự chấp lấy đến bờ giác, vì thoát hẳn thế pháp đến bờ giác. Vì những điều trên đây mà gọi là Hồi hướng.

Chư Phật t ử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướ ng như thế thời là thuận theo Ph ật mà trụ, thuận theo pháp mà trụ, thuận theo trí mà trụ, thuận theo Bồ đề mà trụ, thuận theo nghĩ a mà trụ, thuận theo hồi hướ ng mà trụ, thu ận theo cảnh giới mà trụ, thuận theo hạnh mà trụ, thuận theo chơn thật mà trụ, thuận theo thanh tịnh mà trụ.

Chư Phật tử! Ðạ i Bồ Tát h ồi hướng như thế thời là liễu đạt tất cả các pháp, thời là trọn v ẹn thừa phụng tất cả Chư Phật, không có một Ðức Phậ t nào mà ch ẳng thừa phụng, không có một pháp nào mà chẳng cúng dường, không có một pháp nào mà có thể hoại diệt được, không có m ột pháp nào mà có thể ch ống trái được, không có một vật nào mà có thể tham trước, không có một pháp nào mà có thể nhàm lìa, với tất cả pháp trong, pháp ngoài không thấy có một chút diệt hoại trái với luật nhơn duyên. Bồ Tát này đầy đủ pháp lực không hề thôi ngớt.

Chư Phật tử! Ðây là bực đại Bồ Tát tùy thuận kiên cố nhứt thiết thiện căn hồi hướng thứ sáu.

Lúc đại B ồ Tát an tr ụ nơi bực hồi hướng này thời th ường được Chư Phật hộ niệ m nên được kiên cố bất thối, nhập pháp tánh tu Nhứt thiết trí, tùy thuận pháp nghĩa, tùy thuận pháp tánh, tùy thuận kiên cố tất cả căn lành, tùy thuậ n tất cả đại nguy ện viên mãn, tùy thuận đầy đủ pháp kiên cố, tất cả như Kim Cang không gì phá hoại được, được tự tại với tất cả pháp.

Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát quán sát mười phươ ng, quán sát đạ i chúng và quán sát pháp giới xong liền nhập nơi nghĩa thậm thâm của tự cú, tu t ập tâm vô lượng rộng lớn, đem lòng đại bi bao trùm thế gian, thêm lớn tánh Phậ t chủng quá khứ, hiện tại và vị lai, vào nơi công đức của tấ t cả Phật, thành tựu thần lực tự tại của Chư Phậ t. Bồ Tát quán sát tâm sở thích của chúng sanh, thuận theo c ăn lành đáng được thành thục của họ, rồi y cứ nơi pháp tánh thân mà vì họ hiện sắc thân, nương thần lực của Ðức Phật nói kệ rằng

Bồ Tát hiện thân làm Quốc Vương

Là ngôi cao nhứt ở thế gian

Oai quyền phước đức hơn tất cả

Ðể làm lợi ích khắp quần sanh.

Lòng Ngài thanh tịnh không nhiễm trước

Tự tại trong đời đều tuân kính

Hoằng tuyên chánh pháp để dạy người

Cho khắp nhơn dân được an ổn.

Hiện sanh dòng sang lên ngôi vua

Thường theo Phật giáo chuyển pháp luân

Bẩm tánh nhơn từ không bạo ngược

Mọi người kính mến tuân lời dạy.

Trí huệ phân biệt thường tỏ sáng

Dung mạo tài năng đều đầy đủ

Truyền lịnh cả nước đều tuân hành

Trừ dẹp quân ma không thừa sót

Giữ chặt tịnh giới không hề phạm

Quyết chí chịu khổ không động lay

Nguyện trọn trừ dứt lòng giận hờn

Luôn thích tu hành theo Phật pháp.

Ðồ uống, món ăn, hương, y phục

Xe cộ, gường, nệm, ghế, bàn, đèn

Nhẫn đến vô lượng món cần dùng

Bồ Tát đều thí cho tất cả.

Vì lợi chúng sanh mà bố thí

Cho họ khai phát quảng đại tâm

Nhẫn đến Thế Tôn cùng chư Thánh

Lòng đều thanh tịnh rất hoan hỷ.

Bồ Tát cung cấp khắp mọi loài

Sở hữu trong ngoài đều bố thí

Lòng luôn bền vững không động lay

Chẳng hề tạm thời sanh hối tiếc.

Bồ Tát thí đầu hoặc cho mắt

Hoặc thí cánh tay hoặc thí chân

Thịt, da, xương, tủy tất cả vật

Ðều vui bố thí lòng không tiếc.

Bồ Tát hiện thân ở ngôi vua

Dòng họ giàu mạnh hơn mọi người

Dầu là cắt lưỡi cho người xin

Lòng vẫn vui mừng không luyến tiếc.

Công đức thí lưỡi của Bồ Tát

Hồi hướng cho tất cả mọi loài

Nguyện họ nương nhờ công đức này

Ðều được tướng lưỡi Phật dài rộng.

Hoặc thí ngôi vua và vợ con

Hoặc xả thân mình làm tôi tớ

Trong lòng hoan hỷ luôn thanh tịnh

Bồ Tát như vậy không hối tiếc.

Tùy người sở thích đều thí cho

Cung cấp đúng thời không mỏi nhọc

Tất cả sở hữu đều phân chia

Mọi người đến xin đều đầy đủ.

Vì nghe pháp, Bồ Tát xả thân

Tu những hạnh khổ cầu Phật đạo

Lại vì chúng sanh bỏ tất cả

Cầu Vô Thượng Giác không thối chuyển.

Vì nghe chánh pháp nơi chỗ Phật

Bồ Tát xả thân làm thị giả

Vì muốn cứu khổ khắp quần sanh

Lòng thêm hoan hỷ vô biên lượng.

Bồ Tát thấy Phật đại Ðạo Sư

Từ tâm rộng lớn, cứu độ lớn

Do đây hớn hở lòng vui mừng

Nghe lảnh pháp vị sâu của Phật.

Bao nhiêu căn lành Bồ Tát có

Ðều hồi hướng cả cho chúng sanh

Cứu độ tất cả không sót thừa

Cho giải thoát hẳn luôn an lạc

Bao nhiêu quyến thuộc của Bồ Tát

Dung mạo đẹp xinh trí thông minh

Ở phục, hương thơm cùng vàng ngọc Các thứ trang sức đều đẹp đủ, Quyến thuộc sang quý như thế này Bồ Tát có thể bố thí cả

Chuyên cầu thành Phật độ quần sanh Lòng thí cầu này không tạm bỏ.

Bồ Tát suy gẫm tất cả pháp

Thật hành đầy đủ hạnh rộng lớn

Ðều đem hồi hướng khắp chúng sanh Chẳng có mảy may lòng chấp trước. Bồ Tát xả thí ngôi Quốc Vương Nhẫn đến thành ấp cùng cả nước Cung điện, đền đài và vườn rừng Tôi đòi, thị vệ đều không tiếc. 

Bồ Tát từ lâu vô lượng kiếp Ði khắp mọi nơi làm bố thí Nhơn đó giáo hóa khắp mọi loài 

Ðều khiến vượt lên Vô Thượng Giác Chúng sanh phẩm loại nhiều vô lượng Mười phương họp đến đông vô số Bồ Tát xem thấy rất vui mừng

Theo họ cần chi đều cấp đủ.

Chư Phật hồi hướng như thế nào Bồ Tát cũng tu hạnh như thế

Thế Tôn thật hành công hạnh gì?

Bồ Tát theo học đến toàn vẹn.

Bồ Tát quán sát tất cả pháp

Ai là người vào được pháp này?

Thế nào là vào, chỗ nào vào?

Thuận theo bố thí lòng không trụ.

Bồ Tát hướng về trí thiện xảo

Bồ Tát hướng về pháp phương tiện

Bồ Tát hướng về nghĩa chơn thật

Nhưng trong pháp đó vẫn không trước.

Với tất cả nghiệp không phân biệt

Cũng chẳng nhiễm trước nơi nghiệp quả

Biết tánh Bồ đề theo duyên khởi

Bồ Tát tùy thuận nhập pháp giới.

Chẳng ở trong thân mà có nghiệp

Cũng chẳng nơi tâm mà trụ trước

Trí huệ rõ biết không nghiệp tánh

Vì do nhơn duyên, nghiệp chẳng mất.

Lòng chẳng vọng chấp pháp quá khứ

Cũng chẳng tham lấy pháp vị lai

Chẳng thấy hiện tại có pháp trụ

Rõ thấu tam thế đều trống lặng

Bồ Tát thấu triệt ngằn mé “sắc”.

“Thọ, tưởng, hành, thức” cũng thấu suốt

Vượt khỏi thế gian dòng sanh tử

Tâm ý khiêm hạ luôn thanh tịn.

Quán kỹ Ngũ uẩn, Thập nhị xứ,

Quán Thập bát giới và thân mình

Mỗi mỗi nơi đây cầu Bồ Ðề.

Thể tánh rốt ráo bất khả đắc.

Chẳng lấy tướng thường trụ của pháp

Nơi tướng đoạn diệt cũng chẳng chấp

Pháp tánh: phi hữu cũng phi vô

Nghiệp lý thuần tự trọn vô tận.

Ðối với các pháp không sở trụ

Ðối với chúng sanh và Bồ Ðề.

Mười phương quốc độ khắp ba đời

Cầu đó rốt ráo bất khả đắc.

Quán được các pháp đều như vậy

Thời sự hiểu biết đồng Chư Phật,

Dầu tìm tự tánh bất khả đắc

Công hạnh Bồ Tát chẳng luống uổng.

Bồ Tát biết pháp theo duyên có

Chẳng trái tất cả đạo đã tu

Khai thị giải thoát những nghiệp nhơn

Vì muốn chúng sanh đều thanh tịn.

Ðây là đạo hạnh của người trí

Là điều chỉ giáo của Như Lai

Tùy thuận tư duy vào chánh nghĩa

Tự nhiên giác ngộ thành Bồ Ðề.

Các pháp: không sanh cũng không diệt

Cũng lại không đến và không đi

Cũng chẳng chết đây mà sanh kia

Người này giác ngộ các Phật pháp.

Rõ thấu thật tánh của các pháp

Nhưng không phân biệt nơi pháp tánh

Biết pháp không tánh không phân biệt

Người này chng nhp trí hu Pht,

Pháp tánh khp tt c ch

Khắ  ả chúng sanh và quc độ

Ba đời đều khp không sót tha

Cũng không hình tướng có thể được.

Tt c Chư Pht ch giác ng

Thy đều nhiếp ly không còn tha

Du rng din nói tt c pháp

Nhưng các pháp đó đều chng có.

Như pháp tánh kia khp tt c

B Tát hi hướng cũng cùng khp

Hi hướng tt c cho chúng sanh

Thường thế gian không thi chuyn.

Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ Tát bình đẳng tùy thuận nhứt thiết chúng sanh hồi hướng?

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát tùy theo t ất cả căn lành mà mình đã tích tập, như là: Căn lành nhỏ, căn lành lớn, căn lành rộng, căn lành nhiều, vô lượng căn lành, các loạ i căn lành, vi trần số căn lành, vô số căn lành, vô biên căn lành, b ất kh ả tư căn lành, bất khả lượng căn lành, Phậ t cảnh giới c ăn lành, Pháp c ảnh giới căn lành, Tăng cảnh giới căn lành, thiện tri thức cả nh giới căn lành, tất cả chúng sanh cảnh giới căn lành, phương tiện thiện xảo cảnh giới căn lành, tu các thi ện căn cảnh gi ới căn lành, nội c ảnh gi ới căn lành, ngoại cảnh gi ới căn lành, vô biên pháp trợ đạo cảnh giớ i căn lành, căn lành siêng tu tất cả xả thí căn lành quyết chí rốt ráo trừ tịnh giới, căn lành tất cả hạnh x ả thí đều kham chịu khổ, căn lành tâm thường tinh tấn không thối chuyển, căn lành dùng phương tiện lớn nhập vô lượng tam mu ội, că n lành dùng trí huệ khéo quán sát, căn lành bi ết tâm hành sai khác của tấ t cả chúng sanh, căn lành chứa nhóm vô biên công đức, căn lành siêng tu tập hạnh Bồ Tát, căn lành khắp bao trùm nuôi nấng tất cả thế gian.

Chư Phật tử! Ðạ i Bồ Tát đối với că n lành này, an trụ tu hành nhiếp nhập chứa nhóm đầy đủ, tâm thanh tịnh hiể u rõ. Lúc phát khởi khai thị, được tâm kham nhẫn, đóng cửa ác đạo, khéo điều nhiếp sáu căn trọn vẹn oai nghi, viên mãn chánh h ạnh, rời xa sự điên đảo, kham làm pháp khí của Ch ư Phậ t, có th ể làm phước điền tốt của chúng sanh. Bồ Tát này được Chư Phật hộ niệm thêm lớn Phật thiện căn, ở trong Phậ t nguyện, thật hành Phật nghiệp, tâm được tự tại đồng với tam thế Phật, đến Phật đạo tràng, vào trí lực Phật, đủ tướ ng hảo của Phật, vượt hẳn thế gian, chẳng thích sanh cõi Trời, chẳng tham giàu vui, chẳng chấp pháp hành.

Tất cả căn lành, B ồ Tát này đề u đem hồi hướng làm t ạng công đức Của tất cả chúng sanh. B ồ Tát này an trụ nơi vô thượ ng đạo che chở khắp tất cả, nơi đường hư vọng cứu kh ổ chúng sanh cho họ ở an nơi tất cả pháp lành, mở cửa Vô Thượng Giác, khắp tấ t cả cảnh giới không dứt không hết, dựng tràng trí huệ nghiêm tịnh đại đạo, có thể thị hiện khắp tất cả thế gian khiến họ dứt trừ cấu nhiễm.

Bồ Tát khéo điều phục tâm, sanh vào nhà Ph ật, Ph ật chủng thanh tịnh đầy đủ công đức, là phước điền lớn làm chỗ nương tựa cho đời. Ðặt để chúng sanh đều làm cho họ thanh tịnh thường siêng tu tập tất cả căn lành.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc dùng năng lự c của tâm đại B ồ Ðề chí nguyện thanh tịnh mà tu các căn lành, thời tự nghĩ rằ ng: các căn lành này là chổ chứa nhóm của tâm b ồ đề, là ch ổ tư duy của tâm Bồ đề, là chổ phát kh ởi của tâm bồ đề, là chổ mong muốn của tâm Bồ đề, là chổ thêm lớn của tâm Bồ đề, đều vì xót thương tất cả chúng sanh, đều vì thẳng cầu Nhứt thiết chủng trí, đều trọn nên mười trí lực của Như Lai.

Do tự suy nghĩ như vậy nên căn lành thêm lớn, trọn không thối chuyển.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại tự suy nghĩ: nguyện do năng lực của căn lành này mà tôi tu hạnh Bồ Tát suốt kiếp vị lai, đều đem ban b ố cho t ất cả chúng sanh. Nguyện cho vô số thế giới tràn đầy châu báu, vô số thế giới tràn đầy y phục, vô số thế giớ i tràn đầy hương thơm, vô số thế giớ i tràn đầy đồ trang sức, vô số thế giới tràn đầy báu ma ni, vô số thế giới tràn đầ y hoa đẹp, vô số thế giới tràn đầy thức ă n ngon, vô số thế giới tràn đầy của cải, vô số thế giới tràn đầy gường ghế, vô số thi tràn đầy mũ báu, trải y đẹp, giăng màn báu.

Giả sử có một người thường đến Bồ Tát để cầu xin mãi đến cùng tận kiếp v ị lai. Bồ Tát đem nh ững đồ vậ t trên đây ban cho họ không hề biết mỏi biết nhàm, cũng không tạm nghỉ. Như nói một người, với tất cả chúng sanh cũng như vậy.

Chư Phật tử! Ðại B ồ Tát lúc bố thí như vậ y, không lòng h ư dối, không lòng mong cầu, không lòng danh dự, không lòng hối tiếc, không lòng buồn phiền, chỉ phát tâm cầ u Nhứt thiết trí, phát tâm thí xả tất cả, phát tâm thương xót chúng sanh giáo hóa họ được thành thục đến bực Vô Thượng Giác.

Chư Phật tử! Ðại B ồ Tát đem các căn lành hồi hướng như vậy, luôn bố thí cùng tận kiếp vị lai, thường an trụ nơi tâm Nhứt thiết trí.

Chư Phật tử ! Ðạ i Bồ Tát lại nghĩ rằng: tôi vì tất cả chúng sanh nên muốn cho vô số thế giới tràn đầy bửu tượ ng đủ cả bảy chi, tánh r ất thuầ n, trên lưng thiết tràng vàng, giăng lưới vàng, châu báu trang nghiêm, rồi đem bố thí. Nguyện vô số thế gi ới tràn đầy bửu mã, nh ư Long mã Vương, cũng dùng m ọi thứ bửu vật để trang nghiêm rồi đem bố thí. Nguyện vô số thế giới tràn đầy kỹ nữ đề u có tài đờn ca ra các thứ tiếng vi diệu rồi đem bố thí. Nguyện vô số thế giới tràn đầy nam nữ r ồi đem bố thí. Nguyện vô số thế giới tràn đầy thân của mình, rồi phát tâm B ồ đề đem bố thí. Nguyện vô số thế giới tràn đầy đều của mình, rồi phát tâm không phóng dật đem b ố thí. Nguyện vô số thế giới tràn đầy m ắt của mình rồi đem bố thí. Nguyện vô số thế giới tràn đầy máu, thịt, xươ ng, tủy của mình r ồi đem b ố thí cả không luyến tiếc. Nguyện vô số thế giới tràn đầy ngôi vua rồi đem bố thí. Nguyện vô số thế giới tràn đầy tôi đòi công bộc rồi đem bố thí.

Ðại Bồ Tát dùng lòng xả thí rộng lớn đem tất cả những thân, những vật như vậy bố thí cho chúng sanh cùng tận kiếp vị lai. Như với mộ chúng sanh, với tất cả chúng sanh cùng tận chúng sanh giới cũng đều như vậy.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát ở nơi một th ế giới tu B ồ Tát hạnh suốt kiếp vị lai đem những vật như vậy ban bố cho một chúng sanh, nhẫn đến ban bố cho tất c ả chúng sanh đều được đầy đủ. Như sự bố thí nơi một thế giới, nơi tất cả thế giới cùng tận hư không giới khắp pháp giới đều cũng như vậy.

Lòng đại bi của Bồ Tát trùm bao khắ p cả, không hở không ngớt, xót thương tấ t cả, tùy theo chỗ cần dùng c ủa người xin mà cung cấp cho. Không để việc bố thí vì gặp trở duyên mà ngừng nghỉ, nhẫn đến không chút lòng mỏi mệt dầu trong khoảng đờn chỉ.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc bố thí như vậy bèn sanh những tâm này:

Tâm vô trước, tâm vô phược, tâm giải thoát, tâm đạ i lực, tâm thậm thâm, tâm thiện nhiếp, tam vô chấp, tâm không thọ giả, tâm khéo điều phục, tâm chẳng tán lo ạn, tâm chẳng vọng chấp, tâm bử u tánh, tâm ch ẳng cầu báo, tâm rõ thấu tất c ả pháp, tâm đại hồi hướng, tâm khéo giải quyết các nghĩa lý, tâm làm tất cả chúng sanh trụ vô thượng trí, tâm sanh đại pháp quang minh, tâm chứng nhập Nhứt thiết trí trí.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem căn lành đã chứa nhóm, trong mỗi niệm hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh của báu dẫy dầy không thiếu thốn. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu vô tận tạng đại công đức. Nguyện tất cả chúng sanh đầy đủ tất c ả an ổn khoái lạc. Nguyện t ất cả chúng sanh thêm lớn hạnh Bồ Tát. Nguyện tất cả chúng sanh trọn nên vô lượng pháp thù thắng đệ nhứt. Nguyện tất cả chúng sanh được chẳng thối chuyển nơ i Phậ t th ừa. Nguyện tất cả chúng sanh thấy khắ p tất cả Chư Phật ở mười phương. Nguyện tất cả chúng sanh xa hẳ n những phiền não thế gian. Nguyện t ất cả chúng sanh đều được tâm thanh tịnh bình đẳng. Nguyện tất cả chúng sanh lìa những chướng nạn được Nhứt thiết trí.

Chư Phật t ử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướng như thế phát tâm hoan hỷ. Vì làm cho tất cả chúng sanh được lợi ích an lạc. Vì làm cho tất cả chúng sanh được tâm bình đẳng. Vì làm cho tất c ả chúng sanh được tâm xả thí. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí tất cả. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm hoan hỷ bố thí. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí thoát hẳn s ự bần cùng. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí vô số của báu. Vì làm cho tất c ả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí khắp cả, bố thí vô lượng, bố thí tất cả. Vì làm cho tất cả chúng sanh an tr ụ nơi tâm bố thí cùng tận kiếp vị lai không dứt. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí tất cả không hề hối tiếc. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm b ố thí tất cả vật dụng. Vì làm cho t ất cả chúng sanh an trụ nơ i tâm bố thí thuận theo người xin. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơ i tâm bố thí nhiếp thọ mọi loài. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí rộng lớn. Vì làm cho t ất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí vô lượng món trang nghiêm. Vì làm cho tất c ả chúng sanh an tr ụ nơi tâm bố thí không chấp trước. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí bình đẳng. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí rất mạnh m ẽ như Kim Cang. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí như ánh sáng mặt nhựt. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi tâm bố thí nhiếp lấy Phật trí. Vì làm cho tất cả chúng sanh thiện că n quyến thuộc đầy đủ. Vì làm cho tất cả chúng sanh thiện că n trí huệ thường hi ện tiền. Vì làm cho tất cả chúng sanh được viên mãn tâm thanh tịnh chẳng hư hoại. Vì làm cho tất cả chúng sanh thành t ựu thiệ n căn thanh tịnh có thể. Vì làm cho tất cả chúng sanh ở trong chủng tử phiền não được giác ngộ. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh diệt trừ tất cả những nghi hoặc. Vì làm cho tất cả chúng sanh công đức trí huệ thanh tịnh bình đẳng. Vì làm cho tất cả chúng sanh được viên mãn công đứ c không hư hoại. Vì làm cho tất cả chúng sanh được đầy đủ chánh đị nh thanh tị nh bất động. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi Nhứt thiết trí trí chẳng hư hoạ i. Vì làm cho tất cả chúng sanh trọn nên vô lượng công hạnh thần thông thanh tịnh của Bồ Tát. Vì làm cho tất cả chúng sanh tu tập thiện că n vô trước. Vì làm cho tất cả chúng sanh nh ớ đến tâm thanh tị nh của tam thế Chư Phật. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh đượ c că n lành thanh tịnh thù thắng. Vì làm cho tất cả chúng sanh diệt trừ tất cả chướng đạo c ủa ma. Vì làm cho tất cả chúng sanh đầy đủ những pháp công đức thanh t ịnh bình đẳng vô ngại. Vì làm cho tất cả chúng sanh phát tâm quảng đại luôn nhớ đế n Chư Phật. Vì làm cho tất cả chúng sanh thường gần gũi Chư Phật và siêng cúng dường. Vì làm cho tất cả chúng sanh mở rộng tất cả những c ửa căn lành. Vì làm cho tất cả chúng sanh được viên mãn khắp các pháp lành thanh tịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều thanh tịnh tâm vô lượng, tâm quảng đại, tâm tối thắng. Vì làm cho tất cả chúng sanh thành tựu tâm bố thí thanh tịnh bình đẳng. Vì làm cho tất cả chúng sanh phụng trì thanh tịnh Thí Ba la mậ t. Vì làm cho tất cả chúng sanh đượ c Nhẫn Ba la mật. Vì làm cho tất cả chúng sanh trụ Tinh Tấn Ba la m ật thường không biếng trễ. Vì làm cho tất cả chúng sanh trụ nơ i vô lượng chánh định phát khở i các môn thần thông. Vì làm cho t ất cả chúng sanh được Bát Nhã Ba la mật biết tất c ả pháp đề u không thể tánh. Vì làm cho t ất cả chúng sanh viên mãn pháp giớ i thanh tị nh vô biên. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh thành tựu căn lành tất cả thần thông đều thanh tịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơi hạnh bình đẳng chứa nhóm toàn vẹn các pháp lành. Vì làm cho tất c ả chúng sanh khéo vào khắp tất cả c ảnh giới của Chư Phật. Vì làm cho tất cả chúng sanh thân, ngữ , ý đều thanh t ịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh quả lành đều thanh t ịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh rõ th ấu các pháp đều thanh tịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh rõ th ấu thiệt nghĩa đều thanh tịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh tu những công hạnh cao đẹp đều thanh tịnh. Vì làm cho t ất cả chúng sanh thành tựu nguyện lớn của Bồ Tát đều thanh tịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh chứ ng được tất cả công đức trí huệ đều thanh tịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh thành tựu căn lành đồng thể hồi hướ ng phát sanh Nhứt thiết trí đều đượ c viên mãn. Vì làm cho tất cả chúng sanh trang nghiêm thanh tịnh tất cả cõi Phật đều được viên mãn. Vì làm cho tất cả chúng sanh thấy tất cả Chư Phật nh ưng không chấp trước đều được viên mãn. Vì làm cho tất cả chúng sanh đủ các tướng tốt công đức trang nghiêm đều viên mãn cả. Vì làm cho tất cả chúng sanh được sáu mươi thứ âm thanh lời nói chắc thiệt đều đáng tin nhận, trang nghiêm với tră m ngàn pháp môn, âm thanh công đức vi diệu vô ngại của Như Lai đề u được viên mãn. Vì làm cho tất cả chúng sanh được mười trí lực trang nghiêm tâm vô ngạ i bình đẳ ng. Vì làm cho tất cả chúng sanh được pháp minh vô tận của Chư Phật, tấ t cả biện tài đều viên mãn. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh được vô th ượng vô úy là sư tử hống giữa nhơn loại. Vì làm cho t ất cả chúng sanh được Nhứt thiết trí chuyển pháp luân vô tận bất thối chuyển. Vì làm cho tất cả chúng sanh rõ tất cả pháp khai thị diễn thuyết đều viên mãn. Vì làm cho tất cả chúng sanh đúng thời tu tập pháp lành thanh tịnh đều viên mãn. Vì làm cho tất cả chúng sanh thành tựu pháp bửu vô thượng c ủa đấng Ðạo Sư đều được thanh tịnh. Vì làm cho t ất cả chúng sanh n ơi một trang nghiêm, nơi vô lượng trang nghiêm, nơi đạ i trang nghiêm. Nơi Chư Phậ t trang nghiêm đều được viên mãn. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh vào khắp cả những cảnh giới trong ba đời. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều có thể qua đến tất cả cõi Phật nghe lãnh chánh pháp. Vì làm cho tất cả chúng sanh được trí huệ lợi ích, trong đời tôn trọng xem như Phật. Vì làm cho tất cả chúng sanh dùng Nhứt thiết trí biế t rõ tất cả pháp. Vì làm cho tất cả chúng sanh thật hành công hạnh bất động được viên mãn quả vô ngạ i. Vì làm cho tất c ả chúng sanh sáu căn đều đượ c thần thông biết được căn tánh c ủa tấ t cả chúng sanh. Vì làm cho tất cả chúng sanh được trí huệ bình đẳng vô sai biệt hoàn toàn thanh t ịnh nơi pháp nhứt tướng. Vì làm cho t ất cả chúng sanh thuậ n n ơi lý tánh, đầy đủ tất cả thiện căn. Vì làm cho t ất cả chúng sanh, đề u thông đạt thần thông tự tại của tấ t cả Bồ Tát. Vì làm cho tất cả chúng sanh được vô tận công đức của Phật, hoặc phước hoặc trí đều bình đẳng. Vì làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Bồ đề hiểu tất cả pháp bình đẳng một tướng không thiếu sót. Vì làm cho tất cả chúng sanh rõ thấu chánh pháp làm ruộng phước đức tối thượng của thế gian. Vì làm cho tất cả chúng sanh thành tựu đại bi thanh tịnh bình đẳng làm phước điền lớn cho người bố thí. Vì làm cho tất cả chúng sanh kiên cố bực nhứ t không bị ngăn trở phá hoại. Vì làm cho t ất cả chúng sanh th ấy liền được lợi ích không bị xô đè. Vì làm cho tất c ả chúng sanh thành tựu tâm bình đẳng tối thắng. Vì làm cho tất c ả chúng sanh khéo rõ th ấu được tất cả pháp được đại vô úy. Vì làm cho tất cả chúng sanh phóng một quang minh chiếu khắp t ất cả thế giới ở m ười phương. Vì làm cho tất cả chúng sanh tu t ất cả hạ nh tinh tấn của B ồ Tát không giải đãi thối thất. Vì làm cho tất cả chúng sanh dùng một hạnh nguyện khắp trùm tất cả hạnh nguyện. Vì làm cho tất cả chúng sanh dùng một âm thanh vi diệ u khiến khắp thính giả đều hiểu được cả. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều có thể đầy đủ tất cả tâm thanh tịnh của Bồ Tát. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh được gặp các bực thiện tri thức và đều kính thờ. Vì làm cho tất c ả chúng sanh tu hạnh Bồ Tát chẳng ngớt điều phục chúng sanh. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh dùng biện tài vi diệ u đủ cả âm thanh theo cơ nghi diễn thuy ết không dứ t. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh có thể dùng một tâm biết tất cả tâm, đem tấ t cả căn lành khắp hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh thường thích chứa nhóm tất cả căn lành an lập chúng sanh nơi trí thanh tị nh. Vì làm cho tất cả chúng sanh được Nhứt thiết trí và thân phước đức trí huệ thanh tịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh khéo bi ết căn lành của mọi loài, tất c ả sự quan sát hồi hướng đều thành tựu. Vì làm cho t ất c ả chúng sanh được Nhứt thi ết trí thành b ực Ðẳng Chánh Giác. Vì làm cho tất cả chúng sanh được đầy đủ trí huệ thần thông, khi hiện ra ở một nơi thời khắp mọi nơi đều hi ện ra cả. Vì làm cho tất cả chúng sanh được trí phổ trang nghiêm, khi nghiêm tịnh m ột pháp hội thời tất cả pháp hội đều nghiêm t ịnh cả. Vì làm cho tất cả chúng sanh ở một Phật độ mà thấy khắp tất cả Phậ t độ. Vì làm cho tất cả chúng sanh dùng vô lượng vô tận đồ trang nghiêm để trang nghiêm khắp t ất cả Phật độ. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh nơi tất cả pháp đều có thể th ấu rõ nghĩ a thậm thâm. Vì làm cho tất cả chúng sanh được thần thông tự tại tối thượ ng c ủa Phật. Vì làm cho tất cả chúng sanh được tất cả công đức thần thông tự t ại phi nhứt phi dị. Vì làm cho tất c ả chúng sanh đầy đủ tất cả thiện căn bình đẳng, được khắp Chư Phật xoa đảnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được viên mãn trí thân thanh tịnh, là bực tôn qúy nhứt trong các cõi.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát xót thương làm lợi ích an lạc cho t ất cả chúng sanh như vậy. Bồ Tát đều làm cho họ được thanh tịnh, xa rời tham ganh, được sự vui thắng diệu, đủ công đức lớn, phát tín giải lớn, lìa hẳn lòng giận hờn và lòng nhơ đục, lòng họ thanh tịnh ngay thẳ ng hi ền hòa, không còn dua v ạy ngu si, thật hành công h ạnh xuất ly b ền vững không lay động, tâm bình đẳng trọn không thối chuyển, thành tựu đầy đủ pháp lực trắ ng trong, không mất không hại, khéo hồi hướng, thườ ng tu chánh hạnh điều phục chúng sanh, diệt trừ tất cả nghiệp ác, tự tu các khổ hạnh và tất cả thiện căn, lại khuyên chúng sanh đồng tu tập, vì chúng sanh mà ch ịu đủ mọi sự khổ, dùng mắ t trí huệ quan sát các căn lành, biết các căn lành đều lấy trí huệ làm tánh, rồi phương tiện hồi hướng cho tất cả chúng sanh:

Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được an trụ nơi tất cả công đức thanh tịnh. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều có thể nhiếp thọ t ất cả căn lành, bi ết tánh và nghĩa của các công đức. Vì làm cho tất cả chúng sanh khắp thanh tịnh tất cả những că n lành. Vì làm cho tất cả chúng sanh ở trong cảnh giới phước đức gieo trồng pháp lành, lòng không hối hận.

Vì làm cho tất cả chúng sanh có thể nhiếp thọ khắp t ất cả chúng sanh, đều đưa mỗi người đến bực Nhứt thiế t trí. Vì làm cho tất cả chúng sanh nhiếp khắp tất cả thiện căn, mỗi mỗi đều tương ưng với bình đẳng hồi hướng.

Ðại Bồ Tát này lại đem các căn lành hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh đều được rốt ráo an ổn. Nguyện tất cả chúng sanh đều được rốt ráo thanh tịnh. Nguyện tất cả chúng sanh đều được r ốt ráo an lạc. Nguy ện tất cả chúng sanh đều được rốt ráo giải thoát. Nguyện tất cả chúng sanh đều đượ c rốt ráo bình đẳng. Nguyện tất cả chúng sanh đều được rốt ráo tỏ suốt. Nguyện tất cả chúng sanh đều được r ốt ráo an trụ nơi nh ững pháp trắng trong. Nguy ện tất cả chúng sanh đều được con mắ t vô ngại. Nguyện tấ t cả chúng sanh khéo điều phục tâm mình. Nguyện tất cả chúng sanh đủ cả mười trí lực điều phục mọi loài.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướng như vậy lòng chẳng chấp nghiệp, chẳ ng chấp báo, chẳng chấp thân, chẳng chấp vật, chẳng chấp cõi, chẳ ng chấp phương, chẳng chấp chúng sanh, chẳng chấp không chúng sanh, chẳng chấp tất cả pháp, chẳng chấp không tất cả pháp.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướ ng như vậy đem căn lành này bố thí khắp thế gian. Nguyện tất cả chúng sanh thành tựu Phật trí, được tâm thanh tịnh trí huệ sáng suốt, nội tâm tịch tịnh, ngoại duyên chẳng động, thêm lớn và thành tựu chủng tánh Phật ba đời.

Chư Phật tử! Ðạ i B ồ Tát lúc tu hành hồi h ướng như vậy, vượt ta tất c ả không ai hơn được. Bao nhiêu ngôn ngữ của tất c ả thế gian đề u đồng ngợi khen cũng chẳng h ết được. Tu khắp t ất cả Bồ Tát hạnh. Ðều có th ể qua đến tấ t cả cõi Ph ật. Thấy khắp Chư Phậ t không bị chướng ngại. L ại có thể thấy khắ p công hạnh của chư Bồ Tát. Dùng phươ ng tiệ n lành phân biệt câu nghĩa thậm thâm của các pháp cho chúng sanh. Ðược đà la ni diễn nói diệu pháp suốt tận thu ở vi lai không thôi nghỉ. Vì t ất cả chúng sanh nên khoảng mỗi niệm, dường như bóng hình, hiện thân khắp bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới cúng dường Chư Phật, nghiêm tịnh khắp bất khả thuyết bất khả thuyết Phật độ. Bồ Tát tu hành nghiêm tịnh cõi Phật, trí huệ, không biết nhàm đủ. Trong mỗi niệm làm cho bất kh ả thuy ết bất khả thuyết tră m ngàn ức na do tha chúng sanh đều được trọn vẹn thanh tịnh bình đẳng. Ở trong tất cả quốc độ kia, B ồ Tát siêng tu tất cả mân Ba la mật, nhiếp thọ chúng sanh, thành tựu tịnh nghiệp. Ðược nhĩ căn vô ngại nghe khắp pháp luân của mỗi m ỗi Ðức Phậ t diễn dạ y trong bất khả thuyết bất khả thuyế t thế giới, nghe rồi thọ trì siêng tu tậ p, không hề bỏ r ời. Bồ Tát này trụ nơi thần thông vô sở đắc, vô y chỉ, vô tác, vô trước, trong kho ảng một sát na, một đờn chỉ, phân thân đến khắp bất khả thuyết cõi Phật, cùng chư Bồ Tát đồng một thấy biết.

Chư Phật t ử! Ðại Bồ Tát lúc tu t ập hạnh Bồ Tát nh ư vậy còn có thể thành tựu viên mãn vô lượng bất khả thuyết bất khả thuy ết công đức thanh t ịnh, huống là thành bực Vô thượng B ồ đề. Tất c ả Phật độ bình đẳng thanh tịnh, tất cả chúng sanh bình đẳng thanh tịnh, tất cả thân bình đẳng thanh tịnh, tất cả căn bình đẳng thanh tịnh, tất cả nghiệp qu ả bình đẳng thanh tịnh, tất cả chúng hội đạo tràng bình đẳng thanh t ịnh, tất cả hạnh viên mãn bình đẳng thanh t ịnh, tấ t cả pháp trí phương tiện bình đẳng thanh tịnh, tất cả chí nguyện hồi hướng bình đẳng thanh tịnh, tất cả thần thông cảnh giới bình đẳng thanh tịnh.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướng như vậy được pháp môn tất cả công đức thanh tịnh hoan hỷ, vô lượng công đức đều viên mãn trang nghiêm.

Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, chúng sanh chẳng trái tất cả cõi; cõi chẳng trái tấ t cả chúng sanh; cõi và chúng sanh chẳng trái tất cả nghiệp; nghiệp chẳng trái chúng sanh và cõi; tư duy chẳng trái tâm; tâm chẳ ng trái tư duy; tâm và tư duy chẳng trái cảnh giới; cảnh giới chẳng trái tâm và tư duy; nghiệp chẳng trái báo; báo chẳng trái nghiệp; nghiệp chẳng trái nghiệp đạo; nghi ệp đạ o chẳ ng trái nghi ệp; pháp tánh chẳng trái tướng; pháp tướng chẳng trái tánh; pháp sanh chẳ ng trái tánh; pháp tánh chẳng trái sanh; cõi bình đẳng chẳng trái chúng sanh bình đẳng; chúng sanh bình đẳng chẳng trái cõi bình đẳ ng; tất cả chúng sanh bình đẳng trái tất cả pháp bình đẳng; tất cả pháp bình đẳng chẳ ng trái tất cả chúng sanh bình đẳng, mé lý dục bình đẳng chẳng trái tất cả chúng sanh an trụ bình đẳng; t ất cả chúng sanh an tr ụ bình đẳng chẳ ng trái mé ly dục bình đẳng; quá khứ chẳng trái vị lai; vị lai chẳng trái quá khứ; quá khứ vị lai chẳng trái hiện tại; hiện tại chẳng trái quá khứ vị lai; thế gian bình đẳng ch ẳng trái Phật bình đẳng; Phật bình đẳng chẳng trái thế gian bình đẳng; Bồ Tát hạnh chẳng trái Nhứt thiết trí; Nhứt thiết trí chẳng trái Bồ Tát hạnh.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướ ng nh ư vậy được nghiệp bình đẳng, báo bình đẳng, thân bình đẳng, phương tiệ n bình đẳng, nguyện bình đẳng, t ất cả chúng sanh bình đẳng, tất cả cỏi bình đẳng, t ất cả hạnh bình đẳng, tất cả trí bình đẳng, tam thế Phật bình đẳng, được phụng thờ tất cả Phật, được cúng d ường tất cả Bồ Tát, được gieo trồng tất cả căn lành, viên mãn tất c ả nguyện l ớn, giáo hóa tất cả chúng sanh, rõ biết tất c ả nghiệp, thờ cúng tấ t cả thiện tri thức, vào tất cả đạo tràng, thông đạt tất cả chánh giáo, thành tựu viên mãn tất cả pháp lành.

Chư Phật tử! Ðây là bực Ðại Bồ Tát bình đẳng tùy thuận nhứt thiết chúng sanh hồi hướng thứ bảy.

Ðại Bồ Tát thành tựu b ực hồi hướng này thời có thể xô dẹp tất cả ma oán, nhổ gai dục nhiễm, được vui xuất ly, tr ụ nơ i tánh vô nhị, đủ oai đức lớn cứu độ chúng sanh, là vua công đức thần thông vô ngại, qua tất c ả cõi, vào nơi tịch diệt, đủ t ất cả thân, thành hạnh Bồ Tát, nơi các hạnh nguyện tâm được tự tại, phân biệt rõ biế t tấ t cả pháp, đề u có thể vãng sanh khắp t ất c ả Phật độ, được nhĩ căn vô ngạ i nghe tất cả âm thanh của tất cả cõi, được huệ nhãn thanh tịnh thấy t ất cả Phật chưa từng tạm rời, nơi tất cả cảnh giới thành tựu thiện căn, tâm không cao hạ, nơi tất cả pháp được vô sở đắc.

Ðại Bồ Tát đem tất cả thiện căn bình đẳng tùy thuận tất cả chúng sanh mà hồi hướng như vậy.

Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát nương thần lực của Phật quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng:

Bồ Tát tu hành những công đức

Vi diệu rộng lớn rất sâu xa

Nhẫn đến một niệm mà tu hành

Ðều hay hồi hướng vô biên lượng.

Bao nhiêu sở hữu của Bồ Tát

Nhiều thứ dẫy đầy vô lượng ức

Hương tượng, bửu mã để thắng xe

Ở phục, châu báu đều đẹp lạ, Hoặc đem đều, mắt và tay chân, Hoặc thêm thân thịt cùng xương tủy Ðều khắp mười phương vô lượng cõi Khắp bố thí cho cả mọi loài

Tu tập trong vô lượng ức kiếp Tất cả công đức đều hồi hướng Vì muốn cứu độ các quần sanh Bồ Tát rốt ráo không thối chuyển.

Bồ Tát vì độ các chúng sanh

Thường tu hồi hướng hạnh tối thắng

Khiến khắp ba cõi được an vui

Ðều khiến sẽ thành quả Vô thượng.

Bồ Tát khắp phát nguyện bình đẳng

Tùy chỗ chứa nhóm nghiệp thanh tịnh

Ðều đem hồi hướng thí chúng sanh

Thệ nguyện rộng lớn trọn không bỏ.

Nguyện lực Bồ Tát vô hạn ngại

Nhiếp thọ tất cả các thế gian

Hồi hướng như vậy khắp quần sanh

Chưa hề tạm sanh lòng phân biệt.

Nguyện cho chúng sanh trí sáng suốt

Bố thí, trí giới đều thanh tịnh

Tinh tấn tu hành chẳng bỏ trễ.

Nguyện lớn như vậy không thôi dứt.

Bồ Tát hồi hướng đến bờ kia

Khắp khai pháp môn diệu thanh tịnh

Trí huệ đồng với đấng Thế Tôn

Phân biệt thiệt nghĩa được rốt ráo.

Bồ Tát đã thông suốt ngôn từ

Các thứ trí huệ cũng như vậy

Thuyết pháp đúng lý không chướng ngại

Nhưng nơi trong ấy lòng không chấp.

Chẳng thấy các pháp là có hai

Cũng lại chẳng thấy là bất nhị

Nơi nhị, bất nhị thảy đều rời

Biết đó đều là đường ngôn ngữ

Biết các thế gian đều bình đẳng

Ðều là nghiệp của ngữ, ý, thân

Chúng sanh huyễn hóa không có thiệt

Tất cả quả báo từ đây sanh.

Tất cả sở hữu của thế gian

Các thứ quả báo đều chẳng đồng

Tất cả đều do nghiệp lực thành

Nếu diệt được nghiệp nó đều dứt.

Bồ Tát quán sát các thế gian

Thân, khẩu, ý nghiệp đều bình đẳng

Cũng khiến chúng sanh trụ bình đẳng

Dường như Thế Tôn đấng Vô thượng

Thiện nghiệp, Bồ Tát đều hồi hướng.

Khiến khắp chúng sanh “Sắc” thanh tịnh

Phước đức phương tiện đều đầy đủ

Ðồng với Ðiều Ngự đấng Vô thượng.

Bồ Tát lợi ích khắp quần sanh

Vô biên công đức đều hồi hướng

Nguyện cho oai quang hơn thế gian

Ðược thành thân dũng mãnh đại lực.

Bao nhiêu công đức đã tu tập

Nguyện khắp thế gian đều thanh tịnh

Chư Phật thanh tịnh không ai sánh

Chúng sanh thanh tịnh cũng như vậy.

Bồ Tát nơi nghĩa được khéo hiểu

Biết được Phật pháp là hơn hết

Ðem những nghiệp lành đồng hồi hướng

Nguyện khắp chúng sanh đồng với Phật.

Bồ Tát rõ biết các pháp không

Tất cả thế gian không sở hữu

Không có tạo tác và tác giả

Nghiệp báo chúng sanh cũng chẳng mất.

Các pháp tịch diệt, chẳng tịch diệt

Xa rời hai tâm phân biệt này

Biết các phân biệt là thế kiến

Vào nơi chánh vị hết phân biệt.

Phật tử chơn thiệt như vậy thảy

Từ nơi Phật pháp mà hóa sanh

Bồ Tát hồi hướng khéo như vậy

Thế gian nghi hoặc đều trừ diệt.

Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ Tát chơn như tướng hồi hướng?

Chư Phật tử! Ðại B ồ Tát này chánh niệ m rõ ràng, tâm vững chắc, xa r ời mê lầm, chuyên tâm tu hành, thâm tâm chẳng lay động, thành nghiệp chẳng hư hoại, thẳng đến Nhứt thiết trí trọn không thối chuyển, chí cầu Ðại thừa, dũng mãnh vô úy, tr ồng các c ội lành, an ổn khắp thế gian sanh căn lành tối thắ ng, tu pháp lành thanh tịnh, thêm lớn đức đại bi, thành tựu tâm bửu, thường niệm Chư Phật, hộ trì chánh pháp, tin chắc đạo Bồ Tát, thành tựu vô lượng thiện căn vi diệ u thanh tị nh, siêng tu tập tất cả công đức trí huệ, là Ðiều Ngự Dư sanh những pháp lành, dùng trí phương tiện đem hồi hướng.

Bấy giờ Bồ Tát dùng huệ nhãn xem khắp những thiện căn đã có vô lượ ng vô biên. Lúc tu tập những thiện căn này, hoặc c ầu duyên, hoặc sắm s ửa, hoặc dọn sạch, hoặc thẳng tiến, hoặc chuyên gắng, hoặc khởi hành, hoặc sáng suốt, hoặc thuần gẫm xét, hoặc khai thị.

Tất cả như vậy có nhiều môn, nhiều cảnh, nhiều tướng, nhiều sự, nhiều phần, nhiều hạnh, nhiều danh tự, nhiều phân biệt, nhiều xuất sanh, nhiều tu tập.

Nơi đây có tất cả thiện căn đều là do phát tâm đại Bồ đề cầu Nhứt thiết chủng trí mà kiến lập cả, chỉ có một không hai, Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện đượ c thân viên mản vô ngại tu hạnh Bồ Tát. Nguy ện được khẩu thanh tịnh vô ngại tu hạnh Bồ Tát. Nguyện đượ c ý thành thành tựu vô ngại an tr ụ nơi Ðại thừa. Nguyện được tâm thanh tị nh viên mãn vô ngại tu tất cả hạ nh Bồ Tát. Nguyệ n khởi tâm bố thí rộng lớn vô lượng châu cấp tất cả chúng sanh. Nguyện đối với các pháp tâm được tự tại diễn xướ ng đạ i pháp không bị che chướng. Nguyện được thông đạt Nhứt thiết trí, phát tâm Bồ đề chiếu khắp thế gian. Nguyện thườ ng chánh niệm tam thế Phật, quán tưở ng Ðức Như Lai th ườ ng hiện ở trước. Nguyện trụ nơi chí nguyệ n viên mãn t ăng thượng xa lìa tất cả ma oán. Nguyện được an trụ mười trí lực c ủa Phật, luôn nhiếp khắp tất cả chúng sanh. Nguyện được tam muội đi khắp các cõi, nhưng không nhiễm trước nơi thế gian. Nguy ện trụ các thế giới không nhàm mỏi luôn giáo hóa chúng sanh. Nguyện khởi vô l ượng phương tiện về tư huệ, thành tựu đạo hạnh bất tư nghì của Bồ Tát. Nguyện được trí ch ẳng mê lầm đối với mườ i phương đều có thể phân biệ t tấ t cả thế gian. Nguyện được trí l ực th ần thông tự tại, trong khoảng m ột niệm đều có thể nghiêm tịnh tất cả cõi nước. Nguy ện được vào khắp tự tánh của các pháp, thấ y tất cả thế gian đều thanh tị nh. Nguyện đượ c sanh khởi trí vô sai biệt, trong khoảng sát na vào tất cả cõi. Nguyện đem tất cả sự trang nghiêm củ a các cõi hiển thị ra tất cả để giáo hóa vô lượng vô biên chúng sanh. Nguyện ở trong một cõi Phật hiể n thị vô biên pháp giới, tất cả cõi Phật cũng đều như vậy. Nguyện được trí tự tại đại thần thông có thể qua đến tất cả cõi Phật.

Chư Phật tử! Ðại B ồ Tát dùng các căn lành nguyệ n được trang nghiêm tất cả cõi Phật. Nguyện được khắp cùng tất cả thế giới. Nguyện được thành tựu trí huệ quán sát.

Như vì thân mình mà hồi hướng như vậy, vì tất cả chúng sanh cũng như vầy:

Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn tất cả địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nguyện tấ t cả chúng sanh trừ diệt tất cả nghiệp chướng ngạ i. Nguy ện tất cả chúng sanh được trí huệ bình đẳng tâm bao khắ p m ọi nơi. Nguy ện tất cả chúng sanh đối với kẻ oán người thân đều bình đẳng nhiếp thọ, đều làm cho an vui trí huệ thanh tịnh. Nguyện tất c ả chúng sanh trí huệ viên mãn, tịnh quang soi khắp. Nguyện tất cả chúng sanh tư huệ thành tựu viên mãn rõ nghĩa chơn thật. Nguyện tất cả chúng sanh dùng chí nguy ện thanh tịnh thẳng cầu Bồ đề được trí vô lượng. Nguyện tất cả chúng sanh có thể hiện khắp chỗ ở an ổn.

Chư Phậ t tử! Ðại Bồ Tát luôn dùng thiện că n hồi hướng như vậ y, vì muốn tất c ả chúng sanh gặp được mây mát mẻ rưới mưa pháp. Vì muốn tất cả chúng sanh thường gặp phướ c điền cảnh giới tối thắng. Vì muốn tất cả chúng sanh đều khéo vào được và tự hộ trì tâm đại Bồ đề. Vì muốn tất cả chúng sanh khéo an trụ lìa những phiền não. Vì muốn tất c ả chúng sanh đều được trí thần thông vô ngại. Vì muốn tất cả chúng sanh được thân tự tại thị hiện khắp nơi. Vì muốn tất cả chúng sanh thành tựu Nhứt thiết chủng trí tối thắng, khắp làm việc lợi ích không để lu ống qua. Vì muốn tất c ả chúng sanh nhiếp khắp mọi loài làm cho đều thanh t ịnh. Vì muốn tất cả chúng sanh đều được rốt ráo Nhứt thiết trí. Vì muốn tất cả chúng sanh tâm chẳng động lay, không chướng ngại.

Chư Phật tử! Ðại B ồ Tát thấy nhữ ng thứ đáng ưa thích, như cõi nướ c, vườn, rừng, cỏ cây, bông trái, hương thơm, y phục đẹp, châu báu, các vật trang sức, thôn xóm, tụ lạc. Hoặc thấy bực Ðế vương oai đức tự tại, hoặc thấy chỗ ở không ồn náo. Khi thấ y xong, Bồ Tát dùng Phật trí siêng năng tu tập trọn nên vô lượng công đức thắ ng di ệu. Bồ Tát vì chúng sanh mà cần cầu pháp lành, không phóng dậ t, chứa nhiều điều lành rộng như biển và che khắp tất cả, là chỗ y tựa của các pháp lành. Bồ Tát đem các căn lành phương tiện hồi hướng mà không phân biệt, khai thị vô lượ ng các môn thiện că n, khai thị vô lượng các môn thiện căn. Trí của Bồ Tát thường quán sát tất cả chúng sanh, tâm luôn nghĩ nhớ cảnh giới căn lành, đem thiện căn chơn như bình đẳng không ngớt hồi hướng cho chúng sanh.

Bấy giờ Bồ Tát đem các căn lành hồi hướng như vầy:

Nguy ện tất cả chúng sanh được trí vô thượng của Như Lai, thấy chơn tánh các pháp bình đẳng, viên mãn thanh tịnh không chấp lấy. Nguyện tấ t cả chúng sanh thấy Chư Phật rất đáng mến kính cúng d ường trọn vẹn. Nguy ện tấ t cả chúng sanh được vãng sanh Tịnh độ không tất cả phiền não. Nguyệ n tất c ả chúng sanh được thấy pháp đáng mến kính của Phật. Nguyện tất cả chúng sanh th ường thích hộ trì tất cả hạnh đáng mến kính c ủa Bồ Tát. Nguyện tất cả chúng sanh được con mắt đáng mế n kính c ủa thi ện tri thức thấy kh ắp không chướ ng ngạ i. Nguyện tấ t cả chúng sanh thường thấy t ất cả vật đáng ưa thích không trái nghịch. Nguyện tất cả chúng sanh chứng được pháp đáng m ến kính và siêng hộ trì. Nguyện tất c ả chúng sanh được trí sáng su ốt ở trong tất cả pháp đáng mế n kính của Chư Phật. Nguyện tất cả chúng sanh tu tâm xả thí đáng mến kính của chư Bồ Tát. Nguyện t ất cả chúng sanh được trí vô úy có thể nói tất cả pháp đáng m ến kính. Nguyện tất cả chúng sanh được tam mu ội thậm thâm rất đáng chuộng của chư Bồ Tát. Nguyện t ất cả chúng sanh được các môn đà la ni rất đáng mế n của chư Bồ Tát. Nguyện tất cả chúng sanh được trí khéo quán sát rấ t đáng mến thích của chư Bồ Tát. Nguyện tất cả chúng sanh có thể hiện thần thông tự tại rấ t đáng kính m ến c ủa chư Bồ Tát. Nguyệ n t ất cả chúng sanh có thể nói diệu pháp rất sâu đáng mến kính ở gi ữa đại hội của Chư Phật. Nguyệ n tất cả chúng sanh có thể dùng phương tiện khai thị diễn nói những câu r ất đáng mến thích. Nguyệ n tất cả chúng sanh thường hay phát lòng đại bi bình đẳng rất đáng mến kính. Nguyện tất cả chúng sanh mỗi niệm luôn luôn phát tâm Bồ đề rộng lớn rất đáng mến thích, làm cho sáu c ăn vui vẻ sảng khoái. Nguy ện tất cả chúng sanh được vào nhà Phậ t rất đáng mến thích. Nguyện tất cả chúng sanh được hạnh điề u phục đáng mến thích, không ngớt dùng hạnh này để đ iều phục chúng sanh. Nguyện t ất cả chúng sanh đượ c biện tài vô tận diễn thuyế t các pháp r ất đáng mến thích của chư B ồ Tát. Nguyện tất cả chúng sanh trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp ở trong tất cả thế gian đáng mến thích mà giáo hóa chúng sanh không không biết mỏi nhàm. Nguyện tất cả chúng sanh dùng vô lượng phương tiện ngộ nhập được các pháp môn rất đáng mến thích của Chư Phật.

Nguyện tất cả chúng sanh đựơc phương tiệ n vô ngại đáng ưa thích bi ết tất cả pháp không có căn bổn. Nguyện tất cả chúng sanh được hạnh ly dục đáng mến thích bi ết t ất cả pháp rốt ráo vô nhị, dứt trừ tất cả chướng ngại, biết tất cả pháp bình đẳng chơn thiệt. Nguyện t ất cả chúng sanh thành tựu đầy đủ các pháp không hư dối đáng ư thích của Bồ Tát. Nguyện tất cả chúng sanh được tâm Kim Cang tinh tấ n trọn nên đạo Nhứt thiết trí đáng ưa thích. Nguyện tấ t cả chúng sanh thiện căn vô ngại đáng ưa thích xô dẹp tất cả phiền não. Nguyệ n tất cả chúng sanh được môn Nhứt thiết trí đáng ưa thích, hiện thân thành bực Ðẳng Chánh Giác khắp thế gian.

Chư Phật tử! Lúc đại Bồ Tát tu tập những thiện c ăn như vậy được trí huệ minh, các Thiện tri thức đều nhiếp thọ, Phật trí chiếu sáng tâm c ủa Bồ Tát này, do đây dứt hẳn si mê, siêng tu chánh pháp, vào các trí nghiệp, khéo học trí địa, giăng b ủa c ăn lành khắp pháp giớ i, dùng trí hu ệ hồi hướng tột nguồn đáy thiện căn của chư Bồ Tát, dùng trí vào sâu biển phương tiện lớn, thành tựu vô lượng căn lành rộng lớn.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem căn lành này hồi hướng như vầy:

Chẳng chấp thế gian, chẳng chấp chúng sanh, trong tâm luôn thanh tịnh không y tựa, chánh niệm đối với các pháp, rời phân biện kiến, chẳng bỏ trí huệ tự tạ i của Chư Phật, chẳng trái môn hồi hướng chơn tánh của tam thế Chư Phật, tùy thuận t ất cả chánh pháp bình đẳng, chẳng mất tướng chơn thật của Như Lai, bình đẳng quán sát tam thế không tướng chúng sanh, khéo thuận Phật đạo, khéo thuyế t chánh pháp, hi ểu sâu ý nghĩa, vào bực t ối thắng, ngộ pháp chơn thiệt, trí huệ viên mãn, tín nguyện bền ch ắc, dầu khéo tu chánh nghiệp mà biết nghiệp tánh vốn không rõ tất cả pháp đều như huyễn hóa, biết tất cả pháp không có t ự tánh, quán sát tất cả nghĩ a và các công hạnh tùy thuận ngôn thuyết thế gian mà không ch ấp trước, biết lý như thật, quán các pháp tánh thảy đều tịch diệt, rõ tất cả pháp đồng m ột thiệt tướng, biết các pháp tướng chẳng chống trái nhau, cùng ở chung với chư Bồ Tát, tu hạnh Bồ Tát khéo nhiếp chúng sanh vào môn hồi hướng c ủa tam thế Bồ Tát, nơi tấ t cả Phật pháp không lòng hãi sợ, dùng vô l ượng tâm làm cho khắ p chúng sanh đều được thanh tịnh, nơi thập phương thế giớ i không sanh tâm chấp lấy ngã và ngã sở, nơi các thế gian không lòng phân biệt, nơi các cảnh gi ới chẳng hề nhiễm trước, siêng tu t ất cả pháp xuất thế, nơi các thế gian không lấy không nương, nơi đạo thâm dịu bền vững chánh kiến, lìa các vọng kiến, rõ pháp chơn thiệt.

Ví như chơn như khắp tấ t cả chỗ không có ngằn mé, thiệ n căn hồi hướng cũng kh ắp tất cả chỗ như vậy. Ví như ch ơn như tánh là chơn thiệt, thiệ n că n hồi hướng c ũng rõ tất c ả pháp tánh là chơ n thiện. Ví như chơn như luôn gìn bổn tánh không thay đổi, thiện căn h ồi hướng giữ bổn tánh nó trước sau không đổi. Ví như chơn như dùng tất cả pháp không tánh làm tánh, thiện căn hồi hướng cũng rõ tất cả pháp không pháp làm tánh. Ví nh ư ch ơn như không tướng làm tướng, thiện căn hồi hướng c ũng rõ tất cả pháp không tướng làm tướng. Ví nh ư chơn như nếu ai chứng được thời không thối chuyển, nơi thiện căn hồi h ướng nếu có người được thời không còn thối chuyển nơi Phật pháp. Ví như chơ n như là chỗ đi của tất cả Phật, thiện căn hồi hướng cũng là ch ỗ đi của tất c ả Phật. Ví như chơn như lìa t ướng cảnh giới mà làm cảnh giới, thiện căn hồi hướng c ũng lìa cả nh giới tướng mà làm cảnh gi ới viên mãn của tất cả Phật. Ví như chơn như hay an lập tấ t cả, thiện căn hồi hướng cũng có thể an lập tất cả chúng sanh. Ví như chơn như tánh thường tùy thuận, thiện căn hồi hướng cũng luôn tùy thu ận tận kiếp v ị lai. Ví như chơ n như không ai trắc lượng đượ c, thiện căn hồi hướng đồng như hư không, tất cả chúng sanh không trắc lượng được. Ví như chơn như tràn đầy tất cả, thiện căn hồi hướng trong một sát na trùm khắp pháp giới. Ví như chơn như thườ ng trụ vô tận, thiệ n căn hồi hướng c ũng rốt ráo vô tận. Ví như chơn như không có đối tượng, thiện căn hồi hướng có thể khắp viên mãn tất cả Phật pháp c ũng không có đối tượng. Ví như chơn như thể tánh kiên c ố, các phiền não không làm chướng hư được. Ví như chơn như chẳng bị phá hoại, thiện căn hồi hướ ng cũng không ai phá hoạ i được. Ví như chơn như thể của nó là chói sáng, thiện căn hồi hướng cũng lấy sự chói sáng khắ p nơi làm tánh. Ví nh ư chơn như không đâu là ch ẳng có, thiện căn hồi hướng c ũng không đâu là chẳng có. Ví như chơn như khắp t ất cả thời gian, thiện căn hồi hướng cũng khắp tất cả thế giớ i. Ví như chơ n như tánh thường thanh tị nh, thi ện căn hồi hướng dầu ở thế gian nh ưng tánh thường thanh tịnh. Ví như chơn như vô ngại với các pháp, thiện căn hồi hướng đi khắp tất cả mà cũng vô ngại. Ví như chơ n nh ư là con mắt của các pháp, thiện căn hồi hướng cũng có thể làm con mắt của tất cả chúng sanh. Ví như ch ơn như tánh không mỏi nh ọc, thiện c ăn h ồi h ướng tu hành tất cả hạnh Bồ Tát vẫn không mỏi nhọc. Ví như chơn như thể tánh rất sâu, thiện căn hồi hướng thể tánh cũng rất sâu. Ví như chơn như không có một vật, thiện căn hồi hướng rõ biết tự tánh cũng không có một vật. Ví như chơn như tánh chẳng phải xuất hiệ n thiện căn hồi hướ ng thể tánh vi diệu cũng khó thấy được. Ví như chơn như lìa những b ợn lòa, thiện c ăn h ồi hướng huệ nhãn thanh tị nh cũng r ời những mê lòa. Ví như chơn như tánh không gì bằng, thiện căn hồi hướng thành tựu tất cả hạnh Bồ Tát cũng t ối thượng không gì bằng. Ví như chơn như thể tánh tịch tịnh, thiện căn hồi hướng cũng khéo tùy thuận pháp tịch tịnh. Ví như chơn như không có căn bổn, thiệ n că n hồi h ướng cũng hay vào tất cả pháp không că n bổn. Ví như chơn như thể tánh vô biên, thiện căn h ồi hướng cũng làm cho vô biên chúng sanh được thanh tịnh. Ví như chơn như thể tánh vô trước, thiện căn hồi hướng c ũng rốt ráo xa lìa tất cả ch ấp trước. Ví như chơn như không có chướng ngại, thiện căn hồi hướng cũng trừ diệt tất cả chướng ng ại thế gian. Ví như chơn như chẳng phải chỗ đi của th ế gian, thiện căn hồi hướng cũng chẳ ng phải thế gian có thể đi được. Ví như chơn nh ư thể tánh vô trụ, thiện c ăn hồi hướng cũng chẳng phải chỗ trụ của t ất cả sanh tử. Ví như chơ n như tánh vốn vô tác, thiện căn hồi hướng cũng đều bỏ lìa tất cả sở tác. Ví như chơn như thể tánh an trụ, thiện căn hồi hướng cũng an trụ nơi chơn thiệt.

Ví như chơn như cùng tương ưng với tất cả pháp, thiện căn hồi hướng cũng cùng tương ứng với chư Bồ Tát về những s ự ki ến vă n tu t ập. Ví như ch ơn như tánh th ường bình đẳng nơi t ất cả pháp, thiện căn hồi hướng ở trong thế gian cũng tu h ạnh bình đẳng. Ví như chơn như chẳ ng rời các pháp, thiện că n hồi hướ ng cùng tậ n vị lai cũng chẳ ng bỏ thế gian. Ví như chơ n như r ốt ráo vô tận trong tất cả pháp, thiện căn hồi hướng cũng hồi hướng vô tận đối với chúng sanh. Ví như chơn như không trái với tấ t cả pháp, thiệ n căn hồi hướng cũng chẳng trái tấ t cả Phật pháp. Ví như chơn như nhiếp khắp các pháp, thiện căn hồi h ướng cũ ng nhiếp tất cả căn lành của chúng sanh. Ví như chơ n như đồng thể tánh với các pháp, thiện căn hồi h ướng cũng đồng thể tánh với tam thế Chư Phậ t. Ví như chơ n như không xa rời tất cả pháp, thiện căn hồi hướng cũng nhiếp trì tất cả pháp thế gian và xuất thế gian. Ví như chơn như không gì che khuất được, thi ện căn hồi hướng cũng không bị thế gian che khuất. Ví như chơn như không bị lay động, thiện căn hồi hướng cũng không bị tất c ả ma nghiệp làm lay động. Ví như chơn như tánh không nhơ bợn, thiện căn hồi hướng tu hạnh Bồ Tát không bị nhơ bợn. Ví như chơn như không có biến đổi, thiệ n căn hồi hướng luôn thương xót chúng sanh cũng không biến đổi. Ví như chơ n như không thể cùng tận, thiện căn hồi hướng chẳng phả i thế pháp có th ể cùng t ận đượ c. Ví như chơn như tánh thường giác ngộ, thi ện că n hồi hướng cũng hay giác ngộ, thiện căn hồi hướng cũng hay giác ngộ, khắp tất cả pháp. Ví nh ư ch ơn như không mất không h ư, thiện căn hồi h ướng đối với chúng sanh phát chí nguyện thù thắng trọ n không hư mất. Ví như chơn như rất chói sáng, thiệ n căn h ồi hướng cũng dùng trí huệ soi sáng thế gian. Ví như chơn như không thể nói phô, thiện căn hồi hướng cũng không thể dùng ngôn ng ữ nói phô được. Ví như ch ơn như nhiếp trì các thế gian, thiện căn hồi hướng cũng có thể nhiếp trì tất c ả hạnh Bồ Tát. Ví như chơn như tùy theo ngôn thuyết thế gian, thiện c ăn hồi hướng cũng tùy thuận tất cả trí huệ ngôn thuyết. Ví như chơn như khắp tất cả pháp, thiện căn h ồi hướng cũng khắp tất c ả cõi Phật ở mười phương, hiện đại thần thông thành đẳng Chánh giác. Ví như chơn như không có phân biệt, thiện căn hồi hướng cũng không phân biệt đối v ới thế gian. Ví như chơn như khắp t ất c ả thân thiện c ăn hồi hướng cũng khắp trong vô lượ ng thân nơ i mườ i phươ ng cõi. Ví như chơn như thể vốn vô sanh, thiện căn hồi hướng dầu phương tiện thị hiện có sanh, nhưng vẫn vô sanh. Ví như chơ n như khắp tất cả, thiện căn hồi hướng hiện thần thông kh ắp các Phật độ trong thập phương tam thế. Ví như chơn như khắp ở đêm tối, thiện căn h ồi hướng c ũng phóng đạ i quang minh làm các Phật s ự trong tấ t cả đêm t ối. Ví như chơn như khắp trong ban ngày, thiện căn hồi h ướng cũng làm cho chúng sanh nơi ban ngày thấy thần thông của Phật diễn pháp bất thối thanh tịnh ly cấu, không bỏ luống thời gian. Ví như chơn như khắ p trong nửa tháng, nhẫn đến m ột tháng, thiện că n h ồi hướng ở trong thời tiế t thế gian cũng được phương tiện khéo, ở trong khoảng một niệm biết rõ tất cả thời gian. Ví như chơn như khắp trong nă m tuổi, thiện căn hồi hướng trụ vô lượng kiếp cũng sáng suốt thành thục tất cả căn lành đều làm cho viên mãn cả. Ví như chơn như khắp cả ki ếp thành, kiế p hoại, thiệ n c ăn h ồi hướng trụ trong tất cả ki ếp thanh tịnh vô nhiễm, giáo hóa chúng sanh đều làm cho thanh tịnh. Ví như chơn như cùng tận thuở vị lai, thiện căn hồi hướng cũng tột kiếp vị lai tu Bồ Tát hạnh, viên mãn đại nguyện trọn không thối chuyển. Ví như chơn như ở khắp tam thế , thiện căn hồi hướng khiến các chúng sanh trong một sát na thấy tam thế Phật, chưa từng có một niệm bỏ rời. Ví như chơn như khắp t ất cả chỗ, thiện căn hồi hướng vượt khỏi ba cõi khắp tất cả nơi đều được tự tại. Ví như chơn như trụ nơi pháp hữu, pháp vô, thiện căn hồi hướng cũng rõ thấu tất cả pháp hữu, pháp vô rốt ráo thanh tịnh. Ví như chơn như thể tánh thanh tịnh, thiệ n că n hồi hướ ng cũng hay dùng phương tiệ n nhóm pháp trợ đạo, tu t ập thanh tịnh tất c ả hạnh Bồ Tát. Ví như chơ n như thể tánh sáng sạch, thi ện c ăn h ồi hướng làm cho ch ư Bồ Tát đều được tam muội, tâm thanh t ịnh sáng su ốt. Ví như chơn nh ư thể tánh vô cấu, thiện c ăn hồi h ướng cũng xa lìa cấu nhiễm viên mãn tất cả những ý thanh tịnh. Ví như chơn như không ngã và ngã sở, thi ện că n hồi hướng cũng dùng tâm thanh tịnh không ngã ngã s ở, đầy khắp m ười phương Phật độ. Ví như chơn như thể tánh bình đẳng, thiệ n căn hồi hướng cũng được Nhứt thiết trí bình đẳng, chiếu rõ các pháp lìa hẳn mê si. Ví như chơn như vượt ngoài số lượng, thiện căn hồi hướng đồng ở một chỗ với pháp tạng Nhứt thiết trí, nổi mây pháp rộng lớn khắ p tất cả thế giới ở mười phương. Ví như chơ n như an tr ụ bình đẳng, thiện căn hồi hướng cũng phát sanh t ất cả hạnh Bồ Tát bình đẳng an trụ nơ i đạo Nhứt thiết trí. Ví như chơn như tr ụ khắp trong tất cả chúng sanh giới, thiện căn hồi hướng đầy đủ Nhứt thiết chủng trí vô ngạ i đều hiện ở trước khắp chúng sanh giới. Ví như chơn như không có phân biệt, ở khắp trong tất cả trí âm thanh, thiện căn hồi hướng cũng đầy đủ tất cả trí ngôn âm, có thể hiển thị các th ứ ngôn âm để giáo hóa chúng sanh. Ví như chơn như lìa hẳn thế gian, thiện căn hồi hướng cũng khiế n khắp chúng sanh thoát hẳn thế gian. Ví như chơn như thể tánh rộng l ớn, thiện căn hồi hướ ng c ũng đề u có th ể thọ trì Phật pháp rộng l ớn chẳng quên m ất siêng tu tất cả hạnh Bồ Tát. Ví như chơn như không có xen dứt, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, vì muốn để chúng sanh ở an nơi bực đại trí, trong tất cả , kiế p tu hạ nh Bồ Tát không có xen dứt. Ví như chơn như thể tánh rộng rãi khắp tất c ả pháp, thiện căn hồi hướng tịnh niệm vô ngại nhiếp khắp tấ t cả pháp môn rộng lớn. Ví như chơn như nhiếp khắp chúng sanh, thiện căn hồi hướng chứng được vô lượng trí tu tập hạ nh Bồ Tát vi diệu chơn thi ệt. Ví như chơn như, không có chấp tr ước, thiện căn hồi hướng đề u không chấp lấy các pháp, trừ di ệt tấ t cả sự chấp lấy của thế gian làm cho đều được thanh tịnh. Ví như ch ơn như th ể tánh bất động, thiện căn hồi hướng an trụ nơi hạnh nguy ện viên mãn của Phổ Hiề n rốt ráo bất động. Ví như chơn như là cảnh giớ i của Phật, thiện căn hồi hướng làm cho chúng sanh đầ y đủ cảnh giới Nhứt thiết trí, dứt cảnh phiền não đều khiến thanh tịnh. Ví như chơn như không gì chế phục được, thiện c ăn hồi hướ ng cũng vậy, không bị tất cả ma nghiệp, ngoại đạ o, tà luận chế phục được. Ví như chơn như chẳng phải là có th ể tu và không thể tu, thiện căn hồi hướng xa lìa tất cả vọng tưởng chấp trước, không phân biệt với tu và chẳng tu. Ví như chơn như không có lui bỏ, thi ện căn hồi hướng thườ ng thấy chư Phật phát tâm Bồ đề, thệ nguyệ n rộng lớn trọn không lui bỏ. Ví như chơn như nhiếp khắp ngôn âm c ủa tất cả thế gian, thiện căn hồi hướ ng có thể được tất cả ngôn âm sai khác, th ần thông trí hu ệ phát ra tất cả ngôn từ. Ví như chơn như đối với tấ t cả pháp không chỗ mong cầu, thiện c ăn hồi hướ ng làm cho chúng sanh nươ ng hạnh Phổ Hiền mà được xuất ly, đối với tất cả pháp không chút tham cầu. Ví như chơn như trụ nơi tất cả bực thiện căn hồi hướng làm cho chúng sanh bỏ bực thế gian mà trụ trí huệ, tự trang nghiêm với hạnh Phổ Hiền. Ví như chơ n như không có đoạn tuyệt, thiện căn hồi h ướng được vô úy đối với tất cả pháp, tùy theo âm thanh của mỗi loài, không ng ớt diễn thuyết ở mọi nơi. Ví như chơ n như xa lìa hữu lậu, thiện căn hồi hướng làm cho t ất cả chúng sanh thành tựu pháp trí, rõ thấu các pháp viên mãn công đức Bồ đề vô lậu. Ví như chơn như không có chút pháp gì làm hư hoại loạn động được một phần nhỏ, thi ện căn hồi hướng làm cho chúng sanh tỏ ngộ tất cả pháp, tâm lượng rộng lớn trùm khắp pháp giới. Ví như chơn như: quá khứ chẳng phải khởi thủy, v ị lai chẳng ph ải rốt sau, hi ện tại chẳng phải đổi khác, thiệ n că n hồi hướng cũng vậy, vì tất cả chúng sanh mà luôn khởi phát tâm Bồ đề làm cho t ất cả thanh tị nh lìa hẳn sanh tử. Ví như chơn như không phân biệt đối với tam thế, thiện c ăn hồi hướ ng tâm th ường giác ngộ trong hiện tại, nơi quá khứ và vị lai thảy đều thanh tịnh. Ví như chơn như thành tựu tất cả Chư Phật và Bồ Tát, thiện căn hồi hướng phát kh ởi tất cả đại nguy ện phương tiện thành tựu trí huệ rộng lớn của Chư Phật. Ví như ch ơn như rốt ráo thanh tịnh không cùng chung vớ i tấ t c ả phiền não, thiện căn hồi hướng cũng hay diệt tất cả phiền não của chúng sanh, làm cho viên mãn tất cả trí huệ thanh tịnh.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướng như vậy, thời được thế này:

Vì trang nghiêm thanh tịnh khắp tất cả thế giới nên được tất cả cõi Phậ t bình đẳng. Vì khắp chuyển Pháp luân vô ngại nên được tất cả chúng sanh bình đẳ ng. Vì khắp phát tất cả trí nguyện nên được tất cả Bồ Tát bình đẳng. Vì quan sát Chư Phật thể tánh vô nhị nên được tấ t cả Chư Ph ật bình đẳng. Vì biết khắp các pháp tánh thể không đổi dời nên được tất cả pháp bình đẳng. Vì dùng trí phương tiện khéo hiểu tất cả ngữ ngôn nên được t ất cả thế gian bình đẳng. Vì tùy theo các thứ thi ện căn đều hồi h ướng hết cả nên được tất cả Bồ Tát bình đẳ ng. Vì siêng tu hành Phật s ự trong t ất c ả thời gian không ngớt h ở nên được tất cả thời gian bình đẳng. Vì nơi các thiện c ăn thế gian và xuất thế đều không nhiễm trước và đề u rốt ráo nên được tấ t cả nghiệp quả bình đẳng. Vì tùy thuận thế gian hiện Phật sự nên được tất cả thần thông tự tại của Phật bình đẳng.

Chư Phật tử! Ðây là đại Bồ Tát chơn như tướng hồi hướng thứ tám.

Ðại Bồ Tát trụ nơi bực h ồi hướng này chứng được vô lượng pháp môn thanh tịnh, có thể làm Như Lai Ðại Sư Tử hống tự tại vô úy, dùng thiện phương tiện giáo hóa thành tựu vô lượng B ồ Tát khắp trong tất cả th ời gian không ngừng nghỉ . Ðược vô lượng thân viên mãn của Phật, mỗi thân bao khắp tất cả thế giới. Ðược vô lượng âm thanh viên mãn của Phật, m ỗi âm thanh khai ngộ tất cả chúng sanh. Ðược vô lượng sức viên mãn của Phật, trong m ỗi chân lông có th ể dung nạp khắp tất cả cõi nước. Ðược vô lượng thần thông viên mãn của Phật, để các chúng sanh trong một vi trần. Ðược vô lượng giải thoát viên mãn của Phật, nơi thân một chúng sanh thị hiện tất cả cảnh giới của Ch ư Phật thành Vô thượng Giác. Ðược vô lượng tam muội viên mãn của Phật, trong mỗi tam muội có thể hiện khắp tất cả tam muội. Ðược vô lượng biện tài viên mãn của Phậ t, diễn nói một câu pháp cùng tậ n ki ếp vị lai vẫ n không hết, trừ sạch tất cả sự nghi lầm của chúng sanh. Ðược đủ mười trí lực của Phật, thị hiện thành Chánh giác khắp chúng sanh giới.

Chư Phật tử! Ðây là đại Bồ Tát đem tất cả thiện căn thuận theo chơn như tướng mà hồi hướng.

Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa oai lực của Phật, quan sát khắp mười phương mà nói kệ rằng:

Bồ Tát chí nguyện thường an trụ

Chánh niệm kiên cố lìa mê lầm

Tâm Ngài lành mềm luôn sạch mát

Chứa nhóm vô biên hạnh công đức.

Bồ Tát khiêm thuận không trái nghịch

Bao nhiêu chí nguyện đều thanh tịnh

Ðã được trí huệ quang minh lớn

Khéo hay soi rõ tất cả nghiệp.

Bồ Tát tư duy hạnh rộng lớn

Các thứ sai biệt rất hy hữu

Ở quyết tu hành không thối chuyển Dùng đây lợi ích các quần sanh Những hạnh sai khác vô lượng thứ Bồ Tát tất cả đều siêng tu

Tùy thuận chúng sanh chẳng trái ý Khiến họ tâm tịnh sanh hoan hỷ. Ðã lên bực Ðiều Ngự tôn qúy Lìa những nhiệt não tâm vô ngại Nơi pháp nơi nghĩa đều khéo biết Vì lợi chúng sanh mà siêng học. Bồ Tát tu hành những hạnh lành Vô lượng vô số hạnh sai khác Nơi đó tất cả đều biết rõ

Vì lợi quần sanh nên hồi hướng Dùng diệu trí huệ thường quán sát

Lý chơn thiệt rộng lớn rốt ráo

Dứt hết hữu lậu không để thừa

Như chơn như kia, khéo hồi hướng.

Ví như chơn như khắp tất cả

Nhiếp khắp thế gian cũng như vậy

Bồ Tát dùng tâm hồi hướng này

Ðều khiến chúng sanh không chấp trước.

Nguyện lực Bồ Tát khắp tất cả

Ví như chơn như đâu cũng có

Hoặc thấy chẳng thấy, niệm đều cùng

Trọn đem công đức mà hồi hướng.

An trụ trong đêm, ngày cũng trụ

Nửa tháng, một tháng cũng an trụ

Cũng đều trụ trong năm cùng kiếp

Chơn như dường ấy, hạnh cũng vậy.

Tất cả thời gian và không gian

Tất cả chúng sanh và các pháp

Ðều trụ trong đó, nhưng vô trụ

Dùng hạnh như vậy mà hồi hướng.

Ví như tự tánh của chơn như

Bồ Tát phát tâm cũng như vậy

Chơn như ở đâu nguyện ở đó

Dùng hạnh như vậy mà hồi hướng

Ví như tự tánh của chơn như

Trong đó chư từng có một pháp

Chẳng được tự tánh là chơn tánh

Ðem hạnh như vậy mà hồi hướng.

Như tướng chơn như, hạnh cũng vậy

Như tánh chơn như, hạnh cũng vậy

Như tánh chơn như vốn chơn thiệt

Hạnh cũng như vậy đồng chơn như.

Ví như chơn như không ngằn mé

Hạnh cũng như vậy không có ngằn

Nhưng ở trong đó không chấp trước

Thế nên hạnh này được thanh tịnh.

Bồ Tát trí huệ lớn như vậy

Chí nguyện kiên cố không động lay

Dùng sức trí huệ khéo thông đạt

Vào tạng phương tiện của Chư Phật.

Giác ngộ Pháp Vương pháp chơn thiệt

Trong đó không chấp cũng không lấy

Vô ngại tự tại tâm như vậy

Chưa từng thấy có một pháp sanh.

Pháp thân Như Lai hiển công hạnh

Tất cả thế gian như tướng đó

Nói các pháp tướng đều vô tướng

Biết tướng như vậy là biết pháp.

Bồ Tát trụ cảnh bất tư nghì

Trong đó tư nghì chẳng hết được

Vào chỗ bất khả tư nghì này

Tư và phi tư đều vắng bặt.

Tư duy phát tánh như thế ấy

Rõ thấu tất cả nghiệp sai biệt

Bao nhiêu ngã chấp đều diệt trừ

Trụ nơi công đức không bị động.

Những nghiệp quả báo của Bồ Tát

Ðều được vô tận trí ấn khả

Tự tánh vô tận như vậy hết

Vô tận phương tiện cũng dứt diệt.

Bồ Tát quán tâm chẳng ở ngoài

Cũng lại chẳng được thấy ở trong

Biết tâm tánh kia vốn không có

Ngã pháp đều lìa trọn tịch diệt

Các Phật tử kia biết như vậy

Tất cả pháp tánh thường trống lặng

Không có một pháp hay tạo tác

Ðồng với Chư Phật ngộ vô ngã.

Rõ biết tất cả các thế gian

Cùng chơn như tánh tướng bình đẳng

Thấy tướng bất khả tư nghì này

Ðây thời hay biết pháp vô tướng.

Nếu hay trụ pháp thậm thâm này

Thường thích tu hành hạnh Bồ Tát

Vì muốn lợi ích các quần sanh

Nguyện lớn trang nghiêm không thối chuyển

Ðây thời vượt hơn nơi thế gian

Tất cả đều từ nghiệp duyên được

Vì muốn cứu độ tu các hạnh

Nhiếp khắp ba cõi không ai sót

Rõ biết chúng sanh loại sai khác

Ðều là tưởng hành mà phân biệt

Quán sát nơi đây đều rõ ràng

Mà chẳng hư hoại tánh các pháp

Bực trí rõ biết các Phật pháp

Ðem hạnh như vậy mà hồi hướng

Thương xót tất cả các chúng sanh

Khiến tánh tu duy nơi thiệt pháp.

Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ Tát vô trước vô phược giải thoát hồi hướng?

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát này sanh lòng tôn trọng đối với tất cả thiện căn, như là:

Lòng tôn trọng với s ự thoát khỏi sanh t ử. Lòng tôn tr ọng với sự nhiếp thủ tất cả căn lành. Lòng tôn tr ọng với s ự mong cầu tất cả c ăn lành. Lòng tôn trọng vớ i sự ăn nă n tội lỗi. Lòng tôn trọng với sự tùy h ỷ căn lành. Lòng tôn trọng với s ự lễ kính Chư Phật. Lòng tôn tr ọng với sự chắp tay cung kính. Lòng tôn trọng với sự đảnh lể tháp miếu. Lòng tôn tr ọng với sự khuyến thỉnh Ðức Phật thuyết pháp. Với những thiện căn như vậy, Bồ Tát đều tôn trọng tùy thuận bằng lòng.

Chư Phật t ử! Lúc đại Bồ Tát sanh lòng tôn trọng đối vớ i những thiện căn thời tín giải kiên cố, rấ t mực mừng vui, tự mình được an trụ và làm cho ng ười khác được an trụ, siêng tu không chấ p trước, tự tại chứa nhóm công đức, trọn nên chí nguyện thù thắng, ở cảnh giới Như Lai thêm lớn thế lực, đều được thấy biết.

Ðại Bồ Tát đem các căn lành hồi hướng như vầy.

Dùng tâm vô tr ước vô phược giải thoát để thành tựu thân nghiệ p, ngữ nghiệp, ý nghi ệp của Phổ Hiền. Cũng dùng tâm này để phát khở i hạnh tinh tấn rộng lớn của Phổ Hiền, để đầy đủ môn đà la ni âm thanh vô ngại của Ph ổ Hi ền, âm thanh này vang lớn khắp đến mười phương, cũng để đầy đủ môn đà la ni thấy tất cả Phật của Phổ Hiền, thường thấy tất cả Chư Phật ở mười phương.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát thành t ựu môn đà la ni hiểu rõ tất cả cam thanh, đồng t ất cả âm thanh thuyết vô lượng pháp. dùng tâm này để thành tựu môn đà la ni trụ tất cả kiếp của Phổ Hiền, tu hạnh Bồ Tát khắp mười phương.

Dùng tâm này để thành t ựu sức tự tại của Phổ Hiền, ở trong thân một chúng sanh thị hiện tu tất c ả hạnh Bồ Tát cùng tận ki ếp vị lai không xen dứt, như nơi thân của một chúng sanh, trong tất cả thân chúng sanh cũng như vậy.

Dùng tâm này để thành tựu s ức tự tại của Phổ Hiền vào khắp tất cả đạo tràng, hiện ở khắp trước tất cả Chư Phật mà tu hạnh Bồ Tát.

Dùng tâm này để thành tựu sức Phật tự tại của Phổ Hiền, ở trong m ột thị hiện trải qua bấ t khả thuyết bất khả thuyết kiếp trọn không cùng tậ n, làm cho tất cả chúng sanh đều được ngộ nhập. Như trong một môn, trong tất cả môn thị hiện cũng như vậy, hiện thân ở khắp trước tất cả Chư Phật.

Dùng tâm này để thành t ựu sức t ự tại của Phổ Hiền, trong mỗi niệm làm cho bất khả thuyết bất khả thuyết chúng sanh trụ nơi mười trí lực, không hề mệt mỏi.

Dùng tâm này để thành tựu s ức tự tại của Phổ Hiền, trong thân của tất cả chúng sanh hi ện tất cả thần thông tự tại của Phật, làm cho tất c ả chúng sanh trụ hạnh Ph ổ Hi ền. Cũng để thành tựu s ức tự tại c ủa Phổ Hiền, ở trong ngữ ngôn của tất cả chúng sanh làm ra tất cả ngữ ngôn, cho tất c ả chúng sanh đều trụ nơi bực Nh ứt thiế t trí. Cũng để thành tựu sức t ự tại của Phổ Hiền, ở trong thân mỗi chúng sanh dung nạp tất cả thân chúng sanh, khiến họ đều tự cho là trọn nên thân Phật.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát này để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền, có thể dùng một cái bông để trang nghiêm tất cả thế giới ở mười phương.

Dùng tâm này để thành t ựu sức thi ện tri thức của Phổ Hiền phát âm thanh lớn khắp pháp giới tất cả cõi Phật đều nghe, nhiếp thọ điều phục tất cả chúng sanh.

Dùng tâm giải thoát vô trướ c vô phược để thành tựu sức tự tại của Phổ Hiền, cùng tận thuở vị lai bất khả thuyế t bất khả thuyết kiếp, trong mỗi niệm đều có thể vào khắp tất cả thế giới dùng Ph ật thần lực mà trang nghiêm tùy ý. Cùng dùng đây để thị hiện thành Phật xuất thế . Cũng dùng đây để thành tựu Phổ Hiền, một tia sáng chiếu khắp tất c ả thế giới. Cũng dùng tâm này để thành tựu hạnh Phổ Hiền, được vô lượng trí huệ tất cả thần thông diễn thuyết các pháp.

Dùng tâm giải thoát vô trước vô phược để thành tựu hạnh Phổ Hiền vào vô lượng thần thông trí huệ bất tư nghì c ủa Phật suốt tất cả kiếp. Cũng dùng tâm này để thành tựu hạnh Phổ Hiền, ở khắp pháp giớ i, chỗ của Chư Phật, dùng thần lực Phật để tu tập tất cả hạnh Bồ Tát, thân, khẩu, ý không hề mỏi nhọc. C ũng dùng tâm này để thành tựu hạnh Phổ Hiền: chẳng trái nghĩa, chẳng hoại pháp, biện tài vô tận, lời nói đều thanh tịnh, giáo hóa điều phục tất cả chúng sanh, làm cho họ đều được Vô thượng Bồ đề.

Dùng tâm vô trước vô phược giả i thoát tu hạnh Phổ Hiền, lúc chứng nhập m ột pháp môn liề n phóng vô lượng quang minh chiế u thấu tất cả bất tư nghì pháp môn. Như chứng nhập một pháp môn, tất cả pháp môn cũng như vậy, đều thông đạt vô ngại, rốt ráo sẽ được bực Nhứt thiết trí.

Dùng tâm giải thoát vô trước vô phược tr ụ hạ nh Bồ Tát t ự tại đối với các pháp, đến nơ i cảnh tự tại trang nghiêm của Phổ Hiền, nơi mỗi cả nh giới đều dùng Nhứt thiết trí quan sát chứng nhập nhưng Nhứ t thiết trí vẫn không cùng tận. Dùng tâm giải thoát vô tr ước vô phược, từ đời này đế n cùng tận thuở vị lai an trụ nơi hạnh Phổ Hiền thường không xen hở, được Nhứt thiết trí, ngộ bất khả thuyết bất khả thuyết pháp chơn thiệt, đối với các pháp đều rốt ráo không còn mê lầm.

Dùng tâm vô trước vô phươc giải thoát tu hạ nh Phổ Hiền, phương tiện tự tại được pháp quang minh, đối với công hạnh của Bồ Tát tu đều rành rẽ vô ngại. Cũng dùng tâm này tu h ạnh Phổ Hiề n, được phương tiện trí biết t ất cả phương ti ện, như là: Phươ ng ti ện vô lượ ng, phương tiệ n bất tư nghì, phương ti ện Bồ Tát, phương tiện Nhứt thiết trí, phương tiện điều phục của tất cả Bồ Tát, phương tiệ n chuyển vô l ượng pháp luân, phương tiện bất kh ả thuyết, phương tiện diễn nói các pháp, phương tiện vô biên tế vô úy tạng, phương tiện diễn nói đủ tất cả pháp.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát an tr ụ hạnh Phổ Hiền thành tựu thân nghiệp, khiến tất cả chúng sanh đều hoan hỷ khi được thấy, chẳng sanh lòng chê, do đây h ọ phát tâm Bồ đề trọn không thối chuyển rốt ráo thanh tịnh. Cũng dùng tâm này tu h ạnh Phổ Hiền, được trí thanh tịnh hiểu rõ tất cả ngôn ngữ của chúng sanh, tất cả lời nói ra đề u đầy đủ và trang nghiêm, ứng hi ệp v ới khắ p chúng sanh đều làm cho họ vui m ừng. Cũng dùng tâm này an trụ nơi hạnh Phổ Hiền, lập chí thù thắ ng, đủ tâm thanh tịnh, được thần thông rộng lớn, trí huệ rộng lớn, đến khắp tất cả thế gian rộng lớn, cõi nước rộng lớn, chúng sanh rộng lớn, diễn nói vô lượng pháp rộng lớn và tạng trang nghiêm viên mãn của Như Lai.

Dùng tâm vô trước vô phược gi ải thoát thành t ựu viên mãn hạnh nguyện h ồi hướ ng của Ph ổ Hiền, được thân Phật thanh tịnh, tâm thanh t ịnh, hiểu biết thanh tịnh, công đức thanh tịnh ở cả nh gi ới Phật, trí huệ chiếu khắp, thị hiện công nghiệ p thanh tịnh của Bồ Tát, khéo vào tất cả cú nghĩa sai biệt, vì tất cả chúng sanh thị hiện thành Chánh giác.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát siêng tu thiện căn hạnh nguyện Phổ Hiền được thiện căn thông lợi, c ăn điều thuận, căn t ất c ả pháp t ự tạ i, c ăn vô tận, căn siêng tu tất cả căn lành, căn cảnh gi ới bình đẳ ng của tất c ả Phật, c ăn đạ i tinh tấn thọ ký tất cả Bồ Tát bất thối chuyển, căn kim cang giới rõ biế t tất cả Phậ t pháp, că n kim cang diệm trí huệ quang minh của tất cả Phật, căn tự tại phân biệt tất cả căn, căn an lập vô lượng chúng sanh nơi Nhứt thiết trí, căn rộng lớn vô biên, căn viên mãn tất cả, căn thanh tịnh vô ngại.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Ph ổ Hiền được tất cả th ần lực c ủa Bồ Tát. Như là: Thần lực vô lượ ng quảng đại lực, thần lực vô lượng t ự tại trí, thần lực hiện ở khắp cõi Phật mà thân chẳng động, thần lực tự tại vô ngại chẳng dứt, th ần lực nhiế p khắp tất cả cõi Phật để ở một chỗ, thần lực một thân khắp đầy tấ t cả cõi Phật, thần lực giải thoát du hí vô ngạ i, thần lực nhứt niệm tự tại vô tác, thần lực trụ vô tánh vô y, thần lực thứ tự đặ t để bấ t khả thuyết thế giới trong một chân lông đi khắp đạo tràng của Chư Phật trong pháp giới giáo hóa chúng sanh đều làm cho được vào môn trí huệ.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát vào môn Phổ Hiền sanh hạnh Bồ Tát, dùng trí tự tại trong khoảng một niệm vào khắp vô lượng cõi Phật, một thân dung thọ vô lượng nướ c Phật, được trí hay trang nghiêm thanh tịnh vô lượng Phật quốc, thường dùng trí huệ xem thấy vô biên Phật độ, vĩnh viễn chẳng khởi tâm Nhị thừa.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh phương tiện Phổ Hiền vào cảnh giới trí huệ, sanh vào nhà Phậ t, trụ đạo Bồ Tát, đầy đủ bất khả thuy ết bất khả thuyết vô lượng tâm thù thắng bất tư nghì, thật hành vô lượng nguyện luôn không dứt, rõ biết tất cả pháp giới suốt ba đời.

Dùng tâm vô tr ước vô phược giải thoát thành tựu pháp môn thanh tịnh Phổ Hiền, nơ i một chân lông bao dung tất cả tận hư không biến pháp gi ới bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới đều làm cho mọi người thấy rõ, như nơi một chân lông, nơi tất cả chân lông mỗi mỗi cũng đều như vậy.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát thành tựu phương tiện thâm tâm Phổ Hiền, trong khoảng một niệm hiện bất kh ả thuyết bất kh ả thuyết kiếp niệm tâm của một chúng sanh, nhẫn đến hiện ngần ấy kiếp niệm tâm của tất cả chúng sanh cũng như vậy.

Dùng tâm vô tr ước vô phược giải thoát vào b ực phươ ng tiện hồi hướng Phổ Hiề n, ở trong một thân đều có thể bao nạp tận pháp giới bất khả thuyết, bất khả thuyết thân, nhưng chúng sanh giới không hề tổn giảm, nhẫn đến tất cả thân khắp pháp giới mỗi mỗi dung nạp cũng đều như vậy.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát, thành tựu đại nguy ện phương tiện Phổ Hi ền, lìa bỏ t ất cả tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo vào kh ắp cảnh giới của Chư Phật, thường thấy pháp thân thanh tịnh của Chư Phật đồng hư không giớ i, tướng tốt trang nghiêm thần thông tự tại, thường dùng di ệu âm khai thị diễn thuyết không ngại không dứt, khiến người nghe thọ trì đúng pháp, đối với thân Như Lai rõ biết là vô sở đắc.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiề n, trụ bực Bồ Tát, nơi trong một niệm vào t ất cả thế gi ới. Như là vào thế giới ngửa, thế giới úp, thế giới rộng lớn bất kh ả thuyết bấ t khả thuyết như lưới giăng khắ p tấ t cả mườ i phương. Dùng phương ti ện phân biệt nhơn đà la võng phân biệt khắp tất cả pháp giới, đem các thế giới vào một thế giới, đem bất khả thuyết bất khả thuyết vô lượng thế gi ới vào một thế giới, đem tất c ả pháp giới an lập vô lượng thế giớ i vào một thế giớ i, đem tấ t cả hư không giới an lập vô lượng thế giới vào một thế giới, nhưng vẫn không hư hoại tướng an lập, đều làm cho được thấy rõ.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu tập h ạnh nguyện Phổ Hiề n, đượ c Phật quán đả nh, ở trong một niệm vào bực phương tiện thành tựu viên mãn trí an trụ các hạnh, có th ể rõ biết cả các thứ tâm tưởng, như là: Tưởng chúng sanh, tưởng Pháp, tưởng cõi, tưởng phương, tưởng Phật, tưởng thế, tưởng nghiệp, tưởng hành, tưởng giới, tưởng giải, tưởng căn, tưởng thời, tưởng trì, tưởng, phiền não, tưởng thanh tịnh, tưởng thành thục, tưởng thấy Phật, tưởng chuyển pháp luân, tưởng nghe pháp hiểu rõ, tưởng điều phục, tưở ng vô lượng, t ưởng xu ất ly, tưởng các thứ bực, tưởng vô lượng bực, tưởng Bồ Tát rõ biết, tưởng Bồ Tát tu tập, tưởng Bồ Tát tam muội, tưởng Bồ Tát tam muội khởi, t ưởng Bồ Tát thành, tưởng Bồ Tát hoại, tưởng Bồ Tát sanh, t ưởng Bồ Tát diệt, tưởng Bồ Tát giải thoát, tưởng Bồ Tát tự tại, tưởng B ồ Tát trụ trì, tưở ng Bồ Tát cảnh gi ới, t ưởng kiếp thành, hoại, tưởng sáng, tưởng tối, tưởng ngày, tưởng đêm, tưởng nửa tháng, một tháng, một giờ, một năm biến khác, tưởng đi, tưở ng đến, tưởng đứng, t ưởng ngồi, tưởng ngủ, tưởng thức. Các thứ tưởng như vậy, trong khoảng một niệm đều có thể rõ biết c ả, nhưng vẫn lìa tất cả t ưởng không hề phân biệt, dứt tất cả chướng, không hề chấp trướ c, Ph ật trí tràn đầ y nơ i tâm, Phật pháp làm lớn căn lành, đồng một thân với Chư Phậ t, được tất cả Chư Phật nhiếp thọ ly cấu thanh tịnh, với tất cả Phật pháp đều tu học theo đến bờ đại giác.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát vì tất cả chúng sanh mà tu hạnh Phổ Hiề n sanh trí huệ lớ n, ở trong mỗi tâm biết vô lượ ng tâm, tùy theo chỗ y chỉ, chỗ phân biệt, những chủng tánh, sự tạo tác, các nghiệp dụng, những tướng tạng, chỗ tư giác, các loại chẳng đồng của tâm đều thấy rõ cả.

Dùng tâm vô trước vô phược gi ải thoát thành tựu nguyện trí lớn Phổ Hiền, ở trong một chỗ biết bất khả thuyết vô lượng chỗ, ở trong tất cả chỗ cũng rõ biết như vậy.

Dùng tâm vô trước vô phượ c giải thoát tu tập hạnh nghiệp trí địa Phổ Hiền ở trong một nghiệ p có thể biết b ất khả thuyết vô l ượ ng nghiệ p. Thấy rõ những nghiệp đó đều do các nhơn duyên tạo thành. Ở trong tất cả nghiệp cũng đều rõ biết như vậy.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu tập biết tất cả pháp của Phổ Hiền, ở trong một pháp biết bất khả thuyết vô lượng pháp, ở trong vô lượng pháp biết một pháp. các pháp đó đều sai khác, không chướng ngại, không trái, không dính mắc.

Dùng tâm vô trướ c vô phược giải thoát an trụ nơi hạnh Bồ Tát được tr ọn vẹn nhĩ căn vô ngại của Phổ Hiền, ở trong một ngôn âm nhiều loại sai khác nhưng vẫn không chấp trước. Nơi tất cả ngôn âm cũng đều như vậy.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu trí Ph ổ Hiền, khởi hạnh Phổ Hiền, tr ụ bực Phổ Hi ền ở trong mỗi mỗi pháp diễn nói b ất khả thuyế t vô lượ ng pháp, những pháp đó rộng lớn vô lượng sai khác giáo hóa nhiếp thọ tươ ng ứng vớ i phương tiện bất tư nghì. Nơi vô lượng thời gian, tất cả thờ i gian, tùy theo chỗ ưa thích, chỗ hiểu biết, theo căn, theo thời của chúng sanh mà dùng âm thanh của Phật để thuyết pháp cho họ. Dùng âm thanh vi diệu là cho vô lượng chúng sanh trong vô lượng đạo tràng đều hoan hỷ.

Ở chỗ Chư Phật vô lượng Bồ Tát dẫy đầy pháp giới mà lập chí thù thắng, sanh tri kiến rộng lớn, rõ biết rốt ráo tất cả hạnh, trụ bực Phổ Hiền, tùy chỗ thuyết pháp, trong mỗi niệm đều chứng nhập được cả. Trong khoảng một sát na thêm lớn vô lượng bất khả thuyết bất khả thuyết trí huệ lớn, thuyết pháp suốt thuở vị lai không cùng tận. Trong tất cả cõi tu tập hạnh rộng lớn đồng hư không, đều thành tựu viên mãn.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu tập những căn hạnh Phổ Hiền thành vua Ðạ i Hạnh. Ở trong mỗi mỗi c ăn, đều có thể rõ biết vô lượng căn, vô lượng tâm sở thích, diệu hạnh từ cảnh giới bất tư nghì phát sanh.

Dùng tâm vô trước vô phượ c giải thoát an trụ nơi tâm đại hồi hướng Phổ Hiền hạnh, được trí huệ rõ thấu sắc thậm vi tế, thân thâm vi tế, cõi thậm vi tế, thế thậm vi tế, phương thậm vi tế, thời thậm vi tế, số thậm tế, nghiệp báo thậm vi tế, thanh tịnh thậm vi tế. Tất cả những thứ thậm vi tế như vậy, trong khoảng một niệm đều rõ biết cả mà không lòng kinh sợ, chẳng mê lầm, chẳng tán loạn, chẳng nhiễm nhơ, chẳng ty liệt. Tâm vẫn duyên nơi một, khéo tịch định, khéo phân biệt, khéo an trụ.

Dùng tâm vô trước vô phượ c giải thoát an trụ nơi trí Bồ Tát, tu hạnh Phổ Hi ền không hề mỏi nhọc, có thể tất cả chúng sanh thú rất vi tế, chúng sanh tử rất vi tế, chúng sanh sanh rất vi tế, chúng sanh trụ rất vi tế, chúng sanh xứ rấ t vi tế, chúng sanh phẩm loại r ất vi tế, chúng sanh cảnh giới rất vi tế, chúng sanh hạnh rất vi tế, chúng sanh thủ trước rất vi tế , chúng sanh phan duyên rất vi tế. Chúng sanh giới rất vi tế như vậy, trong khoảng một niệm đều biết rõ cả.

Dùng tâm vô trướ c vô phượ c giả i thoát lập chí nguyện sâu tu hạnh Phổ Hiền, có thể biết t ất c ả Bồ Tát từ sơ phát tâm vì t ất cả chúng sanh mà tu hạnh Bồ Tát rất vi tế, Bồ Tát tr ụ xứ r ất vi t ế, Bồ Tát thần thông tất vi tế, Bồ Tát du hành vô lượng cõi Phật rất vi t ế. Bồ Tát pháp quang minh rất vi tế, Bồ Tát thanh tị nh nhãn rấ t vi tế , Bồ Tát thành tựu tâm thủ thắng rất vi tế, Bồ Tát qua đến đạo tràng củ a Chư Phật rất vi tế, Bồ Tát đà la ni môn trí rất vi tế, B ồ Tát biện tài vô úy di ễn thuyết rất vi tế, B ồ Tát vô lượng tam muội tướ ng rất vi tế, Bồ Tát trí thấy tam muội c ủa Chư Phật r ất vi t ế, Bồ Tát trí tam muội thậm thâm r ất vi tế, Bồ Tát trí tam muội đại trang nghiêm rấ t vi t ế, Bồ Tát pháp giới trí tam mu ội r ất vi tế, Bồ Tát trí tam muội thần thông tự tại rất vi tế, Bồ Tát trí tam muội trụ trì hạnh rộng lớn cùng tận thuở vị lai rất vi tế, Bồ Tát trí xuất sanh vô lượng tam muội sai khác r ất vi t ế, Bồ Tát trí tam muội xuất sanh ra trước Chư Phật siêng tu tập cúng dường luôn chẳ ng bỏ rời rất vi t ế, B ồ Tát tu hành tấ t cả trí tam muội thậm thâm rộng rãi không chướ ng, không ngại rất vi tế, B ồ Tát rốt ráo trí tam muội lìa che chướ ng Nhứt thiế t trí địa, trụ trì hạnh trí địa, đại thần thông địa, quyết định nghĩa địa rất vi tế. Tất cả những sự vi tế như vậy đều có thể biết rõ.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền, biết trí an lập của Bồ Tát rất vi tế, B ồ Tát địa rất vi tế, Bồ Tát hạ nh rất vi t ế, Bồ Tát xuất sanh hồi hướng rấ t vi tế, Bồ Tát được Ph ật tạng rất vi t ế, Bồ Tát quan sát trí rất vi tế, Bồ Tát thần thông nguyệ n lực r ất vi tế, Bồ Tát diễn thuyế t tam muội rất vi tế, Bồ Tát tự tại phương tiện rất vi tế, Bồ Tát ấn rấ t vi tế, Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ rất vi t ế, Bồ Tát sanh Ðâu Suất Thiên rấ t vi tế , Bồ Tát ở Thiên cung rất vi tế, Bồ Tát nghiêm t ịnh Ph ật độ rấ t vi tế, Bồ Tát quan sát nhơn gian rất vi tế, Bồ Tát phóng đại quang minh rất vi tế, Bồ Tát chủng tộc thù thắng rất vi tế, Bồ Tát đạo tràng chúng hội rất vi tế, Bồ Tát thọ sanh khắp t ất cả thế giớ i rất vi tế, Bồ Tát nơi một thân nh ị hiện tất c ả thân mạ ng chung rất vi tế, Bồ Tát vào thai mẹ r ất vi tế, Bồ Tát trụ thai mẹ rất vi t ế, Bồ Tát ở trong thai mẹ tự t ại thị hiện đạ o tràng chúng hội kh ắp pháp giới rất vi tế, Bồ Tát ở trong thai mẹ thị hiệ n Phật thần lực rất vi tế, Bồ Tát thị hiện đả n sanh rấ t vi tế, Bồ Tát dũng trí đi bảy bước sư tử rất vi t ế, B ồ Tát trí phươ ng tiệ n th ị hiện ở vương cung rất vi t ế, Bồ Tát xuất gia tu hạnh điều phục rất vi tế, Bồ Tát tọa đạo tràng dước cội Bồ đề rất vi tế, Bồ Tát phá ma quân thành Vô thượng Chánh giác rất vi tế, Ðức Như Lai ngồi tòa Bồ đề phóng đại quang minh chiế u khắ p cõi nướ c mười phương rất vi tế , Ðức Nh ư Lai thị hiện vô lượng thần biến rất vi tế, Ðức Như Lai sư tử hống đại Niết Bàn rấ t vi t ế, Ðức Như Lai điều phục tất cả chúng sanh mà vẫn vô ngại rất vi tế, Ðức Như Lai sức tự tại bất tư nghì tâm Bồ đề như Kim Cang rất tế, Ðức Như Lai hộ niệm khắp tất cả thế gian rất vi tế, Ðức Như Lai ở khắp tất cả thế giới làm Phật sự tột kiếp vị lai không thôi nghỉ rất vi tế, Ðức Như Lai thần lực vô ngại cùng khắp pháp giới rất vi tế, Ðức Như Lai hiện thành Phật khắp pháp giới hư không giới điều phục chúng sanh rất vi tế, Ðức Như Lai nơi một thân Phật hiện vô lượng thân Phật rất vi tế, Ðức Như Lai trí huệ tự tại đều ngự đạo tràng suốt quá khứ, vị lai, hiện tại rất vi tế.

Những sự vi tế như vậ y Bồ Tát đều có thể rõ biết cả và đều thành tựu thanh tịnh, có thể thị hiện khắp tất cả thế gian, nơ i trong mỗi niệm thêm lớn trí huệ, viên mãn phương tiện thiện xảo bất thối, tu hạ nh Bồ Tát không thôi nghỉ, thành tựu bự c Phổ Hiền hồi hướng, đầy đủ tất cả công đức c ủa Như Lai, trọn chẳng nhàm bỏ hạnh Bồ Tát, xu ất sanh vô lượ ng phươ ng tiện cảnh giới, hiện tiề n của Bồ Tát thảy đều thanh tịnh, muốn an ổn kh ắp tất cả chúng sanh tu hạnh Bồ Tát, thành tựu bực Bồ Tát có oai đức lớn, được tâm nguyện của Bồ Tát, đượ c môn Kim Cang Tràng hồi h ướng, xuất sanh tạng pháp giới công đức, thường được chư Phật hộ niệm, vào pháp môn thâm diệu của Bồ Tát, diễn nói tấ t cả nghĩa chơn thiệt thiệ n xảo đối với các pháp không hề sai lỗi, khở i thệ nguyện lớ n ch ẳng bỏ chúng sanh, trong khoảng một niệm biết hết tất cả tạng cảnh giới là tâm địa hay chẳng phải tâm địa, nơi chỗ chẳng ph ải tâm thị hiện sanh ra tâm, xa lìa ngôn ngữ mà an trụ nơi trí huệ, đồng hạnh với chư B ồ Tát, dùng sức tự tại thị hiện thành Phật đạo, tột thuở vị lai luôn không thôi nghỉ. Tất cả thế gian chúng sanh kiếp số do ngôn thuyết vọng tưởng kiến lập, Bồ Tát dùng thần thông nguyện lực đều có thể thị hiện.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền được trí rõ biết tất cả chúng sanh giới rất vi tế.

Những là:

Trí rấ t vi tế biế t sự phân biệt c ủa chúng sanh gi ới, trí rất vi tế biết ngôn thuyết của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết s ự chấp trước của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết dị loại của chúng sanh giớ i, trí rất vi tế biết đồng loại của chúng sanh gi ới, trí rất vi tế biết vô lượng thú của chúng sanh giới, trí rất vi tế biế t các thứ phân biệt tạo tác bất tư nghì của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết vô lượng tạp nhiễm của chúng sanh giới, trí rất vi tế biết vô lượng thanh tịnh của chúng sanh giới.

Tấ t cả cảnh giới rất vi tế của chúng sanh giới như vậy, trong khoảng m ột niệm, Bồ Tát dùng trí huệ đều có thể biết như thiệt, nhiếp khắp chúng sanh mà thuyết pháp cho họ, khai thị những pháp môn thanh tịnh, khiến họ tu tập trí huệ rộng lớn của Bồ Tát, hóa thân vô lượng ai thấy cũng đều hoan hỷ. Dùng trí nhựt quang chiếu tâm Bồ Tát làm cho khai ngộ trí huệ tự tại.

Dùng tâm vô trướ c vô phượ c giả i thoát, vì tất cả chúng sanh tu hạnh Phổ Hiền nơi tất cả thế giới, được trí rất vi tế biết tột hư không giới pháp giới tất cả thế giới. Những là:

Trí rất vi tế biết tiể u thế giới, trí rất vi tế bi ết đại thế gi ới, trí rất vi tế biết thế giới t ạp nhiễm, trí r ất vi tế biết thế giới thanh t ịnh, trí rấ t vi tế biết vô tỷ thế giới, trí rất vi tế biết các loại thế giới, trí rất vi tế biết thế giới rộng, trí rất vi t ế biết thế giới hẹp, trí rấ t vi tế biết thế giới vô ngại trang nghiêm, trí rấ t vi tế biết Phật xuất hiệ n khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế thuyết chánh pháp khắp t ất cả thế giới, trí rất vi tế hiện thân kh ắp tất cả thế gi ới, trí rất vi tế phóng đạ i quang minh chiếu khắp tất cả thế giới, trí r ất vi tế thị hiện Phật tự tại thần thông khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế dùng một âm thanh hiển thị tất cả âm thanh khắp tất cả thế giới, trí rấ t vi t ế vào tất cả đạo tràng của Chư Phật khắp tất cả thế giới, trí rất vi tế đem tất cả Phật độ trong pháp giớ i làm một Phật độ, trí rất vi t ế đem một Phật độ làm tấ t cả Phật độ trong pháp gi ới, trí rất vi tế biết tất c ả thế giới như giấc mộng, trí rất vi tế biết tất cả thế giới như ảnh tượng, trí rất vi tế biết tất cả thế giới như huyễn hóa.

Bồ Tát rõ biết xuất sanh tất cả đạo Bồ Tát như vậ y, ch ứng nhập công hạnh trí huệ thần thông Phổ Hiền, được Phổ Hi ền quán, tu Bồ Tát hạnh luôn không thôi nghỉ, được tất cả thần bi ến tự tại của Phật, được thân vô ngại trụ nơi trí vô y, không thủ trướ c nơi các pháp lành, tâm có phát sanh đều vô sở đắ c, có tưởng niệm xa lìa đối vớ i tất cả ch ỗ, nơi hạnh Bồ Tát có quan niệm tịnh tu, nơi Nhứ t thiế t trí không quan niệm thủ chấp, dùng các môn tam muội mà tự trang nghiêm, trí huệ tùy thuận tất cả pháp giới.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát vào h ạnh môn Ph ổ Hiền, Bồ Tát đượ c trí rất vi tế biế t vô l ượng pháp giới, trí rất vi t ế diễn thuyết tất cả pháp giới, trí rất vi tế vào pháp gi ới rộng lớn, trí rất vi tế phân biệt pháp giới bất tư nghì, trí rất vi tế phân biệt t ất cả pháp giớ i, trí rấ t vi tế trong kho ảng một niệm khắp tất cả pháp giới, trí rất vi tế vào khắp tất cả pháp giới, trí rất vi tế biết tất cả pháp giới là vô sở đắc, trí rất tế quán sát tất cả pháp giới vô sở ngại, trí rất vi tế biết tất cả pháp giới vô sanh, trí rất vi tế hiện thần biến nơi tất cả pháp giới.

Tấ t cả pháp gi ới rất vi tế như vậy, Bồ Tát dùng trí rộng lớ n đều biết như thiệt, đối với các pháp đều được tự tại hiển thị hạnh Phổ Hiền làm cho tất cả chúng sanh thảy đề u đầy đủ, chẳng bỏ nghĩa, chẳng chấp pháp, xuất sanh trí bình đẳng vô ngại, biết că n bổn vô ngại, chẳng trụ nơi tất cả pháp, chẳng hư hoại tánh của các pháp, như thiệt không nhiễ m dường như hư không, tùy thuận thế gian mà phát khởi lời nói diễn bày nghĩa chơn thiệt, ch ỉ tánh tịch diệt, nơi tất cả cảnh không y tựa không trụ trước, không phân bi ệt, thấy rõ pháp giới an lập rộng lớn, hiểu các thế gian và tất cả pháp đều bình đẳng không hai, lìa tất cả chấp.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền phát sanh trí biết tất cả kiếp rất vi tế. Những là:

Trí đem bấ t khả thuyết kiếp làm một niệm rất vi tế , trí đem một niệm làm bất khả thuyết kiếp rất vi tế , trí đem vô số kiếp cho vào một kiếp rất vi t ế, trí đem một kiếp cho vào vô số kiếp rất vi tế, trí đ em kiếp dài cho vào kiếp ngắ n rất vi tế, trí đem kiếp ngắn cho vào kiếp dài r ất vi tế, trí vào kiế p có Phật, kiếp không Phật rất vi tế , trí biết tất cả kiếp số r ất vi tế, trí biết tấ t cả kiếp phi kiếp rất vi tế, trí trong khoảng một niệm thấy tất cả kiếp suốt quá khứ, vị lai, hiện tại rất vi tế.

Tất c ả những kiế p rất vi tế như vậy, Bồ Tát dùng Phật trí trong khoảng một niệm đề u biết rõ nh ư thi ệt, đượ c những tâm viên mãn hạnh vương của Bồ Tát, tâm vào hạnh Phổ Hiề n, tâm lìa tất cả phân biệ t đi đạo hý lu ận, tâm phát đạ i nguyện không mỏi nghỉ, tâm thấy kh ắp vô lượng Phậ t đầy trong vô lượng thế giới, tâm có thể nghe và th ọ trì thiệ n căn của Phật và hạnh của Bồ Tát, tâm đối với hạnh rộng l ớn an ủi tất c ả chúng sanh khi nghe r ồi thời chẳng quên, tâm có thể hiện Phật xuất thế trong tất cả ki ếp, tâm nơi mỗi mỗi thế giới tột kiếp vị lai thật hành h ạnh Bất động không thôi nghỉ, tâm nơi trong tất cả thế giới dùng thân nghiệp của Như Lai sung đầy nơi thân của Bồ Tát.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền thành bất thối chuyển được trí biết tất cả pháp rất vi tế. Những là:

Trí biết pháp thậm thâm rất vi tế, trí biế t pháp rộng l ớn rất vi tế, trí biết các loại pháp rất vi tế , trí biết pháp trang nghiêm rấ t vi tế, trí bi ết pháp vô lượng rấ t vi tế, trí biết tấ t cả pháp vào một pháp rất vi tế, trí biết một pháp vào tất cả pháp rất vi tế, trí biết tất cả pháp vào chẳng phải pháp rất vi tế, trí trong không pháp an lập tất cả pháp mà chẳng trái nhau rất vi tế, trí vào tất cả phương tiện Phật pháp không sót thừa rất vi tế.

Những trí vi tế nơi t ất cả pháp do tất cả ngôn thuy ết an lập trong tất cả thế giới c ũng đồng như vậy. Nhữ ng trí đó đều vô ngại bi ết đúng như thật, được vào nơi tâm vô biên pháp giới. Nơi mỗi mỗi pháp giới thâm tâm kiên trụ thành hạnh vô ngại. Dùng Nhứt thiết trí đầy khắp các căn vào n ơi Ph ật trí, chánh niệm phương tiện thành tựu công đức rộng lớn của Chư Phậ t, đầy khắp pháp gi ới, vào khắp thân của tất cả Như Lai, hiển hiện nhữ ng thân nghiệp của ch ư Bồ Tát, tùy thuận ngôn từ c ủa tất cả thế giới, diễn thuyết chánh pháp, được ý nghiệp trí huệ do thần lực của Chư Phật gia hộ, xuất sanh vô lượng phương tiện thiện xảo, trí Bát Nhã phân biệt các pháp.

Dùng tâm vô trước vô phược giải thoát tu hạnh Phổ Hiền xuất sanh tất cả trí rất vi tế. Những là:

Trí biết tất c ả cõi r ất vi tế , trí biết tất cả chúng sanh rấ t vi tế, trí bi ết quả báo của tất cả pháp rất vi t ế, trí biết tâm của tất cả chúng sanh vi t ế, trí biết tất cả th ời gian thuy ết pháp rất vi tế, trí biết tất cả pháp giới rất vi tế, trí biết tất cả không gian và suốt th ời gian r ất vi tế, trí biết tất cả đường ngữ ngôn rấ t vi t ế, trí biết tất cả hạnh thế gian rất vi tế, trí biết tất c ả hạnh xuất thế rất vi tế, nhẫn đế n trí biết tất cả đạo Như Lai, tất cả đạo Bồ Tát, t ất cả đạo chúng sanh rất vi t ế. Tu hạnh Phổ Hiền, trụ đạ o Phổ Hiền hoặc văn hoặc nghĩa đều biết như thiệ t, phát sanh trí như ảnh, như mộng, nh ư huyễn, như hưởng, như hóa, như không, phát sanh trí tịch diệt, trí tất cả pháp giới, trí vô sở y, trí tất cả Phật pháp.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát dùng tâm vô tr ước vô phược gi ải thoát hồi hướng, chẳng phân biệt hoặc thế gian, hoặ c pháp th ế gian, chẳng phân biệt hoặc B ồ đề hoặc B ồ đề Tát đỏa, chẳng phân biệt hoặ c hạnh Bồ Tát ho ặc đạ o xuất ly, chẳng phân biệt hoặc Phậ t hoặc tất cả Phậ t pháp, chẳng phân biệt hoặc điều phục chúng sanh ho ặc chẳng điề u phục chúng sanh, chẳng phân biệt hoặc thiện că n hoặc hồi hướng, chẳng phân biệt hoặc tự hoặc tha, chẳng phân biệt hoặc vật bố thí hoặc người thọ thí, chẳng phân biệt hoặc Bồ Tát hạnh hoặc Ðẳng Chánh Giác, chẳng phân biệt hoặc pháp hoặc trí.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem thiện căn đây hồi hướng như vầy:

Tâm vô trước vô phược gi ải thoát, thân vô tr ước vô phược giải thoát, kh ẩu vô trước vô ph ược giải thoát, nghiệp vô trước vô phược giải thoát, báo vô trước vô phượ c giải thoát, thế gian vô trước vô phược giải thoát, Phật độ vô trước vô phượ c giải thoát, chúng sanh vô trước vô phược giải thoát, pháp vô trước vô phược giải thoát, trí vô trước vô phược giải thoát.

Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy đúng như tam thế Chư Phật hồi hướng lúc còn tu hạnh Bồ Tát: Học quá khứ Ch ư Phật hồi hướng, thành v ị lai Chư Phật hồi hướng, trụ hiện tại Chư Phật hồi hướng; an trụ nơi đạo hồi hướng của Chư Phật quá khứ; chẳ ng bỏ đạo hồi hướng của Chư Phật vị lai, tùy thuận đạo hồi hướng của Chư Phật hi ện t ại; siêng tu giáo pháp của Chư Phật vị lai rõ biết giáo pháp của Chư Phật hiện tại; đầy đủ bình đẳng c ủa Chư Phật quá khứ, thành tựu bình đẳng c ủa Chư Phật vị lai, an trụ bình đẳng của Chư Phậ t hiệ n tại; đi nơi cảnh giới của Chư Phật quá khứ, trụ nơi cảnh gi ới của Chư Phật vị lai, đồng với cảnh giới của Chư Phậ t hiện tại; được thiện căn của tam thế Chư Phật, đủ chủng tánh của tam thế Chư Phật, trụ nơi công hạnh của tam thế Chư Phật, thuận với cảnh giới của tam thế Chư Phật.

Chư Phật tử! Ðây là đại Bồ Tát vô trước vô phược giải thoát tâm hồi hướng thứ chín.

Ðại Bồ Tát lúc trụ bực hồi hướng này, tất cả núi Kim Cang Luân Vi đề u không th ể chướng hoạ i. Ðược sắc tướ ng đệ nhứt trong tất cả chúng sanh không ai bằng. Có thể phá các ma, các tà nghiệp. Hiện tu hạnh Bồ Tát kh ắp tất cả thế giới m ười phương. Vì muốn khai ngộ tất cả chúng sanh nên dùng phương tiện khéo diễn nói Phậ t pháp được trí huệ lớn. Tâm không còn mê lầm đối v ới Phật pháp. hi ện th ọ sanh nơi chốn nào, hoặc đi hoặc ở thường được gặp quyến thuộc vững bề n. Dùng tâm niệm thanh tịnh đều có thể thọ trì chánh pháp của tam th ế Chư Phật di ễn xướng. Tu hạ nh Bồ Tát tột ki ếp vị lai luôn không thôi nghỉ, không dựa, không chấp. Thêm lớn đầy đủ hạnh nguyện Phổ Hiền, được Nhứt thiết trí ra làm Phật sự, thành tựu thần thông tự tại của Bồ Tát.

Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật, quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng:

Ðấng Vô thượng ở khắp mười phương

Chẳng hề dám sanh tâm khinh mạn

Tùy thuận công đức của Phật tu

Và cũng cung kính sanh tôn trọng.

Ðã tu tất cả những công đức

Chẳng vì tự mình và người khác

Thường dùng tâm thắng giải tối thượng

Lợi ích chúng sanh nên hồi hướng

Chưa từng tạm khởi lòng cao mạn

Và cũng chẳng sanh ý hạ liệt

Bao nhiêu công hạnh của Như Lai

Bồ Tát đều học siêng tu tập.

Bao nhiêu căn lành đã tu tập

Ðều vì lợi ích khắp quần sanh

Trụ nơi thâm tâm trí rộng lớn

Hồi hướng bực phước trí vô thượng

Vô lượng sai biệt ở thế gian

Các môn thiện xảo, việc kỳ đặc

Thô tế rộng lớn và rất sâu

Tu hành tất cả đều thấu rõ.

Bao nhiêu thân hình ở thế gian

Ðem thân bình đẳng vào trong đó

Nơi đây tu hành được tỏ ngộ

Thành tựu trí huệ không thối chuyển.

Cõi nước thế gian vô lượng thứ

Nhỏ, lớn, rộng, hẹp sai khác nhau

Bồ Tát hay dùng môn trí huệ

Trong một chân lông thấy rõ cả.

Chúng sanh tâm hành nhiều vô lượng

Hay khiến bình đẳng vào một tâm

Dùng môn trí huệ đều khai ngộ

Nơi hạnh đã tu không thối chuyển.

Chúng sanh căn tánh và sở thích

Cao, thấp, phẩm loại đều chẳng đồng

Tất cả rất sâu khó biết được

Tùy bổn tánh họ đều biết rõ.

Bao nhiêu hạnh nghiệp của chúng sanh

Thấp, cao, phẩm loại phân riêng khác

Bồ Tát thâm nhập trí Như Lai.

Dùng sức trí huệ khắp thấy rõ.

Vô lượng ức kiếp bất tư nghì

Hay khiến bình đẳng vào một niệm

Thấy rồi như vậy khắp mười phương

Tu hành tất cả nghiệp thanh tịnh.

Quá khứ, vị lai, và hiện tại

Biết rõ tướng kia đều chẳng đồng

Cũng chẳng trái sai lý bình đẳng

Là hạnh sáng suốt bực đại tâm.

Chúng sanh thế gian hạnh chẳng đồng

Hoặc ẩn hoặc hiển vô lượng thứ

Bồ Tát đều biết tướng sai biệt

Cũng biết tướng kia đều vô tướng.

Mười phương thế giới tất cả Phật

Thần thông tự tại Phật hiện ra

Rộng lớn khó biết khó nghĩ bàn

Bồ Tát đều hay phân biệt biết.

Trong cung Ðâu Suất khắp thế giới

Tự nhiên giác ngộ: đấng Nhơn Sư

Công đức rộng lớn tối Tôn thượng

Như thể tướng đó đều thấy được.

Hoặc hiện giáng thần ở thai mẹ

Tự tại hiển hiện đại thần thông

Thành Phật, thuyết pháp, hiện diệt độ

Khắp cả thế gian không tạm nghỉ.

Ðấng Thiên Nhơn Sư lúc sơ sanh

Tất cả thắng trí đều kính thờ

Chư Thiên, Ðế Thích, Phạm Vương thảy

Ðều rất cung kính mà hầu hạ.

Vô lượng vô biên khắp pháp giới

Tất cả mười phương không còn sót

Không trước, không sau, không gần xa

Thị hiện Như Lai sức tự tại.

Thế Tôn Ðạo Sư đản sanh rồi

Các phương đều đi đủ bảy bước

Muốn đem diệu pháp dạy chúng sanh

Vì thế Như Lai khắp quan sát.

Thấy các chúng sanh chìm biển dục.

Ngu si tăm tối bị đậy che

Ðấng tự tại hiện nở nụ cười

Nghĩ rằng phải cứu chúng sanh khổ.

Ðấng Ðại Sư Tử phát diệu âm

Ta là thế gian tôn qúy nhứt

Ðem đèn trí huệ sáng sạch trong

Trừ diệt mê tối của muôn loại.

Lúc Ðức Thế Tôn hiện xuất thế

Phóng quang minh lớn khắp vô lượng

Làm cho ác đạo đều thôi dứt

Diệt hẳn nạn khổ của thế gian.

Có lúc thị hiện ở Vương Cung

Hoặc hiện xuất gia tầm học đạo

Vì muốn lợi ích khắp chúng sanh

Hiện ra phương tiện tự tại ấy.

Lúc Ðức Phật mới ngồi đạo tràng

Tất cả đại địa đều lay động

Ánh sáng chiếu thấu khắp mười phương

Chúng sanh được soi đều khỏi khổ.

Chấn động tất cả cung điện ma

Khai ngộ lòng chúng sanh mười phương

Xưa từng được dạy và tu hành

Ðều khiến biết rõ nghĩa chơn thiệt.

Bao nhiêu quốc độ khắp mười phương

Cho vào chân lông không để sót.

Tất cả chân lông, cõi vô biên

Hiển hiện thần thông khắp nơi ấy.

Tất cả Chư Phật đã giảng dạy

Vô lượng phương tiện đều tỏ ngộ

Những điều Như Lai chẳng diễn nói

Cũng hay hiểu được siêng tu tập.

Cùng khắp cõi Tam Thiên Ðại Thiên

Tất cả ma quân khởi đấu tranh

Gây tạo vô lượng những tội ác

Trí huệ vô ngại trừ diệt được.

Như Lai hoặc ở các cõi Phật,

Hoặc lại hiện ở các Thiên cung

Hoặc ở Phạm Cung mà hiện thân

Bồ Tát đều thấy không chướng ngại.

Phật hiện vô lượng các loại thân

Thường chuyển thanh tịnh diệu pháp luân

Nhẫn đến những kiếp số ba đời

Tìm cầu ngằn mé chẳng thể được.

Bửu Tòa cao rộng tối tôn thượng

Cùng khắp mười phương vô lượng cõi

Các loại tướng tốt dùng trang nghiêm

Phật ngự trên đó khó nghĩ biết

Chúng Phật tử đồng bao quanh Phật

Khắp cả pháp giới đều cùng khắp

Khai thị vô lượng hạnh Bồ đề

Con đường tu hành bực vô thượng.

Chư Phật tùy nghi hiện công hạnh

Vô lượng vô biên đồng pháp giới

Người trí hay dùng một phương tiện

Rõ biết tất cả không thừa sót.

Chư Phật tự tại sức thần thông

Thị hiện tất cả các loại thân

Hoặc hiện các loài vô lượng đời

Hoặc hiện thể nữ đồng chầu chực,

Hoặc trong vô lượng các thế giới

Thị hiện xuất gia thành Phật đạo.

Nhẫn đến tối hậu nhập Niết Bàn

Phân thân Xá lợi dựng bửu tháp,

Vô biên công hạnh như vậy thảy

Ðạo Sư diễn nói chỗ Phật ngự

Bao nhiêu công đức của Thế Tôn

Thệ nguyện tu hành trọn vẹn cả.

Lúc đem căn lành dùng hồi hướng.

An trụ phương tiện pháp như vậy.

Dường ấy tu tập hạnh Bồ đề

Tâm chí rốt ráo không lười mỏi.

Tất cả thần lực của Như Lai

Và cùng vô biên công đức lớn

Nhẫn đến trí hạnh của thế gian

Ðều biết tất cả, hết tất cả.

Bao nhiêu cảnh giới bất tư nghì

Của Phật hiển hiện như vậy thảy

  • trong một niệm đều tõ ngộ

Nhưng cũng chẳng bỏ hạnh Bồ đề

Những hạnh tế vi của Chư Phật

Và tất cả cõi, tất cả pháp

Bồ Tát đều hay tùy thuận biết

Rốt ráo hồi hướng đến Giác ngạn.

Có số không, số tất cả kiếp

Bồ Tát rõ biết là một niệm

Nơi đây khéo vào hạnh Bồ đề

Thường siêng tu tập không thối chuyển

Vô lượng cõi nước ở mười phương

Hoặc là tạp nhiễm hoặc thanh tịnh

Và cùng tất cả Ðức Như Lai

Bồ Tát đều hay phân biệt biết.

Ở trong mỗi niệm đều thấy rõ Vô lượng kiếp số bất tư nghì Ba đời như thế không có thừa Tu hành đầy đủ hạnh Bồ Tát.

Bình đẳng vào trong tất cả tâm Bình đẳng vào trong tất cả pháp Hư không Phật độ cũng khắp vào Công hạnh trên đây đều biết rõ.

Phát sanh trí huệ biết chúng sanh Trí huệ biết pháp cũng được phát Bồ Tát thần thông cũng như vậy Tất cả trí lực không cùng tận.

Những trí vi tế đều sai khác Bồ Tát nhiếp cả không để thừa

Ðồng tướng, dị tướng đều khéo biết Như vậy tu hành công hạnh lớn Mười phương vô lượng các cõi Phật Trong đó chúng sanh đều vô lượng Thú sanh chủng loại sai khác nhau An trụ trí lực đều biết rõ.

Quá khứ, vị lai và hiện tại Các cõi tất cả Ðức Như Lai Nếu ai biết đây mà hồi hướng

Hạnh mình hạnh Phật đều bình đẳng. Nếu ai hay tu hạnh hồi hướng Thời là học đạo của Phật làm

Sẽ được tất cả Phật công đức Và được tất cả Phật trí huệ. Tất cả thế gian chẳng phá được Tất cả công hạnh đều thành tựu Thường hay nhớ nghĩ tất cả Phật Thường thấy tất cả đấng Thế Tôn

Bồ Tát thắng hạnh chẳng thể lường Các pháp công đức cũng như vậy. Ðã chứng Như Lai hạnh vô thượng Ðều biết Chư Phật sức tự tại

Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ Tát đẳng pháp giới vô lượng hồi hướng?

Chư Phật tử! Ðạ i Bồ Tát này l ấy lụa vô cấ u để bịt đầu mình, trụ ngôi Pháp Sư rộng thật hành pháp thí, khởi lòng đại từ đạ i bi an lập chúng sanh nơi tâm Bồ đề, thường làm việc lợi ích không hề thôi nghỉ. Dùng tâm Bồ đề để nuội căn lành. Làm đức thầy Ðiều ngự cho tất cả chúng sanh, dạy đạo Nhứt thiết trí. Làm mặt trời pháp cho tất cả chúng sanh, dùng ánh sáng că n lành soi khắp tất cả. Tâm Bồ Tát luôn Bồ đề đối với chúng sanh, tu các hạnh lành không hề thôi dứt. Tâm Bồ Tát thanh tịnh trí huệ tự tạ i, chẳng bỏ t ất cả tất cả thiện că n đạo nghiệ p. Làm thượng chủ đại trí cho tất cả chúng sanh, dắt dẫ n họ vào nơi đạo chơn chánh an ổn. B ồ Tát làm hướng đạo cho chúng sanh khiến họ tu tập t ất cả pháp lành. Bồ Tát làm thiện hữu vững vàng bất hoại cho tất cả chúng sanh, khiến thiện căn của họ được tăng trưởng thành tựu.

Chư Phật tử! Bực đại Bồ Tát này lấy pháp thí làm đầu, phát sanh tất cả pháp lành thanh tịnh, nhiếp thọ xu hướng tâm Nhứt thiết trí, nguyện l ực thù thắng rốt ráo kiên c ố càng thêm thành tựu, đủ oai đức lớn, nương thiện tri thức, lòng không dua dối, tư duy quan sát môn Nhứt thiết trí vô biên cảnh giới. Ðem thiện căn này hồi hướng như vầy!

Nguyện được tu tập thành tựu thêm lớn tất cả cảnh giới rộng lớn vô ngại. Nguyện được ở trong chánh giáo của Phật nghe và thọ trì diễn thuyế t nhẫn đến một câu một kệ. Nguyện ghi nhớ được tam thế tất cả Chư Phật trong vô lượng vô biên tất c ả thế giới đồng vớ i pháp giới, đã ghi nhớ rồi liền tu hạnh Bồ Tát. Lại nguyện dùng thiện căn niệm Phật này vì một chúng sanh nơi một thế giới mà tu hạnh Bồ Tát suốt kiếp vị lai. Như ở một th ế giới, cùng tận pháp giới hư không giới tất cả thế giới cũng như vậy. Như vì một chúng sanh, vì tất cả chúng sanh cũng như vậy.

Bồ Tát này dùng thiện phương tiện đại thệ trang nghiêm, mỗi mỗi đều là suốt kiếp vị lai, không hề rời tưởng niệm Chư Phật, các bực thiện tri thức, thường thấy Chư Phật hiện thân ở trước mình. Không có một Ðức Phật nào xuất thế mà không được gần gũi.

Phạm hạnh tịch tịnh của tất cả Chư Phật và Bồ Tát đã khen, đã nói đều thệ nguyện tu hành viên mãn.

Nhưng là:

Phạm hạnh chẳ ng phá, phạ m hạnh chẳng khuy ết, phạm hạnh chẳng tạp, phạm hạnh chẳ ng nh ơ, phạm hạ nh không lỗi, phạm hạnh không bị che, phạm h ạnh được Phật khen, phạm hạ nh vô sở y, phạm hạnh vô sở đắ c, phạ m hạnh thanh t ịnh lợi ích cho Bồ Tát, phạm hạnh c ủa tam thế Chư Phậ t đã tu, phạm hạnh vô ngại, phạm hạnh vô trước, phạm hạ nh vô tránh, phạm h ạnh vô diệt, phạm hạnh an trụ, phạm hạnh vô tỷ, phạm hạnh vô động, phạm hạnh vô loạn, phạm hạnh vô sân.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát nếu có thể vì mình mà tu hành những phạm hạ nh thanh tịnh như vậ y, thời có thể vì khắp tất cả chúng sanh, làm cho tất cả đều được an trụ, làm cho tấ t cả đều được hiểu rõ, đề u được thành tựu, đều đượ c thanh tịnh, đều được vô cấu, đề u được chói sáng, đều lìa trần nhiễm, đều không chướng lòa, đều lìa nhiệt não, đều lìa triền phược, đều lìa hẳn sự ác, nhẫn đến làm cho tất cả chúng sanh đều không những não hại, rốt ráo thanh tịnh.

Tại sao vậy?

Vì đại Bồ Tát nế u tự mình ở nơi phạm hạnh chẳng được thanh tịnh thời không thể làm ng ười khác thanh tịnh, nếu có thối chuyể n thời không thể làm người khác ch ẳng thối chuyển, nếu có lỗn hư thờ i không thể làm người khác không l ỗi hư, nếu có xa lìa thời không thể làm ngườ i khác thường chẳng lìa, nếu có giải đãi thời không thể làm người khác chẳng giải đãi, chẳng tin chắc thời không thể làm người khác tin chắc, nếu chẳng an trụ thời không thể làm người khác an trụ, nếu ch ẳng chứng nhập thời không thể làm ngườ i khác chứng nhập, nếu có buông bỏ thời không th ể làm người khác chẳng buông bỏ, nhẫn đến tự mình đối với phạm hạnh nếu có tán động thời không thể làm cho tâm người khác chẳng tán động.

Vì đạ i B ồ Tát đã an trụ nơi hạnh không điên đảo, nói pháp không điên đảo, lời nói thành thiệt, tu hành đúng lời Phật dạy, thân, khẩu, ý thanh tịnh lìa những tạp nhiễm, trụ hạnh vô ngại, diệt tất cả chướng.

Ðại Bồ Tát tự mình đã được tâm thanh tị nh mà vì người khác nói pháp tâm thanh t ịnh, tự tu hạnh hòa nhẫn dùng thiện căn điều phục tâm mình, rồi làm ngườ i khác cũng tu hạnh hòa nhẫn dùng các thiện căn điều phục tâm mình, tự đã lìa nghi hối cũng làm người khác lìa hẳ n nghi hối, tự được đức tin thanh t ịnh cũng làm người khác được tịnh tín chẳng hư hoại, tự an trụ chánh pháp cũng làm cho chúng sanh an trụ nơi chánh pháp.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn do pháp thí mà có, để hồi hướng như vầy:

Nguyện cho tôi đượ c vô t ận pháp môn củ a Ch ư Phật rồi vì khắp chúng sanh mà phân biệt diễn nói cho họ đều hoan hỷ thỏa mãn, dẹp trừ tất cả dị luận ngoại đạo.

Nguyện tôi có thể vì tất cả chúng sanh diễn nói chánh pháp của tam thế Chư Phật, đối với sự sanh khởi của mỗi m ỗi pháp, nghĩ a lý của mỗi mỗi pháp, danh ngôn của mỗi mỗi pháp, an lập của mỗi m ỗi pháp, giải thuyết của mỗi mỗi pháp, hiển thị của mỗi mỗi pháp, môn hộ của m ỗi mỗi pháp, ngộ nhập của mỗi mỗi pháp, quan sát c ủa m ỗi mỗi pháp, phận vị của m ỗi mỗi pháp, tôi đều được vô biên vô tận pháp tạng, được vo sở úy, đủ tứ biện tài vì chúng sanh mà phân biệt giải thuyết vô cùng vô tận suốt thuở vị lai. Như thế là vì muốn cho tất cả chúng sanh lậ p chí nguyện thù thắng phát sanh biện tài vô ngại không sai lầm, đều được hoan hỷ, đều được thành tựu trí huệ tùy theo tiếng của các loài mà diễn thuyế t không dứt. Vì muốn cho tất c ả chúng sanh tin chắ c vui m ừng trụ Nhứt thiết trí, biết rõ các pháp không còn mê lầm, tự nghĩ rằng: Tôi s ẽ ở khắp t ất cả thế giới vì chúng sanh mà siêng năng tu tập, được thân vô lượng t ự tại khắp pháp giới, đượ c tâm vô l ượng quả ng đại khắ p pháp giới, đượ c đủ âm thanh vô l ượng thanh tịnh khắp pháp giớ i, hi ện đạo tràng vô lượng khắ p pháp giới, tu hạnh Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, được an trụ bực B ồ Tát vô lượng khắp pháp giới, chứng đức bình đẳng vô lượng của Bồ Tát khắp pháp giới, học pháp Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, trụ hạnh Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới, nhập hồi hướng Bồ Tát vô lượng khắp pháp giới.

Trên đây là đại Bồ Tát đem các thiện căn để hồi hướng, vì muốn cho chúng sanh đều được thành tựu Nhứt thiết trí.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Vì muốn thấy vô lượng Chư Phật khắp pháp giới, vì điều phục vô lượ ng chúng sanh khắ p pháp giới, vì trụ trì vô lượng cõi Phật khắp pháp giới, vì ch ứng vô lượng trí Bồ Tát khắp pháp giớ i, vì được vô úy vô lượng khắp pháp gi ới, vì thành vô lượng đà la ni của Bồ Tát khắp pháp giới, vì được an trụ vô lượng bất tư nghì của Bồ Tát khắp pháp giới, vì đủ vô lượng công đức khắp pháp giới, vì đầy vô lượng thiện căn lợi ích chúng sanh khắp pháp giới.

Ðại B ồ Tát l ại nguyện do căn lành này khiến tôi được phước đức bình đẳng, trí huệ bình đẳng, lực bình đẳng, vô úy bình đẳng, thanh tịnh bình đẳng, tự tại bình đẳng, chánh giác bình đẳng, thuyết pháp bình đẳng, nghĩa bình bình đẳng, quyết định bình đẳng, thần thông bình đẳng. T ất cả pháp trên đây đều được viên mãn. Tôi được như thế nào, nguyện tất cả chúng sanh cũng đồng được như tôi.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Như pháp giới vô lượng, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, đượ c trí huệ vô lượ ng. Như pháp giớ i vô biên, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, thấy Chư Phật vô biên. Nh ư pháp giới vô hạn, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, đến vô hạn Phật độ. Như pháp giới vô tế , thiện căn hồi hướng c ũng như vậy, nơi tất c ả thế giới tu hạnh B ồ Tát không có tế hạn. Như pháp giới vô đoạn, thiện căn hồi hướng cũng như vậy, an trụ Nhứt thiết trí trọn chẳng đoạn tuyệt. Như pháp giớ i một tánh, thiện căn hồi hướng cũng vậy đồng một trí tánh với tất cả chúng sanh. Như pháp giới tự tánh thanh tịnh, thiệ n căn hồi hướng cũng vậy, làm cho tất c ả chúng sanh được rốt ráo thanh tịnh. Như pháp giới tùy thu ận, thiện c ăn hồi hướng cũng như vậy, làm cho tất cả chúng sanh đều tùy thuận hạnh nguyện Phổ Hiền. Như pháp giới trang nghiêm, thiện căn hồi hướng cũng vậ y, làm cho tất cả chúng sanh dùng hạnh Phổ Hiền mà trang nghiêm. Như pháp giới không thể mất hư, thiện căn hồi hướng cũng vậy, làm cho các Bồ Tát chẳng mất hư những hạnh thanh tịnh.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Nguyện đem thiện căn này ph ụng thờ thiện c ăn Chư Phật, chư Bồ Tát đề u hoan hỷ. Nguyện do thiện căn này mau được vào Nhứt thiết trí. Nguy ện do thiện căn này tu Nh ứt thiết trí khắp tất cả mọi nơi. Nguyện do thiện căn này mà tất cả chúng sanh thường được qua thấy tất cả Chư Phật. Nguyện do tất cả này mà tất cả chúng sanh thường được thấy Chư Phật và hay làm Phật sự. Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh th ường được th ấy Phật, đối với nh ững Phật sự ch ẳng sanh lòng lười trễ. Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh th ườ ng được thấ y Phật lòng thanh tịnh hoan hỷ không thối chuyển. Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, lòng khéo hiểu rõ. Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, chẳng sanh lòng ch ấp trước. Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thườ ng được th ấy Phật, thấ u suốt vô ngại. Nguyện do thiện căn này làm cho tấ t cả chúng sanh thường được thấy Phật, thành hạ nh Phổ Hiền. Nguy ện do thiện căn này làm cho tất c ả chúng sanh thường được thấy Phật hiện ra trước không lúc nào tạm bỏ. Nguyệ n do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, phát sanh vô lượ ng thầ n lực của Bồ Tát. Nguyện do thiện căn này làm cho tất cả chúng sanh thường được thấy Phật, nơi tất cả pháp trọn không quên mất.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem những thiện căn hồi hướng như vầy:

Hồi hướng như tánh vô khởi c ủa pháp giới. Hồi hướng như tánh căn b ổn c ủa pháp giớ i. Hồi hướng như tự thể tánh của pháp gi ới. Hồi hướ ng như tánh vô sở y của pháp giới. Hồi hướng như tánh không quên mất của pháp giới. Hồi hướng như tánh không vô tánh của pháp giới. H ồi hướng như tánh tịch tịnh của pháp giới. Hồi hướng như tánh vô x ứ sở của pháp giới. Hồi hướng như tánh không hiên động của pháp giới. Hồi hướng như tánh vô sai biệt của pháp giới.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lạ i đem pháp thí, có bao nhiêu sự tuyên dạy, có bao nhiêu sự khai ngộ, và những thiện căn do đây phát khởi để hồi hướng như vầy:

Nguyện t ất cả chúng sanh thành Bồ Tát, Pháp Sư thường được Chư Phật hộ niệm. nguyện tất cả chúng sanh làm Vô th ượng Pháp Sư phươ ng tiện an lập tất cả chúng sanh nơi Nhứt thiết trí. Nguyện tấ t cả chúng sanh làm Pháp Sư không thua sút, không ai vấn nạn cùng tận được. Nguyện tất cả chúng sanh làm vô ngại Pháp Sư được quang minh vô ngại nơi tất cả pháp. Nguyện tất cả chúng sanh làm trí tạng Pháp Sư hay khéo diễn thuyết tất cả Phật pháp. nguyện tất cả chúng sanh thành tự t ại Pháp Sư khéo phân biệt trí huệ của Như Lai. Nguyện tất cả chúng sanh làm như nhãn Pháp Sư nói pháp như thiệt không do người khác dạy. Nguyện tất cả chúng sanh làm phước đứ c ghi nhớ tấ t cả Phật pháp thuyết pháp đúng lý không trái cú nghĩa. Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư tu hành đạo vô tuớng, tự trang nghiêm với những diệ u tướng, phóng vô lượ ng quang minh khéo vào các pháp. Nguyện t ất cả chúng sanh làm đại thân Pháp Sư, thân lớn đầy khắp tấ t cả quốc độ nổi mây pháp l ớn, mưa những Phật pháp. nguyện tất cả chúng sanh làm hộ pháp t ạng Pháp Sư, dựng thắng tràng hộ trì Phật pháp khi ến biển chánh pháp không khuyế t giảm. Nguyệ n tất c ả chúng sanh làm pháp nhựt Pháp Sư được bi ện tài của Phật khéo nói các pháp. nguy ện tất cả chúng sanh làm diệu âm phương tiệ n Pháp Sư khéo diễn nói vô biên pháp tạng. Nguy ện tất c ả chúng sanh làm đáo bĩ ngạ n Pháp S ư dùng trí thần thông khai tạng chánh pháp. Nguyện tất cả chúng sanh làm an trụ chánh pháp Pháp Sư diễn nói trí huệ rốt ráo của Như Lai. Nguyện t ất cả chúng sanh làm liễu đạt chư pháp Pháp Sư hay nói vô lượng vô tận công đức. Nguyện tất cả chúng sanh là Pháp S ư không phỉnh dối thế gian, hay dùng phương ti ện làm cho mọi người vào thiệt tế . Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư phá các chúng ma, hay khéo rõ biết tất cả nghiệp ma. Nguyện t ất cả chúng sanh làm Pháp Sư được Chư Phật nhiếp thọ, rời tâm ngã, ngã s ở và nhiếp th ọ. Nguyện tất cả chúng sanh làm Pháp Sư an ổn tất cả thế gian, thành tựu nguyện lực thuyết pháp của Bồ Tát.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem các thiện căn hồi hướng như vầy:

Chẳng vì chấp lấy nghiệp mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy báo mà hồi hướng. Chẳng vì chấ p lấy tâm mà hồi hướng. Chẳ ng vì chấp lấ y sự mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy nhơ n mà hồi hướng. Chẳng vì ch ấp lấy ngữ ngôn, âm thanh mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy danh, cú, văn thân mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy hồi hướng mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy lợi ích chúng sanh mà hồi hướng.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Chẳng vì tham lấy cảnh gi ới của sắc, thanh, hươ ng, vị, xúc, pháp mà hồi hướng. Ch ẳng vì cầu sanh cõi Trời mà hồi hướng. Chẳng vì c ầu dục lạc mà hồi hướng. Ch ẳng vì mến cảnh giới cõi Dục mà hồi hướng. Chẳng vì cầu quyến thuộc mà hồi hướ ng. Ch ẳng vì cầu t ự tại mà hồi hướng. Chẳng vì cầu vui sanh tử mà hồi hướng. Chẳng vì chấp lấy sanh tử mà hồi hướng. Chẳng vì thích các cõi hữu lậu mà hồi hướng. Chẳng vì cầu sự vui hòa hiệp mà hồi hướ ng. Chẳng vì cầ u chỗ đáng thích lấy mà hồi hướng. Chẳng vì ôm lòng độc h ại mà hồi hướng. Vì chẳng để thiện căn hư hoại mà hồi hướng. Vì chẳng y tựa ba cõi mà hồi hướng. Vì chẳng chấp các thiền định gi ải thoát tam muội mà hồi hướng. Vì ch ẳng trụ Thanh Văn th ừa, Bích Chi Ph ật thừa mà hồi hướ ng. Chỉ vì giáo hóa điều phục tấ t cả chúng sanh mà hồi hướng. Chỉ vì thành tựu viên mãn trí Nh ứt thi ết trí mà hồi hướng. Chỉ vì được 0trí vô ngại mà hồi hướng. Chỉ vì được thiện căn thanh tịnh vô ngạ i mà hồi hướng. Chỉ vì làm cho tất cả chúng sanh thoát khỏi sanh tử chứng đại trí huệ mà hồi hướ ng. Chỉ vì làm cho tâm đại Bồ đề như Kim Cang không hư hoạ i mà hồi hướng. Chỉ vì thành tựu pháp rốt ráo b ất tử mà hồi hướng. Chỉ vì dùng vô lượng trang nghiêm để trang nghiêm chủng tánh Ph ật thị hiện Nhứt thiết trí tự tại mà hồi hướ ng. Chỉ vì cầu trí nhứt thiết pháp minh đại thần thông mà hồi hướng. Chỉ vì ở khắp pháp giớ i hư không giới tất cả Phật độ thật hành hạnh Phổ Hiền viên mãn bất hối, mặc áo giáp đại nguyện kiên cố, làm cho tất cả chúng sanh an trụ nơ i bực Phổ Hiền mà hồi hướng. Chỉ vì tột kiế p vị lai độ thoát chúng sanh thường không thôi nghỉ, thị hiện bực Nhứt thiết trí quang minh vô ngại hằng không dứt mà hồi hướng.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc đem thiện căn đó hồi hướng, thời dùng tâm như vầy mà hồi hướng:

Dùng tâm bổn tánh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm pháp tánh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm tất c ả chúng sanh vô lượng bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm vô tránh bình đẳng mà hồi hướng. Dùng tâm tự tánh vô khởi bình đẳng mà hồi hướ ng. Dùng tâm biết các pháp không loạn mà hồi hướng. Dùng tâm vào tam thế bình đẳng mà hồi h ướng. Dùng tâm phát sanh tam thế Phậ t chủng tánh mà hồi hướng. Dùng tâm được thần thông bất thối mà hồi hướng. Dùng tâm sanh thành hạnh Nhứt thiết trí mà hồi hướng.

Lại vì làm cho tất cả chúng sanh lìa h ẳn tất cả địa ngục mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh chẳng vào loài súc sanh mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh chẳng đến chỗ Diêm Vương mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh trừ diệt tất cả pháp chướng đạo mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đầy đủ tất cả thiệ n căn mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh có thể ứng thời chuyển pháp luân khiến mọi loài đều hoan hỷ mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh vào Thập lực mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đầy đủ vô biên pháp nguyện thanh tịnh của Bồ Tát mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh tùy thuận tất cả thiện tri thức giáo hóa tâm Bồ đề được đầy đủ mà hồi hướng. Vì làm cho tất c ả chúng sanh thọ trì tu hành Phậ t pháp rất sâu đượ c Phật trí huệ mà hồi h ướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh tu hạnh vô ngại của Bồ Tát luôn hi ện tiền mà hồi h ướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh thường thấy Chư Phật hiện tiền mà hồi h ướ ng. Vì làm cho tất cả chúng sanh được pháp quang minh thanh t ịnh thường hi ện ti ền mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đượ c trí bất tư nghì của Bồ Tát thườ ng hiện tiền mà hồi h ướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh cứ u hộ khắp mọi loài khiến tâm đại bi thanh t ịnh th ường hi ện tiền mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh dùng bất khả thuyết bấ t khả thuyết đồ trang nghiêm thắng diệu để trang nghiêm tấ t cả Phật độ mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh di ệt trừ tất cả ma nghiệ p mà hồi hướng. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh ở nơi tất cả Phật độ đều không y tựa luôn tu hạnh Bồ Tát mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh phát tâm Nhứt thiết chủng trí vào tất cả pháp môn rộng lớn của Phật mà hồi hướng.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn chánh ni ệm thanh tịnh mà hồi hướng. Trí huệ quyết định mà hồi hướng. Biết hết tất cả Phật pháp phương tiện mà hồi h ướng. Vì thành tựu trí vô lượng vô ngại mà hồi hướng. Vì mu ốn đầy đủ tâm thanh tịnh thủ th ắng mà hồi hướng. Vì tấ t cả chúng sanh trụ nơi đạ i từ mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại bi mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại hỷ mà hồi hướng. Vì tất cả chúng sanh trụ nơi đại xả mà hồi hướng. Vì lìa h ẳn chấp trước hai bên, an tr ụ thiện căn thù thắ ng mà hồi hướng. Vì tư duy quán sát phân biệt diễn thuyết tất cả pháp duyên khởi mà hồi hướng. Vì lập tâm tràng đại dũng mãnh mà hồi h ướng. Vì lập tạng tràng vô năng thắng mà hồi hướng. Vì phá các ma chúng mà hồi hướng. Vì được tâm vô ngại thanh tịnh đối với tất cả pháp mà hồi hướng. Vì tu tất cả hạnh Bồ Tát không thối chuyển mà hồi hướng. Vì được tâm thích cầu pháp đệ nhứt thù thắng mà hồi hướng. Vì đượ c tâm thích cầu nghững pháp công đức Nhứt thiết chủng trí tự tại thanh tịnh mà hồi hướng. Vì viên mãn tất cả nguyện, trừ tất cả đấu tránh, được pháp vô ngại thanh t ịnh của Phậ t, vì chúng sanh chuyển pháp luân bấ t th ối mà hồi hướng. Vì được pháp vô thượng thù thắng của Phật do trăm ngàn quang minh của mặt trời trí huệ trang nghiêm chiếu khắp t ất cả chúng sanh trong pháp giới mà hồi hướng. Vì mu ốn điều phục tất cả chúng sanh tùy chỗ họ ưa thích th ường làm cho họ được thỏa mãn, chẳng bỏ bổn nguyện, cùng tậ n thuở vị lai nghe chánh pháp, tu tập đại hạ nh, đượ c trí huệ thanh t ịnh quang minh không cấu nhi ễm, dứt trừ tất cả kiêu mạn, tiêu diệt tất cả phiền não, xé lướ i ái dục, phá tối ngu si, đầy đủ pháp vô cấu vô ngại mà hồi hướ ng. Vì tất cả chúng sanh, trong vô số kiế p thường siêng tu tập hạnh Nhứt thiết trí không thối chuyển, mỗi chúng sanh đều khiến được diệu huệ vô ngại, không ngớt thị hiện thần thông tự tại của Phật mà hồi hướng.

Chư Phật t ử! Ðại Bồ Tát lúc đem những thiện căn hồi hướng như vậy, chẳng tham trước cảnh giới ngũ dục của ba cõi.

Tại sao vậy?

Vì đại Bồ Tát phải sủng thiện căn không tham mà hồi hướng. Phải dùng thiện că n không sân mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn không si mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn chẳng hại mà hồi hướng. Phải dùng thiệ n căn lìa kiêu mạ n mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn ch ẳng dua dối mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn chất trực mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn tinh tấn mà hồi hướng. Phải dùng thiện căn tu tập mà hồi hướng.

Chư Phật t ử! Ðại Bồ Tát lúc h ồi h ướng như vậy, được tâm tính tín, nơi hạnh Bồ Tát vui mừng nhẫn thọ, tu tập đạo thanh tịnh của đại B ồ Tát, đủ Phật chủng tánh, được Phật trí huệ, bỏ tất cả ác, lìa các ma nghiệp, gần gũi thiện hữu, thành tựu đại nguyện của mình, thỉnh các chúng sanh lập hội đại thí.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn do pháp thí sanh ra đây mà hồi hướng như vầy:

Làm cho tất cả chúng sanh được diệu âm thanh tịnh, được nhu nhuyến âm, đượ c thiên cổ âm, được vô lượng vô số bất tư nghì âm, được khả ái nhạo âm, được thanh tị nh âm, được âm thanh cùng khắp tấ t cả Phật độ, được âm thanh trang nghiêm với tr ăm ngàn ức na do tha bất khả thuy ết công đức, được âm thanh cao xa, được âm thanh lớ n rộng được âm thanh diệt tất cả tán loạn, đượ c âm thanh nhiếp tất cả ngữ ngôn của chúng sanh, được trí biế t vô biên âm thanh của tất cả chúng sanh, được trí âm thanh tấ t cả ngôn ngữ đều thanh tịnh, được trí âm thanh vô lượng ngôn ngữ, được âm thanh tự tại vào trí tất cả âm thanh, được tất cả âm thanh trang nghiêm thanh tịnh, đượ c âm thanh t ất cả thế gian không nhàm đủ, đượ c âm thanh rốt ráo chẳng hệ thuộc tất cả thế gian, được hoan hỷ âm, được âm thanh ngôn ngữ thanh tịnh c ủa Phật, đượ c âm thanh diễn thuy ết t ất cả Phật pháp xa lìa mê lòa danh tiếng đồn khắp được âm thanh khi ến tất cả chúng sanh đượ c tất cả pháp đà la ni trang nghiêm, đượ c âm thanh diễn thuyết vô lượng tấ t cả pháp, được âm thanh đến khắp pháp giới vô lượng chúng h ội đạo tràng, được âm thanh nhiếp trì khắ p bất tư nghì pháp cú Kim Cang, được âm thanh khai th ị tất c ả pháp, được âm thanh t ạng trí huệ hay nói bất khả thuyết câu chữ sai biệt, đượ c âm thanh chẳng ngớt diễn thuyết tất cả pháp vô sở trước, được âm thanh tất cả pháp sáng chói, được âm thanh có th ể làm cho tất c ả th ế gian thanh tị nh rốt ráo đến Nhứt thiết trí, được âm thanh nhiếp khắp cú nghĩa của tất cả pháp, được âm thanh thần lực hộ trì tự tại vô ngại, được âm thanh đến trí rốt ráo cả thế gian.

Ðại Bồ Tát lạ i đem căn lành này làm cho t ất cả chúng sanh được âm thanh không hạ liệt, được âm thanh không bố úy, được âm thanh không nhiễm trước, được âm thanh tất cả đạ o tràng đạ i chúng đề u hoan hỷ, đượ c âm thanh tùy thuận mỹ diệu, được âm thanh nói tất cả Phật pháp, được âm thanh dứt nghi niệm của tất c ả chúng sanh làm cho họ đều được giác ngộ. Ðược âm thanh đầy đủ biện tài, được âm thanh giác ngộ giấc ngủ dài của tất cả chúng sanh.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguyện t ất cả chúng sanh được Pháp thân thanh t ịnh lìa những lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sanh được công đức tịnh diệu lìa nh ững l ỗi ác. Nguyện tất cả chúng sanh được diệu tướ ng thanh tịnh lìa những lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sanh được nghiệp quả thanh tịnh lìa những lỗi ác. Nguyện t ất c ả chúng sanh được tâm Nhứt thiết trí thanh tịnh lìa nhữ ng lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sanh được tâm Bồ đề thanh tịnh vô lượ ng lìa những lỗi ác. Nguyện tấ t cả chúng sanh được phương ti ện thanh tị nh lìa những lỗi ác, biết rõ các căn lành. Nguyện tất cả chúng sanh được tín giải thanh tị nh lìa những lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sanh được thanh tịnh siêng tu hạnh nguyện vô ngại lìa những lỗi ác. Nguyện tất cả chúng sanh được chánh niệm biện tài trí huệ thanh tịnh lìa những lỗi ác.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại vì tất cả chúng sanh đem tất cả thiện căn hồi hướng như vầy:

Nguy ện được những thân vi diệu, nh ư là: Thân sáng chói, thân lìa nh ơ trược, thân không nhiễm, thân thanh tịnh, thân rất thanh tịnh, thân ly trần, thân lý cấu, thân đáng thích, thân vô ngại.

Lại vì tất cả chúng sanh, nơi tất cả thế giới đại Bồ Tát hiện hình t ượng nghiệp báo; nơi tất cả thế gian hiện hình t ượng ngôn thuyết; nơi tất cả cung điện hiện hình tượng an lập. Nh ư trong gương sáng sạch, tất cả hình tượng đều tự nhiên hiển hiện. Chỉ bày cho chúng sanh hạnh đại Bồ đề, diệu pháp thậm thâm, các thứ công đứ c, nh ững đạo tu hành, những hạnh thành tựu hạnh nguyện của Bồ Tát. Lại cũng chỉ bày cho chúng sanh thấy biết Ðức Phật xuất thế nơi một thế giới, nơi t ất c ả thế giới. Chỉ bày th ần thông biến hóa của tất cả Phật, chỉ bày oai lực giải thoát bất tư nghì c ủa chư Bồ Tát cho tất cả chúng sanh. Lại chỉ dạy cho tất cả chúng sanh thành mãn hạnh nguyện và tất cả trí tánh của Phổ Hiền Bồ Tát.

Ðại Bồ Tát phương ti ện dùng những thân thanh tịnh vi diệu như vậy để nhiếp thủ tất cả chúng sanh, làm cho họ đều thành tựu thân Nhứt thiết trí công đức thanh tịnh.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn do pháp thí phát sanh mà hồi hướng như vầy:

Nguyện thân tôi tùy ở thế giới nào mà tu hạnh Bồ Tát, chúng sanh đượ c thấ y thời đều chẳng luống uổng, họ đều phát tâm Bồ đề trọn không thối chuyển, thuận theo nghĩa chơn thiệt không bị lay động, nới tất cả thế giới, t ột kiếp vi lai luôn an trụ nơi đạo Bồ Tát không hề mỏi nhàm, đạ i bi tràn khắp lượng đồ ng pháp giới, biết căn tánh của chúng sanh, thuyết pháp ph ải thời luôn không thôi nghỉ . Ðối với các bực thiện tri thức tâm thường chánh niệm, nhẫn đến chẳng bỏ rời khoảng một sát na. T ất cả Chư Phật thườ ng hiện tiền lòng vững chánh niệm chưa hề t ạm thời giải đãi. Tu những thiệ n căn không chút hư đối. Ðặt để chúng sanh nơ i Nhứt thi ết trí làm cho họ không thối chuy ển, đủ tất cả ánh sáng Phật pháp, gi ữ mây đại pháp, thọ mưa đại pháp, tu hạnh Bồ Tát, vào tất c ả chúng sanh, vào tất cả Phật độ, vào tấ t cả pháp, vào tất cả ba đờ i, vào trí nghiệp báo của tất cả chúng sanh, vào trí phương tiệ n khéo léo c ủa tấ t cả B ồ Tát, vào trí xu ất sanh của t ất cả Bồ Tát, vào trí cảnh giới thanh t ịnh của tất cả Bồ Tát, vào thần thông tự tại của tất cả Phật, vào tất cả vô biên pháp giới an trụ nơi đây để tu hạnh Bồ Tát.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn do tu tập pháp thí mà hồi hướng như vầy:

Nguyện tất cả cõi Phật thảy đều thanh tịnh, dùng bất khả thuyết bất khả thuyết đồ tốt đẹp để trang nghiêm. Mỗi m ỗi cõi Phật rộng lớ n như pháp giới, thuần thiện, vô ngại, thanh t ịnh, sáng suốt, Ch ư Phật hiện thành bực Vô thượng Chánh giác ở trong đó. Cảnh giới thanh tịnh trong một cõi Phật đều có thể hiện tất cả cõi Phật. Như một cõi Phật, tất cả cõi Phật cũng như vậy.

Mỗi mỗi cõi đều dùng vô lượng vô biên đồ trang nghiêm châu báu thanh tịnh để nghiêm sức. Như là:

Vô s ố bửu tóa thanh tịnh trải bửu y. Vô số bửu tr ướng rủ giăng b ửu võng. Vô số bửu cái nhiều châu báu chói suốt lẫn nhau. Vô s ố bửu vân mưa các châu báu. Vô số bửu hoa xinh đẹp trong sạch. Vô số bao lơn lan can thanh tịnh bằ ng châu ngọ c. Vô số bửu linh luôn vang ra tâm thanh vi diệu của Ph ật khắp pháp giới. Vô số bử u liên hoa nở màu đẹp báu chói sáng. Vô số bửu thọ thành hàng khắp nơi hoa trái đều bằng vô lượ ng diệu bửu. Vô số cung đi ện báu trong đó có căn lành Bồ Tát. Vô số lâu các báu rộng rãi tráng lệ nối dài xa gần. Vô số rào giậu báu trang nghiêm xinh đẹp bằng châu báu. Vô số cửa nẻ o báu, chuỗi báu đẹp rủ gi ăng. Vô số cửa song báu trang nghiêm thanh tịnh bằng bất tư nghì châu báu. Vô số bửu đa la hình bán nguy ệt các loại châu báu họp thành. Tất cả như vậy đều b ằng châu báu đẹp trang nghiêm thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn, đều do thiện căn của Như Lai phát khởi, đủ vô số bửu tạng trang nghiêm.

Lạ i có vô số sông ngòi báu chảy ra tất cả pháp lành thanh tịnh. Vô s ố bi ển báu chứa đầ y pháp thủy. Vô số bạch liên hoa th ường phát ra tiếng diệu pháp trong trắng. Vô số núi bửu Tu Di, trí huệ Sơn Vương cao vọi thanh tịnh. Vô số diệu bửu tám góc, xâu bằ ng giây báu rất trang nghiêm thanh tịnh, vô số tịnh quang bửu thường phóng đại trí quang minh vô ngại chiếu khắp pháp giớ i. Vô số bửu linh khua đánh lẫn nhau vang tiếng vi diệu. Vô số báu thanh tịnh đầy những B ồ Tát bửu. Vô số lục màu báu sáng sạch thòng rủ khắp nơi. Vô số tràng báu đẹp dùng bán nguy ệt bửu để trang sức. Vô số bửu phan khắp rơi vô lượ ng bửu phan. Vô số bửu đài giă ng rủ giữa hư không trang nghiêm rất đẹp. Vô s ố thảm báu mịn màng êm mát. Vô số vòng báu hiển bày Nhứt thiết trí nhãn của Bồ Tát. Vô số bửu anh lạc, m ỗi anh lạc trăm ngàn Bồ Tát thượ ng di ệu trang nghiêm. Vô số cung điện báu diệ u tuyệt vượt hơn tất cả. Vô số đồ trang nghiêm báu bằng Kim Cang ma ni. Vô số các loại trang nghiêm báu luôn hi ện màu đẹp thanh tịnh. Vô số báu thanh tị nh hình khác lạ ánh sáng chói su ốt. Vô số bửu sơn bao quanh làm tường vách thanh tịnh vô ngại. Vô số bửu hương mùi thơ m xông khắp tất cả thế giới. Vô số bửu biến hóa, mỗi sự biến hóa đều khắp pháp giới. Vô số quang minh báu, mỗi mỗi quang minh hiện tất cả quang minh.

Lại có vô số bửu quang minh, trí quang thanh tịnh chiếu rõ các pháp. Lại có vô số bửu quang minh người, m ỗi mỗi quang minh đều khắp pháp gi ới. Có vô số bửu xứ, mỗi xứ đều đủ tất cả châu báu. Vô số bửu tạng khai thị tất cả tạng báu chánh pháp. Vô số bửu tràng, tràng tướng Như Lai cao h ơn tất cả. Vô số bửu hiền, tượng hiền đạ i trí thanh tịnh viên mãn. Vô số bửu viên, trong vườn xuất sanh tam muội hỷ lạc c ủa chư Bồ Tát. Vô số bửu âm, diệu âm của Như Lai dạy khắp thế gian. Vô số bửu hình, mỗi mỗi hình đều phóng vô lượng quang minh diệu pháp. Vô số bửu tướng, m ỗi m ỗi tướng đều vượt hơ n các tướng. Vô số bửu oai nghi, ai thấy được đều phát sanh s ự hỷ l ạc của Bồ Tát. Vô số bử u tụ, ai thấy được đều phát sanh bửu tụ trí huệ . Vô số bửu an trụ, ai thấ y được đều sanh bửu tâm thiệ n trụ. Vô số bửu y phục, ai được mặc thời phát sanh vô tỷ tam muội của chư Bồ Tát. Chúng sanh bửu ca sa, ai được đắp thời vừa phát tâm liền được môn thiện kiến đà la ni. Vô số bửu tu tậ p, ai được thấy th ời biế t tấ t cả bửu đều là nghiệp quả quyết định thanh tịnh. Vô số bửu vô ngại tri kiến, ai được thấy thời được tất cả pháp nhãn thanh tịnh. Vô số bửu quang t ạng, ai đượ c thấy thời được thành tự u tạng đại trí huệ. Vô số bửu tòa, Ðức Phật ngự trên đó chuyển diệu pháp luân. Vô số bửu đăng thường phóng quang minh trí huệ thanh tịnh.

Lạ i có vô số bửu đa la thọ, hàng đều đặn ngay thẳng, dây báu bọc quanh trang nghiêm thanh tịnh. Cây ấy lạ i có vô số thân báu tròn thẳng, vô số nhánh báu trang nghiêm rậm rạ p, vô s ố chim bay đậu trong đó, luôn hót tiếng hòa di ệu tuyên dương chánh pháp, vô số lá báu phóng trí quang lớn chói khắp nơi, vô số bông báu trên đó, có vô số Bồ Tát ngồi kiết già bay đi khắp pháp giới, vô số trái báu ai thấy đều được quả Nhứt thiết chủng trí bất thối.

Lại có vô s ố bửu tụ lạc, ai thấy đều bỏ lìa pháp tu lạc thế gian, vô số bử u đô ấp, trong đó đông đầy chúng sanh tự tại vô ngại. Vô số bửu cung điện, nhà vua ở trong đó thân Na La Diên mạnh khỏe, mặ c áo giáp chánh pháp lòng không thối chuyển. Vô số b ửu xá, ai vào đó thời đều trừ được lòng luyế n tiếc nhà cửa. Vô s ố bửu y, ai mặc th ời có thể hiểu rõ pháp vô trướ c. Vô số bửu cung điện, xuất gia Bồ Tát ở đầy trong đó. Vô số trân ngoại báu, người thấy đều sanh vô lượng hoan hỷ . Vô số bửu luân phóng bất tư nghì quang minh trí huệ chuyển pháp luân bất thối. Vô số cây bửu bạt đà bao bằ ng lưới nhơn đà la trang nghiêm thanh tịnh. Vô số bửu địa, bất tư nghì bử u xen lẫn trang nghiêm. Vô số làn hơi báu, tiếng thanh lượng khắp pháp giới, vô số trống báu, diệu âm hòa nhã chẳng dứt. Vô s ố bửu chúng sanh đều có thể nhi ếp trì pháp bửu vô thượng. Vô số bửu thân đủ vô lượng công đức diệu bửu. Vô số bử u khẩu thường nói tất cả bửu âm diệu pháp. Vô số bửu tâm đủ ý thanh tịnh đại trí nguyện bửu. Vô số bửu niệm dứt những ngu lầm, rốt ráo kiên c ố Nhứt thiết trí bửu. Vô số bửu minh tụng trì tất cả pháp bửu c ủa Chư Phật. Vô số bửu huệ quyết rõ pháp tạng của tất cả Chư Phật. Vô số bửu trí được viên mãn Nh ứt thi ết trí bửu. Vô s ố bửu nhãn xem gẫm Thập l ực bửu không chướng ngại. Vô số bửu nhĩ nghe căn lành thanh âm khắp pháp giới thanh tịnh vô ngạ i. Vô số bửu tỹ thườ ng ngửi tùy thuận bửu hương thanh tịnh. Vô số bửu thiệt có thể nói vô lượng những pháp ngữ ngôn. Vô số bửu thân đi khắp mười phương vô ngạ i. Vô số bửu ý thường siêng tu tập hạnh nguyện Phổ Hi ền. Vô số bửu âm, âm thanh tịnh di ệu khắp mười phươ ng cõi. Vô số bửu thân nghiệp, tất cả việc làm lấy trí làm đầu. Vô số bửu ngữ nghiệp thường nói tu hành trí bửu vô ngại. Vô số bửu ý nghiệp được rốt ráo viên mãn trí bửu rộng lớn vô ngại.

Chư Phật tử! Ðạ i Bồ Tát ở trong tất cả Phật độ kia: m ỗi m ột cõi, một ph ương, một xứ, một chân lông đều có vô l ượng vô biên bất khả thuyết chư đại Bồ Tát, thảy đều thành tựu trí huệ thanh tịnh. Khắp pháp giới, tột hư không giới cũng đều như vậy.

Ðây là đạ i Bồ Tát đem những thiện c ăn để hồi hướng. Nguy ện khắp tất cả Phậ t độ đều đủ các thứ diệu bửu trang nghiêm như đã có nói rộng ở trước. Những hương trang nghiêm, hoa trang nghiêm, tràng hoa trang nghiêm, hương thoa trang nghiêm, hương đốt trang nghiêm, hương bột trang nghiêm, y trang nghiêm, l ọng trang nghiêm, tràng trang nghiêm, phan trang nghiêm, ma ni bửu trang nghiêm. Lần lượt nhẫn đến trăm lần hơn đây đều nói rộng như bửu trang nghiêm.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem thi ện căn do pháp thí ch ứa nhóm, vì để làm lớ n các thi ện căn mà hồi hướ ng. Vì nghiêm tịnh tất cả Phật độ mà hồi hướng. Vì thành tự u tất cả chúng sanh mà hồi hướng. Vì làm cho tất c ả chúng sanh tâm được thanh t ịnh bất động mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều vào Ph ật pháp thậm thâm mà hồi hướ ng. Vì làm cho tất c ả chúng sanh đều được công đức thanh tịnh tối thượng mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được phước l ục thanh tịnh bất hoại mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều đượ c trí lực vô tận độ muôn loài vào Phật pháp mà hồi h ướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh vô lượng ngôn âm bình đẳng thanh tị nh mà hồi hướ ng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được trí nhãn bình đẳng vô ngại khắp pháp giới mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được niệm thanh tịnh biết tất cả thế giới thu ở kiếp quá khứ mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được trí huệ vô ngại rộng lớn quyết rõ tất cả pháp tạ ng mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đề u được đại Bồ đề vô hạnh lượ ng cùng khắp pháp giới không chướng ngại mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đề u được đồng thể thiện căn bình đẳng vô phân biệt mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thân, ngữ, ý ba nghiệp đầy đủ công đức thanh tịnh trang nghiêm mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được đồng hạnh Phổ Hi ền mà hồi hướ ng. Vì làm cho t ất cả chúng sanh đều được vào tất c ả Phật độ đồng thể thanh tịnh mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đề u quan sát Nhứt thiết trí đều ngộ nhập viên mãn mà hồi hướng. Vì làm cho tấ t cả chúng sanh đều được xa lìa thiện că n bất bình đẳng mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thâm tâm không dị tướng tuần tự viên mãn Nhứt thiết trí mà hồi hướ ng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được an trụ tất cả pháp lành thanh tịnh mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều ở trong một niệm rốt ráo chứng được Nhứt thiết trí mà hồi hướng. Vì làm cho tất cả chúng sanh đều được thành tựu viên mãn đạo Nhứt thiết trí thanh tịnh mà hồi hướng.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát đem các thi ện căn vì khắp tất cả chúng sanh mà hồi hướ ng như vậy rồi, lại đem thiệ n căn này mu ốn diễn thuyết trọn v ẹn tất cả pháp l ực hạnh thanh tịnh mà hồi h ướng. Vì muốn thành tựu oai lực hạ nh thanh tịnh, đượ c bất khả thuyết bất khả thuyết pháp hải mà hồi hướ ng. Vì muốn nơi mỗi mỗi pháp hải đủ vô lượng trí quang minh thanh tịnh khắp pháp giới mà hồi hướng. Vì muốn khai thị diễn nói cú nghĩa sai biệ t của tất c ả pháp mà hồi hướng. Vì muốn thành tựu vô biên tam muội quảng đại mà hồi hướng. Vì muốn tùy thuận biện tài của tam thế Chư Phậ t mà hồi hướng. Vì muốn thành tựu thân tự tại của tam thế Chư Phật mà hồi hướng. Vì tôn tr ọng pháp vô ngại đáng ưa thích của Chư Phật mà hồi hướng. Vì đầy đủ tâm đại bi cứu h ộ tất cả chúng sanh thường không thối chuyển mà hồi hướng. Vì muốn thành tự u pháp sai biệt bất tư nghì, trí không ch ướng ngại, tâm không cấu nhiễm, sáu căn thanh tịnh, vào khắp tất c ả đạo tràng mà hồi hướng. Vì muốn thường chuyển pháp luân bấ t thối bình đẳng nơi tất cả Phật độ khắp pháp giới mà hồi hướng. Vì muốn ở trong mỗi niệm được vô sở úy không cùng tận, trí huệ biệ n tài khai thị diễ n thuyết mà hồi hướng. Vì thích cầu các điều lành phát tâm tu tập thiện c ăn càng thêm được trí huệ đại thầ n thông đều biết rõ được tấ t cả pháp mà hồi hướng. Vì muốn ở nơi tất cả đạo tràng thân cận cúng dường diễn thuyết tất cả pháp cho chúng sanh đều được hoan hỷ mà hồi hướng.

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn này hồi hướng như vầy:

Hồi hướng để an tr ụ nơi pháp giới vô lượng trụ. H ồi hướng để an trụ pháp giới vô lượng thân nghi ệp, vô lượng ngữ nghi ệp, vô lượng ý nghiệp, pháp giới vô lượng sắc bình đẳ ng, vô lượ ng thọ, tưởng, hành, thức bình đẳng. Hồi hướng để an trụ nơi pháp giới vô lượng uẩn xứ giới bình đẳng. Hồi hướng để an trụ pháp giới vô lượ ng n ội pháp ngoại pháp bình đẳng. Hồi hướng để an trụ pháp giới vô lượng phát khởi bình đẳng, thâm tâm bình đẳng, phương tiện bình đẳng, tín giải bình đẳng, că n lực bình đẳng, sơ trung hậu bình đẳ ng, nghiệp báo bình đẳng, nhiễm tịnh bình đẳng, chúng sanh bình đẳng, Ph ật độ bình đẳng, chánh pháp bình đẳng, thế gian quang minh bình đẳng, Chư Phật bình đẳng, chư Bồ Tát bình đẳng, hạnh nguyện Bồ Tát bình đẳng, Bồ Tát xuất ly bình đẳng, Bồ Tát giáo hóa điều phục bình đẳng, pháp giới vô nhị bình đẳng. Nhẫn đến hồi hướng để an trụ nơi pháp giới vô lượng đạo tràng bình đẳng của Như Lai.

 

Chư Phật tử! Ðại Bồ Tát lúc hồi hướng như vậy, an trụ nơi pháp giới vô lượng thân thanh tịnh bình đẳng, ngữ thanh tịnh bình đẳng, tâm thanh tịnh bình đẳng, Bồ Tát hạnh nguyện thanh tịnh bình đẳng, đạo tràng thanh tịnh bình đẳng.

Ðại Bồ Tát này an trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng vì tất cả Bồ Tát rộng diễn thuyết trí thanh tị nh nơi tất cả pháp. An trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng có thể vào nơi thân cùng tận pháp giới tất cả thế giới. An trụ nơi pháp giới vô lượng bình đẳng tất cả pháp sáng suốt trong sạch vô úy, có thể dùng một âm thanh d ứt hết sự nghi lầm của tất cả chúng sanh, tùy theo căn tánh của họ đều làm cho hoan hỷ, an trụ nơ i pháp giải thoát Vô thượng Nhứt thiết chủng trí, Thập lực, tứ vô úy, Thần thông tự tại, công đức rộng lớn.

Chư Phật tử! Ðây là đại Bồ Tát đệ thập trụ đẳng pháp giới vô lượng hồi hướng.

Ðại Bồ Tát này lúc đem tất cả thiệ n căn hồi hướng như vậy, thời thành tựu viên m ạn vô lượng vô biên hạ nh nguyện Phổ Hiền. Ðều có thể nghiêm tị nh khắp pháp giới hư không giới tất cả cõi Phật, làm cho tất cả chúng sanh cũng được như vậy, thành tựu đủ vô biên trí huệ rõ t ất cả pháp, trong mỗi niệm thấy tất cả Phật xuất thế. Trong mỗi niệm thấy vô lượng vô biên tự tại lực của tất cả Phật. Những là:

Tự tại lực rộng lớn, tự tại lực vô trước, tự tạ i lực vô ngại, tự tại l ực bất tư nghì, tự tại lực thanh t ịnh tất cả chúng sanh, tự tại lực lập tất cả th ế giới, tự tại lực hiện bất khả thuyết ngôn ng ữ, t ự tại lực tùy thời ứng hiện, t ự tại lự c an trụ nơi trí thần thông bất thối chuyển, tự tạ i lực diễn thuyết vô biên tất cả pháp giới không để sót, tự tại lực xuất sanh trí nhãn vô biên tế của Phổ Hiền Bồ Tát, tự tại lực dùng vô ngại nhĩ thức nghe và ghi nhận vô lượng Phật pháp, tự tại lực hiện một thân ngồi kiết già khắp vô lượng pháp giới mườ i phương mà không chật hẹp đối với chúng sanh, tự tại lực dùng trí viên mãn vào khắp tam thế vô lượng pháp.

Lại được vô lượng thanh tịnh. Những là:

Tất cả chúng sanh thanh tịnh, tất cả Phật độ thanh tịnh, tất cả pháp thanh tịnh, trí biết khắp tất cả xứ thanh tịnh, trí vô biên kh ắp hư không giớ i thanh tịnh, trí được tấ t cả ngôn âm sai biệt dùng nhiều loại ngôn âm ứ ng khắp chúng sanh thanh tịnh, phóng vô lượng quang minh viên mãn chiếu khắp vô biên tất cả thế giớ i thanh tịnh, trí lực xu ất sanh tam thế tất cả Bồ Tát hạnh thanh tịnh, trí lực trong một niệm vào khắp đạo tràng của tam thế t ất cả Chư Phật thanh tịnh, vào vô biên tất cả thế gian khiến tất cả chúng sanh đều làm những việc nên làm thanh tịnh.

Tất cả sự trên đây đều đượ c đầ y đủ, đều được thành t ựu, đều đã tu tập, đều đượ c bình đẳng, thảy đều hiện tiền, đều thấy biết, đều ngộ nhập, đều đã quan sát, đều được thanh tịnh đến bĩ ngạn.

Lúc bấy giờ, do thầ n lực của Phật, sáu thứ chấn động khắp trăm vạn Phật sát vi trần số thế giới ở mười phương trong mười phương. Những là:

Ðộng, biến động, đẳng biến động. Khởi biến khởi, đẳng biến khởi. Dũng, biến dũng, đẳng biến dũng.

Chấn, biến chấn, đẳng biến chấn. Hống, biến hống, đẳng biến hống. Kích, biến kích, đẳng biến kích.

Vì do thần lực của Phật, vì pháp như vậy, t ự nhiên mưa các thứ hoa trời, tràng hoa trời, hương bột và các loại hương trời, y phục trời, tân bửu trời, đồ trang nghiêm trới, báu ma ni trời, hương trầm thủy trời, hương chiên đàn trờ i, lọng thượng điều trời, các thứ tràng các thứ phan trời, vô số thân trời. Vô lượng pháp âm trời, b ất t ư nghì tiếng ca ngợi Phật của trời, vô số ti ếng hoan h ỷ của trời đồng xướng “Thiên Tai!”, vô lượng vô số Chư Thiên cung kính lễ bái, vô số Thiên Tử thường niệm Ph ật mong cầu vô lượng công đức c ủa Phật lòng chẳng bỏ lìa, vô số Thiên tử trổi nhạc ca ngâm khen ngợ i cúng dường Như Lai, vô số Chư Thiên phóng đại quang minh chi ếu khắp tất cả Phật độ, hiển hiện vô lượng vô số cảnh giới của Chư Phật hóa thân của Như Lai hơn hẳn cõi trời.

Như ở cung Ðâu Suất Ðà nơi thế giới này, cùng khắp mười phương nơi cung Ðâu Suất Ðà của tất cả thế giới cũng đều thuyết pháp như thế.

Bấ y gi ờ do thần lực của Phật, mỗi ph ươ ng trong mười phương đề u quá ngoài trăm vạn Ph ật sát vi trần số thế giới, đều có tră m vạn Phật sát vi trần s ố B ồ Tát đồng đến hội họp và đồ ng xướng rằng: “Lành thay! Lành thay! Phật t ử có thể nói được pháp đại hồi hướng này. chúng tôi đều đồng một hiệu là Kim Cang Tràng, đều từ thế gi ới Kim Cang Quang của Ðức Phật Kim Cang Tràng mà đến đây. Do thần l ực của Phật, nơi các thế giớ i ấy cũng nói pháp này, chúng hội đại tràng văn từ cú nghĩa cũng như vậy cả không tăng, không giảm.

Chúng tôi thừa oai thần của Phật đến đây để chứng minh cho Ngài.

Như sự chứng minh n ơi đây, tất cả cung Ðâu Suất Ðà trong mười phương thế giới, chư Bồ Tát hiện đến chứng minh cũng như vậy.

Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật quan sát tất cả chúng hội khắp mười phương pháp giới, tâm đạ i từ bi càng thêm rộng lớn, vào công đức của tấ t cả Phật, thành tự u thân tự tại c ủa Phật, quan sát chỗ s ở thích của tất cả chúng sanh và thiện căn c ủa họ đã vun trồng, đều biết rõ tất cả. Bồ Tát tùy thuận pháp thân vì họ mà hiện thân diệu sắc thanh tịnh, liền trong lúc đó nói kệ rằng:

Bồ Tát thành tựu pháp trí huệ

Ngộ giải vô biên chánh pháp môn

Là pháp quang minh Ðiều Ngự Sư

Biết rõ pháp chơn thiệt vô ngại.

Bồ Tát là pháp đại Ðạo Sư

Khai thị pháp thậm thâm khó được

Dẫn đạo vô lượng chúng mười phương

Ðiều khiến an trụ trong chánh pháp.

Bồ Tát đã uống biển Phật pháp

Pháp vân mưa khắp mười phương cõi

Pháp nhựt xuất hiện nơi thế gian

Xiển dương diệu pháp lợi muôn loại

Thường làm chủ pháp thí khó gặp

Biết rõ phương tiện khéo nhập pháp

Pháp quang thanh tịnh chiếu nơi tâm

Thuyết pháp nơi đời luôn vô úy.

Khéo tu Phật pháp tâm tự tại

Ðều hay ngộ nhập các pháp môn

Thành tựu pháp hải rất diệu sâu

Vì khắp chúng sanh đánh trống pháp.

Tuyên nói pháp rất sâu hy hữu

Dùng pháp nuôi lớn các công đức

Tâm pháp hỷ thanh tịnh đủ đầy

Thị hiện thế gian Phật pháp tạng.

Ðược Phật pháp Vương quán đảnh cho

Thành tựu pháp tánh thân trí tạng

Ðều hiểu rõ được pháp thiệt tướng

An trụ tất cả những pháp lành.

Bồ Tát tu hành pháp thí lớn

Tất cả Như Lai đều mừng khen

Nhẫn khả việc làm của Bồ Tát

Do đây được thành bực Nhơn Tôn.

Bồ Tát thành tựu diệu pháp thân

Chính được Chư Phật pháp hóa sanh

Vì lợi chúng sanh làm đèn pháp

Diễn nói vô lượng pháp tối thắng.

Tùy chỗ tu hành pháp thí diệu.

Cũng thường quán sát thiện căn kia

Làm các điều thiện vì chúng sanh

Ðều dùng trí huệ mà hồi hướng

Bao nhiêu pháp thành công Ðức Phật

Ðều đem hồi hướng cho chúng sanh

Nguyện họ tất cả đều sạch trong

Ðến bờ trang nghiêm Ba la mật.

Mười phương cõi Phật vô lượng số

Ðều đủ vô lượng đại trang nghiêm

Trang nghiêm như thế bất tư nghì

Ðều dùng trang nghiêm một quốc độ.

Bao nhiêu thịnh trí của Như Lai

Nguyện cho chúng sanh đều trọn đủ

Giống như Phổ Hiền chơn Phật tử

Tất cả công đức tự trang nghiêm.

Thành tựu thần thông sức quảng đại

Ðến tất cả cõi khắp mười phương

Tất cả chúng sanh không để sót

Ðều khiến tu hành Bồ Tát đạo.

Chư Phật Như Lai đã khai ngộ

Vô lượng chúng sanh khắp mười phương

Khiến họ tất cả như Phổ Hiền.

Tu hành đầy đủ hạnh tối thượng.

Chư Phật Bồ Tát đã thành tựu

Các loại công đức đều sai khác

Công đức như vậy vô số lượng

Nguyện chư chúng sanh đều viên mãn

Bồ Tát đầy đủ tự tại lực

Chỗ đáng đến học đến học

Thị hiện tất cả đại thần thông

Ðến khắp mười phương vô lượng cõi.

Bồ Tát có thể khoảng một niệm

Thấy khắp chúng sanh vô số Phật

Và lại ở trong một chân lông

Nhiếp hết các pháp đều thấy rõ.

Thế gian chúng sanh vô số lượng

Bồ Tát dùng trí đều biết rõ

Chư Phật vô lượng đồng chúng sanh

Bồ Tát cúng dường khắp tất cả.

Các thứ hương thơm hoa thượng diệu

Châu báu xiêm y và phan lọng

Phân bủa pháp giới đầy khắp nơi

Phát tâm cúng dường khắp Chư Phật.

Trong một chân lông đều thấy rõ

Vô lượng vô số chư Như Lai

Tất cả chân lông đều như vậy

Lễ khắp tất cả đấng Thế Tôn.

Ðem thân thứ đệ cung kính lạy

Vô biên vô lượng chư Như Lai

Cũng dùng lời lẽ khen ngợi Phật

Cùng tận vị lai tất cả kiếp.

Sắm đồ cúng dường một Như Lai

Số nhiều vô lượng đồng chúng sanh

Như đã cúng dường một Như Lai

Cúng dường tất cả Phật cũng vậy.

Cùng tận thế gian tất cả kiếp.

Cúng dường tán thán chư Như Lai

Kiếp số thế gian còn hết được

Bồ Tát cúng Phật không thôi trễ.

Tất cả thế gian tất cả kiếp

Trong những kiếp đó tu công hạnh

Cung kính cúng dường một Như Lai

Suốt tất cả kiếp không nhàm đủ.

Như vô lượng kiếp cúng một Phật.

Cúng tất cả Phật đều như vậy

Cũng chẳng phân biệt là kiếp số

Công việc cúng dường không nhàm mỏi.

Pháp giới rộng lớn không ngằn mé

Bồ Tát quan sát đều rõ ràng

Ðem hoa sen lớn rải khắp nơi

Thí khắp chúng sanh và cúng Phật.

Bửu hoa hương sắc đều vẹn toàn

Thanh tịnh trang nghiêm rất vi diệu

Tất cả thế gian không thể ví

Ðem hoa cúng dường đấng Thế Tôn.

Vô số vô lượng những quốc độ.

Lọng báu đẹp xinh đầy trong đó

Ðu đem cúng dường mt Như Lai

Cúng dường tt c Pht cũng vy.

Hương thoa vi diu rt thù thng

Tt c thế gian chưa tng có

Dùng đây cúng dường Thiên Nhơn Sư

Cùng tn vi trn vô lượng kiếp.

Hương bt, hương đốt, hoa thượng diu

Nhng y phc báu đồ trang nghiêm

Như vy cúng dường chư Như Lai

Hoan h phng th ông nhàm đủ.

Vô s vô lượng Chiếu Thế Ðăng

Mi nim thành tu Bồ đề đạo

Dùng vô biên k tng ca ngi

Cúng dường tt cả đấng Ðiu Ng.

Vô lượng vô số đấng Thế Tôn

Ðu t vô thượng diu cúng dường

Vô lượng vô s vi trn kiếp

Khen ngi như vy không cùng tn.

Trong lúc B Tát cúng dường Pht

Do thn lc Pht đều cùng khp

Ðu thy mười phương vô lượng Pht.

An tr Ph Hin B Tát hnh.

Quá kh, v lai và hin ti.

Ðã có tt c nhng thin căn

Khiến tôi thường tu hnh Ph Hin

Mau được an tr Ph Hin địa.

Tt c Như Lai ch thy biết

Thế gian vô lượng nhng chúng sanh

Ðu nguyn đầy đủ như Ph Hin

Ðược người trí hu luôn khen ngi.

Ðây là mười phương chư B Tát

Cùng lo tu tp hnh hi hướng

Chư Pht Như Lai ging cho tôi

Hnh hi hướng này rt vô thượng.

Mười phương tt c các thế gii

Trong đó tt c các chúng sanh

Ðu làn cho họ được t ng

được trn vn hnh Ph Hin.

B Tát hi hướng hnh b thí

Cũng li gi chc các gii cm

Tinh tn tu hành không khiếp lui

Nhu hòa nhn nhc tâm bt động.

Nhiếp tâm thin định thường duyên mt

Trí hu rõ cnh đồng tam mui

Kh, lai, hin ti đều thông đạt.

Thế gian không th do ngn mé

B Tát thân, tâm và ng nghip

Nghĩ, nói, vic làm đều thanh tnh

Tt c tu hành không h sót

Trn vn đồng như đức Ph Hin.

Ví như pháp gii vô phân bit

Hí lun, nhim trước đều hết hn

Cũng như Niết Bàn không chướng ngi

Tâm thường như vy lìa chp trước.

Người trí đã có pháp hi hướng

Chư Pht Như Lai đã khai th

Tt c căn lành đều hi hướng

Do đây hay thành Bồ Tát đạo.

Phật tử khéo học hồi hướng này

Vô lượng hạnh nguyện đều viên mãn

Nhiếp lấy pháp giới trọn không thừa

Do đây hay thành trí lực Phật.

Nếu muốn thành tựu lời Phật dạy

Bồ Tát quảng đại hạnh thù thắng

Phải nên khéo trụ hồi hướng này

Phổ Hiền là hiệu của Phật tử.

Tất cả chúng sanh còn đếm được,

Tam thế tâm lượng cũng biết được

Phật tử Phổ Hiền hạnh như đây

Ngằn mé công đức không lường được.

Lông đo không gian biết được số

Vi trần các cõi biết được số

Như vậy Chư Phật chơn Phật tử

Hạnh nguyện đã tu không lường được.

-ooOoo-